LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang61/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   72

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTiếp cận năng lực - áp lực môi trường giúp giải thích chiến lược thích ứng nào hoạt động tốt nhất trong một tình huống cụ thể? Mô hình được nhiều nghiên cứu ủng hộ. Chẳng hạn, mô hình giải thích tại sao người ta lại chọn những hoạt động mà mình đang làm (Lawton, 1982), dọn sang ở trong các loại nhà ở cụ thể (Lawton, 1982), và cần sử dụng một số mức độ kiểm soát đối với cuộc sống của mình (Langer & Rodin, 1976). Tóm lại, có giá trị đáng kể trong quan điểm cho rằng tuổi già là sự tương tác phức tạp giữa mức năng lực và áp lực môi trường của cá nhân, được dàn xếp có chọn lọc. Mô hình này có thể áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau.

TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: TÌM NƠI BẠN PHÙ HỢP

Mô hình năng lực và áp lực môi trường của Lawton và Nahemow là một minh họa điển hình của khuôn khổ tâm sinh học xã hội. Năng lực có thể được xem là kết quả của ảnh hưởng kép giữa tác động sinh học và tâm lý. Như chúng ta đã thấy, năng lực được phản ánh trong khả năng tự nhiên và trong khuôn khổ vốn tiết mục hành vi của một người. Chẳng hạn, khi sức khỏe của một người giảm sút (và các tác động sinh học tăng thêm tầm quan trọng) thì năng lực giảm sút. Hoặc khi một người tập quen các chiến lược thích ứng mới (và tác động tâm lý tăng thêm biên độ) thì năng lực cải thiện. Tương tự, áp lực môi trường phản ánh ảnh hưởng của tác động xã hội. Như chúng ta đã biết, yêu cầu của người khác, hàng xóm, hoặc xã hội nói chung đòi hỏi rất nhiều khả năng tự nhiên và tâm lý của một người. 

Vị trí của một người trong quãng đời tạo ra sự khác biệt trong cách giải thích sự tăng giảm tương đối trong năng lực và áp lực môi trường. Trẻ nhỏ được cho rằng có ít năng lực, vì thế chúng ta cố gắng bảo vệ trẻ tránh các mức yêu cầu cao của môi trường. Những người đầu tuổi trưởng thành được cho rằng có khả năng giải quyết các yêu cầu cao hơn nhiều, vì chúng ta nghĩ rằng những người này đang có nhiều năng lực hơn. Người già có thể cảm nhận được sự giảm sút trong năng lực, vì thế chúng ta cần tìm cách giảm bớt yêu cầu đối với người già.

Nói chung, khuôn khổ năng lực và áp lực môi trường có thể hữu dụng trong việc giúp con người tìm ra sự phù hợp nhất để cân đối khả năng của mình với yêu cầu áp đặt. Chúng ta cũng thấy khuôn khổ của Lawton và Nahemow là phương pháp giúp con người cân đối các tác động trong khuôn khổ tâm sinh học xã hội.



TỰ KIỂM TRA

1. Tiền đề chính của thuyết … cho rằng con người có những chọn lựa thích nghi để duy trì và bảo tồn cấu trúc bên trong và bên ngoài hiện có.

2. Khả năng hoạt động chức năng của một người trong một số lĩnh vực quan trọng gọi là …, trong khi yêu cầu áp đặt vào một người từ các nguồn bên ngoài gọi là …

3. Thuyết Liên tục kết hợp các khía cạnh trong mô hình Tâm sinh học xã hội ra sao?

Trả lời: (1) liên tục, (2) năng lực, áp lực môi trường.


II. PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH KHI VỀ GIÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Tính toàn vẹn khi về già là gì? Làm thế nào người ta được toàn vẹn?

- Thể chất ở tuổi trưởng thành được định nghĩa? Người ta nhận xét về mình khác nhau ra sao khi càng lớn tuổi?

- Tín ngưỡng đóng vai trò gì khi về già?



Phát triển nhân cách khi về già

- Tính toàn vẹn so với thất vọng

- Thể chất và cái tôi có thể khi về già

- Tín ngưỡng và hỗ trợ tinh thần

OLIVE là một bà lão 88 tuổi vẫn còn hoạt bát, nhanh nhẹn, thường dành thời gian để suy nghĩ và hồi tưởng về quá khứ của mình nhiều hơn trước đây. Lúc này bà cũng thường ít chỉ trích, phê bình về những quyết định cách đây nhiều năm. Olive nhớ lại hình ảnh của người phụ nữ lý tưởng của mình và kết luận rằng mình gần đạt được giống như thế. Olive tự hỏi có phải quá trình phản ánh này là điều mà hầu hết người già đều trải qua hay không.

Hãy dành ít phút nghĩ về một người già mà bạn biết rõ. Có thể đó là ông bà, đồng nghiệp, hoặc người quen biết trong xóm. Thực sự họ như thế nào? Lúc này họ nhận xét về mình ra sao? Họ có hình dung vài năm nữa cuộc đời của họ sẽ ra sao hay không? Họ nhận xét về mình trong quá khứ như thế nào?

Những câu hỏi này đã làm đau đầu nhiều tác giả trong nhiều năm. Cách đây một thế kỷ, William James (1890), một trong những người tiên phong trong ngành Tâm lý học, nhận xét rằng nét nhân cách của một người được ấn định vào đầu tuổi trưởng thành. Một số nhà nghiên cứu đồng ý, như chúng ta đã thấy trong Chương 12, một số khía cạnh nhân cách vẫn còn tương đối ổn định trong suốt tuổi trưởng thành. Nhưng người ta cũng thay đổi theo những cách quan trọng, theo lập luận của Carl Jung (1960/1931), bằng cách kết hợp các khuynh hướng đối lập, như các nét nam tính và nữ tính. Erik Erikson (1982) cho rằng sự phát triển nhân cách phải mất cả đời, qua nhiều giai đoạn.

Trong phần này, chúng ta tìm hiểu những người như Olive kết hợp những mảnh sau cùng vào trò chơi ghép hình nhân cách ra sao, để tìm hiểu các khía cạnh nhân cách quan trọng tiếp tục phát triển vào cuối đời ra sao. Vấn đề tính toàn vẹn, quá trình qua đó người ta cố làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa sẽ được chúng ta tìm hiểu trước. Kế đến, chúng ta tìm hiểu thể chất có được bằng cách nào, và những khát vọng cá nhân đóng vai trò ra sao. Sau cùng, chúng ta sẽ nghiên cứu tín ngưỡng là một khía cạnh quan trọng trong đời sống của nhiều người già như thế nào.



TÍNH TOÀN VẸN SO VỚI THẤT VỌNG

Khi người ta già, thì họ bắt đầu cuộc đấu tranh tính toàn vẹn so với thất vọng, bao gồm quá trình qua đó người ta cố tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống của mình. Theo Erikson (1982), cuộc đấu tranh này diễn ra khi người già như Olive cố tìm hiểu cuộc sống theo nghĩa tương lai của gia đình và cộng đồng. Suy nghĩ về cái chết của chính mình được cân đối bằng cách thừa nhận rằng họ sẽ sống nương tựa vào con, cháu, chắt và cộng đồng nói chung. Sự thừa nhận này tạo ra những gì mà Erikson gọi là "tham gia khẳng định cuộc sống".

Cuộc đấu tranh tính toàn vẹn so với thất vọng đòi hỏi phải tiến hành điểm lại cuộc đời, quá trình qua đó con người hồi tưởng các sự kiện và kinh nghiệm mình có được trong khoảng thời gian mình sống. Để đạt được tính toàn vẹn, cá nhân phải hoà hợp với những chọn lựa và sự kiện đã làm cho cuộc sống của mình trở nên độc đáo. Cũng phải chấp nhận thực tế rằng cuộc sống của cá nhân đang đến hồi kết thúc. Việc hồi tưởng lại quá khứ có thể giải quyết một số phỏng đoán quyết định thứ hai có thể xảy ra vào đầu tuổi trưởng thành (Erikson, Erikson, & Kivnick, 1986). Người ta không chắc liệu mình có sự chọn lựa đúng liên quan đến con cái hay không, lúc này cảm thấy hài lòng rằng sự việc sau cùng cũng ổn. Trái lại, có người cảm thấy cay đắng, chua xót về những chọn lựa của mình, tự khiển trách mình hoặc đổ lỗi cho người khác gây ra cảnh bất hạnh của con cháu, cho rằng cuộc đời của mình vô nghĩa và rất sợ chết. Những người này kết thúc bằng thất vọng hơn là tính toàn vẹn.

Nghiên cứu chứng minh có sự kết hợp giữa việc tiến hành điểm lại cuộc đời và đạt đến tính toàn vẹn. Trong một nghiên cứu, người già ở nhà là một phần trong chương trình phân công người già nhớ lại và điểm lại cuộc đời mình cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong sự hài lòng với cuộc sống, suy nghĩ tích cực và các triệu chứng trầm cảm, so với người già ở nhà không tham gia chương trình (Haight, 1992). Những cải thiện này vẫn còn thấy rõ hai tháng sau khi chương trình kết thúc.

Ai đạt đến tính toàn vẹn? Erikson (1982) nhấn mạnh không có một con đường duy nhất. Giống như những người trong ảnh trang 600, họ đến từ nhiều nền tảng và văn hóa khác nhau. Những người như thế có nhiều chọn lựa khác nhau và theo đuổi nhiều cách sống khác nhau, ai cũng có cơ hội này. Những người đạt đến tính toàn vẹn hài lòng với bản thân và tự khẳng định mình, họ đánh giá cuộc đời của mình là đáng giá, tốt đẹp. Họ rất hạnh phúc khi có cuộc đời như thế.

THỂ CHẤT VÀ CÁI TÔI CÓ THỂ KHI VỀ GIÀ

Người già nhận xét về mình ra sao? Theo truyền thống, các nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề này bằng cách hỏi người già xem vào lúc này họ nhận xét ra sao về mình (Lawton, 1984). Từ quan điểm quãng đời, cách tốt hơn để trả lời câu hỏi này lẽ ra là phải để người già kể lại ngay lúc này họ nhận xét về mình ra sao so với họ nhớ về mình trong quá khứ như thế nào và họ sẽ hướng về đâu trong tương lai.

Khía cạnh khái niệm về cái tôi của con người mô tả họ sẽ trở thành ai, họ thích trở thành ai và họ sợ phải trở thành ai gọi là cái tôi có thể. Cái tôi có thể giúp chúng ta hiểu biết về khái niệm về cái tôi của mình (Markus & Nurius, 1986). Những gì chúng ta có thể hoặc thích trở thành thường phản ánh mục tiêu cá nhân, chúng ta muốn bản thân sẽ trở thành ông bà hiểu biết khi về già. Những gì chúng ta sợ trở thành phản ánh nỗi sợ của chúng ta, chúng ta sợ trở thành gánh nặng của gia đình khi chúng ta lớn tuổi.

Sự khác biệt độ tuổi thấy rõ trong cái tôi có thể. Chẳng hạn, Cross và Markus (1991) yêu cầu nhiều người từ 18 đến 86 tuổi mô tả cái tôi có thể ao ước và đáng sợ của mình. Những người đầu tuổi trưởng thành (18 - 24 tuổi) liệt kê quan tâm về gia đình thường xuyên nhất, nhất là kết hôn với "đúng người". Thật thú vị, những người từ 25 - 39 tuổi lại liệt kê quan tâm gia đình sau cùng, mục tiêu lớn nhất của họ là cá nhân, chẳng hạn như trở thành một người đáng yêu và đáng quan tâm hơn. Những người từ 40 - 59 tuổi trở lại vấn đề gia đình đối với cái tôi có thể của mình, chủ yếu quan tâm đến khả năng "cứ để" con cái chọn. Sau cùng, những người từ 60 - 86 tuổi xem vấn đề cá nhân là quan trọng nhất đối với cái tôi có thể của mình như vẫn còn hoạt động và khỏe mạnh.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨNhững gì bạn nghĩ có phải là một số cái tôi ao ước và đáng sợ từng gặp đối với người già hay không? Đặc điểm chung này khảo sát các vấn đề mà hầu hết cái tôi có thể ảnh hưởng nhiều nhất biểu thị rằng cái tôi có thể quan trọng nhất khác nhau tùy theo độ tuổi. Nhưng những vấn đề này được phản ánh trong khía cạnh thể chất cá nhân ra sao? Sự khác nhau độ tuổi trong cái tôi có thể tùy thuộc vào liệu một người có dự đoán tương lai hoặc nghĩ về quá khứ hay không? Những câu hỏi như thế đòi hỏi một tiếp cận phức tạp hơn.

Đây chính là điều Ryff (1991) đã làm. Trong một loạt nghiên cứu hấp dẫn, bà định nghĩa lại ý nghĩa của thể chất ở tuổi trưởng thành và chứng minh nhận xét về mình của người lớn khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau trong tuổi trưởng thành. Căn cứ vào câu trả lời của hàng trăm người lớn, Ryff (1989b, 1991) nhận dạng sáu khía cạnh thể chất tâm lý đối với người lớn và phát hiện rằng có nhiều sự khác biệt độ tuổi và giới tính quan trọng trong thể chất dựa trên thành phần này. 

- Chấp nhận bản thân: có quan điểm tích cực về mình, nhận biết và chấp nhận nhiều phần của bản thân, có suy nghĩ tích cực về quá khứ trước đây.

- Quan hệ tích cực với người khác: có mối quan hệ tình cảm, thỏa mãn với mọi người, quan tâm đến phúc lợi của họ, tỏ thái độ thấu cảm, thân mật và tình cảm với họ, và hiểu tính có qua có lại trong các mối quan hệ.

- Tính tự quản: độc lập và quyết đoán về cuộc sống của chính mình, có khả năng chịu được các áp lực xã hội bắt phải suy nghĩ hoặc hành xử theo cách cụ thể, đánh giá cuộc đời của mình bằng các tiêu chuẩn bên trong.

- Hiểu rõ môi trường: có khả năng khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các tài nguyên và cơ hội.

- Mục đích trong cuộc sống: có mục tiêu và ý thức chiều hướng trong cuộc đời mình, suy nghĩ rằng cuộc sống hiện tại và quá khứ đều có ý nghĩa, có lý do để sống.

- Phát triển cá nhân: cảm thấy mình cần phải cải thiện cá nhân liên tục, tự xem mình thích hợp hơn và sẵn sàng đón nhận kinh nghiệm mới, phát triển hiểu biết về mình và tính hiệu quả của cá nhân.

Những khía cạnh thể chất này thay đổi ra sao trong tuổi trưởng thành? Phần Nghiên cứu nổi bật có lời đáp.

NGHIÊN CỨU NỔI BẬT: QUAN ĐIỂM VỀ ĐỜI SỐNG: THỂ CHẤT VÀ TUỔI GIÀ

Ai là nhà điều tra, và mục đích nghiên cứu là gì? Người ta nhận xét về mình ra sao là một phần quan trọng trong ý thức thể chất của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây về thể chất khi về già được tiến hành không có hướng dẫn lý thuyết (Ryff, 1989a). Do đó, nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận thể chất từ quan điểm mất mát, nghĩa là, các nhà nghiên cứu giả định rằng thể chất như khả năng tự nhiên, là một điều gì đó giảm sút khi con người lớn tuổi. Carol Ryff (1989a) bất đồng với quan điểm mất mát này và đưa ra các mô tả của mình. Bà cho rằng thể chất là một vấn đề phức tạp hơn và có thể cải thiện khi về già.

Làm cách nào các nhà điều tra đánh giá chủ đề quan tâm? Trong các nghiên cứu ban đầu, Ryff đưa ra nhiều thang tự báo cáo đánh giá nhiều khía cạnh nhân cách và thể chất. Phương pháp của bà trong điều tra này tượng trưng cho một tiếp cận mới, mục đích mô tả các mẫu phát triển phức tạp mà bà muốn tìm hiểu. Tiếp cận mới này lấy từ thuyết Phát triển quãng đời (như thuyết được trình bày trong bài khóa), thuyết Phát triển cá nhân lâm sàng phỏng theo các kỹ thuật thành công trong tâm lý liệu pháp, và nhiều định nghĩa khác nhau về sức khỏe tâm thần, thu được mô tả hoàn chỉnh nhất về thể chất ở tuổi trưởng thành. Dựa trên nghiên cứu và suy nghĩ của bà, Ryff (1989b) phát triển một cách đánh giá thể chất mới phản ánh mô hình sáu khía cạnh được đề cập bên trên. Cách đánh giá mới này giúp bà có được cách đánh giá của nhiều người về việc ngay lúc này họ có nhận xét về mình ra sao, trong quá khứ họ như thế nào và trong tương lai họ sẽ ra sao, và họ thích nhất trở thành ai.

Ai là người tham gia nghiên cứu? Có tất cả 308 thanh niên, trung niên, người già cả hai phái tham gia. Người ở tuổi trung niên và người già được liên lạc thông qua các tổ chức dân sự và cộng đồng. Tất cả người tham gia tương đối có trình độ cao.

Thiết kế nghiên cứu là gì? Ryff sử dụng một thiết kế cắt ngang so sánh các nhóm đầu tuổi trưởng thành, tuổi trung niên và người già.

Có sự quan tâm đạo đức trong nghiên cứu hay không? Không có sự quan tâm nghiêm túc, mỗi người tham gia đều biết mục đích của nghiên cứu và sự tham gia mang tính tự nguyện.

Kết quả ra sao? Khám phá quan trọng nhất trong nghiên cứu của Ryff là những người đầu tuổi trưởng thành, tuổi trung niên và người già có nhiều nhận xét khác hẳn về mình, tùy theo việc liệu họ có mô tả hiện tại, quá khứ, tương lai hoặc nhận thức về cái tôi lý tưởng hay không. Biểu đồ bên trái trang 602 cho thấy con người ở đầu tuổi trưởng thành và tuổi trung niên hài lòng với cái tôi lý tưởng và tương lai của mình nhiều hơn cái tôi hiện tại và quá khứ. Đối với người già, sự khác biệt nhỏ hơn nhiều. Biểu đồ bên phải (trang 602) thể hiện một mẫu tính tự quản tương tự, có cảm giác mình độc lập và quyết đoán về cuộc sống của riêng mình.

Có lẽ chứng cứ thú vị nhất trong nghiên cứu của Ryff liên quan đến sự khác nhau giữa nhận xét lý tưởng về mình và những gì người ta nghĩ là thật sự giống như thế. Nếu nhìn kỹ biểu đồ, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa đánh giá "cái tôi lý tưởng" và đánh giá "cái tôi hiện tại" giảm bớt theo độ tuổi. Khi được kết hợp với các chứng cứ tương tự trong các khía cạnh thể chất khác, điều này ngụ ý rằng người già tự nhận xét về mình gần giống với con người mà mình muốn trở thành hơn bất kỳ nhóm độ tuổi khác. Dữ liệu của Ryff khớp với quan điểm tính toàn vẹn của Erikson (1982) khi người ta có được tính toàn vẹn, họ ít phê phán quá khứ của mình hơn và hài lòng với cuộc sống hiện có.

Nhà điều tra kết luận ra sao? Như Ryff (1991) lưu ý, chỉ bằng cách bao gồm tất cả những cách tự đánh giá này chúng ta mới biết được ý thức của con người về sự tiến bộ hoặc giảm sút của cá nhân qua thời gian từ mục tiêu hoạt động chức năng lý tưởng. Rõ ràng, con người tự đánh giá mình bằng nhiều tiêu chuẩn, và những tiêu chuẩn này khác nhau theo độ tuổi.

TÍN NGƯỠNG VÀ HỖ TRỢ TINH THẦN

Khi đối mặt với các vấn đề trong sinh hoạt thường nhật, hầu hết người già phải làm gì để tự thích ứng? Theo nghiên cứu, người già sử dụng đức tin tôn giáo của mình nhiều hơn các khía cạnh khác kể cả gia đình hoặc bạn bè (McFadden, 1996). Khi được yêu cầu mô tả phương pháp giải quyết vấn đề thường xuyên nhất của mình trong cuộc sống, gần một nửa số người được khảo sát trong một nghiên cứu liệt kê các chiến lược thích ứng đi kèm với tín ngưỡng (Koenig, George, & Siegler, 1988). Trong số này, phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất là đạt sự tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, cầu nguyện và nhận được sức mạnh và sự giúp đỡ của Chúa. Những chiến lược này cũng được sử dụng để làm tăng các biện pháp thích ứng khác. Vợ chồng chăm sóc cho người bạn đời mắc bệnh Alzheimer cũng báo cáo sử dụng tôn giáo làm cơ chế thích ứng chính (Ishler và người khác, 1998).

Các nhà nghiên cứu ngày càng tập trung vào sự hỗ trợ tinh thần, bao gồm việc tìm kiếm sự chăm sóc của mục sư, sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo có tổ chức và không tổ chức, và bày tỏ đức tin tuyệt đối vào Chúa vốn là người chăm sóc mọi người như một yếu tố quan trọng trong công việc tìm hiểu người già thích ứng ra sao. McFadden (1996) nêu rõ thậm chí khi bị căng thẳng ở mức cao, những người như các nhà sư Phật giáo như trong ảnh thường dựa vào sự hỗ trợ tinh thần báo cáo cảm thấy thể chất cá nhân khỏe hơn. Krause (1995) báo cáo cảm nghĩ về giá trị cá nhân thấp nhất ở người già có rất ít sự ràng buộc tôn giáo, một chứng cứ được ủng hộ bằng nghiên cứu giữa các nền văn hóa ở tín đồ đạo Hồi, đạo Hindus, và đạo Sikh Mehta, 1997. Tuy nhiên, Pargament cùng đồng nghiệp (1995) cũng nhận thấy tầm quan trọng của sự khác biệt cá nhân trong tính hiệu quả của sự hỗ trợ tinh thần, vì một số người được giúp đỡ nhiều hơn người khác, một số vấn đề dễ bảo hơn khi thích ứng tôn giáo, và một số loại thích ứng tôn giáo này có thể hiệu quả hơn một số loại thích ứng tôn giáo khác.

Sự dựa vào tôn giáo trong những thời điểm căng thẳng có vẻ đặc biệt quan trọng đối với nhiều người Mỹ gốc Phi, họ trong tư cách một nhóm rất thành tâm tham gia các hoạt động tôn giáo (Levin, Taylor, & Chatters, 1994). Nhà thờ thường là nguồn hỗ trợ xã hội đáng kể đối với cộng đồng người Mỹ gốc Phi, cũng như đảm nhận một chức năng quan trọng: tích cực ủng hộ công bằng xã hội (Roberts, 1980). Chẳng hạn, phong trào dân quyền trong thập niên 1950 và 1960 do tiến sĩ Martin Luther King, Jr., vốn là một mục sư giáo phái Baptist, lãnh đạo, và các giáo đoàn đương thời thường đi đầu trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng. Vai trò của nhà thờ trong đời sống của người Mỹ gốc Phi là vai trò trung tâm, quả thật, một trong những dấu hiệu dự đoán quan trọng của sự hài lòng trong cuộc sống ở người Mỹ gốc Phi là dự lễ nhà thờ thường xuyên (Coke, 1992).

Trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, tôn giáo đặc biệt quan trọng đối với nhiều phụ nữ. Ý nghĩa quan trọng hơn nữa của nhà thờ trong cuộc sống của những phụ nữ Mỹ gốc Phi lớn tuổi này được xác nhận qua kết quả của bốn khảo sát người lớn Mỹ gốc Phi trên toàn quốc (Levin, Taylor, & Chatters, 1994). Số phụ nữ tham gia báo cáo rằng họ tích cực hơn trong các nhóm của nhà thờ và dự lễ thường xuyên hơn nam giới Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Âu cả hai phái. Tuy nhiên, sự khác biệt giới tính giảm ở những người trên độ tuổi 70, trong số những người tham gia, tôn giáo cũng đặc biệt quan trọng đối với nam giới Mỹ gốc Phi lớn tuổi hơn. Tôn giáo và hỗ trợ tinh thần đối với nhiều người chăm sóc Mỹ gốc Phi được xem là tài nguyên quan trọng hơn người chăm sóc Mỹ gốc Âu (Picot và người khác, 1997).

Nhiều người lớn tuổi có dòng máu Mexico kế thừa lại chọn tiếp cận khác. Nghiên cứu cho thấy họ sử dụng la fé de la gente ("đức tin của con người") làm chiến lược thích ứng (Villa & Jaime, 1993). Khái niệm fé kết hợp các mức độ đức tin, tâm linh, hi vọng, giá trị văn hóa và niềm tin khác nhau. Fé không hẳn ngụ ý rằng con người phải đồng nhất với một cộng đồng tôn giáo cụ thể, đúng ra họ nên đồng nhất với giá trị văn hóa hoặc ý thực hệ.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCác yếu tố tâm lý và văn hóa xã hội gì làm cho tôn giáo và sự hỗ trợ tinh thần trở nên quan trọng đối với các nhóm thiểu số?  Ở nhiều người Mỹ bản xứ, những người lớn tuổi là những người giữ sự hiểu biết, là kho chứa nhiều triết lý và phương pháp thiêng liêng mở rộng vô hạn ngược thời gian (Wall & Arden, 1990). Người giữ sự hiểu biết cũng có chung giấc mơ và ảo tưởng, thực hiện các nghi thức chữa bệnh, và đưa ra nhiều tiên đoán khải huyền. Vị trí của những người giữ sự hiểu biết trong bộ lạc còn quan trọng hơn vị trí của những người lãnh đạo tôn giáo trong xã hội phương Tây.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng được khuyên rằng phải ghi nhớ tầm quan trọng của tôn giáo tự báo cáo trong cuộc sống của nhiều người già khi thiết kế các biện pháp can thiệp để giúp họ thích ứng với các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Chẳng hạn, người già có thể sẵn sàng nói chuyện với mục sư của mình về một vấn đề cá nhân hơn là nói với nhà trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, khi làm việc với những người có dòng máu Mexico kế thừa, thì nhà cung cấp nên nhận biết rằng nguyên nhân gây khó chịu nhất cho nhóm này là thiếu sự tương tác và hỗ trợ của gia đình. Nói chung, nhiều nhà thờ đưa ra một dải rộng các chương trình để hỗ trợ người già nghèo hoặc phải sống trong nhà cộng đồng. Những cấu trúc như thế có thể dễ chịu hơn đối với những người được phục vụ hơn là các chương trình dựa trên các tổ chức phục vụ xã hội. Muốn thành công, nhà cung cấp dịch vụ phải có quan điểm về cuộc sống giống với khách hàng của mình.



TỰ KIỂM TRA

1. Theo Erikson, cuộc đấu tranh mà người già đối mặt gọi là …

2. Theo Ryff, sáu khía cạnh quan trọng của thể chất là chấp nhận cái tôi, quan hệ tích cực với người khác, tính tự quản, hiểu biết môi trường, mục đích trong cuộc sống và …

3. Phương pháp thích ứng với căng thẳng trong cuộc sống được báo cáo thường xuyên nhất ở người già là …

4. Dựa trên nghiên cứu của Ryff, được đề cập trong phần này, bạn nghĩ sẽ có những lĩnh vực tốt để can thiệp nhằm cải thiện thể chất của người già hay không?

Trả lời: (1) tính toàn vẹn so với thất vọng, (2) phát triển cá nhân, (3) tôn giáo và hỗ trợ tinh thần.




III. TÔI TỪNG LÀM VIỆC Ở...: CUỘC SỐNG KHI NGHỈ HƯU NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Nghỉ hưu có nghĩa là gì?

- Tại sao người ta nghỉ hưu?

- Người về hưu hài lòng như thế nào?

- Nghỉ hưu có ảnh hưởng cụ thể gì trong việc duy trì quan hệ gia đình và cộng đồng?

Tôi từng làm việc ở...: Cuộc sống khi nghỉ hưu

- Nghỉ hưu có nghĩa gì?

- Tại sao người ta nghỉ hưu?

- Điều chỉnh để nghỉ hưu

- Ràng buộc giữa cá nhân với nhau

MARCUS là một công nhân xây dựng 77 tuổi đã nghỉ hưu, trong suốt đời đã lao động miệt mài. Ông để dành được một ít tiền nhưng ông và vợ chủ yếu sống nhờ vào trợ cấp An sinh xã hội hàng tháng. Mặc dù không giàu nhưng họ củng đủ trang trải. Nói chung, Marcus rất hài lòng với sự nghỉ hưu, ông luôn liên lạc với bạn bè. Ông nghĩ có thể mình hơi khác một chút khi nghe người ta nói những người về hưu thường sống đơn độc và cô lập.

Có lẽ bạn sẽ cho là đương nhiên nếu vào một ngày nào đó, sau khi làm việc nhiều năm rất có năng suất, bạn lại nghỉ hưu. Nhưng bạn có biết cho đến năm 1934, khi công đoàn ngành đường sắt tài trợ cho sự nghỉ hưu bắt buộc thì vào năm 1935, bắt đầu có An sinh xã hội, thì sự nghỉ hưu không được hầu hết người Mỹ như Marcus phải cân nhắc, nghĩ ngợi (Sterns & Gray, 1999)? Chỉ sau Thế chiến II số lượng người nghỉ hưu ở Mỹ mới đáng kể (Elder & Pavalko, 1993). Ngày nay, con số tăng lên nhanh chóng, và khái niệm con người làm việc trong một thời gian cụ thể rồi sau đó nghỉ hưu được xây dựng trên sự kỳ vọng của chúng ta đối với công việc. Như đã nêu trong Chương 11, số lượng nhân viên tuổi trung niên đang gia tăng hoặc nghỉ hưu trước tuổi 65 hoặc lên kế hoạch nghỉ hưu.

Trong tiết này, chúng ta khảo sát đối với người già nghỉ hưu là gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu những người như Marcus khi nghiên cứu định nghĩa về sự nghỉ hưu, tại sao người ta nghỉ hưu, con người thích nghi với việc nghỉ hưu ra sao, và nghỉ hưu ảnh hưởng đến môi quan hệ giữa cá nhân với nhau như thế nào.



NGHỈ HƯU CÓ NGHĨA GÌ?

Bạn hãy dành ít phút để nhìn bức ảnh. Bạn có thể chọn ra người nào khẳng định mình đã "nghỉ hưu" hay không? Hóa ra sự nghỉ hưu khó xác định hơn việc đoán độ tuổi của một người (Ekerdt & DeViney, 1990; Henretta, 1997). Một cách là phải đánh đồng sự nghỉ hưu với sự rút lui hoàn toàn ra khỏi lực lượng lao động. Nhưng định nghĩa này vẫn chưa đủ, nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc bán thời gian (Mutchler và người khác, 1997; Ruhm, 1990). Khả năng có thể khác là phải định nghĩa sự nghỉ hưu như một tình trạng mô tả cái tôi. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn không thích hợp vì một số người Mỹ gốc Phi xác định mình bằng những tên gọi khác "nghỉ hưu" để có đủ tiêu chuẩn tham gia một số chương trình phục vụ xã hội (Gibson, 1991).

Một phần của lập luận, thật khó định nghĩa sự nghỉ hưu một cách chính xác là quyết định nghỉ hưu bao gồm sự đánh mất nhận dạng nghề nghiệp (xem Chương 11). Người ta làm gì để kiếm sống là một phần quan trọng trong nhận dạng của mình, chúng ta tự giới thiệu mình là nhân viên bưu điện, giáo viên, công nhân xây dựng, hoặc điều dưỡng như cách để cho người khác biết một điều gì đó về bản thân. Không làm những công việc này nữa có nghĩa là chúng ta đã gạt bỏ khía cạnh ấy trong cuộc sống của mình sang một bên - "Tôi từng làm quản lý khách sạn Hilton" - hoặc không nói gì cả. Sự đánh mất khía cạnh này của bản thân có thể khó đối mặt, vì thế một số người tìm kiếm một tên gọi khác "nghỉ hưu" để mô tả mình.

Một cách hữu ích để nhận xét về sự nghỉ hưu như một quá trình phức tạp qua đó người ta rút lui không còn tham gia toàn thời gian trong một nghề nghiệp nữa (Henretta, 1997; Mutchler và người khác, 1997; Sterns & Gray, 1999). Quá trình rút lui này có thể được mô tả như "rõ ràng" (sự cắt đứt với công việc hoàn toàn bằng cách không làm việc nữa) hoặc "không rõ ràng" (nghỉ việc thường xuyên, trở lại với công việc, với một số khoảng thời gian thất nghiệp) (Mutchler và người khác, 1997). Bob là minh họa điển hình của mẫu nghỉ hưu "rõ ràng". Ông nghỉ hưu ở hãng TWA khi 65 tuổi, lúc này trong độ tuổi cuối 80, ông không làm gì cả trong thời gian chuyển tiếp.

Trong khi nhiều người cho rằng nghỉ hưu là sự chuyển tiếp rõ ràng, chứng cứ cho thấy chưa đến một nửa nam giới lớn tuổi nghỉ hưu phù hợp với mẫu này (Mutchler và người khác, 1997). Hầu hết nam giới đều trải qua quá trình dần dần hoặc "không rõ ràng" bao gồm công việc bán thời gian để có thu nhập. Jack là một trong những người này. Khi ông nghỉ hưu ở hãng DuPont ở tuổi 62, ông và một người bạn mở ra một công ty tư vấn nhỏ. Được khoảng 5 năm, Jack làm việc tùy thích, dần dần giảm bớt thời gian làm việc.

Không có nghỉ hưu rõ ràng tạo ra một yếu tố phức tạp khác - khái niệm độ tuổi nghỉ hưu "bình thường" chẳng hạn như tuổi 65 không còn thích hợp nữa (Cornman & Kingson, 1996; Mutchler và người khác, 1997). Thay vào đó, khái niệm độ tuổi nghỉ hưu điển hình thay đổi theo dải độ tuổi, làm cho ý nghĩa của sự nghỉ hưu "non" hoặc "muộn" càng thêm mờ nhạt (Cornman & Kingson, 1996).

Tính phức tạp của quá trình nghỉ hưu phải được công nhận để tìm hiểu nghỉ hưu có ý nghĩa gì đối với những người thuộc các nhóm dân tộc khác nhau. Chẳng hạn, trong khi người Mỹ gốc Âu thuộc giai cấp trung lưu thường sử dụng một tiêu chuẩn việc làm toàn thời gian để xác định mình có phải nghỉ hưu hay không, thì người Mỹ gốc Mexico lại sử dụng một trong nhiều tiêu chuẩn bất kỳ khác tùy thuộc vào vấn đề được hỏi (Zsembik & Singer, 1990). Chẳng hạn, người Mỹ gốc Mêxico có nhiều khả năng khẳng định rằng mình đã nghỉ hưu khi được hỏi trực tiếp ("Bạn nghỉ hưu chưa?") hơn là khi được hỏi gián tiếp ("Hiện nay bạn đang làm gì?") Có thể người ta muốn mình vẫn còn hoạt động, vì thế họ chọn một số từ mô tả khác. Trái lại, người Mỹ gốc Âu rất có thể cho mình đã nghỉ hưu cho dù người khác hỏi thế nào đi nữa. Để tìm hiểu sự định nghĩa bản thân thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác ra sao, bạn hãy làm bài tập trong phần Tự tìm hiểu.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương