LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang59/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   72

TỰ KIỂM TRA

1. Với điều kiện các công việc cạnh tranh trong một trắc nghiệm chú ý phân chia không khó thì người trưởng thành lớn tuổi hơn thực hiện … người trưởng thành nhỏ tuổi hơn.

2. So với sự khác biệt độ tuổi trong hoạt động nhớ lại tự do, sự khác biệt độ tuổi trong hoạt động trí nhớ nhận biết là …

3. Khi người già được tập luyện lập luận qui nạp và khả năng không gian, hầu hết …

4. Ba yếu tố giúp một người trở thành hiểu biết là …

5. Quan điểm cho rằng hiểu biết bao gồm kinh nghiệm trong cuộc sống phù hợp với thảo luận khả năng chuyên môn trong Chương 12 như thế nào?

Trả lời: (1) cũng như, (2) ít hơn, (3) biểu hiện cái thiện đáng kể trong hoạt động, (4) điều kiện cá nhân nói chung, (5) điều kiện thành thạo đặc biệt và bối cảnh cuộc sống tạo điều kiện thuận tiện.


IV. SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ SỰ CAN THIỆP NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Trầm cảm ở người già khác với trầm cảm ở người trưởng thành nhỏ tuổi hơn như thế nào? Trầm cảm được chẩn đoán và điều trị ra sao?

- Rối loạn lo âu được điều trị ở người già ra sao?

- Bệnh Alzheimer là gì? Được chẩn đoán và kiểm soát ra sao? Nguyên nhân gây bệnh là gì?



Sức khỏe tâm thần và sự can thiệp

- Trầm cảm

- Rối loạn lo âu

- Giảm sút trí tuệ: Bệnh Alzheimer

MARY sống một mình trong 30 năm sau khi chồng mất. Nhưng chỉ khoảng 5 năm gần đây, bà kiểm soát rất tốt. Dần dần, các thành viên trong gia đình và bạn bè bắt đầu nhận thấy Mary có cách hành xử không ổn. Chẳng hạn, bà hay quên, đôi khi nhầm lẫn, tâm trạng của bà thay đổi không có dấu hiệu báo trước. Diện mạo của bà tang thương. Một số bạn bè cho rằng những thay đổi này là vì Mary đang ở tuổi 80, nhưng người khác tự hỏi đây có phải là sự lão hóa bình thường hay không.

Giả sử Mary là người thân của bạn. Bạn giải quyết tình huống ra sao? Bạn xác định hành vi của bà là bình thường bằng cách nào? Bạn sẽ làm gì để cải thiện cuộc đời của Mary?

Mỗi ngày, gia đình phải nhờ những người có chuyên môn chăm sóc sức khỏe tâm thần đến giúp giải quyết các rối loạn tâm lý của người thân lớn tuổi. Thật không may, những chuyện tưởng tượng cản trở chẩn đoán sức khỏe tâm thần thích hợp và những can thiệp phù hợp với người già. Chẳng hạn, nhiều người suy nghĩ nhầm lẫn rằng hầu hết người già đều trầm cảm, mất trí hoặc cả hai. Khi người ta quan sát thấy người già có hành vi như thế này, họ không hành động giúp đỡ vì họ nghĩ không có gì phải giúp.

Trong phần này, chúng ta sẽ thấy những suy nghĩ như thế thật sai lầm. Chỉ một thiểu số người già gặp rối loạn sức khỏe tâm thần, và hầu hết rối loạn như thế đều điều trị được. Đôi khi những rối loạn này biểu hiện khác nhau ở người trưởng thành nhỏ tuổi hơn và người trưởng thành lớn tuổi hơn, vì thế chúng ta cần phải biết mình tìm kiếm điều gì. Chẩn đoán chính xác là điều cần thiết. Chúng ta hãy khảo sát một số rối loạn thường xảy ra và nhiều người biết đến: trầm cảm, rối loạn lo âu và bệnh Alzheimer.



TRẦM CẢM

Hầu hết mọi người cảm thấy chán nản hoặc buồn bã, có lẽ để phản ứng với một rắc rối ở nơi làm việc hoặc trong mối quan hệ. Nhưng điều này có nghĩa hầu hết mọi người đều trầm cảm hay không? Trầm cảm được chẩn đoán ra sao? Có sự khác biệt độ tuổi trong kiểm chứng chẩn đoán hay không? Trầm cảm điều trị ra sao?

Trước tiên, chúng ta hãy bỏ qua một câu chuyện tưởng tượng. Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng hầu hết người già đều bị trầm cảm, mức độ trầm cảm nghiêm trọng giảm dần từ đầu tuổi tuổi trưởng thành đến già (Qualls, 1999). Đối với những người bị trầm cảm, chúng ta hãy tìm hiểu cách chẩn đoán và điều trị.

Trầm cảm được chẩn đoán ở người già như thế nào?

Trầm cảm ở tuổi già thường được chẩn đoán bằng hai nhóm triệu chứng xuất hiện ít nhất trong hai tuần: thay đổi suy nghĩ và cơ thể. Cũng như ở những người nhỏ tuổi hơn, triệu chứng trầm cảm nổi bật nhất ở người già là có cảm giác buồn hoặc chán nản, gọi là cảm giác khó chịu. Nhưng trong khi những người nhỏ tuổi hơn có nhiều khả năng gọi những cảm giác này trực tiếp là "cảm giác suy nhược", thì người già như người đàn ông trong ảnh (trang 579) gọi đó là "cảm giác bất lực" hoặc theo nghĩa sức khỏe cơ thể như "cảm giác mỏi mệt" (Wolfe, Morrow, & Fredrickson, 1996). Người già cũng có nhiều khả năng hơn người trưởng thành nhỏ tuổi có vẻ lãnh đạm, không biểu cảm, tự gò bó mình trên giường, không màng đến bản thân và có những phát biểu mất giá trị về mình.

Nhóm triệu chứng thứ hai bao gồm những thay đổi cơ thể như ăn mất ngon, mất ngủ và khó thở (Wolfe và người khác, 1996). Ở những người trưởng thành nhỏ tuổi hơn, những triệu chứng này thường biểu thị một rối loạn tâm lý cơ bản, nhưng ở người già, chúng chỉ phản ánh thay đổi bình thường, liên quan đến độ tuổi. Vì thế, triệu chứng trầm cảm ở cơ thể người già phải được đánh giá thật cẩn thận (Qualls, 1999).

Một bước quan trọng trong chẩn đoán là loại trừ những nguyên nhân có thể khác. Chẳng hạn, các rối loạn sức khỏe cơ thể khác, rối loạn thần kinh, tác dụng phụ của thuốc, điều kiện chuyển hóa, và sự lạm dụng chất gây nghiện đều làm cho hành vi trông giống như trầm cảm (Qualls, 1999). Đối với nhiều dân tộc thiểu số, tình trạng di cư và mức độ đồng hóa, thích nghi là yếu tố quan trọng cần phải xem xét (Black, Markides, & Miller, 1998). Một tiêu chuẩn quan trọng phải được xác lập là triệu chứng có cản trở sinh hoạt hàng ngày hay không, trầm cảm lâm sàng bao gồm sự giảm sút đáng kể trong sinh hoạt thường nhật (Edelstein & Kalish, 1999; Qualls, 1999).



Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

Có hai trường phái suy nghĩ chính về nguyên nhân trầm cảm. Một tập trung vào các quá trình Sinh học và sinh lý, nhất là sự mất quân bình trong các chất truyền thần kinh cụ thể (xem Chương 8, trang 358 - 359). Vì hầu hết lượng chất truyền thần kinh giảm sút theo độ tuổi, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng trầm cảm khi về già rất có thể là một rối loạn sinh hóa (Thempson & Gallagher, 1986). Quan điểm chung cho rằng trầm cảm có một cơ sở sinh hóa làm nền tảng cho các tiếp cận hiện hành trong liệu pháp dùng thuốc, sẽ được đề cập sau.

Quan điểm thứ hai tập trung vào các yếu tố tâm lý xã hội như sự mất mát và hệ thống đức tin bên trong. Mặc dù một số loại mất mát thường đi kèm với trầm cảm như chồng mất, vợ mất, mất việc hoặc mất sức khỏe tốt, chính cách con người hiểu sự mất mát hơn là bản thân sự mất mát, mới là nguyên nhân gây trầm cảm (Gaylord & Zung, 1987). Trong tiếp cận này, hệ thống đức tin bên trong, hoặc những gì người ta tự nhủ tại sao một số sự việc nào đó đang diễn ra, được chú trọng như nguyên nhân gây trầm cảm. Chẳng hạn, trải qua một sự kiện không thể dự đoán và không thể kiểm soát như chồng mất, vợ mất có thể gây trầm cảm vì bạn cho rằng sự kiện xảy ra cho mình vì mình là người xấu (Beck, 1967). Những người bị trầm cảm thường nghĩ rằng cá nhân mình là nguyên nhân làm cho tất cả những điều xấu xảy ra cho bản thân, rằng sự việc chắc chắn không khá hơn và cuộc đời mình chỉ là một mớ hỗn độn.

Trầm cảm ở người già được điều trị ra sao?

Cho dù trầm cảm có nghiêm trọng cách mấy đi nữa thì vẫn chữa trị được, thường bằng cách kết hợp dùng thuốc và tâm lý liệu pháp (Qualls, 1999; Wolfe và người khác, 1996). Thuốc có tác dụng bằng cách làm thay đổi sự cân bằng của các chất truyền thần kinh cụ thể trong não. Đối với các trường hợp trầm cảm thật nghiêm trọng, các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm heterocyclic (HCAs), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO), hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRls). Trong nhiều năm, HCAs được gọi là thuốc chống trầm cảm ba chu kỳ, vì thuốc này chỉ có một hình thức duy nhất, nhưng việc đưa ra các loại thuốc một chu kỳ, hai chu kỳ và bốn chu kỳ dẫn đến việc đổi tên (Berkow, 1987). Mặc dù được kê toa phổ biến nhưng không thể dùng HCAs nếu cá nhân đang uống thuốc kiểm soát cao huyết áp hoặc có một số rối loạn chuyển hóa. Thuốc ức chế MAO cũng rất nguy hiểm và có khả năng tương tác với thức ăn chứa tyramine hoặc dopamine, như phó mát cheddar, rượu vang, và gan gà, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, thuốc ức chế MAO chỉ được xem là biện pháp cuối cùng. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRls) được mọi người biết đến bắt đầu vào cuối thập niên 1980 vì nói chung thuốc có tác dụng phụ thấp nhất trong các loại thuốc chống trầm cảm. SSRls hoạt động bằng cách tăng lượng serotonin, vốn là một chất truyền thần kinh tham gia việc điều tiết tâm trạng. Một trong những thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc SSRls, Prozac, là chủ đề gây nhiều tranh cãi, khi một số trường hợp sử dụng bị tác dụng phụ nghiêm trọng với mức lo âu rất cao. Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc SSRls khác như Zoloft và Serzone, có vẻ như ít phản ứng bất lợi hơn.

Tâm lý liệu pháp là một tiếp cận phổ biến trong điều trị trầm cảm, dựa trên quan điểm cho rằng việc tập trung vào khía cạnh tâm lý của trầm cảm là điều hợp lý. Hai hình thức tâm lý liệu pháp chứng tỏ có hiệu quả ở người già. Quan điểm cơ bản trong liệu pháp hành vi là người trầm cảm có quá ít phần thưởng hoặc củng cố từ môi trường. Vì thế, mục tiêu của liệu pháp hành vi là phải tăng điều tốt và giảm điều xấu (Lewinsohn, 1975). Liệu pháp này thực hiện bằng cách để cho con người gia tăng hành động của mình, bằng cách làm nhiều hơn nữa, và khả năng để cho một điều gì đó tốt đẹp xảy ra nhiều hơn nữa. Ngoài ra, liệu pháp hành vi tìm cách để con người giảm bớt những điều xấu bằng cách học phương pháp tránh chung sự gia tăng các sự kiện tích cực và giảm bớt các sự kiện tiêu cực thông qua thực hành và phân công công việc nhà trong quá trình điều trị như ra ngoài nhiều hơn hoặc gia nhập câu lạc bộ để làm quen bạn mới.

Một tiếp cận hiệu quả thứ hai là liệu pháp nhận thức trên cơ sở quan điểm cho rằng suy nghĩ hoặc nhận thức kém thích nghi về bản thân là nguyên nhân sinh ra trầm cảm. Từ quan điểm này, một người trầm cảm cho rằng mình không thích hợp và không xứng đáng, thế giới không nhạy cảm và không làm mình vừa lòng, tương lai không hứa hẹn, ảm đạm (Beck và người khác, 1979). Trong đợt liệu pháp nhận thức giống như trong ảnh chụp, người ta được hướng dẫn cách thừa nhận những suy nghĩ này và đánh giá lại bản thân, thế giới và tương lai thực tế hơn, dẫn đến thay đổi trong suy nghĩ cơ bản.

Vấn đề quan trọng nhất cần nhớ về trầm cảm là trầm cảm chữa trị được. Vì thế, nếu một người già có hành vi theo cách biểu thị trầm cảm, nên nhờ người có chuyên môn về sức khỏe tâm thần khám là một ý tưởng hay. Nếu như người già ấy không bị trầm cảm thì cũng phát hiện bệnh trạng cơ bản khác và có thể điều trị hết.

RỐI LOẠN LO ÂU

Hãy tưởng tượng rằng bạn có bài phát biểu trước một khán giả gồm vài trăm người. Vài phút cuối cùng trước khi chuẩn bị, bạn bắt đầu cảm thấy lo âu, tim đập thình thịch, miệng khô khốc, lòng bàn tay vã mồ hôi. Những cảm giác này rất thường gặp, thậm chí ở người đã từng phát biểu quen, giống với những gì những người bị rối loạn lo âu thường gặp.

Rối loạn lo âu bao gồm những rối loạn như cảm giác vô cùng lo âu nhưng không rõ lý do, các chứng sợ sự vật hoặc địa điểm cụ thể và rối loạn ép buộc - ám ảnh, trong đó suy nghĩ hoặc hành động được thực hiện lặp đi lặp lại (Fisher & Noll, 1996; Qualls, 1999). Mặc dù rối loạn lo âu xảy ra ở người lớn thuộc mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở người già do sức khỏe giảm sút, căng thẳng khi di chuyển, cô lập, sợ mất độc lập, và nhiều lý do khác. Rối loạn lo âu được chẩn đoán ở khoảng 10% người già nữ và 5% người già nam (Cohen, 1990). Lý do của sự khác biệt giới tính này vẫn chưa rõ.

Rối loạn lo âu có thể điều trị bằng thuốc và tâm lý liệu pháp (Fisher & Noll, 1996). Thuốc thường dùng nhiều nhất là benzodiazepine (như Valium và Librium), SSRls (Paxil, và nhiều loại khác), buspirone, và beta-blocker. Mặc dù hiệu quả vừa phải, những thuốc này phải được giám sát thật kỹ ở người già vì lượng cần thiết để điều trị rối loạn rất thấp trong khi khả năng gây tác dụng phụ rất lớn. Đối với người già, cách điều trị nên chọn là tâm lý liệu pháp, nhất là liệu pháp thư giãn (Fisher & Noll, 1996). Liệu pháp thư giãn có hiệu quả cao, dễ tập quen, chứng tỏ là một kỹ thuật hữu dụng trong nhiều tình huống (như dễ ngủ vào ban đêm).

Đến đây, chúng ta cho rằng tâm lý liệu pháp có thể điều trị hiệu quả. Trong phần kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu bệnh Alzheimer, không thể điều trị hiệu quả dài hạn được, bệnh ngày càng tệ hơn cho đến khi chết.

GIẢM SÚT TRÍ TUỆ: BỆNH ALZHEIMER

Người ta có thể cho rằng tình trạng nghiêm trọng nhất đi kèm với lão hóa là mất trí, một họ bệnh tật bao gồm sự giảm sút chức năng hoạt động nhận thức và hành vi nghiêm trọng. Trong số những rối loạn này, bệnh Alzheimer là phổ biến nhất. Phần Người thật việc thật mô tả diễn tiến của căn bệnh Alzheimer.



NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT: CHUYỆN GÌ XẢY RA VỚI MARY?

Hãy nhớ lại Mary, một phụ nữ 80 tuổi trong phần minh họa hay quên, nhầm lẫn và ủ rũ. Bạn bè và gia đình ít lâu sau phát hiện rằng bà thường không biết mình đang sống ở đâu, và bắt đầu có suy nghĩ khác nhau về rối loạn của Mary. Gia đình sau cùng nhận thấy bà không thể tự chăm sóc cho mình được nữa, phải cần sự giúp đỡ. Bà được đưa đến một nhà tập thể nhưng bệnh tình ngày càng xấu đi. Bà bắt đầu cảm thấy khó khăn khi nhớ lại sự việc chỉ diễn ra trước đó vài phút. Bà lúc đầu nhầm lẫn tên các thành viên trong gia đình và sau cùng hoàn toàn không nhớ ai cả. Bà bắt đầu đi thơ thẩn. Sau cùng gia đình đưa Mary vào nhà dưỡng lão. Giờ khắc bà sống với hiện tại ngày càng ít hơn. Khả năng cụ thể của bà ngày càng giảm sút cho đến khi không thể tự mình múc ăn được, cho đến giây phút cuối cùng bà vẫn không ăn được thức ăn rắn và phải có người ép đút ăn. Mary chết vì bệnh Alzheimer sau 15 năm giảm sút dần, biết bao khổ sở.

Như phần Người thật việc thật minh họa, bệnh Alzheimer làm cho con người thay đổi từ con người biết suy nghĩ, giao tiếp trở thành nạn nhân nhầm lẫn, nằm liệt giường không thể nhận biết thành viên trong gia đình và bạn thân. Do đó, sợ mắc bệnh Alzheimer ở người già khỏe mạnh là một vấn đề quan trọng vượt khỏi bệnh tật thật sự (Youngjohn & Crook, 1996).

Hàng triệu người mắc bệnh Alzheimer, kể cả những người nổi tiếng như cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan, bệnh xảy ra ở các nhóm tộc người, chủng tộc và kinh tế xã hội. Khả năng mắc bệnh Alzheimer tăng theo độ tuổi, từ tỷ lệ cực thấp ở độ tuổi 50 cho đến gần một nửa số người ở tuổi 85 trở lên (Youngjohn & Crook, 1996). Phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn (Hendersorr, 1997). Khi số lượng người già gia tăng nhanh chóng trong một vài thập niên tới thì chắc chắn số ca bệnh Alzheimer cũng tăng theo.



Bệnh Alzheimer có những triệu chứng gì?

Mary, người phụ nữ trong phần Người thật việc thật, biểu hiện một số triệu chứng chính của bệnh Alzheimer: giảm sút dần trong trí nhớ, tập quen, chú ý và đánh giá, nhầm lẫn về thời gian và đặc điểm, khó khăn trong giao tiếp và khó tìm từ thích hợp, giảm sút trong kỹ năng tự chăm sóc và vệ sinh cá nhân, hành vi xã hội không phù hợp và thay đổi nhân cách. Những triệu chứng kinh điển này có thể mơ hồ và thỉnh thoảng chỉ xảy ra ở bệnh thời kỳ đầu, nhưng khi bệnh phát triển thì triệu chứng này nổi bật hơn, thể hiện thường xuyên hơn (Youngjohn & Crook, 1996). Đi thơ thẩn khỏi nhà và không nhớ đường quay về ngày càng tăng. Phát triển hành vi hoang tưởng và tố cáo. Vợ chồng cũng trở thành những người xa lạ. Khi nhìn gương, bệnh nhân cũng không nhận ra mình, họ tự hỏi ai đang nhìn mình thế. Trong các giai đoạn bệnh tiến triển, bệnh Alzheimer thường gây ra sự không kìm được (không thể kiểm soát bàng quang hoặc ruột) và mất hết toàn bộ khả năng đi lại. Những người đàn ông trong ảnh chụp, bệnh nhân hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Đến lúc này nhiều người chăm sóc tìm các cơ sở phù hợp như trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn và các nguồn tài nguyên giúp đỡ khác, như gia đình và bạn bè để tạo ra một môi trường an toàn cho bệnh nhân Alzheimer trong khi người chăm sóc chính đang làm việc hoặc cần làm những chuyện vặt cơ bản.

Mặc dù có kết quả nhanh hơn nếu chẩn đoán vào đầu tuổi trưởng thành, nhưng mức độ thoái hóa trong bệnh Alzheimer thay đổi rất cao (Bondareff, 1983). Vì thế, thật khó khái quát hóa về mức độ giảm sút của một người chỉ dựa trên sự chẩn đoán được tiến hành cách đây bao lâu. Tương tự, thật khó dự đoán một bệnh nhân cụ thể sẽ sống được bao lâu, chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở người chăm sóc (Cavanaugh & Nocera, 1994).

Bệnh Alzheimer được chẩn đoán ra sao?

Dựa vào các triệu chứng hành vi Alzheimer sau cùng hoàn toàn thấy rõ, người ta cho rằng chẩn đoán không có gì phức tạp. Hoàn toàn trái lại. Thật ra, sự chắc chắn tuyệt đối cho rằng một người mắc bệnh Alzheimer không thể khẳng định được trong khi người ấy vẫn còn sống, chẩn đoán dứt khoát phải dựa trên mổ tử thi, não sau khi chết vì các tiêu chuẩn xác định chẩn đoán bệnh Alzheimer bao gồm nhiều thay đổi cấu trúc trong tế bào thần kinh chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi sau khi cắt bỏ mô não và được chuẩn bị thật đặc biệt (Youngjohn & Crook, 1996; Qualls, 1999).

Dĩ nhiên, còn lại một vấn đề là việc tưởng tượng liệu một người có thể mắc bệnh Alzheimer khi người ấy còn sống hay không. Mặc dù chưa dứt khoát, những số lượng và tính nghiêm trọng trong thay đổi hành vi khiến các bác sĩ lâm sàng phải đưa ra chẩn đoán khá chính xác về có thể mắc bệnh Alzheimer (Qualls, 1999). Nhưng sự chính xác tùy vào một loạt xét nghiệm y học và tâm lý trên diện rộng thật tỉ mỉ cũng như trắc nghiệm tâm lý thần kinh (Youngjohn & Crook, 1996). Có nhiều chẩn đoán có tác dụng trong việc loại trừ hầu như tất cả các nguyên nhân có thể khác của các triệu chứng quan sát thấy. Nỗ lực này là cần thiết, vì bệnh Alzheimer là bệnh nan y, gây tử vong, nên mọi nguyên nhân dẫn đến triệu chứng có thể điều trị trước tiên phải được tìm hiểu, về cơ bản, bệnh Alzheimer được chẩn đoán bằng cách loại trừ tất cả các giải thích có thể khác.

Chẩn đoán phân biệt (nhận biết sự khác nhau giữa bệnh này với bệnh khác) đối với bệnh Alzheimer là điều vô cùng quan trọng (Youngjohn & Crook, 1996; Qualls, 1999). Chẳng hạn, một số bệnh trầm cảm và một số loại thiếu hụt vitamin có thể gây ra sự giảm sút trí nhớ nghiêm trọng, đôi khi gọi là chứng mất trí giả. Các bệnh khác, như bệnh thiểu năng tuyến giáp, một số khối u não trong thùy thái dương, đột ngụy ở một số vùng trong não và bệnh tràn dịch não áp suất bình thường, có thể gây ra các rối loạn trí nhớ hoặc những đợt bùng phát hành vi. Các loại mất trí khác, như mất trí mạch máu (do bệnh mạch máu não gây ra) và bệnh Parkinson, cũng gây ra các rối loạn trí nhớ nghiêm trọng và các rối loạn khác. Không có bộ xét nghiệm y học và trắc nghiệm thần kinh tâm lý nào hoàn chỉnh thì những bệnh này bị chẩn đoán lầm thành bệnh Alzheimer và bỏ luôn không điều trị nữa.

Trong một nỗ lực được xem là càng cẩn thận càng tốt, các bác sĩ lâm sàng thường phỏng vấn thành viên trong gia đình về nhận thức của họ về các triệu chứng hành vi quan sát thấy. Hầu hết bác sĩ lâm sàng đều xem thông tin này là điều cần thiết trong việc tìm hiểu tiền sử bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy vợ chồng thường không chăm sóc trong việc đánh giá mức độ giảm sút của bạn đời (McGuire & Cavanaugh, 1992). Một phần, sự sai sót này là do thiếu hiểu biết về bệnh. Vợ chồng cũng muốn chứng tỏ mình là người biết bằng cách phủ nhận triệu chứng nghiêm trọng hoặc phóng đại mức độ nghiêm trọng để có vẻ mình là người thích ứng giỏi trong tình huống cực kỳ khó khăn. Một số vợ chồng mô tả triệu chứng của người bạn đời thật chính xác nhưng gia đình không phải là nguồn thông tin duy nhất về khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân.

Người ta chú ý nhiều về sự phát triển của các xét nghiệm dứt khoát khác đối với bệnh Alzheimer trong khi bệnh nhân vẫn còn sống. Phần lớn nghiên cứu này tập trung vào amyloid, một protein được sản xuất ở lượng cao bất thường ở bệnh nhân Alzheimer, có lẽ là nguyên nhân tạo ra các mớ xơ vữa thần kinh và tấm thần kinh được mô tả phần trước. Nghiên cứu đang hướng đến việc phát triển cách đánh giá nồng độ amyloid trong chất dịch não tủy và máu. Nghiên cứu bổ sung tập trung vào việc xét nghiệm sự có hay không có các gien cụ thể, một chủ đề chúng ta sẽ bàn sau.



Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Chúng ta không biết chắc nguyên nhân gì gây ra bệnh Alzheimer (Youngjohil & Crook, 1996). Trong nhiều năm, người ta đưa ra nhiều giả thuyết, chẳng hạn như sự tích tụ nhôm trong não và virus tác động chậm, nhưng không có giải thích nào đúng cho mọi trường hợp.

Hiện nay, hầu hết nghiên cứu tập trung vào việc nhận dạng sự liên kết di truyền (Clark & Goate, 1993). Ngày càng có nhiều chứng cứ cho rằng ít nhất một số hình thức của bệnh Alzheimer là do di truyền, dựa vào nghiên cứu về cây phả hệ, người thân và trẻ sơ sinh đơn hợp tử. Thật ra, một số vị trí trên các nhiễm sắc thể khác nhau được nhận dạng một cách ngập ngừng có liên quan đến việc truyền bệnh Alzheimer, kể cả các nhiễm sắc thể 12, 14, 19, và 21. Nếu các nhà nghiên cứu có thể nhận dạng các gien là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer thì có thể phát triển một xét nghiệm để kiểm tra liệu một người có mẫu di truyền hay không. Hiện có xét nghiệm đối với bệnh Huntington, một loại mất trí khác thể hiện mẫu thể thường nhiễm sắc. Những người có nguy cơ có thể phát hiện liệu mình có mang gien gây bệnh hay không bằng xét nghiệm máu. Kết quả dương tính chứng tỏ mắc bệnh thường gây sốc trong đầu tuổi trưởng thành hoặc ở tuổi trung niên, dẫn đến tử vong. Vì thế, sự phát triển xét nghiệm di truyền đối với bệnh Alzheimer không chỉ là phương pháp chẩn đoán bệnh thuyết phục mà còn là một số chọn lựa cá nhân khó khăn đối với phụ nữ trong ảnh chụp. Chẳng hạn, cá nhân biết rằng mình có gien gây bệnh sẽ đối mặt với quyết định có con hay không. Các chương trình tư vấn di truyền, hiện đang tập trung hầu hết vào các bệnh thời thơ ấu, cần được mở rộng để giúp cá nhân đối mặt với các quyết định về bệnh tật xảy ra khi về già.

Thời gian gần đây hơn lượng kích tố động dục được nghiên cứu như một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở phụ nữ (Henderson, 1997; Simpkins và người khác, 1997). Người ta biết rằng sự mất mát của kích tố động dục sau thời kỳ mãn kinh liên quan đến việc mất trí nhớ (xem Chương 12) và sự mất mát này có thể là nguồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Có một số chứng cứ cho thấy liệu pháp thay thế kích tố động dục có thể làm giảm nguy cơ này.



Có thể làm gì đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer?

Cho dù bệnh Alzheimer nhưng phải tiến hành thực hiện nhiều biện pháp để làm giảm triệu chứng của bệnh. Hầu hết nghiên cứu tập trung vào các loại thuốc nhằm cải thiện trí nhớ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu các loại thuốc khác nhau nhưng chưa có thuốc nào làm thay đổi triệu chứng rối loạn trí nhớ một cách vĩnh viễn (Abrams & Berkow, 1990; Brioni & Decker, 1997).

Ngoài thuốc trí nhớ ra, các loại thuốc điều trị triệu chứng hành vi thù địch cũng được sử dụng phổ biến. Những thuốc này như thioridazine và haloperidol, là những thuốc giống nhau được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần nghiêm trọng ở người lớn. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả trong việc làm giảm bớt trầm cảm đi kèm với bệnh Alzheimer trong thời kỳ đầu. Tất cả những loại thuốc này phải được dùng thật thận trọng khi người già có nguy cơ tác dụng phụ cao hơn như giảm sút vận động nghiêm trọng và giảm sút nhận thức gia tăng (Brioni & Decker, 1997).

Nhiều sự can thiệp giáo dục và hành vi hiệu quả đang được phát triển. Một can thiệp hành vi dựa trên tiếp cận E-I- E-I-O trong can thiệp trí nhớ được đề cập ở đầu chương này, bao gồm việc sử dụng sự can thiệp trí nhớ ẩn - bên trong gọi là truy cập cách quãng. Được Camp cùng đồng nghiệp (Camp & McKitrick, 1991) phỏng theo, truy cập cách quãng bao gồm việc hướng dẫn cho bệnh nhân Alzheimer cách nhớ thông tin mới bằng cách dần dần tăng thời gian giữa các nỗ lực truy cập. Điều này được thực hiện ra sao sẽ được giải thích trong phần Nghiên cứu nổi bật. Kỹ thuật dễ làm nhưng cũng tuyệt vời này được sử dụng để dạy tên cho các thành viên trong nhóm và các thông tin khác, có khả năng được áp dụng đại trà.



NGHIÊN CỨU NỔI BẬT: CÔ ẤY TÊN GÌ? TẬP NHỚ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ALZHEIMER

Ai là nhà điều tra, và mục đích nghiên cứu là gì? Bệnh Alzheimer mang đặc điểm mất trí nhớ tuần tiến và nghiêm trọng. Nhưng rối loạn trí nhớ có thể được dàn xếp bằng cách sử dụng các chiến lược trí nhớ ẩn - bên trong hay không? Cameron Camp và Leslie McKitrick quyết định phát hiện bằng cách nghĩ ra một kỹ thuật gọi là truy cập cách quãng.

Làm cách nào các nhà điều tra đánh giá chủ đề quan tâm? Bí mật của truy cập cách quãng là tăng dần lượng thời gian tuần tiến giữa nhớ lại thông tin đích (như tên một người), chẳng hạn, người hướng dẫn cho bệnh nhân thấy bức ảnh của một người rồi nói tên của người ấy. Sau một thời gian cách quãng nhớ lại ban đầu khoảng 5 giây người hướng dẫn yêu cầu bệnh nhân nhớ tên khi nãy. Với điều kiện bệnh nhân nhớ chính xác, thì thời gian cách quãng nhớ lại sẽ tăng lên 10, 20, 40, 60, 90, 120, 150 giây, và cứ thế. Nếu bệnh nhân quên thông tin đích, thì người hướng dẫn đưa ra câu trả lời đúng, và thời gian cách quãng nhớ lần kế tiếp giảm dần cho đến bằng thời gian trong lần thử với câu trả lời đúng gần đây nhất. Trong thời gian cách quãng, người hướng dẫn mời bệnh nhân cùng trò chuyện để làm cho bệnh nhân không nhẩm lại thông tin.

Ai là người tham gia nghiên cứu? Camp và McKitrick trắc nghiệm những người được chẩn đoán là có thể mắc bệnh Alzheimer hiện đang ở trong trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn.

Thiết kế nghiên cứu là gì? Nghiên cứu sử dụng thiết kế theo chiều dọc sao cho Camp và McKitrick có thể theo dõi hoạt động của người tham gia trong nhiều tuần.

Có sự quan tâm đạo đức trong nghiên cứu hay không? Việc có những người mắc bệnh Alzheimer trong tư cách người tham gia nghiên cứu là phát sinh các vấn đề quan trọng với sự đồng ý có hiểu biết. Vì sự giảm sút nhận thức nghiêm trọng của mình nên những cá nhân này hoàn toàn không hiểu được quá trình. Vì thế, thành viên gia đình chẳng hạn như vợ chồng hoặc người chăm sóc là con đã trưởng thành cũng được yêu cầu đồng ý có hiểu biết. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến cảm xúc của người tham gia, nếu người tham gia thất vọng hoặc bối rối thì đợt tập luyện hoặc trắc nghiệm phải dừng lại. Camp và McKitrick đã có tất cả những biện pháp phòng ngừa này. 

Kết quả ra sao? Truy cập cách quãng tác dụng như ma thuật vì thậm chí những người trước đây không thể nhớ được thông tin trong hơn 60 giây thì lúc này có thể nhớ tên được hướng dẫn bằng kỹ thuật này trong thời gian rất lâu (chẳng hạn từ 5 tuần trở lên). Việc học tên nhân viên thường có một vài thất bại nhưng nếu tập luyện thêm thì học sẽ nhớ được, chẳng hạn, một người tham gia lạnh lùng nhìn các nhà nghiên cứu đến tham quan trung tâm chăm sóc ban ngày nơi mình đang ở. "Tôi biết ông đến hỏi tôi tên của Jane chứ gì". Tuy nhiên, chỉ trước đó một tháng, Iris không thể nhớ được tên của Jane. Thật ra, trông cô có vẻ không có khả năng tập quen mà chỉ biết cách ôn lại thuộc lòng. Quan trọng nhất, sự tập quen mới không cản trở thông tin khác trong trí nhớ dài hạn.

Nhà điều tra kết luận ra sao? Trông có vẻ hướng dẫn được nhiều loại thông tin, làm cho truy cập cách quãng trở thành một sự can thiệp linh động. Truy cập cách quãng có thể sử dụng trong bối cảnh bất kỳ, chẳng hạn như chơi game hoặc chuyện trò bình thường làm cho kỹ thuật này dễ chịu và không làm bệnh nhân hoảng sợ.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương