LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


Lấy mẫu hành vi với công việc



trang6/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72

Lấy mẫu hành vi với công việc

Khi các nhà điều tra không thể trực tiếp quan sát một hành vi thì nên áp dụng một phương pháp thay thế khác là tạo ra công việc được cho là lấy mẫu hành vi mình quan tâm. Một công việc thường được dùng để đánh giá trí nhớ của người lớn tuổi là chuỗi chữ số: người lớn lắng nghe người nào đó đọc to một chuỗi chữ số. Sau khi nói xong chữ số sau cùng, họ phải lặp lại chữ số đúng thứ tự. Ví dụ khác được thể hiện trong sơ đồ (bên trên), người ta yêu cầu đứa bé nhìn vào ảnh chụp và chỉ vào gương mặt nào là gương mặt hạnh phúc. Lời đáp của trẻ đối với loại công việc này rất có ích trong việc xác định khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ.

Tiếp cận này rất quen thuộc ở các nhà nghiên cứu phát triển con người chủ yếu vì nó tiện lợi. Vấn đề chính trong tiếp cận này là tính giá trị: công việc có cung cấp một mẫu thực tế của hành vi quan tâm không? Chẳng hạn, yêu cầu trẻ đánh giá cảm xúc từ ảnh chụp không thể có giá trị vì nó đánh giá quá thấp những gì họ làm trong đời thực. Bạn có thể nghĩ lý do tại sao điều này là một trường hợp không? Chúng tôi lưu ý một số lý do ở trang 63 ngay sau phần Tự kiểm tra.

Tự báo cáo

Tiếp cận sau cùng, tự báo cáo, là một trường hợp đặc biệt sử dụng công việc để đánh giá hành vi con người. Tự báo cáo đơn thuần là lời đáp của người đó cho những câu hỏi về chủ đề quan tâm. Khi câu hỏi ở hình thức viết thì báo cáo bằng miệng là bảng câu hỏi, khi câu hỏi ở dạng vấn đáp thì báo cáo bằng miệng là cuộc phỏng vấn. Trong cả hai hình thức, các câu hỏi nhằm tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của chủ đề mình quan tâm. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ rằng trẻ con là bạn bè với nhau khi chúng có chung một sự quan tâm, thì sau đó bạn có thể nói với những người tham gia nghiên cứu như sau:

Tom và Dave vừa quen nhau trong trường học. Tom thích đọc sách, thổi kèn clarinet trong dàn nhạc trong trường, không thích thể thao, còn Dave lại thích xem phim trên kênh MTV, lái xe vụng về, nhưng là ngôi sao trong đội bóng. Bạn có nghĩ Tom và Dave kết bạn với nhau không?

Những người tham gia sau đó sẽ quyết định, có lẽ sử dụng một thang đánh giá cho dù các cậu bé có kết bạn với nhau hay không.

Tự báo cáo rất hữu ích vì chúng trực tiếp dẫn đến thông tin về chủ đề mình quan tâm. Chúng cũng tương đối thuận tiện, nhất là khi chúng có thể được phân phát cho các nhóm đối tượng. Tuy nhiên, tự báo cáo đôi lúc không chính xác. Tại sao? Khi được hỏi về sự kiện trước đây có thể người ta không còn nhớ chính xác. Chẳng hạn, một người lớn tuổi khi được hỏi về những người bạn thời thanh niên của mình, ông ta không thể nhớ rõ các người bạn ấy. Đôi khi người ta trả lời không đúng do có thành kiến trong khi trả lời. Đối với nhiều câu hỏi, một số câu trả lời có thể chấp nhận nhiều hơn các câu trả lời khác. Người ta rất có khả năng chọn câu trả lời dễ được chấp nhận hơn là câu trả lời khó được chấp nhận. Chẳng hạn, nhiều người do dự khi thừa nhận rằng nói cho cùng họ không hề có bạn bè. Miễn là các nhà điều tra ghi nhớ những yếu điểm này, thì tự báo cáo là một công cụ có giá trị trong nghiên cứu sự phát triển con người.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨNếu bạn đang nghiên cứu người lớn ở tuổi trung niên đang chăm sóc bố mẹ già, quan sát có hệ thống, lấy mẫu hành vi bằng công việc và tự báo cáo có thuận lợi gì? ĐÁNH GIÁ HÀNH VI QUAN TÂM TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Phương pháp
Ưu điểm
Khuyết điểm
Quan sát có hệ thống

 

 



Quan sát tự nhiên

Để tìm hiểu hành vi con người trong bối cảnh tự nhiên

Khó áp dụng đối với hành vi dàn cảnh

Quan sát có cấu trúc

Có thể sử dụng để nghiên cứu hành vi hiếm xảy ra hoặc thường xảy ra trong bối cảnh riêng tư

Có thể không giá trị nếu bối cảnh cấu trúc làm sai lệch hành vi

Lấy mẫu hành vi bằng công việc

Thuận tiện – có thể sử dụng để nghiên cứu hầu hết các hành vi

Có thể không giá trị nếu công việc không lấy mẫu hành vi khi hành vi diễn ra tự nhiên

Tự báo cáo

Thuận tiện – có thể sử dụng để nghiên cứu hầu hết các hành vi

Có thể không giá trị vì người ta trả lời không đúng (do quên hoặc thành kiến trong câu trả lời)

Ba tiếp cận đánh giá được tóm tắt trong bảng (bên trên).

Sau khi các nhà nghiên cứu chọn một phương pháp, họ phải chứng minh rằng phương pháp đó vừa đáng tin vừa có giá trị. Tính đáng tin của một đánh giá là mức độ cung cấp một chỉ số đặc điểm nhất quán. Chẳng hạn, cách đánh giá tình bạn đáng tin ở mức độ cung cấp một dự đoán nhất quán về hệ thống tình bạn của một người mỗi lần cung cấp. Tất cả đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu phát triển con người phải được chứng minh là đáng tin, nếu không, không thể sử dụng được. Tính giá trị của một đánh giá ám chỉ liệu thực sự có đánh giá được những gì mà nhà nghiên cứu nghĩ rằng cần đánh giá hay không. Chẳng hạn, đánh giá tình bạn có giá trị chỉ khi nào được chứng minh đánh giá đúng tình bạn (chứ không phải tình yêu chẳng hạn). Tính giá trị thường được xác lập bằng cách chứng minh rằng đánh giá vấn đề có quan hệ mật thiết với cách đánh giá khác được biết là có giá trị. Vì có thể có một đánh giá đáng tin nhưng không giá trị (chẳng hạn cây thước là số đo chiều dài đáng tin nhưng trong tình bạn thì nó không định được giá trị), các nhà nghiên cứu phải bảo đảm rằng cách thức đánh giá của mình vừa giá trị lẫn đáng tin.

Trong sách này, bạn sẽ thấy nhiều nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra, bạn thường nhận thấy nghiên cứu cùng một chủ đề hoặc cùng một hành vi, sử dụng các phương pháp khác nhau. Nghĩa là mỗi tiếp cận sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau. Điều này có thể có giá trị đặc biệt: vì các tiếp cận đánh giá đều có ưu và khuyết điểm, tìm thấy cùng kết quả bất kể tiếp cận dẫn đến kết luận đặc biệt thuyết phục.

Lấy mẫu đại diện

Đánh giá cấu trúc cũng tùy thuộc vào người được kiểm tra. Các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến nhiều nhóm người rộng rãi gọi là dân số. Minh họa dân số như tất cả trẻ em Mỹ 7 tuổi hoặc tất cả ông bà người Mỹ gốc Phi. Hầu như tất cả nghiên cứu chỉ bao gồm một mẫu người vốn là một tập hợp con của dân số. Các nhà nghiên cứu phải chú ý rằng mẫu của mình thật sự đại diện cho dân số quan tâm. Một mẫu không đại diện có thể dẫn đến nghiên cứu không giá trị. Chẳng hạn, bạn có suy nghĩ gì về nghiên cứu tình bạn của người cao tuổi nếu bạn nghiên cứu một cái mẫu bao gồm toàn bộ những người lớn không có anh chị em ruột? Bạn hoàn toàn đúng khi quyết định rằng mẫu này không đại diện cho dân số người cao tuổi và vấn đề liệu kết quả của mẫu có áp dụng được cho người lớn có anh chị em ruột hay không.

Khi đọc tiếp, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện rằng phần lớn nghiên cứu chúng tôi mô tả được tiến hành với mẫu lấy ở người Mỹ gốc Âu thuộc giai cấp trung lưu. Những mẫu này có đại diện cho tất cả mọi người ở Mỹ không? Có đại diện mọi người trên thế giới không? Đôi khi không phải lúc nào cũng thế. Hãy cẩn thận không nên giả định rằng chứng cứ lấy từ nhóm này nhất định áp dụng được cho người ở các nhóm khác. Ngoài ra, một số vấn đề phát triển chưa được nghiên cứu trong tất cả các nhóm dân tộc và chủng tộc. Chẳng hạn, chính phủ Mỹ báo cáo không nhất quán số liệu thống kê về tất cả nhóm dân tộc.

Trong một nỗ lực lấy mẫu mang tính đại diện nhiều hơn, một số cơ quan liên bang hiện đang yêu cầu, bao gồm một số nhóm trừ phi có một lý do thuyết phục không nên làm như thế. Chẳng hạn, Viện y tế quốc gia yêu cầu, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em do họ tài trợ ngân quỹ nghiên cứu. Những bước này có thể thu được một quan điểm rộng hơn về quá trình phát triển. Cho đến khi chúng ta có mẫu đại diện trong tất cả nghiên cứu phát triển thì chúng ta không thể biết liệu một hiện tượng cụ thể chỉ áp dụng cho nhóm được nghiên cứu hay cho con người nói chung hơn.



CÁC THIẾT KẾ CHUNG CHO NGHIÊN CỨU

Sau khi chọn cách đánh giá chủ đề hoặc hành vi quan tâm, các nhà nghiên cứu kế tiếp phải đặt đánh giá này vào trong thiết kế nghiên cứu thu được kết quả thích hợp, có ích. Các nhà nghiên cứu sự phát triển con người dựa vào hai thiết kế chính trong hoạch định công trình của mình: nghiên cứu tương quan và nghiên cứu thực nghiệm.



Nghiên cứu tương quan

Trong nghiên cứu tương quan, các nhà điều tra xét các mối quan hệ giữa các biến số khi chúng tồn tại một cách tự nhiên trên thế giới. Trong nghiên cứu tương quan đơn giản nhất, một nhà nghiên cứu đánh giá hai biến số, sau đó xem chúng liên quan với nhau ra sao. Hãy hình dung một nhà nghiên cứu muốn kiểm tra khái niệm cho rằng người thông minh hơn có nhiều bạn hơn. Để kiểm tra khẳng định này, nhà nghiên cứu nên đánh giá hai biến số cho từng người trong mẫu. Mỗi biến số là số lượng bạn bè của người ấy, biến số còn lại là sự thông minh.

Kết quả của nghiên cứu tương quan thường được đánh giá bằng cách tính hệ số tương quan, viết tắt là r, thể hiện sức mạnh và chiều hướng quan hệ giữa hai biến số. Sự tương quan có thể dao động từ -1,0 đến 1,0 và phản ánh ba quan hệ khác nhau giữa trí thông minh và số lượng bạn:

- Khi r = 0, hai biến số hoàn toàn không liên quan nhau: trí thông minh không liên quan đến số lượng bạn bè người ta có.

- Khi r lớn hơn 0, điểm số liên quan tích cực: người thông minh thường có nhiều bạn hơn người không thông minh, nghĩa là càng thông minh thì càng có nhiều bạn.

- Khi r nhỏ hơn 0, điểm số liên quan nhau, nhưng nghịch đảo: người thông minh thường có ít bạn hơn người không thông minh, nghĩa là càng thông minh thì càng có ít bạn.

Một nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tương quan có thể xác định liệu các biến số có liên quan với nhau không. Tuy nhiên, thiết kế này không giải quyết vấn đề nhân quả giữa các biến số. Chẳng hạn, giả sử một nhà nghiên cứu tìm thấy sự tương quan giữa thông minh và số lượng bạn bè là 0,7. Điều này có nghĩa người thông minh hơn có nhiều bạn hơn người không thông minh. Bạn giải thích sự tương quan này như thế nào? Sơ đồ (bên trên) chứng minh rằng có ba cách giải thích. Có thể thông minh làm cho người ta có nhiều bạn hơn. Một giải thích khác là có nhiều bạn hơn làm cho người ta thông minh hơn. Giải thích thứ ba là không có biến số nào làm nguyên nhân, thay vào đó, thông minh và số lượng bạn là do biến số thứ ba tạo ra, nhưng biến số này không được đánh giá trong nghiên cứu. Có lẽ bố mẹ nhiệt tình giúp đỡ thường có con khi trưởng thành thông minh hơn và có nhiều bạn bè. Bất kỳ giải thích nào trong số này cũng có thể đúng. Chúng không thể phân biệt trong một nghiên cứu tương quan. Khi các nhà điều tra muốn lần ra nguyên nhân họ phải nhờ đến một thiết kế khác, nghiên cứu thực nghiệm.

Nghiên cứu thực nghiệm

Thực nghiệm là cách vận dụng các yếu tố quan trọng theo hệ thống mà các nhà điều tra nghĩ là nguyên nhân sinh ra một hành vi cụ thể. Yếu tố được vận dụng gọi là biến số độc lập, hành vi đang được quan sát gọi là biến số phụ thuộc trong nghiên cứu sự phát triển con người một thử nghiệm đòi hỏi nhà điều tra bắt đầu bằng một hay nhiều cách xử lý, tình huống hoặc sự kiện (biến số độc lập) được cho là ảnh hưởng đến hành vi. Sau đó người ta được chọn ngẫu nhiên cho các điều kiện khác nhau trong cách đối xử, sau đó chọn một cách đánh giá thích hợp (biến số phụ thuộc) dành cho tất cả người tham gia để xem liệu một hay nhiều cách đối xử có tác dụng mong đợi hay không. Vì mỗi người có cùng cơ hội được phân công mỗi điều kiện đối xử (định nghĩa phân công ngẫu nhiên), các nhóm sẽ như nhau ngoại trừ cách đối xử họ nhận được. Một sự khác biệt bất kỳ giữa các nhóm có thể qui vào cách đối xử có phân biệt mà người ta nhận được trong thí nghiệm chứ không phải qui vào các yếu tố khác. 



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨHãy mô tả một nghiên cứu tương quan khảo sát tác động của bài tập thể dục đối với sức khỏe của người lớn tuổi. Lúc này hãy mô tả một nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát cùng một chủ đề. Mỗi thiết kế có thuận lợi gì? Chẳng hạn giả sử một nhà điều tra nghĩ rằng lứa tuổi thanh niên có thể học hỏi từ một câu chuyện ngắn trong căn phòng yên tĩnh nhiều hơn trong căn phòng mở nhạc ầm ĩ. Sơ đồ (bên dưới) cho thấy chúng ta kiểm tra giả thuyết này như thế nào. Thanh niên đến nơi kiểm tra (có thể là phòng học trong trường học) ở đây họ đọc một truyện ngắn được viết cho việc học. Dựa vào phân công ngẫu nhiên, từng thanh niên đọc truyện hoặc trong phòng yên tĩnh hoặc trong căn phòng mở nhạc ầm ĩ. Nhạc ầm ĩ cũng một loại nhạc, mở cùng một dung lượng dành cho tất cả thanh niên trong điều kiện mở nhạc ầm ĩ. Tất cả những người tham gia đọc cùng một truyện trong hoàn cảnh giữ nguyên không đổi ngoại trừ có hoặc không có mở nhạc. Tất cả bọn họ có cùng thời gian đọc truyện, sau đó tham dự cùng một bài kiểm tra. Nếu điểm trong bài kiểm tra nói chung trong điều kiện yên tĩnh cao hơn điều kiện mở nhạc thì nhà điều tra sẽ tự tin cho rằng âm nhạc có ảnh hưởng không tốt đối với việc đọc truyện. Kết luận về nhân quả là điều có thể trong minh họa này vì vận dụng trực tiếp diễn ra trong điều kiện có kiểm soát.

Các nhà nghiên cứu sự phát triển con người thường tiến hành thí nghiệm trong bối cảnh giống như phòng thí nghiệm, vì điều này giúp họ kiểm soát hoàn toàn các biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Khuyết điểm trong nghiên cứu phòng thí nghiệm là hành vi quan tâm không được nghiên cứu trong bối cảnh tự nhiên của nó. Do đó, luôn có vấn đề kết quả có thể không giá trị vì chúng giả tạo - cụ thể đối với bối cảnh phòng thí nghiệm và không đại diện cho hành vi trong "thế giới thật".

Mỗi thiết kế nghiên cứu được các nhà theo thuyết Phát triển sử dụng đều có điểm mạnh và điểm yếu. Không có phương pháp nào tốt nhất. Do đó, không có cuộc điều tra duy nhất nào có thể giải quyết vấn đề một cách dứt khoát. Các nhà nghiên cứu hiếm khi dựa vào một nghiên cứu hoặc thậm chí một phương pháp để đi đến kết luận. Thay vào đó, họ thích tìm chứng cứ hội tụ từ nhiều loại nghiên cứu khác nhau càng nhiều càng tốt.

CÁC THIẾT KẾ CHO NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN

Đôi khi nghiên cứu sự phát triển con người được nhắm vào một nhóm độ tuổi duy nhất, chẳng hạn như sinh viên trong nghiên cứu tác động của âm nhạc đối với việc học. 

Hoặc chúng ta có thể nghiên cứu việc lập kế hoạch nghỉ hưu ở những người 55 tuổi hoặc sự thỏa mãn trong hôn nhân ở các đôi vợ chồng đã kết hôn 25 năm. Trong từng trường hợp trong số này, sau khi một nhà điều tra quyết định cách đánh giá hành vi đáng quan tâm và liệu nghiên cứu là nghiên cứu tương quan hay nghiên cứu thực nghiệm, thì nhà điều tra có thể trực tiếp đi đến bước cuối cùng - xác định xem nghiên cứu có mang tính đạo đức hay không. Tuy nhiên phần lớn nghiên cứu sự phát triển con người liên quan đến những thay đổi đang diễn ra khi con người phát triển. Trong những trường hợp này, các nhà điều tra phải chọn một trong hai thiết kế giúp họ khảo sát sự phát triển: nghiên cứu theo chiều dọc và nghiên cứu cắt ngang.

Nghiên cứu theo chiều dọc

Trong nghiên cứu theo chiều dọc, cùng một cá nhân được quan sát hoặc kiểm tra lặp đi lặp lại vào các thời điểm khác nhau trong đời sống của mình. Theo như tên gọi, tiếp cận theo chiều dọc bao gồm giải thích phát triển theo chiều dài, là cách trực tiếp hơn hết để quan sát sự phát triển đang diễn ra. Tiếp cận theo chiều dọc rất thích hợp khi nghiên cứu hầu hết bất kỳ khía cạnh nào trong quá trình phát triển. Quan trọng hơn, đây là cách duy nhất để trả lời một số câu hỏi về tính ổn định hoặc không ổn định của hành vi: chẳng hạn như tính ưa gây hấn, tính lệ thuộc hoặc tính hoài nghi được quan sát là đặc điểm ở tuổi ẵm ngửa hoặc đầu thời thơ ấu sẽ kéo dài cho đến tuổi trưởng thành không? Ảnh hưởng có lợi của việc đào tạo học thuật đặc biệt trong những năm trước khi đến tuổi đến trường sẽ kéo dài bao lâu? Chương trình tập thể dục thường xuyên bắt đầu ở tuổi trung niên có lợi khi về già không? Những câu như thế có thể được tìm hiểu chỉ bằng cách kiểm tra con người ở đỉnh điểm trong quá trình phát triển và sau đó tái kiểm tra họ vào cuối sự phát triển.

Tuy nhiên, tiếp cận này có bất lợi là thường xuyên làm nổi bật ưu điểm. Bất lợi thấy rõ là chi phí: chi phí có thể rất cao trong việc chỉ duy trì một mẫu cá nhân quá rộng. Vấn đề liên quan là tính không đổi của mẫu trong quá trình nghiên cứu. Kinh nghiệm cho thấy thật khó giữ được tiếp xúc với con người trong nhiều năm (đến tận vài thập niên trong nghiên cứu theo chiều dọc!) trong một xã hội luôn thay đổi. Và thậm chí ở những người không thay đổi chỗ ở, thì một số mất đi sự quan tâm và không tiếp tục tham gia. Những "người rút lui" này thường khác biệt rất nhiều so với bạn đồng tuổi có tinh thần nghiên cứu nhiều hơn và thực tế này cũng làm sai lệch kết quả. Chẳng hạn, một nhóm người lớn tuổi trông có vẻ ổn định về mặt trí năng khi về già. Tuy nhiên, những gì có thể xảy ra là những người nhận thấy kiểm tra ban đầu là khó khăn thường không tham gia nữa, do đó làm tăng số trung bình của nhóm lên trong vòng sau.

Thậm chí nếu mẫu giữ nguyên không đổi thì người tham dự cùng một bài kiểm tra nhiều lần sẽ "thuộc lòng bài kiểm tra". Cải thiện qua thời gian có thể qui vào sự phát triển khi đó thực sự bắt nguồn từ thực tế bằng một bài kiểm tra cụ thể. Thay đổi bài kiểm tra từ năm này sang năm khác sẽ giải quyết vấn đề thực hành nhưng nêu bật vấn đề làm cách nào so sánh câu trả lời với các bài kiểm tra khác nhau. Vì vấn đề này và vấn đề khác có trong phương pháp theo chiều dọc, các nhà nghiên cứu sự phát triển con người thường sử dụng nghiên cứu cắt ngang.



Nghiên cứu cắt ngang

Trong nghiên cứu cắt ngang, những khác biệt phát triển được nhận dạng bằng cách kiểm tra con người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong nghiên cứu. Sự phát triển được mô tả bằng sơ đồ bằng cách nêu rõ sự khác nhau giữa cá nhân thuộc nhiều độ tuổi ở cùng thời điểm như nhau trong thời gian niên lịch. Tiếp cận cắt ngang tránh đưọc hầu hết các vấn đề thường gặp trong kiểm tra lặp đi lặp lại, đỡ phải ghi chép, lưu trữ hồ sơ tốn kém cũng như bị mất mẫu. Nhưng nghiên cứu cắt ngang cũng có nhược điểm. Vì con người được kiểm tra chỉ vào một thời điểm trong sự phát triển của mình nên chúng ta không biết gì về sự liên tục phát triển. Do đó, chúng ta không thể biết liệu một đứa bé 14 tuổi hay gây gỗ khi đến 30 có còn gây gỗ không vì người ta được kiểm tra ở tuổi 14 hoặc ở tuổi 30, chứ không phải được kiểm tra ở cả hai độ tuổi này.

Nghiên cứu cắt ngang cũng chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng tụ tập, nghĩa là sự khác nhau giữa các nhóm độ tuổi (tụ tập) dễ dẫn đến kết quả từ các sự kiện môi trường cũng như từ quá trình phát triển. Trong một nghiên cứu cắt ngang đơn giản thông thường chúng ta so sánh con người ở hai nhóm độ tuổi. Nếu chúng ta nhận thấy sự khác biệt, thì qui chúng vào sự khác biệt trong độ tuổi nhưng điều này không cần thiết. Tại sao? Nghiên cứu cắt ngang cho rằng khi người già trẻ lại thì họ giống như người trong nhóm độ tuổi trẻ hơn. Không phải lúc nào cũng đúng, và điều này có thể là nguyên nhân tạo ra những khác biệt giữa các nhóm chứ không phải sự khác biệt độ tuổi. Một ví dụ của ảnh hưởng tụ tập có thể phát xuất từ một nghiên cứu đánh giá tính sáng tạo ở đầu tuổi trưởng thành và độ tuổi trung niên. Nếu thanh niên được cho là có nhiều tưởng tượng hơn người ở độ tuổi trung niên thì chúng ta có nên kết luận rằng tưởng tượng giảm sút giữa những độ tuổi này không? Không hẳn. Có lẽ, một môn học mới nuôi dưỡng tính sáng tạo sẽ được dành cho những người sau độ tuổi trung niên. Vì thanh niên đã học qua môn này nhưng người lớn độ tuổi trung niên thì chưa, sự khác nhau giữa họ rất khó giải thích.

Khi hai thiết kế nghiên cứu chung được thể hiện trong bảng (trang 61) kết hợp với hai thiết kế mang tính độc đáo trong nghiên cứu sự phát triển thì có thể có 4 thiết kế kiểu chuẩn: nghiên cứu tương quan cắt ngang, nghiên cứu thực nghiệm cắt ngang, nghiên cứu tương quan theo chiều dọc, và nghiên cứu thực nghiệm - theo chiều dọc. Bạn sẽ đọc từng thiết kế trong số này trong quyển sách này mặc dù hai thiết kế cắt ngang diễn ra thường xuyên hơn hai thiết kế theo chiều dọc. Tại sao? Đối với hầu hết những người theo thuyết Phát triển, việc dễ tiến hành nghiên cứu cắt ngang bù cho hạn chế của chúng.

Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển ở người lớn và người cao tuổi sử dụng một tiếp cận nghiên cứu khác, phức tạp hơn, gọi là thiết kế theo chuỗi, dựa trên thiết kế cắt ngang và thiết kế theo chiều dọc. Về cơ bản, thiết kế theo chuỗi bắt đầu bằng một thiết kế cắt ngang hoặc theo chiều dọc đơn giản, ở một số khoảng cách đều, dẫn đến một loạt những thiết kế này. Chẳng hạn, giả sử một nhà nghiên cứu muốn biết khả năng nhớ của người lớn có thay đổi theo độ tuổi hay không. Một cách để làm điều này là phải theo dõi nhiều nhóm người có độ tuổi khác nhau qua thời gian, tạo ra một chuỗi nghiên cứu theo chiều dọc. Khởi đầu sẽ là một nghiên cứu cắt ngang thông thường kiểm tra những người 60 và 75 tuổi. Sau đó, cứ mỗi 3 năm, kiểm tra lại hai nhóm, tạo ra hai nghiên cứu theo chiều dọc riêng biệt.

Mặc dù thiết kế theo chuỗi tương đối hiếm vì tiến hành khá tốn kém nhưng chúng có một số lợi thế. Quan trọng nhất là chúng giúp giải quyết hầu hết các hạn chế được mô tả ban đầu về nghiên cứu cắt ngang và theo chiều dọc đơn giản. Chẳng hạn, thiết kế theo chuỗi giúp cô lập ảnh hưởng tụ tập, giúp xác định liệu thay đổi liên quan đến độ tuổi có phải là do người tham gia bỏ cuộc hoặc một số nguyên nhân khác. Chúng ta sẽ gặp các minh họa thiết kế theo chuỗi khi xét đến một số nghiên cứu rộng khảo sát các quá trình lão hóa thông thường trong chương 13.



THIẾT KẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Loại thiết kế
Định nghĩa
Ưu điểm
Khuyết điểm
Thiết kế chung

Tương quan

Quan sát biến số khi chúng đang tồn tại trên thế giới và xác định quan hệ của chúng.

Hành vi được đánh giá khi nó xảy ra một cách tự nhiên.

Không thể xác định nhân quả.

Thực nghiệm

Vận dụng biến số độc lập và xác định ảnh hưởng đối với biến số phụ thuộc.

Kiểm soát biến số cho phép rút ra kết luận nhân quả.

Nghiên cứu thường dựa vào phòng thí nghiệm, có thể giả tạo.

Thiết kế phát triển

Theo chiều dọc

Một nhóm người được kiểm tra lặp đi lặp lại khi họ phát triển.

Cách duy nhất để lập sơ đồ phát triển của cá nhân và nghiên cứu tính ổn định hành vi qua thời gian.

Tốn kém, người tham gia rút lui, kiểm tra lặp đi lặp lại làm sai lệch hoạt động.

Cắt ngang

Con người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau được kiểm tra cùng lúc.

Thuận tiện – giải quyết tất cả vấn đề có trong nghiên cứu theo chiều dọc.

Không thể nghiên cứu tính ổn định của hành vi, ảnh hưởng tụ tập làm phức tạp thêm giải thích về sự khác biệt giữa các nhóm.



HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU HỢP ĐẠO ĐỨC

Chọn một thiết kế nghiên cứu tốt bao gồm việc chọn ra một phương pháp cụ thể. Các nhà nghiên cứu phải xác định phương pháp họ hoạch định sử dụng có mang tính đạo đức hay không. Nghĩa là, khi thiết kế một công trình nghiên cứu, các nhà điều tra phải tiến hành theo cách không vi phạm quyền của những người tham gia nghiên cứu. Để xác nhận rằng mỗi dự án nghiên cứu đều có những sự bảo vệ này, các nhà điều tra phải trình bày nghiên cứu đề xuất của mình cho một hội đồng chuyên gia và đại diện cộng đồng xét duyệt chính thức trước khi thu thập dữ liệu bất kỳ. Chỉ khi nào được hội đồng này đồng ý họ mới bắt đầu nghiên cứu. Nếu hội đồng phản đối một số khía cạnh trong nghiên cứu đề xuất thì người nghiên cứu phải xem lại những khía cạnh ấy và nộp công trình đã chỉnh sửa cho hội đồng duyệt. Tương tự, mỗi lần một thành phần nghiên cứu thay đổi thì phải báo cho hội đồng xét duyệt để được sự đồng ý.

Để hướng dẫn xét duyệt, các tổ chức chuyên môn (chẳng hạn Hiệp hội Tâm lý học Mỹ) và các cơ quan chính phủ (chẳng hạn Viện y tế quốc gia) đều có qui định hạnh kiểm nêu cụ thể quyền của người tham gia nghiên cứu và quá trình bảo vệ những người tham gia này. Hướng dẫn cần thiết dưới đây được bao gồm trong tất cả những qui định này:

- Giảm tối thiểu rủi ro cho người tham gia nghiên cứu. Sử dụng phương pháp ít có khả năng gây tổn hại hoặc căng thẳng cho người tham gia nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu, giám sát quá trình để chắc chắn tránh được bất kỳ căng thẳng hoặc thương tổn không thể lường trước.

- Mô tả nghiên cứu cho người tham gia biết để họ quyết định mình có nên tham gia hay không. Phải nói rõ mục đích dự án cho người tham gia biết, yêu cầu họ nên làm gì, có rủi ro hoặc tổn hại gì không, họ nhận được phúc lợi gì, họ có thể rút lui bất kỳ lúc nào cũng được mà không bị phạt hay không, họ có được quyền kết thúc phỏng vấn vào cuối dự án hay không và các thông tin bất kỳ có liên quan nào khác mà hội đồng xét duyệt cho là thích hợp. Sau khi giải thích nghiên cứu, người tham gia như người trong ảnh (bên dưới) ký vào lá đơn ghi rằng họ hiểu mình sẽ làm gì trong nghiên cứu. Phải đặc biệt chú ý khi có sự tham gia của trẻ em và thanh niên cũng như người có tình trạng ảnh hưởng đến hoạt động chức năng trí tuệ (chẳng hạn bệnh Alzheimer, bị chấn thương sọ não nặng). Trong những trường hợp này, phải có sự đồng ý của bố mẹ, giám hộ hợp pháp, hoặc người có trách nhiệm khác, cùng với sự đồng ý của chính người tham gia.

- Hãy tránh lừa gạt, nếu người tham gia bị lừa thì phải giải thích rõ ràng về tính chất của thí nghiệm càng nhiều càng tốt. Cung cấp thông tin hoàn chỉnh về nghiên cứu trước đôi lúc tạo thành kiến hoặc làm sai lệch câu trả lời. Do đó, các nhà điều tra có thể cung cấp cho người tham gia thông tin từng phần về nghiên cứu hoặc thậm chí làm cho họ hiểu sai mục đích của nghiên cứu. Nên thực hiện càng nhiều càng tốt - thông thường sau khi thí nghiệm - một thông tin bất kỳ nào bị sai lệch cung cấp cho người tham gia nghiên cứu phải được điều chỉnh, và phải đưa ra lý do giải thích sự lừa gạt.

-Giấu hoặc bảo mật kết quả. Giấu kết quả nghiên cứu, nghĩa là dữ liệu về con người không thể liên kết với tên của họ. Khi không thể giấu tên được, thì nên bảo mật kết quả nghiên cứu, nghĩa là chỉ có các nhà điều tra tiến hành nghiên cứu mới biết những người tham gia.

Tiến hành nghiên cứu về mặt đạo đức là một sự ràng buộc các nhà điều tra. Nếu bạn thực hiện một dự án, thậm chí kết hợp với một khóa học, bạn cũng nộp công trình của mình để được duyệt. Nếu bạn là người tham gia trong dự án của người khác, thì phải được người ấy cung cấp thông tin thích hợp và đầy đủ, hãy đọc thật kỹ.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương