LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang4/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCái chết của người bạn đời là một sự kiện có tác động khác nhau trên cơ sở sự kiện diễn ra khi nào trong đời sống của một người. Bạn có thể suy nghĩ về các sự kiện khác như sự kiện này không? Bằng kết hợp 4 tác động phát triển, chúng ta có được cái nhìn về sự phát triển con người tập trung quanh quãng đời, hiểu được khía cạnh cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc sống. Thật vậy, phần còn lại của sách dựa trên cơ sở sự kết hợp này.

TỰ KIỂM TRA

1. Vấn đề tự nhiên - nuôi dưỡng bao gồm mức độ ở đó … môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển con người.

2. Azar nhận thấy rằng đứa con trai 14 tuổi của cô rất nhút nhát từ lúc còn bé. Điều này minh họa… sự phát triển.

3. Các tác động… bao gồm các yếu tố gien và sức khỏe.

4. Khuôn khổ tâm sinh học xã hội cung cấp hiểu biết về vấn đề phát triển thường gặp (tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục — gián đoạn, phổ biến — bối cảnh cụ thể)?

Trả lời: (1) Di truyền học, (2) liên tục, (3) sinh học




III. THUYẾT PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần mở đầu. à Chương 1. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Mục tiêu nghiên cứu

- Thuyết Tâm lý động học giải thích sự phát triển như thế nào?

- Tiêu điểm của thuyết Phát triển tập quen là gì?

- Thuyết Tập quen - nhận thức giải thích sự thayđổi trong suy nghĩ ra sao?

- Điểm chính trong Tiếp cận Sinh thái học và hệ thống là gì?

- Trong thuyết quãng đời và thuyết Chu kỳ đời sống có những điểm chính gì?

Các thuyết phát triển:

- Thuyết Tâm lý động học

- Thuyết Tập quen

- Thuyết Phát triển nhận thức

- Tiếp cận Sinh thái học và các hệ thống

- Thuyết cuộc đời và chu kỳ đời sống

- Bức tranh toàn cảnh

MARCUS vừa thi xong phổ thông, đứng nhất lớp. Đối với người mẹ hãnh diện Betty, đây là thời điểm để bà hồi tưởng quá khứ của con trai mình và ngẫm nghĩ về tương lai sau này của con. Marcus luôn là đứa bé vui tính, dễ chịu. Cậu luôn quan tâm đến việc học. Betty tự hỏi tại sao cậu lại luôn dễ thương, tốt bụng và ham hiểu biết như thế. Nếu như bà biết được điều huyền bí thì bà sẽ viết ngay sách kể về con mình và trở thành khách mời trong chương trình Oprah!

Để trả lời câu hỏi của Betty về sự phát triển của con mình, các nhà nghiên cứu phát triển đưa ra một lý thuyết về sự phát triển của cậu. Thật không may, đối với nhiều người, từ lý thuyết thường có nghĩa "tẻ nhạt". Nhưng không phải thế. Nếu bạn muốn tìm hiểu sự phát triển con người, lý thuyết là yếu tố cần thiết vì chúng đưa ra "lý do giải thích" sự phát triển. Lý thuyết là gì? Trong sự phát triển con người, một lý thuyết là một tập hợp các ý kiến nhằm mục đích giải thích sự phát triển. Chẳng hạn, giả sử con của người bạn của bạn thường hay khóc nhè, bạn có thể hình dung một số lời giải thích sự khóc nhè ấy. Có thể bé khóc vì đói, có thể bé khóc để đòi ẵm, có thể bé khóc vì ốm yếu. Mỗi lời giải thích trong số này là một lý thuyết thật đơn giản: cố giải thích tại sao bé khóc nhiều như thế. Dĩ nhiên, lý thuyết phức tạp trong thực tế về sự phát triển con người phức tạp hơn nhiều, nhưng cùng một mục đích - giải thích hành vi và sự phát triển.

Các lý thuyết dẫn đến các dự đoán rằng chúng ta có thể kiểm tra trong nghiên cứu, trong tiến trình, lý thuyết có được ủng hộ hay không. Hãy nghĩ đến những lời giải thích khác nhau về đứa bé khóc nhè. Mỗi lời giải thích dẫn đến một dự đoán riêng. Chẳng hạn, nếu bé khóc vì đói, chúng ta đoán rằng cho bé bú, bé sẽ nín. Khi kết quả nghiên cứu phù hợp với dự đoán, điều này ủng hộ lý thuyết. Khi kết quả khác với dự đoán, điều này cho thấy lý thuyết không đúng, cần được xem lại.

Có lẽ lúc này bạn hiểu tại sao lý thuyết là yếu tố cần thiết trong nghiên cứu phát triển con người: chúng là nguồn dự đoán nghiên cứu, thường dẫn đến nhiều thay đổi trong lý thuyết. Những lý thuyết được xem lại này cung cấp cơ sở cho dự đoán mới, dẫn đến nghiên cứu mới, chu kỳ tiếp tục. 

Nhiều lý thuyết hướng dẫn nghiên cứu và suy nghĩ về sự phát triển con người. Cũng giống như gỗ, gạch, ống nước, dây diện có thể sử dụng xây dựng nhiều ngôi nhà, thì yếu tố cơ bản của khuôn khổ Tâm sinh học xã hội được kết hợp để tạo ra vô số lý thuyết. Một số lý thuyết cố giải thích một dải hành vi, trong khi số lý thuyết khác tập trung vào khía cạnh cụ thể. Ngoài ra, một số lý thuyết chỉ nghiên cứu sự phát triển vào những thời điểm cụ thể trong quãng đời trong khi số khác chọn quan điểm chính thể luận. Không có lý thuyết nghiên cứu sự phát triển con người hiện nay thực sự bao quát toàn diện trong nỗ lực đề cập tất cả khía cạnh trong hành vi con người trong suốt quãng đời (Cavanaugh, 1981), vì thế chúng ta sẽ dựa vào nhiều lý thuyết khác nhau trong sách.



QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Quan điểm

Ví dụ

Ý tưởng chính

Nhấn mạnh khuôn khổ Tâm sinh học xã hội

Quan điểm về vấn đề phát triển

Tâm lý động học

Thuyết Tâm lý xã hội của Erikson

Nhân cách phát triển qua chuỗi giai đoạn

Tác động tâm lý, xã hội và chu kỳ đời sống mang tính quyết định, ít chú trọng sinh học

Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, gián đoạn, chuỗi phổ biến nhưng khác nhau về mức độ

Tập quen

Thuyết hành vi (Watson, Skinner)

Thuyết tập quen xã hội (Bandura)

Môi trường kiểm soát hành vi

Con người tập quen qua người làm mẫu và quan sát

Trong tất cả lý thuyết, một số chú trọng Sinh học và tâm lý, nhất là xã hội, ít thừa nhận chu kỳ đời sống

Trong tất cả lý thuyết, chú trọng nuôi dưỡng, liên tục và nguyên tắc tập quen phổ biến

Nhận thức

- Thuyết của Piaget (Và mở rộng) Thuyết lập luận đạo đức của Kohlberg

- Thuyết xử lý thông tin

- Đối với Piaget và Kohlberg, suy nghĩ phát triển trong một chuỗi giai đoạn

- Tư duy phát triển bằng tăng dần tính hiệu quả trong xử lý thông tin

- Đối với Piaget và Kohlberg, chú trọng tác động Sinh học và xã hội, ít chú trọng tác động tâm lý, ít thừa nhận chu kỳ đời sống

- Nhấn mạnh tác động Sinh học và tâm lý, ít chú trọng chu kỳ xã hội và đời sống

- Đối với Piaget và Kohlberg, chú trọng tự nhiên, gián đoạn và chuỗi giai đoạn phổ biến

- Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục, sự khác nhau ở cá nhân trong cấu trúc phổ biến

Sinh thái học và hệ thống

- Thuyết của Bronfenbrenner

- Áp lực cạnh tranh - môi trường (Lawton và Nahemow)

- Phát triển con người trong một loạt hệ thống tương tác

- Thích nghi là tối ưu khi khả năng và nhu cầu cân bằng

- Ít chú trọng tác động Sinh học, chú trọng vừa phải đến tác động tâm lý và chu kỳ đời sống, rất chú trọng tác động xã hội

- Chú trọng tác động Sinh học, Tâm lý và xã hội, chú trọng vừa phải đến tác động chu kỳ đời sống

Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục, cụ thể trong từng bối cảnh

- Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục, cụ thể trong từng bối cảnh

Quãng đời và chu kỳ đời sống

- Quan điểm quãng đời của Riley

- Thuyết chu kỳ đời sống gia đình (Duvall)

- Phát triển là bội số được xác định

- Gia đình trải qua một loạt giai đoạn

- Rất chú trọng sự tương tác của tất cả 4 tác động, không xem xét tách rời từng tác động bất kỳ

- Rất chú trọng mọi tác động ngoại trừ tác động sinh học

- Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục và gián đoạn, cụ thể trong từng bối cảnh

- Tương tác tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục và gián đoạn, chuỗi giai đoạn phổ biến

Một số lý thuyết này chia sẻ những ý tưởng và giả định về sự phát triển con người nhưng khác nhau về chi tiết. Những lý thuyết này thường hợp thành nhóm để hình thành một quan điểm lý thuyết. Bảng trang 38 liệt kê 5 quan điểm định hướng suy nghĩ đương đại và nghiên cứu về sự phát triển cũng như mô tả các khía cạnh chính của từng quan điểm. Bản giữa cũng đưa ra minh họa lý thuyết, điểm chính, nhấn mạnh khía cạnh nào trong khuôn khổ Tâm sinh học xã hội, và quan điểm về các vấn đề phát triển thường gặp tự nhiên - nuôi dưỡng, liên tục - gián đoạn, và sự phát triển phổ biến so với từng bối cảnh cụ thể.

Trong các trang sau, chúng tôi giới thiệu vắn tắt 5 quan điểm. Khi chúng tôi mô tả từng quan điểm, nên nhớ rằng chúng được tạo ra để cung cấp khuôn khổ rộng cho việc tìm hiểu sự phát triển và kích thích câu hỏi nghiên cứu sâu sắc.



THUYẾT TÂM LÝ ĐỘNG HỌC

Thuyết Tâm lý động học cho rằng hành vi con người phần lớn do động cơ chi phối, động cơ này ở bên trong và thường vô thức. Những tác động ẩn này ảnh hưởng mọi khía cạnh trong hành vi, suy nghĩ và nhân cách của chúng ta, nhất là định hình từng phần trong đời sống của chúng ta. Thuyết Tâm lý động học thừa nhận sự phát triển diễn ra trong một loạt giai đoạn phổ biến. Quan điểm này làm nền tảng cho các thuyết nghiên cứu phát triển con người hiện đại lâu đời nhất, phát xuất từ công trình nghiên cứu của Freud cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cũng như dẫn đến sự phát triển quan điểm quãng đời toàn diện đầu tiên, thuyết Tâm lý xã hội của Erik Erikson.



Thuyết của Freud

Thuyết Tâm lý động học lập luận rằng chúng ta được định hướng bằng động cơ và cảm xúc tiềm thức, được định hình bằng kinh nghiệm từ đầu đời. Sigmund Freud (1856 - 1939) (ảnh dưới) là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra quan điểm này. Ông cho rằng con người trưởng thành về mặt tâm lý theo các nguyên tắc áp dụng phổ biến nhưng cũng cho rằng mỗi nhân cách của cá nhân được định hình bằng kinh nghiệm trong một bối cảnh xã hội. Freud nhất mực cho rằng kinh nghiệm đầu đời hình thành các mẫu kéo dài trong suốt cả cuộc đời.

Thuyết Phân tâm học của Freud về nhân cách tập trung vào 3 thành phần: xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã. Xung động bản năng, là nguồn cung cấp các xu thế nguyên thủy, có từ lúc mới sinh, đây là tác động ép buộc ban thưởng trực tiếp nhu cầu của cơ thể. Bản ngã là thành phần nhân cách thực tế, duy lý. Bản ngã bắt đầu xuất hiện trong năm đầu cuộc đời, để đáp lại thực tế trẻ tuổi ẵm ngửa không thể có được những gì mình muốn. Một ví dụ về bản ngã xuất hiện là việc trẻ biết cách thông báo cho người khác biết nhu cầu của mình khi tiếng khóc của trẻ không còn tác dụng nữa. Từ năm 3 đến 4 tuổi, siêu ngã hay "tác nhân đạo đức" trong nhân cách phát triển khi trẻ bắt đầu kết hợp tiêu chuẩn đúng sai của người lớn.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TÌNH DỤC CỦA FREUD
Giai đoạn
Độ tuổi
Mô tả
Miệng

0 – 1 tuổi


Nhu cầu tâm lý tình dục bằng đường miệng (bú), hình thành sự quyến luyến với mẹ.

Hậu môn


1 – 3 tuổi
Trẻ con được thúc hối phải kiểm soát bàng quang và ruột, tạo ra sự xung đột giữa thôi thúc sinh học và yêu cầu kiểm soát xã hội.

Tượng dương vật

3 – 6 tuổi
Năng lượng tâm lý tình dục được hướng về cơ quan sinh dục, thúc giục sự ham muốn bố mẹ khác giới. Sợ bố mẹ cùng giới với mình trả thù là nguyên nhân làm cho trẻ đồng nhất với bố mẹ ấy và thỏa mãn sự hấp dẫn đối với bố mẹ khác giới.

Tiềm ẩn


6 – 12 tuổi
"Thời gian yên tĩnh" trong đó năng lượng tâm lý tình dục được định hướng thành hoạt động có thể được xã hội chấp nhận chẳng hạn như học ở trường – làm việc và nô đùa cùng với bạn đồng tuổi cùng giới.

Cơ quan sinh dục

Từ 12 tuổi trở lên
Giai đoạn trưởng thành giới tính trong nhu cầu tâm lý tính dục được định hướng sang mối quan hệ tình dục khác giới.

Freud cũng cho rằng sự phát triển diễn ra trong các giai đoạn phổ biến không thay đổi về chuỗi. Những giai đoạn này phần lớn do khuynh hướng bẩm sinh quyết định để giảm bớt căng thẳng và tăng thêm sự thích thú. Mỗi giai đoạn đều mang tính cách độc đáo bằng sự phát triển khả năng nhận cảm trong bộ phận cơ thể cụ thể hoặc vùng nhạy cảm tình dục - nghĩa là, vùng đặc biệt nhạy cảm khi gặp kích thích gợi tình - vào một thời điểm cụ thể trong chuỗi phát triển. Freud gọi những giai đoạn này là tình dục tâm lý. Trong lý thuyết của mình, sự phát triển là do tập trung liên tục vào, và giảm bớt căng thẳng ở vùng nhạy cảm tình dục vượt trội trong các thời điểm khác nhau trong đời sống.

Freud cho rằng sự phát triển tiếp diễn tốt nhất khi nhu cầu tâm lý tình dục của trẻ trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng bên trên, được đáp ứng nhưng không thái quá. Trẻ có nhu cầu không được đáp ứng đủ sẽ thất vọng và do dự khi đến với người khác, vốn là hình thức kích thích chín muồi hơn. Nếu trẻ tìm thấy một nguồn kích thích thật vừa ý, thì trẻ nhận thấy không cần phải cố gắng chuyển sang các giai đoạn cao hơn. Theo quan điểm của Freud, bố mẹ rất khó thỏa mãn nhu cầu của trẻ mà không nuông chiều.

Thuyết của Erikson

Theo quan điểm của Freud, sự phát triển nói chung hoàn chỉnh ở tuổi thanh niên. Trái lại, một trong số các học trò của Freud, Erik Erikson (1902 - 1994) (ảnh trang 41) cho rằng sự phát triển tiếp tục trong suốt đời. Erikson chọn nền tảng của Freud rồi mở rộng nó trong suốt tuổi trưởng thành và đến tuổi già.

Trong thuyết Tâm lý xã hội, Erikson cho rằng sự phát triển nhân cách được quyết định bằng sự tương tác giữa kế hoạch trưởng thành bên trong và nhu cầu xã hội bên ngoài. Ông cho rằng chu kỳ đời sống bao gồm 8 giai đoạn mà thứ tự của các giai đoạn được cố định về mặt sinh học. Toàn bộ lý thuyết bao gồm 8 giai đoạn được thể hiện trong bảng bên dưới. Bạn có thể nhìn thấy tên của từng giai đoạn phản ánh thử thách mà con người phải đối mặt ở một độ tuổi cụ thể. Chẳng hạn, thử thách đối với thanh niên là quan tâm đến mối quan hệ yêu đương. Thử thách được đáp ứng thông qua sự kết hợp các tác động tâm lý xã hội bên trong với các tác động xã hội bên ngoài. Khi đáp ứng thành công, con người đã chuẩn bị tốt đáp ứng thử thách trong giai đoạn tiếp theo sau.

Chuỗi giai đoạn trong lý thuyết của Erikson dựa trên nguyên tắc biểu sinh nghĩa là mỗi sức mạnh tâm lý xã hội đều có thời gian uy lực của chính mình hoặc giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tám giai đoạn tượng trưng thứ tự uy lực này. Vì các giai đoạn kéo dài trong suốt quãng đời, nên cần cả đời mới có được tất cả sức mạnh tâm lý xã hội. Ngoài ra, Erikson nhận thấy rằng hành vi hiện tại và sau này đều có nguồn gốc từ quá khứ, vì các giai đoạn sau được hình thành trên nền tảng trước đó.

Chúng ta khảo sát mỗi một giai đoạn của Erikson một cách chi tiết ở cuối sách. Nói chung, chúng ta có thể xem chúng như một chu kỳ lặp đi lặp lại (Logan, 1986): Chu kỳ đầu tiên đi từ tin cậy so với hoài nghi, qua đồng nhất so với nhầm lẫn đồng nhất, chu kỳ thứ hai đi từ mật thiết so với cô lập qua nguyên vẹn so với tuyệt vọng. Trong quan điểm này, diễn tiến phát triển sơ cấp là tin cậy → đạt được → trọn vẹn. Trong suốt cuộc đời, trước tiên chúng ta xác lập rằng có thể tin cậy người khác và chính mình, tượng trưng bằng tin cậy cơ bản so với hoài nghi trong chu kỳ đầu. Trong chu kỳ thứ hai, chúng ta tìm kiếm một người mà mình có thể đủ để tin cậy để hình thành mối quan hệ mật thiết, được tượng trưng bằng tính mật thiết so với cô lập. Trong khi đạt được, chúng ta có nhu cầu tạo ra một điều gì đó của chính mình, được thấy trong chu kỳ đầu tiên trong sáng kiến so với tội lỗi và giai đoạn chuyên cần so với tự ti, và trong chu kỳ thứ hai trong giai đoạn khả năng sinh sản so với sự ngưng trệ. Sau cùng, chúng ta tìm cách trả lời câu hỏi mình là ai, điều gì trong chu kỳ đầu tiên là giai đoạn đồng nhất so với nhầm lẫn đồng nhất, và trong chu kỳ thứ hai giai đoạn nguyên vẹn so với tuyệt vọng. Từ quan điểm của Erikson, chỉ có một vài vấn đề mà chúng ta đối mặt trong đời sống, và theo chu kỳ chúng ta trở lại với chúng để đạt đến cách giải quyết cao hơn. Sự trở về một số vấn đề quan trọng này là một ví dụ điển hình của tác động chu kỳ đời sống mà chúng ta đã đề cập trước đây.

Cho dù chúng ta có gọi chúng là thách thức, khủng hoảng hoặc xung đột chăng nữa, thì quan điểm Tâm lý động học nhấn mạnh rằng sự chuyển qua tuổi trưởng thành là rất khó vì con đường đầy dẫy vật cản. Kết quả phát triển phản ánh thái độ và sự dễ chịu mà trẻ em dùng để vượt qua rào cản trong đời sống. Khi trẻ vượt qua rào cản ban đầu dễ dàng, thì trẻ có khả năng giải quyết các rào cản sau này tốt hơn. Một lý thuyết gia tâm lý động học bảo với Betty rằng tố chất vui vẻ của con trai cô và kết quả học tập tốt của con cho thấy cậu ta đã giải quyết rào cản ban đầu trong đời sống rất tốt, là dấu hiệu tốt lành cho sự phát triển sau này.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTám giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson giống với bốn giai đoạn phát triển tâm lý tình dục của Freud ra sao? Chúng khác nhau ra sao?
TÁM GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG THUYẾT ERIKSON
Giai đoạn tâm lý xã hội
Độ tuổi
Thử thách
Tin cậy cơ bản so với hoài nghi

Mới sinh đến 1 tuổi

Phát triển ý thức cho rằng thế giới là "nơi an toàn", tốt

Tự quản so với hổ thẹn và hoài nghi

1 đến 3 tuổi

Thừa nhận rằng con người là một người độc lập có thể ra quyết định

Sáng kiến so với tội lỗi

3 đến 6 tuổi

Phát triển khả năng thử làm việc mới và giải quyết thất bại

Chuyên cần so với tự ti

6 đến tuổi thanh niên

Học hỏi kỹ năng cơ bản và làm việc với người khác

Nhận dạng so với nhầm lẫn nhận dạng

tuổi thanh niên

Phát triển ý thức lâu bền, kết hợp về cái tôi

Thân mật so với cô lập

Đầu tuổi trưởng thành

Ràng buộc với người khác trong mối quan hệ yêu đương

Khả năng sinh sản so với sự ngưng trệ

Giữa tuổi trưởng thành

Góp phần với người nhỏ tuổi hơn, thông qua việc nuôi con, chăm sóc con cái hoặc công việc sản xuất khác

Kết hợp so với thất vọng

Về già

Xem cuộc sống đáng giá và hài lòng



THUYẾT TẬP QUEN

Trái với thuyết Tâm lý động học, thuyết Tập quen nhấn mạnh việc tập quen ảnh hưởng đến hành vi con người ra sao. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm, nhấn mạnh liệu hành vi của một người có được tưởng thưởng hoặc trừng phạt hay không. Quan điểm này cũng nhấn mạnh rằng con người tập quen từ việc quan sát người khác quanh mình. Hai lý thuyết thuyết phục trong quan điểm này là thuyết Hành vi và thuyết Tập quen xã hội.



Thuyết Hành vi

Vào khoảng đầu thế kỷ 20 thuyết Tâm lý động học ngày càng được nhiều người quan tâm, John Watson (1878 — 1958) trong số các nhà Tâm lý học đầu tiên bênh vực quan điểm của triết gia người Anh John Locke cho rằng đầu óc của trẻ là trang giấy trắng để viết kinh nghiệm vào. Watson lập luận rằng tập quen sẽ quyết định đứa trẻ sau này sẽ ra sao. Ông cho rằng nếu áp dụng đúng kỹ thuật, có thể học được mọi thứ, ai cũng thế. Nói cách khác, trong quan điểm của Watson, kinh nghiệm rất quan trọng trong việc quyết định quá trình phát triển.

Watson tiến hành nghiên cứu nho nhỏ để hỗ trợ cho khẳng định của mình, B. F. Skinner (1904 - 1990) (ảnh trang 43) lấp vào khoảng trống này. Skinner nghiên cứu biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm, trong đó kết quả của một hành vi quyết định liệu một hành vi có lặp đi lặp lại trong tương lai hay không. Skinner chứng minh rằng hai loại kết quả đều có ảnh hưởng đặc biệt. Sự củng cố là kết quả làm tăng khả năng hành vi có thể xảy ra trong tương lai. Củng cố tích cực bao gồm việc trao phần thưởng như sô-cô-la, sao vàng, hoặc trả ngân phiếu để gia tăng khả năng có thể lặp lại hành vi trước đây. Một ông bố muốn khuyến khích con gái của mình giúp làm chuyện nhà có thể củng cố cô bé bằng lời khen, bánh kẹo, hoặc tiền khi cô bé dọn dẹp phòng ngủ của mình ngăn nắp. Củng cố tiêu cực bao gồm việc thưởng cho người khác khi loại bỏ những điều khó chịu. Cùng một ông bố có thể sử dụng củng cố tiêu cực bằng cách cho rằng bất kỳ khi nào con gái của mình dọn dẹp phòng ngủ ngăn nắp thì cô không phải rửa chén hoặc giặt đồ.

Hình phạt là kết quả làm giảm khả năng hành vi có thể xảy ra sau này. Hình phạt kiềm chế hành vi bằng cách tăng thêm một điều gì đó không thích hoặc bằng cách ngăn chặn một sự kiện thú vị. Nếu con gái không dọn dẹp phòng thì ông bố có thể phạt cô bằng roi vọt (tăng thêm một số điều không thích) hoặc bằng cách không cho con gái xem truyền hình (ngăn chặn một sự kiện thú vị).

Nghiên cứu của Skinner chủ yếu được tiến hành ở động vật nhưng ít lâu sau các nhà nghiên cứu phát triển con người chứng minh rằng nguyên tắc biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm có thể mở rộng sang con người (Baer & Wolf, 1968). Nếu được áp dụng đúng cách, củng cố và hình phạt thực sự là những tác động rất mạnh đối với trẻ em, thanh niên và người lớn.

Thuyết Tập quen xã hội

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng con người đôi lúc tập quen theo cách không thể giải thích bằng biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm. Quan trọng nhất trong số này là con người đôi lúc tập quen không cần củng cố hay hình phạt. Con người tập quen bằng cách đơn thuần quan sát người khác quanh mình được gọi là sự bắt chước hoặc tập quen quan sát. Bắt chước diễn ra khi một kẻ tập đi vứt đồ chơi sau khi nhìn thấy kẻ tập đi khác làm như thế hoặc khi một kẻ độ tuổi đến trường đề nghị giúp người già mang hộ đồ gia vị vì kẻ nhìn thấy bố mẹ mình đã làm như thế.

Có lẽ sự bắt chước khiến bạn nghĩ đến "bắt chước như khỉ", trong đó con người hoàn toàn bắt chước làm theo những gì mình thấy. Các nhà điều tra ban đầu cũng có quan điểm này nhưng nhanh chóng nghiên cứu cho thấy điều này sai lầm. Con người không phải lúc nào cũng bắt chước những gì mình thấy xung quanh. Con người có nhiều khả năng bắt chước nếu họ nhận thấy người ấy nổi tiếng thông minh hay có tài. Con người cũng có nhiều khả năng bắt chước khi hành vi họ thấy được thưởng nhiều hơn là phạt. Chứng cứ như thế này ngụ ý rằng sự bắt chước phức tạp hơn sự mô phỏng tuyệt đối nhiều. Con người không phải máy móc mô phỏng những gì mình nhìn và nghe thấy, thay vào đó họ nhìn người khác để tìm thông tin về hành vi thích hợp. Khi bạn đồng tuổi nổi tiếng, thông minh được củng cố cách hành xử trong một cách cụ thể thì họ sẽ bắt chước theo.

Albert Bandura (1918 - ) (ảnh trên) đặt thuyết Nhận thức xã hội của mình trên quan điểm phần thưởng, hình phạt và bắt chước phức tạp hơn này. Thuyết của Bandura mang tính "nhận thức" vì ông nghĩ rằng con người tích cực cố gắng tìm hiểu những gì đang diễn ra trên thế giới, lý thuyết mang tính "xã hội" vì, cùng với việc củng cố và hình phạt, những gì người khác đang làm là một nguồn thông tin quan trọng về thế giới.

Bandura cũng lập luận rằng kinh nghiệm giúp cho con người ý thức cái tôi hiệu quả, ám chỉ niềm tin của con người về khả năng và tài năng của chính mình. Niềm tin cái tôi hiệu quả giúp xác định khi nào người ta sẽ bắt chước người khác. Một đứa trẻ nhận thấy mình không có khiếu thể thao sẽ không bắt chước Michael Jordan chơi bóng rổ, cho dù anh ta có tài và nổi tiếng thật sự. Vì thế, liệu người ta có bắt chước người khác hay không tùy thuộc vào việc người ấy là ai, cho dù hành vi của người ấy có được tưởng thưởng hay không, và suy nghĩ của con người về tài năng của chính mình.

Thuyết Nhận thức xã hội của Bandura khác hẳn biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm của Skinner. Người biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm phản ứng một cách máy móc đối với việc củng cố và hình phạt được thay thế bằng người nhận thức xã hội chủ động giải thích những sự kiện này và sự kiện khác. Tuy nhiên, Skinner, Bandura, và tất cả các lý thuyết gia tập quen đều có cùng quan điểm cho rằng kinh nghiệm thúc đẩy con người trong cuộc hành trình phát triển. Họ bảo với Betty rằng bà có thể cám ơn kinh nghiệm đã làm cho Marcus vừa hạnh phúc lẫn thành công trong học vấn.



THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Vẫn còn cách khác để tiếp cận sự phát triển là phải tập trung vào quá trình suy nghĩ và xây dựng kiến thức. Trong thuyết Phát triển nhận thức, điều quan trọng là con người suy nghĩ ra sao và suy nghĩ thay đổi như thế nào qua thời gian. Người ta phát triển hai tiếp cận dễ phân biệt. Một tiếp cận cho rằng suy nghĩ phát triển trong một chuỗi các giai đoạn phổ biến, thuyết Phát triển nhận thức của Piaget (và những mở rộng gần đây của thuyết) và thuyết Lập luận đạo đức của Kohlberg là hai ví dụ. Tiếp cận khác cho rằng con người xử lý thông tin giống như máy vi tính, và ngày càng hiệu quả hơn khi tuổi đời càng cao, thuyết Xử lý thông tin là một ví dụ cho quan điểm này.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương