LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


ĐIỂM MỚI TRONG LẦN TÁI BẢN THỨ HAI



trang2/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72

ĐIỂM MỚI TRONG LẦN TÁI BẢN THỨ HAI

Trong lần tái bản này, chúng tôi bổ sung 2 điểm mới, cả hai dùng để minh họa các chủ đề quan trọng. Thứ nhất, Cận cảnh, mở đầu mỗi phần trong số bốn tiết chính của giáo trình bằng một tiểu luận ảnh chụp ngắn về sự phát triển của một cá nhân cụ thể rằng dải độ tuổi được đề cập trong phần ấy. Chẳng hạn, phi hành gia trở thành thượng nghị sĩ trở thành phi hành gia John Glenn được đề cập trong phần Cận cảnh mở đầu tiết Bốn. Trong khi cá nhân rất nổi tiếng và phi thường được nêu ra thì sự thành công của họ trong các giai đoạn đời sống khác nhau là minh họa cho sự phát triển con người suốt một đời.

Điểm mới thứ 2 trong lần tái bản này là kết thúc mỗi tiết trong số bốn tiết chính trong sách giáo khoa: Điểm qua sự phát triển: Tóm tắt bằng hình ảnh. Những mở rộng bằng hình ảnh này tóm tắt các tác động Sinh học, Tâm lý học và văn hóa xã hội góp phần phát triển qua niên đại được đề cập trong phần ấy. Bằng việc mô tả thật súc tích kết quả của những tác động này, rồi sau đó sử dụng hình ảnh tiêu biểu trong các chương vừa đề cập, Điểm qua sự phát triển củng cố các chủ đề phát triển Tâm sinh học xã hội chính trong mỗi phần thông qua gợi ý bằng hình ảnh.

ĐẶC ĐIỂM SƯ PHẠM

Trong số các khía cạnh quan trọng nhất của sách "Nghiên cứu về sự phát triển con người": Suốt cả quãng đời, (tái bản) là sự kết hợp đặc biệt các đặc điểm sư phạm, được thiết kế để giúp sinh viên tối đa hóa hiểu biết của mình.

* Kết hợp hình ảnh, nghệ thuật, đặc điểm, và từ khóa. Một trong điều đầu tiên bạn nhận thấy trong khi dàn trang là hình ảnh, bảng biểu và con số không có thuyết minh, nhưng được mô tả trực tiếp trong giáo trình. Tương tự, sáu đặc điểm vừa mô tả, thường được đặt riêng trong khung trong sách giáo khoa khác (khung sinh viên thường bỏ sót không đọc!) và được kết hợp trực tiếp vào trong thể văn tường thuật. Tiếp tục chủ đề tích hợp này, định nghĩa từ khóa được cung cấp trong bối cảnh tường thuật trong chương. Từ khóa được in bằng mực đỏ (điểm mới trong lần tái bản này) và các câu định nghĩa được in nghiêng. Sự tích hợp này có nghĩa là giúp sinh viên luôn tập trung, cung cấp sự trình bày phát triển con người trong suốt cuộc đời.

* Tính sư phạm trong từng tiết. Mỗi tiết quan trọng (mỗi Chương có 4 hoặc 5) được biên soạn kỹ lưỡng: mở đầu bằng một tập hợp mục tiêu nghiên cứu, minh họa, và tóm tắt nội dung trong tiết ấy, thông thường bao gồm một hay nhiều vấn đề cần suy nghĩ ngoài lề sách (điểm mới trong lần tái bản này), và kết thúc bằng một loạt câu hỏi gọi là Tự kiểm tra củng cố các yếu tố quan trọng của tiết.

* Tính sư phạm trong từng chương. Mỗi chương bắt dầu bằng bảng nội dung và phần Giới thiệu vắn tắt. Tiết Kết hợp tất cả lại với nhau tiếp theo sau tiết sau cùng của chương để nối kết các chủ đề chính trong chương lại với nhau (thường ám chỉ cá nhân được mô tả trong phần minh họa), và bao gồm Tóm tắt chi tiết (chia theo tiết), tiếp theo sau là liệt kê Từ khóa, và Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết. Đối với lần tái bản thứ hai, chúng tôi mở rộng Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết để bao gồm InfoTrac College Edition (thư viện đại học trực tuyến), một loạt Trang Web liên quan với nội dung của chương, được xem là tài nguyên bổ sung cho Trang web trung tâm nghiên cứu tâm lý học Wadsworth.

Tóm lại chúng tôi nghĩ rằng hệ thống sư phạm tích hợp của mình sẽ cung cấp cho sinh viên có được tất cả công cụ cần thiết để hiểu được tài liệu và thành công trong các kỳ thi.



TÀI LIỆU BỔ SUNG

Một dải rộng tài liệu bổ sung hiện có sẵn để dùng kèm với sách giáo khoa này:



Đối với Trợ giảng:

- Sổ tay dành cho trợ giảng, sổ tay dành cho trợ giảng trong lần tái bản do Jessica Miller, Đại học bang Mesa biên soạn, rất nhiều tư liệu bao gồm Mục tiêu hướng dẫn và chiến lược giảng dạy, Phác họa chương, Mục tiêu nghiên cứu, Công cụ mở rộng bài giảng, Hoạt động trong lớp, Câu hỏi khuyến khích suy nghĩ có phê phán, Hoạt động trang web, Kết hợp với InfoTrac College Edition và Phương tiện Video. Sổ tay dành cho trợ giảng cũng bao gồm hướng dẫn chuyển tiếp nhằm giúp trợ giảng dễ chuyển từ một giáo trình quan trọng sang dùng sách giáo khoa tái bản lần thứ hai của chúng tôi.

- Sổ tay điện tử dành cho trợ giảng. Sổ tay dành cho trợ giảng đang có sẵn (phiên bản Windows® và Macintosh®) bằng mã ASCII.

- Transparency Acetates. Khoảng 100 minh họa khái niệm đầy màu sắc được trình bày trong sách giáo khoa thuyết phục nhiều trợ giảng chấp nhận giáo khoa tái bản lần thứ hai.

- Electronic Transparencies. Một đĩa CD- ROM cung cấp trọn bộ kính ảnh phim đèn chiếu bằng màu cũng như có sẵn bản kính dương Acrobat.

- Hạng mục trắc nghiệm. Bradley Caskey và Richard Seefeldt, cả hình ảnh đều dạy ở Đại học Wisconsin-River Falls, đã soạn thảo ngân hàng dữ liệu cho lần tái bản. 120 câu hỏi có nhiều lời đáp có trong mỗi Chương, và mỗi câu được nhận biết bằng mục tiêu nghiên cứu, tham khảo số trang, phân loại (khái niệm, thực tế và ứng dụng), và mức độ khó. 10 hạng mục nhiều câu trả lời bổ sung được cung cấp và được nhận biết như những hạng mục có trong trang Web sách giáo khoa, trong đó sinh viên tham dự câu đố tương tác với thông tin phản hồi ngay lập tức.

- Công cụ trắc nghiệm học tập đẳng cấp thế giới Thomson. Hiện có sẵn cho cả hai Windows® và Macintosh®, Công cụ trắc nghiệm học tập đẳng cấp thế giới Thomson cung cấp một tập hợp hoàn chỉnh sự sáng tạo trắc nghiệm, phân phối cũng như công cụ quản lý lớp học bao gồm Trắc nghiệm đẳng cấp thế giới, Trắc nghiệm trực tuyến và phần mềm Quản lý đẳng cấp thế giới. Công cụ trắc nghiệm học tập đẳng cấp thế giới cho phép giáo sư soạn thảo trắc nghiệm dưới dạng in, đĩa mềm, đĩa cứng, LAN, hoặc Internet.

- InfoTracCollege Edition. Trợ giảng chấp nhận sách giáo khoa tái bản lần thứ hai này (cũng như sinh viên) sẽ tiếp cận cơ sở dữ liệu trực tuyến này với đầy đủ các bài khóa trích từ 900 ấn phẩm nổi tiếng.



Đối với sinh viên:

- Hướng dẫn nghiên cứu. Dea DeWolff thuộc Đại học Purdue và Terri Combs thuộc Đại học Indiana - Đại học Purdue, Indianapolis, đã xem lại Hướng dẫn nghiên cứu dùng kèm với sách giáo khoa tái bản lần thứ hai này. Hướng dẫn nghiên cứu cung cấp phác họa chi tiết trong chương, mục tiêu nghiên cứu, từ khóa, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi có nhiều lời đáp, câu hỏi tiểu luận, và câu trả lời tra khảo chéo số trang tương ứng trong giáo trình.

- Hướng dẫn nghiên cứu điện tử. Câu hỏi và trả lời trong hình thức tương tác được cung cấp trong Hướng dẫn nghiên cứu điện tử có sẵn ở dạng Windows và Macintosh.

- InfoTracCollege Edition. Sinh viên được trợ giảng yêu cầu sử dụng Sự phát triển con người: Suốt cả quãng đời, (tái bản) kèm theo InfoTrac College Edition có thể tiếp cận cơ sở dữ liệu trực tuyến 24/24. Cung cấp đầy đủ các bài khóa trích từ hơn 900 tạp chí chuyên ngành, InfoTrac College Edition - cung cấp nguồn có uy tín, được cập nhật hằng ngày.



Những người đã xem lại trong lần xuất bản đầu tiên

Polly Applefield: Đại học North Carolina ở Wilmington

Daniel R. Bellack: Cao đẳng kỹ thuật Trident

David Bishop: Cao đẳng Luther

Lanthan Camblin, Jr.: Đại học Cincinnati

Kenneth Elliott: Đại học Maine ở Augusta

Martha Ellis: Cao đẳng cộng đồng hạt Collin

Linda Flickinger: Cao đẳng cộng đồng hạt St. Clair

Steve Fulks: Đại học Tennessee

Rebecca Glover: Đại học North Texas

J. A. Greaves: Cao đẳng cộng đồng bang Jefferson

Patricia Guth: Cao đẳng cộng đồng hạt Westmoreland

Phyllis Heath: Đại học trung tâm Michigan

Myra Heinrich: Cao đẳng bang Mesa

Sandra Hellyer: Đại học Indiana - Đại học Purdue ở Indianapolis

Shirley-Anne Hensch: Đại học trung tâm Wisconsin

Thomas Hess: Đại học bang North Carolina

Kathleen Hurlburt: Đại học Massachusetts-Lowell

Heidi Inderbitzen: Đại học Nebraska Ở Lincoln

Sanford Lopater: Đại học Christopher Newport

Bill Meredith: Đại học Nebraska Ở Omaha

Maribeth Palmer-King: Cao đẳng cộng đồng Broome

Harve Rawson: Cao đẳng Franklin

Virginia Wyly: Đại học bang New York Cao đẳng Ở Buffalo



Những người đã xem lại trong lần tái bản thứ hai:

Gary L. Alien: Đại học South Carolina

Ann MB Austin: Đại học bang Utah

David Bishop: Cao đẳng Luther

Elizabeth M. Blunk: Đại học Tây Nam bang Texas

Josette Bonewitz: Đại học Vincennes

Lanthan D. Camblin, Jr.: Đại học Cincinnati

Shelley M. Drazen: SUNY, Binghampton

Kenneth Elliott: Đại học Maine, Augusta

Nolen Embry: Cao đẳng cộng đồng Lexington

James J. Garbarino: Đại học Cornell

Catherine Hackett Renner: Đại học Tây Chester

Sandra Hellyer: Đại học Indiana - Đại học Purdue ở Indianapolis

John Klein: Cao đẳng bang Castleton

Wendy Kliewer: Đại học khối thịnh vượng chung Virginia

Nancy Macdonald: Đại học South Carolina, Sumter

Lisa McGuire: Cao đẳng Allegheny

Martin D. Murphy: Đại học Akron

John Pfister: Cao đẳng Dartmouth

Bradford Pillow: Đại học Bắc Illinois

Gary Popoli: Cao đẳng cộng đồng Hartford

Robert Poresky: Đại học bang Kansas

Joseph M. Price: Đại học bang San Diego

Rosemary Rosser: Đại học Arizona

Timothy O. Shearon: Cao đẳng Albertson ở Idaho

Marcia Somer: Đại học Hawaii - Cao đẳng cộng đồng Kapiolani

Nanci Stewart Woods: Đại học bang Austin Peay

Anne Watson: Đại học Tây Virginia

Fred A. Wilson: Đại học bang Appalache

Karen Yanowitz: Đại học bang Arkansas

Christine Ziegler: Đại học bang Kennesaw


GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
ROBERT V. KAIL

Robert V. Kail là giáo sư Tâm lý học ở Đại học Maryland, College Park. Ông học cao học ở Đại học Ohio Wesleyan và lấy bằng Tiến sĩ triết học ở Đại học Michigan. Kail hiện nay là phó biên tập "Tờ báo tâm lý học trẻ em thực nghiệm" và đồng chủ biên tập tạp chí "Tiến bộ trong phát triển và hành vi trẻ em". Ông nhận được Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ McCandless của Hiệp hội tâm lý Mỹ quốc, được Đại học Wesleyan Ohio tặng danh hiệu Sesquicentennial Alum-nus và là thành viên Hiệp hội Tâm lý học Mỹ quốc. Kail cũng viết sách "Sự phát triển trí nhớ ở trẻ em" và "Trẻ em và sự phát triển của trẻ em". Quan tâm nghiên cứu của ông là lĩnh vực phát triển nhận thức trong thời thơ ấu và tuổi thanh niên. Ngoài giờ làm việc ra, ông thích du lịch bằng máy bay, giải toán, làm huấn luyện viên đội bóng chày cho con gái và theo dõi con trai đã trưởng thành trong ngành kịch nghệ.



JOHN C. CAVANAUGH

John C. Cavanaugh là hiệu trưởng kiêm hiệu phó phụ trách vấn đề học thuật, cũng như là giáo sư tâm lý học ở Đại học North Carolina ở Wilmington. Ông nhận được bằng cao học ở Đại học Delaware, và bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Notre Dame. Cavanaugh là thành viên Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, Tổ chức tâm lý học Mỹ và Hội lão khoa Mỹ. Ông là thành viên trong Hội đồng giáo dục Mỹ, từng làm Chủ tịch Phân ban phát triển người lớn và người cao tuổi (Phân ban 20) của APA. Cavanaugh cũng viết sách "Sự phát triển người lớn và người cao tuổi". Quan tâm nghiên cứu của ông trong ngành nghiên cứu lão khoa về chăm sóc gia đình cũng như vai trò suy nghĩ trong thực hiện nhận thức của người cao tuổi. Ông thường du lịch, làm thơ, trong khi ăn sô-cô-la ngẫm nghĩ khả năng quản lý của James T. Kirk, Jean-Luc Picard, Kathryn Janeway, và Benjamin Sisko.


Phần mở đầu.


Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU
Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN
Phần 3. ĐẦU VÀ GIỮA TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Phần 4. VỀ GIÀ
TỪ VỰNG

Phần mở đầu. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Chương 1. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Chương 1. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần mở đầu.
I/ Cách sử dụng quyển sách này

- Công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu

- Thuật ngữ chuyên ngành

- Cách sắp xếp



II/ Suy nghĩ về sự phát triển

- Các vấn đề thường gặp trong sự phát triển con người

- Các tác động cơ bản trong sự phát triển con người: Khuôn khổ Tâm sinh học xã hội

III/ Thuyết phát triển

- Thuyết tâm lý động học

- Thuyết tập quen

- Thuyết phát triển nhận thức

- Tiếp cận Sinh thái học và các hệ thống

- Thuyết cuộc đời và chu kỳ đời sống

- Bức tranh toàn cảnh

IV/ Tiến hành nghiên cứu phát triển

- Đánh giá nghiên cứu phát triển con người

- Các thiết kế chung cho nghiên cứu

- Các thiết kế cho nghiên cứu sự phát triển

- Hướng dẫn nghiên cứu hợp đạo đức

- Thông báo các kết quả nghiên cứu



Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Bạn sắp bắt đầu cuộc hành trình đầy thú vị. Trong quá trình này, bạn sẽ có dịp hỏi một số câu cơ bản nhất: đời sống bắt đầu như thế nào? Bạn xuất phát từ đơn bào ra sao, cho đến khi thành người lớn phát triển đầy đủ như hôm nay bằng cách nào? Bạn sẽ đi hết cuộc đời có giống hay khác với bây giờ? Bạn tác động đến đời sống của người khác ra sao? Họ có ảnh hưởng gì đối với bạn? Các vai trò khác nhau trong suốt cuộc đời bạn — trẻ em, vị thành niên, kết bạn, bạn đời, bố mẹ, lao động, ông bà - định hình sự phát triển của bạn ra sao? Chúng ta đối phó với cái chết của chính mình và của người khác ra sao?

Đây là minh họa vấn đề hình thành cơ sở khoa học về sự phát triển con người, nghiên cứu nhiều môn học về sự thay đổi của con người và cách con người giữ nguyên không đổi qua thời gian. Trả lời những câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải dựa vào lý thuyết và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và tự nhiên, bao gồm Sinh học, Di truyền học, Hóa học, Y học, Tâm lý học, Xã hội học, Nhân khẩu học, Dân tộc học, Kinh tế học và Nhân chủng học. Khoa học nghiên cứu sự phát triển con người phản ánh tính độc đáo và phức tạp của mỗi người và kinh nghiệm của mỗi người, cũng như sự phổ biến và các mẫu thường gặp ở con người. Trong tư cách một ngành khoa học, sự phát triển con người được hình thành vững chắc trong lý thuyết và nghiên cứu cũng như tìm hiểu hành vi con người.

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, có một số vấn đề bạn cần phải làm để tạo cho chuyến đi có giá trị hơn. Trong chương này, chúng tôi chọn ra lộ trình cần thiết để đưa chúng ta đi đúng hướng: cách sử dụng quyển sách này, khuôn khổ sắp xếp các lý thuyết và sự nghiên cứu các vấn đề thông thường và những ảnh hưởng đến sự phát triển, và những phương pháp các nhà phát triển thường sử dụng để khám phá. Chuẩn bị hành trang lên đường.

I. CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY
II. SUY NGHĨ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
III. THUYẾT PHÁT TRIỂN
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CÚU PHÁT TRIỂN
TÓM TẮT
TỪ KHÓA


  1. CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần mở đầu. à Chương 1. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Sự phát triển con người được soạn thảo dành cho các bạn sinh viên. Trong một vài trang tiếp theo sau, chúng ta mô tả một số đặc điểm quyển sách để giúp bạn dễ học hơn. Đừng bỏ qua tài liệu này, về lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian.

CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU

Mỗi chương bao gồm một số đặc điểm dễ phân biệt nhằm giúp bạn hiểu được tài liệu và sắp xếp cho việc học.

- Mỗi chương bắt đầu bằng cách nhìn khái quát chủ đề chính và phác họa chi tiết.

- Mỗi phần chính trong chương bắt đầu bằng một phác họa vắn tắt liệt kê các tiêu đề phụ quan trọng của tiết và một tập hợp mục tiêu nghiên cứu. Cũng có một minh họa ngắn gọn giới thiệu một trong các chủ đề được đề cập trong tiết ấy và cung cấp minh họa các vấn đề phát triển mà con người đang đối mặt.

- Khi các từ khóa được giới thiệu trong bài khóa, thường được in màu đỏ. Định nghĩa từ khóa được in nghiêng, giúp bạn dễ tìm và dễ học.

- Các bảng dữ liệu, các ảnh chụp và các truyện tranh được tích hợp trong bài viết thì khỏi phải tìm kiếm chúng ở các trang khác. Sự tích hợp này sẽ giúp bạn liên kết tài liệu hình ảnh với bài.

- Lý thuyết phát triển quan trọng được giới thiệu trong Chương 1, và được đề cập trong suốt bài.

- Các vấn đề phê phán được liệt kê ở ngoài lề. Những vấn đề này được thiết kế giúp bạn nối kết giữa các phần trong một chương hoặc trong các chương khác.

- Cuối mỗi phần đều có mục Tự kiểm tra, giúp bạn kiểm tra kiến thức của mình về các khái niệm quan trọng mà bạn vừa đọc. Câu hỏi tự kiểm tra có hai mục đích. Thứ nhất, chúng giúp bạn có cơ hội kiểm tra tại chỗ hiểu biết của mình đối với tài liệu. Thứ hai, vào những lúc câu hỏi liên kết tài liệu bạn vừa đọc với vấn đề, lý thuyết hoặc khuôn khổ tâm sinh học xã hội khác mà bạn đã đọc lúc đầu.

- Đặc điểm trong bài viết mở rộng hoặc nêu bật chủ đề cụ thể được kết hợp với phần còn lại của tài liệu. Quyển sách này bao gồm 6 loại đặc điểm khác nhau, mỗi đặc điểm được nhận biết bằng một biểu tượng dễ phân biệt. Liệt kê dưới đây mô tả các loại đặc điểm và thể hiện biểu tượng tương ứng.

NGHIÊN CỨU NỔI BẬT hoàn thiện công trình nghiên cứu cụ thể được đề cập trong bài và cung cấp nhiều chi tiết về thiết kế và phương pháp được sử dụng.

TRANH LUẬN HIỆN NAY đề cập đến các vấn đề gợi nhiều suy nghĩ cần phải thảo luận chi tiết.

NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT trong trường hợp nghiên cứu mẫu minh họa một vấn đề trong sự phát triển con người trong đời sống của một con người thật.

BẠN CÓ THỂ NGẠC NHIÊN cung cấp câu trả lời các câu hỏi thông thường về sự phát triển, thường dựa trên kinh nghiệm thường nhật. 

TỰ TÌM HIỂU cung cấp cách giúp bạn tự mình tìm hiểu các vấn đề về sự phát triển con người ở nơi bạn.

TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH mô tả cách sử dụng khuôn khổ Tâm sinh học xã hội để hiểu một vấn đề cụ thể trong sự phát triển như thế nào.

- Cuối mỗi chương bao gồm một số công cụ nghiên cứu đặc biệt. Kết hợp tất cả lại với nhau trở về mỗi họa tiết lặp lại chủ đề chính của chương. Tóm tắt được sắp xếp theo tiêu đề của phần chính cung cấp phần ôn lại khái niệm quan trọng trong chương. Kế đến là liệt kê từ khóa có trong chương. Ngoài ra còn có phần Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bao gồm tài liệu nên đọc và trang Web để bạn có thể tìm thấy thông tin về sự phát triển con người nhiều hơn.

Chúng tôi khuyến khích bạn nên tận dụng những công cụ học tập và nghiên cứu này khi đọc. Chúng tôi cũng chừa chỗ ngoài lề để bạn ghi chú, sao cho bạn dễ kết hợp bài với giáo trình và tài liệu học tập trên lớp.



THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Chúng tôi nói về thuật ngữ chuyên ngành đôi chút. Một số thuật ngữ chuyên ngành sẽ được dùng để ám chỉ các giai đoạn khác nhau trong quãng đời. Mặc dù bạn đã quen thuộc với thuật ngữ chuyên ngành, nhưng chúng tôi muốn giải thích rõ cách sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành này trong bài viết. Thuật ngữ chuyên ngành sau sẽ ám chỉ một dải độ tuổi cụ thể:

Trẻ sơ sinh: Mới sinh đến 1 tháng tuổi

Tuổi ẵm ngửa: 1 tháng đến 1 năm tuổi

Mới biết đi: 1 đến 2 tuổi

Trước khi đến trường: 2 đến 6 tuổi

Độ tuổi đi học: 6 đến 12 tuổi

Tuổi thanh niên: 12 đến 20 tuổi

Đầu tuổi trưởng thành: 20 đến 40 tuổi

Giữa tuổi trưởng thành: 40 đến 60 tuổi

Tuổi trưởng thành: khá già 60 đến 80 tuổi

Tuổi trưởng thành quá già: Từ 80 tuổi trở lên

Đôi lúc vì lý do đa dạng, chúng tôi sẽ dùng các thuật ngữ chuyên ngành khác ít có liên quan đến độ tuổi cụ thể, chẳng hạn như bé mới sinh, bé con và người già. Tuy nhiên, bạn có thể xác định độ tuổi cụ thể cho từng bối cảnh.

CÁCH SẮP XẾP

Tác giả các sách giáo khoa về sự phát triển con người luôn đối mặt với vấn đề quyết định như thế nào để sắp xếp tài liệu thành các phân mảnh có ý nghĩa trong suốt quãng đời. Quyển sách này được sắp xếp thành 4 phần: Sự phát triển trước khi sinh, tuổi ẵm ngửa, và đầu thời thơ ấu, tuổi đi học và tuổi thanh niên, đầu và giữa tuổi trưởng thành, cuối tuổi trưởng thành. Chúng tôi nghĩ rằng cách sắp xếp này đạt được 2 mục tiêu chính. Trước tiên, chia cuộc đời theo cách liên quan với các phân chia thường gặp trong đời sống hằng ngày. Thứ hai, nó cho phép quyển sách này đưa ra lời giải thích hoàn chỉnh về tuổi trưởng thành hơn các sách khác.

Vì một số vấn đề phát triển chỉ liên quan đến một vấn đề cụ thể trong quãng đời, nên một số chương được sắp xếp bao quanh độ tuổi cụ thể. Nói chung, bài viết bắt đầu bằng sự thụ thai và tiếp tục qua thời thơ ấu, tuổi thanh niên, tuổi trưởng thành, tuổi già rồi chết. Nhưng vì một số quá trình phát triển dàn trải qua các giai đoạn rất dài, nên một số chương được sắp xếp quanh các chủ đề cụ thể.

Phần I bao gồm sự phát triển trước khi sinh, tuổi ẵm ngửa và đầu thời thơ ấu. Ở đây chúng ta nhận thấy sự thừa kế gien hoạt động ra sao và môi trường trước khi sinh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con người ra sao. Trong 2 năm đầu đời, mức độ thay đổi trong cả hai lĩnh vực vận động và nhận thức rất đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ thủ đắc ngôn ngữ bằng cách nào và bắt đầu suy nghĩ về thế giới của mình ra sao nhanh đến mức đáng ngạc nhiên. Đầu thời thơ ấu cũng đánh dấu sự xuất hiện các mối quan hệ xã hội cũng như tìm hiểu vai trò và nhận dạng giới tính. Vào cuối giai đoạn này, trẻ rất thành thạo giống như một nhà tư tưởng, sử dụng ngôn ngữ theo cách tinh vi, và sẵn sàng chuyển tiếp sang giáo dục chính thức.

Phần II đề cập đến các năm từ tiểu học đến trung học. Vào giữa thời thơ ấu và tuổi thanh niên, kỹ năng nhận thức được hình thành ban đầu trong đời sống bao gồm mức độ giống như người lớn trong nhiều lĩnh vực. Gia đình và mối quan hệ bạn đồng tuổi phát triển. Trong tuổi thanh niên, ngày càng chú ý nhiều đến công việc, và hoạt động tình dục phát sinh. Thanh niên bắt đầu học cách đối mặt với các vấn đề khó khăn trong đời sống. Vào cuối giai đoạn này, người ta đang ở bên bờ tuổi trưởng thành chính thức. Cá nhân thông thường sử dụng logic và được giới thiệu cho biết hầu hết các vấn đề mà người lớn thường gặp.

Phần III đề cập từ đầu tuổi trưởng thành đến tuổi trung niên. Trong giai đoạn này, hầu hết mọi người đạt được cách suy nghĩ cao cấp nhất, đạt đến sự hoạt động đỉnh cao, hình thành mối quan hệ mật thiết, lập gia đình của chính mình, bắt đầu và tiến bộ trong nghề nghiệp, kiểm soát để cân bằng nhiều vai trò mâu thuẫn, và bắt đầu đương đầu với tuổi già. Qua những năm này, nhiều người thoát ly gia đình, và con họ cũng ra riêng. Mối quan hệ với bố mẹ được định nghĩa lại, và cảm thấy áp lực giữa thế hệ lớn tuổi với thế hệ nhỏ tuổi. Vào cuối giai đoạn này, hầu hết mọi người chuyển tiêu điểm từ thời điểm sinh ra đời cho đến lúc chết.

Phần IV đề cập các thập niên sau cùng của cuộc đời. Thay đổi Sinh học, cơ thể, nhận thức và xã hội cùng với tuổi già hiện rõ. Mặc dù nhiều thay đổi phản ánh sự giảm sút, nhiều khía cạnh khác của tuổi già tượng trưng các yếu tố tích cực: hiểu biết, nghỉ hưu, tình bạn và mối quan hệ gia đình. Chúng ta kết thúc phần này, và bài viết bằng thảo luận phần cuối cuộc đời. Thông qua sự suy nghĩ về cái chết, thêm lần nữa chúng ta có thêm hiểu biết bổ sung về ý nghĩa đời sống và sự phát triển con người.

Chúng tôi mong rằng cách sắp xếp và đặc điểm nghiên cứu của bài viết có ích cho bạn — giúp bạn dễ hiểu về sự phát triển con người hơn. Nói chung, quyển sách này nói về câu chuyện đời sống của con người, và mục tiêu chính là hiểu được câu chuyện ấy.




II. SUY NGHĨ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần mở đầu. à Chương 1. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Mục tiêu nghiên cứu

- Các vấn đề phát triển cơ bản mà các học giả đề cập trong suốt lịch sử là gì?

- Các tác động cơ bản trong khuôn khổ Tâm sinh học xã hội là gì? Việc định thời điểm của những tác động này tạo sự khác biệt trong tác động ra sao?

- Suy nghĩ về sự phát triển

- Các vấn đề thường gặp trong sự phát triển con người

- Các tác động cơ bản trong sự phát triển con người: Khuôn khổ Tâm sinh học xã hội

SAVIER SUAREZ cười toe toét khi lần đầu tiên ẵm đứa cháu trai mới sinh. Trong đầu óc anh có rất nhiều suy nghĩ - Ricardo lớn lên như thế nào? Hàng xóm nghèo nơi họ sống ngăn cản không cho anh phát huy tiềm năng của mình? Trong gia đình anh có gien sức khỏe kém có di truyền cho đời sau hay không? Cuộc đời của Ricardo lớn lên như một Chicano ở Mỹ khác với chính Javier ở Mexico ra sao?

Giống như nhiều người ông khác, Javier tự hỏi cháu trai của mình sẽ có tương lai ra sao. Vấn đề anh đặt ra rất lý thú nhưng chúng còn quan trọng vì lý do khác: chúng là vấn đề chung trong sự phát triển con người làm đau đầu giới triết gia và các nhà khoa học trong hàng thế kỷ. Trong một vài trang tiếp theo sau, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề này, cho dù khía cạnh phát triển cụ thể có đang được khảo sát ở phương diện nào đi nữa.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương