LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


TỰ TÌM HIỂU: BẠN CÓ NGHỈ HƯU KHÔNG?



trang62/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   72

TỰ TÌM HIỂU: BẠN CÓ NGHỈ HƯU KHÔNG?

Như đã đề cập trong bài khóa, những người không còn làm việc toàn thời gian nữa có thể hoặc không thể tự gọi mình là người nghỉ hưu. Để tìm hiểu trực tiếp người ta gọi mình như thế nào và sử dụng thời gian ra sao, bạn hãy làm bài tập sau. Phỏng vấn một số người già mà bạn nghĩ họ không còn làm việc toàn thời gian nữa. Đừng phỏng vấn người thân không thôi, bạn phải hỏi nhiều người già khác nhau.

Bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi họ về loại công việc (được trả lương hoặc tình nguyện) hiện nay họ đang làm và loại công việc họ đã làm trước đây. Hãy hỏi họ xem có tự cho mình là người nghỉ hưu hay không. Nếu có, tại sao họ gọi như thế? Nếu không, thì tại sao không? Họ đã bỏ không còn làm công việc cũ bao lâu rồi? Hãy hỏi xem hiện nay họ còn làm việc gì nữa không.

Tập hợp kết quả phỏng vấn và xem bạn có thể rút ra được kết luận chung nào hay không. Có một số đặc điểm chung ở những người tự cho mình là nghỉ hưu hay không? Hoặc đối với những người không gọi như thế? Có điểm gì giống nhau ở những người còn làm việc hay không? Mang dữ liệu vào lớp, so sánh kết quả của bạn với người khác. Hãy tự tìm hiểu người ta có nhận xét gì về nghỉ hưu.



TẠI SAO NGƯỜI TA NGHỈ HƯU?

Nhiều nhân viên nghỉ hưu bằng sự chọn lựa hơn là một lý do bất kỳ khác (Hayward, Friedman, & Chen, 1998; Henretta, Chan, & O’Rand, 1992). Cá nhân thường nghỉ hưu khi họ cảm thấy yên tâm về tiền bạc, nghĩ đến thu nhập nhận được từ An sinh xã hội, lương hưu và các khoản tiết kiệm cá nhân. Dĩ nhiên, một số người buộc phải nghỉ hưu vì họ mất việc (Henretta và người khác, 1992). Khi công ty giảm biên chế vào đầu và giữa thập niên 1990, một số nhân viên lớn tuổi được trả lương trọn gói bao gồm các khoản trợ cấp bổ sung khi họ nghỉ hưu. Các nhân viên khác thường xuyên bị cho nghỉ, giảm biên chế hoặc đuổi việc.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨKhông có nghỉ hưu bắt buộc, từ "nghỉ hưu non" thực ra có nghĩa gì? Quyết định nghỉ hưu rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của quá trình làm việc của cá nhân (Hayward và người khác, 1998). Nghề nghiệp dài nhất trong giữa sự nghiệp của một người kết hợp với các vai trò nghề nghiệp trong các giai đoạn sau cùng của sự nghiệp ảnh hưởng đến quyết định nghỉ hưu và sự liên quan giữa sức khỏe và bất lực. Chẳng hạn, người làm nghề tự do có một vài tùy chọn nghỉ hưu, thường chỉ nghỉ hưu khi sức khỏe giảm sút. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe là nguyên nhân làm giảm sút hoạt động chức năng chẳng hạn như bệnh tim mạch hoặc ung thư nặng, là lý do chính giải thích người Mỹ gốc Âu, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha thường nghỉ hưu non (Stanford và người khác, 1991). Suy nghĩ rằng nghỉ hưu là một chọn lựa hơn là yêu cầu kèm với độ tuổi nghỉ hưu được lên kế hoạch sớm cũng như sự điều chỉnh thích nghi với nghỉ hưu (Sterns & Gray, 1999).

Sự khác biệt giới tính

Hầu hết những gì chúng ta biết về quyết định nghỉ hưu dựa trên nghiên cứu ở nam giới (Sterns & Gray, 1999). Tuy nhiên, phụ nữ tham gia lực lượng lao động muộn hơn, có quá trình làm việc gián đoạn hơn, thời gian trong lực lượng lao động ít hơn, và tài nguyên tài chánh của phụ nữ khác với nam giới, có thể ảnh hưởng đến quyết định nghỉ hưu của phụ nữ (Calasanti, 1996; Sterns & Gray, 1999). Thật ra, nghiên cứu cho thấy rằng quyết định nghỉ hưu của hai phái đều dựa trên các yếu tố khác nhau. Talaga và Beehr (1995) nhận thấy phụ nữ có chồng sức khỏe kém hoặc phải nuôi nhiều người rất có khả năng nghỉ hưu, đối với nam trái lại. Tuy nhiên, cũng có một số điểm tương đồng, đã có một vợ hay chồng nghỉ hưu thì người còn lại có nhiều khả năng nghỉ hưu theo.

Khi còn nhiều phụ nữ trong lực lượng lao động trong phần lớn cuộc sống trưởng thành của mình, thì phải cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu mức độ sự khác biệt giới tính nào quan trọng trong quyết định nghỉ hưu. Mặc dù, vào lúc này có vẻ như mô hình nghỉ hưu nam giới không đủ để giải thích cho trường hợp của phụ nữ (Sterns & Gray, 1999).

Sự khác biệt dân tộc

Có rất ít nghiên cứu được tiến hành về quyết định nghỉ hưu như một chức năng của tính dân tộc. Một vài nhà điều tra tìm hiểu đặc điểm của người Mỹ gốc Phi nghỉ hưu như cặp vợ chồng trong ảnh chụp (như Gibson, 1986,1987; Jackson & Gibson, 1985). Những nghiên cứu này chứng minh rằng người Mỹ gốc Phi thường tự gọi mình là nghỉ hưu hoặc không dựa trên sự bất lực chủ quan, quá trình làm việc, và nguồn thu nhập, đúng ra hoàn toàn chỉ dựa vào việc hiện nay họ có làm việc hay không. Một chứng cứ quan trọng là sự khác biệt giới tính dường như không có ở người Mỹ gốc Phi, nam và nữ tự gọi mình dựa trên cùng biến số. Vì thế, chứng cứ dựa theo các mẫu không áp dụng chung cho người Mỹ gốc Phi được, và cần phải tách các mô hình theo lý thuyết đối với người Mỹ gốc Phi (Gibson, 1987). Đối với các nhóm dân tộc khác tình hình cũng như thế.



ĐIỀU CHỈNH ĐỂ NGHỈ HƯU

Các nhà nghiên cứu nhất trí một vấn đề: nghỉ hưu là một số sự chuyển tiếp quan trọng trong cuộc sống. Các mẫu tham gia mới phải được phát triển trong bối cảnh thay đổi vai trò và cách sống (Antonovsky & Sagy, 1990). Cho đến đầu thập niên 1990, nghiên cứu tập trung vào những gì được xem là một chuỗi của các giai đoạn nghỉ hưu có thể dự đoán chẳng hạn như tuần trăng mật, tỉnh ngộ, tái định hướng, chấp nhận và kết thúc (Atchley, 1982). Vì sự nghỉ hưu lúc này được xem như một quá trình, nên độ tuổi nghỉ hưu "điển hình" đã mất đi ý nghĩa và sự khác biệt giới tính thấy rõ trong quyết định nghỉ hưu, quan điểm cho rằng nghỉ hưu diễn ra theo một chuỗi giống như giai đoạn có thứ tự đã bị bãi bỏ (Sterns & Gray, 1999). Thay vào đó, các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng sự điều chỉnh để thích nghi với nghỉ hưu phát triển qua thời gian như một kết quả của sự quan hệ lẫn nhau phức tạp với sức khỏe cơ thể, tình trạng tài chánh, tình trạng nghỉ hưu tự nguyện và cảm giác kiểm soát cá nhân (Gall, Evans, & Howard, 1997).

Hầu hết mọi người sinh sống ra sao? Với điều kiện là những người như trong ảnh chụp trang 609 phải có tài chánh đảm bảo, sức khỏe và một hệ thống hỗ trợ của người thân và bạn bè, họ báo cáo mình có cảm giác rất tốt khi nghỉ hưu (Gall và người khác, 1997; Matthews & Brown, 1987). Đối với nam, có sức khỏe tốt, thu nhập đủ sống, nghỉ hưu tình nguyện đi kèm với sự hài lòng tương đối cao trước khi nghỉ hưu, có ý thức kiểm soát cá nhân bên trong tương quan với thể chất khỏe mạnh về lâu dài (Gall và người khác, 1997). Đối với nam, thứ tự ưu tiên của cá nhân cũng rất quan trọng. Nam chú trọng đến vai trò gia đình nhiều hơn (như trong vai trò người chồng hoặc người ông) báo cáo mình hạnh phúc hơn. Thật thú vị, đạo đức của phụ nữ trong nghỉ hưu dường như không liên quan đến sự chú trọng một vai trò cụ thể bất kỳ (Matthews & Brown, 1987). Đối với cả nam lẫn nữ, năng lực cá nhân cao đi kèm với sự hài lòng khi nghỉ hưu cao hơn, có lẽ vì người có năng lực có khả năng tối ưu hóa mức áp lực môi trường của mình (theo mô tả ở trang 531 - 533).

Một suy nghĩ rập khuôn về nghỉ hưu cho rằng sức khỏe bắt đầu giảm sút ngay khi người ta không còn làm việc nữa. Chứng cứ nghiên cứu không xác nhận suy nghĩ này. Quả thật, không có chứng cứ nào cho thấy nghỉ hưu có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp bất kỳ đối với sức khỏe (Ekerdt, 1987). Ngoài ra, thể chất thường tăng ở nam trong năm đầu nghỉ hưu (Gall và người khác, 1997).

Một suy nghĩ rập khuôn thứ hai cho rằng nghỉ hưu giảm đáng kể số lượng và chất lượng của tình bạn cá nhân. Thêm lần nữa, không có nghiên cứu xác nhận suy nghĩ này. Thật ra, một số nghiên cứu chứng minh rằng nam giới như Marcus, trong phần minh họa là trường hợp điển hình, không có số lượng cũng như chất lượng tình bạn giảm sút sau khi nghỉ hưu (Bossé và người khác, 1993). Khi tình bạn thay đổi trong lúc nghỉ hưu, thường do các yếu tố khác chẳng hạn như rối loạn sức khỏe rất nghiêm trọng cản trở khả năng duy trì tình bạn ở con người.

Sau cùng, một số người nghĩ rằng người nghỉ hưu nói chung ít hoạt động hơn. Suy nghĩ rập khuôn này cũng không được nghiên cứu xác nhận. Mặc dù số giờ làm việc hưởng lương trung bình giảm theo độ tuổi, nhưng người già vẫn còn tham gia hàng trăm giờ làm mỗi năm trong những hoạt động có ích chẳng hạn như làm việc tình nguyện không ăn lương và giúp đỡ người khác nghỉ hưu (Herzog và người khác, 1989). Chúng ta sẽ xem xét các hoạt động tình nguyện trong phần sau.



RÀNG BUỘC GIỮA CÁ NHÂN VỚI NHAU

Nghỉ hưu hiếm khi ảnh hưởng đến một cá nhân duy nhất. Cho dù sự nghỉ hưu có thể là niềm vui hay nỗi buồn đối với cá nhân nhưng phản ứng của người nghỉ hưu được định hình bằng các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau mà họ đang có. Ràng buộc xã hội giúp con người đối phó với căng thẳng của nghỉ hưu, cũng như giúp họ đối phó trong các chuyển tiếp khác trong cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, những ràng buộc này bao gồm tình bạn và các mối quan hệ khác được hình thành đầu tuổi trưởng thành.

Các mối quan hệ xã hội làm vật đệm cho các ảnh hưởng của một căng thẳng bất kỳ trong cuộc sống trong suốt tuổi trưởng thành. Mối quan hệ này diễn ra trong nhiều hình thức: để cho người ta biết rằng mình được yêu thương ra sao, giúp đỡ khi cần thiết, đưa ra lời khuyên, quan tâm đến nhu cầu của người khác hoặc chỉ có mặt để lắng nghe tâm sự. Như đã nêu, người nghỉ hưu có những ràng buộc xã hội thân mật thường có lợi thế trong điều chỉnh thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống mà sự nghỉ hưu mang lại.

Chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề chung về các mối quan hệ xã hội chi tiết hơn vào cuối chương này. Lúc này, chúng ta tập trung vào hai vấn đề: cặp vợ chồng phải có điều chỉnh cụ thể gì và người nghỉ hưu phải duy trì sự quan hệ với cộng đồng ra sao.



Mối quan hệ thân mật

Phần lớn chú ý tập trung vào quá khứ, vào vai trò mối quan hệ thân mật trong việc điều chỉnh thích nghi với sự nghỉ hưu. Hôn nhân đưa ra một khuôn khổ cho hầu hết nghiên cứu này. Tình trạng hôn nhân chính nó ít có ảnh hưởng đến sự hài lòng nghỉ hưu của phụ nữ lớn tuổi (Fox, 1979). Những người chưa kết hôn bao giờ cũng hài lòng như những người nghỉ hưu đã kết hôn. Trái lại, nam giới đã ly hôn; ly thân hoặc góa vợ đã nghỉ hưu kém hạnh phúc hơn (Barfield & Morgan, 1978), cho thấy sự ổn định hóa ảnh hưởng của hôn nhân đối với nam giới.

Thế tác động của nghỉ hưu đối với bản thân mối quan hệ hôn nhân thì sao? Nghỉ hưu có ảnh hưởng sâu xa đến mối quan hệ thân mật, thường phá vỡ các mẫu tương tác gia đình được hình thành lâu đời, buộc cả hai đối tác (và người khác sống cùng nhà) phải điều chỉnh theo (Pearson, 1996). Chỉ ở gần nhau nhiều hơn cũng gây căng thẳng cho mối quan hệ. Thông lệ thường ngày của cặp vợ chồng như trong ảnh chụp cần phải sắp xếp lại vì quá nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, vì sự hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng lớn tuổi hơn thường rất cao, hầu hết các cặp vợ chồng đều có khả năng giải quyết những căng thẳng này.

Một thay đổi mà hầu hết các cặp vợ chồng đã kết hôn, nghỉ hưu, phải đối mặt (trong các gia đình truyền thống trong đó chỉ có người chồng đi làm) là sự phân công việc vặt trong nhà (Pearson, 1996). Mặc dù nam giới nghỉ hưu thường làm nhiều công việc quanh nhà hơn lúc trước nghỉ hưu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có được kết quả đáng mong muốn (Ingraham, 1974). Chẳng hạn, người chồng đi làm có thể khen vợ về tài quản gia, nhưng sau khi nghỉ hưu đột nhiên người chồng muốn dạy vợ làm cách nào cho "đúng". Một phần vấn đề có thể là những nam giới như thế không quen dùng mệnh lệnh. Một giám đốc điều hành đã nghỉ hưu nhận xét trước khi mình nghỉ hưu, khi ông nói, "Hãy nhảy đi", thì nhân viên được trả lương cao muốn biết nhảy cao đến mức nào. "Lúc này, tôi về nhà, mới bước vào cửa, bà xã bảo, "anh Milton, hãy đổ rác đi. Tôi chưa hề thấy rác nhiều như thế" (Quigley, 1979, trang 9). Sau cùng, một phần của vấn đề có thể là nằm trong nhận thức về láng giềng của mình, sau khi nghỉ hưu nam giới cảm thấy rằng mình phải dấn thân làm những gì mà nam giới, vợ con, cho rằng đó là "việc của đàn bà" theo truyền thống (Troll, 1971). Khi cặp vợ chồng, cả hai đều đi làm, nghỉ hưu, thật thú vị khi quan sát cách họ giải quyết vấn đề.



Ràng buộc cộng đồng

Trong suốt tuổi trưởng thành, hầu hết mọi người đều liên hệ và giữ liên lạc với cộng đồng. Vì thế, một cân nhắc quan trọng là liệu môi trường xã hội có giúp đỡ khả năng của người nghỉ hưu tiếp tục các quan hệ cũ và hình thành các quan hệ mới hay không. Một vài thập niên trước chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức chuyên cung cấp những cơ hội như thế cho người nghỉ hưu. Các nhóm quốc gia chẳng hạn như Hiệp hội người nghỉ hưu Mỹ (AARP) tạo cơ hội tìm hiểu, bằng báo chí và sách mỏng, về những hoạt động của những người nghỉ hưu khác và về các dịch vụ chẳng hạn như bảo hiểm và chiết khấu. Nhiều nhóm nhỏ hơn tồn tại ở cấp cộng đồng, bao gồm các trung tâm và câu lạc bộ dành cho người già. Một số công đoàn cũng có cấu trúc dành cho thành viên đã nghỉ hưu. Những hoạt động này khuyến khích quan điểm học tập suốt đời và duy trì sự hoạt động nhận thức ở người già. 



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCơ hội gì cho người già tình nguyện làm việc cho các tổ chức chính trị? Kiểm tra câu trả lời của bạn bằng dữ liệu nghiên cứu ở cuối chương này. Một cách phổ biến dành cho người lớn đã nghỉ hưu trong việc duy trì liên lạc với cộng đồng là tình nguyện. Người già báo cáo rằng họ tình nguyện tự giúp mình giải quyết các chuyển tiếp trong cuộc sống (Adlersberg & Thorne, 1990), để cung cấp phục vụ cho người khác (Hudson, 1996), và để duy trì tương tác xã hội và cải thiện cộng đồng của mình (Morrow-Howell & Mui, 1989). Có nhiều cơ hội dành cho người nghỉ hưu giúp đỡ người khác. Một cơ quan liên bang, ACTION, quản lý bốn chương trình của hàng trăm chi nhánh ở địa phương: Ông bà nuôi, bạn đồng hành lớn tuổi, Chương trình tình nguyện viên đã nghỉ hưu (RSVP), và Đạo quân Giám đốc điều hành đã nghỉ hưu phục vụ (SCORE). Gần một nửa số người lớn tuổi từ 65 - 74 tình nguyện phục vụ trong một số cách với mức độ tham gia chủ yếu ở những người trên tuổi 80 (Chambré, 1993).

Những tỷ lệ này tượng trưng cho sự gia tăng hơn 400% từ giữa thập niên 1960, lúc ấy trong số 10 người già chỉ có 1 tham gia công việc tình nguyện. Điều gì giải thích cho sự gia tăng khổng lồ này?

Một số yếu tố có thể là nguyên nhân như sau (Chambré, 1993): nhận thức chung về kỹ năng và hiểu biết mà người già cung cấp được cải thiện, tái định nghĩa tính chất và giá trị của những cơ hội mở rộng dành cho người tham gia công tác tình nguyện. Căn cứ vào xu hướng nhân khẩu học với số lượng gia tăng và trình độ văn hóa của người già (được đề cập trong Chương 13), thậm chí người ta còn nghĩ trong vài thập niên tới tỷ lệ tình nguyện còn cao hơn nữa (Chambré, 1993). Đây là cách để xã hội tận dụng nguồn tài nguyên khổng lồ có ở người già.

TỰ KIỂM TRA

1. Một cách hữu dụng để nhận xét sự nghỉ hưu là như một …

2. Lý do phổ biến nhất để người ta nghỉ hưu là …

3. Nói chung, hầu hết những người nghỉ hưu đều … với sự nghỉ hưu.

4. Nhiều người nghỉ hưu vẫn liên lạc với cộng đồng của mình bằng …

5. Sử dụng thông tin từ Chương 11 về sự phát triển nghề nghiệp, hãy mô tả phát triển nghề nghiệp kết hợp với sự nghỉ hưu.

Trả lời: (1) quá trình phức tạp qua đó người ta dần dần rút khỏi việc làm, (2) bằng chọn lựa, (3) hài lòng, (4) tình nguyện.


IV. BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH KHI VỀ GIÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Bạn bè và gia đình đóng vai trò gì khi về già?

- Hôn nhân của người già như thế nào?

- Chăm sóc cơ bản cho bạn đời như thế nào?

- Người ta thích ứng với cảnh góa chồng ra sao? Nam và nữ khác nhau như thế nào?

- Những vấn đề đặc biệt gì liên quan đến tư cách làm ông bà cố?



Bạn bè và gia đình khi về già

- Bạn bè và anh chị em ruột

- Hôn nhân

- Chăm sóc bạn đời

ALMA lấy Charles được 46 năm. Cho dù ông mất cách đây 20 năm, nhưng Alma vẫn còn nói chuyện về ông như thể ông mới mất trong thời gian gần đây. Alma vẫn còn buồn trong những ngày đặc biệt chẳng hạn như những ngày lễ kỷ niệm, ngày giỗ hoặc ngày sinh của Charles hoặc ngày ông mất. Alma kể với mọi người rằng bà và Chuck, bà thường gọi ông bằng tên này, đã có một cuộc hôn nhân tuyệt vời và bà vẫn còn nhớ ông da diết cho dù ông đã mất 20 năm.

Đối với người già như Alma, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là mối quan hệ. Trong phần này, chúng ta tìm hiểu nhiều mối quan hệ mà người già đang có. Cho dù đó là tình bạn hoặc ràng buộc gia đình, việc có mối quan hệ với người khác là những gì buộc chúng ta phải liên lạc. Vì thế, khi vợ chồng cần sự chăm sóc, không có gì ngạc nhiên khi vợ chồng tận tụy chăm sóc cho nhau. Góa phụ như Alma luôn cảm thấy gần gũi với người chồng quá cố. Đối với số lượng người già ngày càng tăng, việc trở thành tư cách ông bà cố là một thời gian đầy phấn khích.

Chúng ta đã biết qua suốt sách giáo khoa này cuộc sống của chúng ta được định hình và chia sẻ qua sự bầu bạn với người khác ra sao. Từ hộ tống xã hội dùng để biểu thị một nhóm người đi cùng chúng ta trong suốt cuộc đời, hỗ trợ chúng ta trong những lúc vui buồn. Nhất là đối với người già, hộ tống xã hội cũng cung cấp một nguồn khẳng định người già là ai và người già có ý nghĩa gì đối với người khác (Antonucci, 1985).

Một số nghiên cứu chứng minh rằng quy mô hộ tống xã hội và lượng hỗ trợ mà hộ tống xã hội này cung cấp không khác biệt trong nhiều thế hệ, kết quả cũng áp dụng được nhiều cho người trưởng thành Mỹ gốc Tây Ban Nha (Levitt, Weber, & Guacci, 1993b). Không có sự khác biệt độ tuổi càng xác nhận kết luận rằng bạn bè và gia đình là những khía cạnh cần thiết trong cuộc sống của mọi người lớn.



BẠN BÈ VÀ ANH CHỊ EM RUỘT

Khi về già một số thành viên trong hệ thống xã hội của một người có bạn kéo dài vài thập niên. Nghiên cứu luôn nhận thấy sự hài lòng trong cuộc sống của người già hầu như không liên quan đến số lượng hoặc chất lượng của mối quan hệ với các thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình, nhưng tương quan mật thiết với số lượng và chất lượng trong tình bạn của họ (Essex & Nam, 1987; Fehr, 1996). Tại sao? Điều rõ ràng là bạn bè là những người tin cậy để tâm sự và cũng là nguồn hỗ trợ mà con, cháu trai, cháu gái, chẳng hạn, thường không làm được. Cả hai người bà của Charlie Brown trong truyện tranh là minh họa về người già vẫn thích kết bạn.



Tình bạn

Chất lượng của tình bạn khi về già đặc biệt quan trọng (Matthews, 1996). Có ít nhất một người bạn thân thiết hoặc người để tâm sự tạo ra vật đệm chống lại sự mất mát vai trò và tình trạng thường đi kèm theo tuổi già, như sự nghỉ hưu hoặc cái chết của một người thân yêu (Antonucci, 1985; Matthews, 1996). Các mẫu tình bạn ở người già thường phản ánh những vật đệm này trong đầu tuổi trưởng thành được mô tả trong Chương 10 (Fehr, 1996). Nghĩa là, phụ nữ có nhiều tình bạn và thân mật hơn nam. Như đã nêu, những khác biệt này giúp giải thích tại sao phụ nữ có vị trí thuận lợi hơn trong việc giải quyết các căng thẳng trong đời sống. Nhất là các góa phụ thường tận dụng hệ thống tình bạn, họ kết bạn nhiều hơn số phụ nữ đã kết hôn, phụ nữ chưa hề kết hôn hoặc nam giới (Hatch & Bulcroft, 1992).

Nói chung, người già có ít mối quan hệ với người khác nói chung và phát triển ít mối quan hệ mới hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn hoặc ở tuổi trung niên (Carstensen, 1995). Sự giảm sút về số lượng này không đơn thuần phản ánh sự đánh mất mối quan hệ do cái chết hoặc do các lý do khác. Đúng ra, thay đổi phản ánh một quá trình phức tạp hơn (Carstensen, 1993, 1995). Quá trình này, được gọi là tính chọn lọc cảm xúc xã hội, ngụ ý rằng tiếp xúc xã hội được thúc đẩy bằng nhiều mục tiêu, bao gồm tìm kiếm thông tin, khái niệm về cái tôi và điều tiết cảm xúc. Mỗi mục tiêu trong số này khác nhau trong những thời điểm khác nhau, dẫn đến các hành vi xã hội khác nhau. Chẳng hạn, tìm kiếm thông tin thường dẫn đến việc làm quen với nhiều người hơn trong khi điều tiết cảm xúc dẫn đến sự chọn lựa bạn bè trong xã hội, thích quen với những người quen thuộc hơn.

Khuynh hướng sau giúp giải thích tại sao người già thường thích bạn bè mình quen biết trong nhiều năm và thường không muốn quen bạn mới (Antonucci, 1985). Bạn cũ có thể chia sẻ các khía cạnh trong quá khứ mà người trưởng thành nhỏ tuổi hơn hoàn toàn không biết. Thật đáng buồn, bạn bè mình yêu mến có thể sức khỏe yếu kém, nên khó liên lạc được (Rawlins, 1992). Để duy trì tình bạn, nhiều người già sử dụng điện thoại hoặc thư từ và hiện nay sử dụng email ngày càng tăng.



Mối quan hệ anh chị em ruột

Đối với nhiều người già giống như trong ảnh chụp trang 614, sở thích tình bạn dài hạn có thể giải thích mong muốn của người già muốn giữ liên lạc với anh chị em ruột. Ở những người trên tuổi 60, 83% báo cáo rằng họ cảm thấy gần gũi, thân mật với ít nhất một người anh hoặc một người chị (Dunn, 1984). Ngoài sự thân mật ra, các khía cạnh khác trong tình bạn anh chị em ruột bao gồm sự quan tâm lẫn nhau, tiếp xúc thường xuyên, đố kỵ và oán giận. Năm loại mối quan hệ ở anh chị em ruột người già được nhận dạng như sau (Gold, Woodbury, & George, 1990):

- Mối quan hệ anh chị em ruột thân mật, mang đặc điểm mức độ thân mật và quan tâm cao, nhưng mức độ đố kỵ và oán giận thấp.

- Mối quan hệ anh chị em ruột tương đắc, mang đặc điểm mức độ thân mật và quan tâm cao, mức độ tiếp xúc trung bình, mức độ đố kỵ và oán giận tương đối thấp.

- Mối quan hệ anh chị em ruột trung thành, mang đặc điểm mức độ thân mật, quan tâm và tiếp xúc trung bình, mức độ đố kỵ và oán giận tương đối thấp.

- Mối quan hệ anh chị em ruột thấu cảm, mang đặc điểm các mức độ thấp trên mọi khía cạnh.

- Mối quan hệ anh chị em ruột thù địch, mang đặc điểm mức độ quan tâm và oán giận tương đối cao, ở các khía cạnh còn lại mức độ tương đối thấp.

Tần số tương đối của năm loại mối quan hệ anh chị em ruột này được thể hiện trong hình vẽ bên dưới. Như bạn thấy, mối quan hệ tương đắc và trung thành mang đặc điểm chiếm gần 2/3 trong tất cả các cặp anh chị em ruột lớn tuổi. Ngoài ra, có vẻ như anh chị em ruột Mỹ gốc Phi lớn tuổi hơn đều có mối quan hệ thấu cảm hoặc thù địch với anh chị em ruột của mình ít hơn người Mỹ gốc Âu lớn tuổi gần 5 lần (4,5% đối với người Mỹ gốc Phi so với 22% đối với người Mỹ gốc Âu; Gold, 1990). Đôi khi, mối quan hệ anh chị em ruột thù địch khi về già có từ sự kình chống nhau giữa anh chị em ruột vào thời thơ ấu (Greer, 1992).

Khi các kết hợp anh chị em ruột khác nhau được xét riêng thì sự ràng buộc giữa chị em thường mạnh nhất, thường xuyên nhất và thân mật nhất (Cicirelli, 1980; Lee, Mancini, & Maxwell, 1990). Trái lại, anh em thường ít tiếp xúc hơn (Connidis, 1988). Người ta vẫn chưa rõ về mối quan hệ giữa anh - chị. Cho dù nhiều người già cuối cùng cũng chăm sóc hoặc sống chung với một trong số các anh chị em ruột của mình nhưng hầu như chúng ta chưa biết sự sống chung này có tác dụng tốt như thế nào.

Rõ ràng, có những lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ anh chị em ruột. Điều này thật là không may, khi anh chị đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong suốt cuộc đời.



HÔN NHÂN

Lucia nói, "thật là tuyệt vời khi tôi 72 tuổi nhưng vẫn lấy chồng được. Cũng thật tuyệt khi có Juan bên cạnh để chia sẻ chuyện vui buồn và chưa nói ra anh ấy cũng hiểu tôi muốn nói gì". Lucia và Juan điển hình trong hầu hết các cặp vợ chồng kết hôn khi lớn tuổi. Sự hài lòng trong hôn nhân cải thiện một khi con cái ở riêng và vẫn còn khá cao ở các cặp vợ chồng lớn tuổi (Lee, 1988; Pearson, 1996). Một nghiên cứu nhận thấy 80% số cặp vợ chồng kết hôn ít nhất 50 năm khi nhớ lại cuộc hôn nhân của mình thường cho rằng mình hạnh phúc từ ngày cưới cho đến nay (Sporakowski & Axelson, 1984).

Các cặp vợ chồng kết hôn lớn tuổi cho thấy một số khác biệt cụ thể với các cặp vợ chồng ở tuổi trung niên (Levenson, Carstensen, & Gottman, 1993). Các cặp vợ chồng lớn tuổi ít mâu thuẫn trong hôn nhân hơn và khả năng thích thú nhiều hơn, có khả năng tương tự theo nghĩa sức khỏe tâm thần và cơ thể, thể hiện sự khác biệt giới tính ít hơn trong các nguồn thích thú. Tóm lại, hầu hết các cặp vợ chồng đã kết hôn lớn tuổi đều phát triển nhiều cách thích nghi để tránh mâu thuẫn và làm cho tương đồng với nhau nhiều hơn. Nói chung, sự hài lòng trong hôn nhân ở các cặp vợ chồng lớn tuổi vẫn còn cao cho đến khi vấn đề sức khỏe bắt đầu cản trở mối quan hệ (Gilford, 1984; Pearson, 1996).


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương