LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ



trang56/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   72

Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ
I. Người già giống cái gì?

- Nhân khẩu học tuổi già

- Bạn sẽ sống bao lâu?

II. Cơ thể thay đổi và sức khỏe

- Thuyết Lão hóa sinh học

- Thay đổi Sinh lý học

- Phòng tránh tai nạn ở người già

- Vấn đề sức khỏe

III. Quá trình nhận thức

- Xử lý thông tin

- Xử lý thông tin trong đời sống thường nhật: lái xe lớn tuổi

- Trí nhớ

- Giúp người khác nhớ

- Tập khả năng trí năng

- Tính sáng tạo và hiểu biết

- Thay đổi nhận thức khi về già



IV. Sức khỏe tâm thần và sự can thiệp

- Trầm cảm

- Rối loạn lo âu

- Giảm sút trí tuệ: Bệnh Alzheimer

- Chuyện gì xảy ra với Mary?

- Cô ấy tên gì? Tập nhớ đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer



Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Hãy dừng lại! Trước khi đọc chương này bạn hãy làm bài tập sau. Lấy ra một tờ giấy, viết tất cả những tính từ bạn nghĩ là có thể mô tả lão hóa và người già, cũng như tất cả "vấn đề" về lão hóa mà bạn biết được.

Lúc này bạn đang có danh sách, hãy xem kỹ danh sách này. Đây có phải là những tính từ mô tả tích cực hoặc tiêu cực nhất của bạn hay không? Bạn có nhiều "vấn đề" cần nghĩ ra hay chỉ có một vài? Hầu hết danh sách của mọi người đều có ít nhất một số từ và ngữ phản ánh hình ảnh của người già theo giới truyền thông mô tả. Phần lớn những hình ảnh của giới truyền thông đều là những suy nghĩ rập khuôn về người già ít có cơ sở thực tế. Chẳng hạn, những người trên 60 tuổi hầu như không hề xuất hiện trong các mẫu quảng cáo nước hoa (Elizabeth Taylor là một ngoại lệ đặc biệt), người già chỉ xuất hiện trong các mẫu quảng cáo gỡ bỏ lớp nhăn da.

Trong chương này, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu tuổi già. Trong chương này, chúng ta tìm hiểu thay đổi cơ thể và nhận thức. Để bắt đầu, chúng ta khảo sát những thay đổi cơ thể quan trọng và vấn đề sức khỏe mà người già thường gặp. Thay đổi khả năng nhận thức cũng như sự can thiệp giúp tái dàn xếp thay đổi cũng được đề cập. Sau cùng, nghiên cứu một số vấn đề sức khỏe tâm thần nổi tiếng nhất như trầm cảm, rối loạn lo âu và bệnh Alzheimer.

I. NGƯỜI GIÀ GIỐNG CÁI GÌ?
II. CƠ THỂ THAY ĐỔI VÀ SỨC KHỎE
III. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
IV. SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ SỰ CAN THIỆP
TÓM TẮT
TỪ KHÓA
I. NGƯỜI GIÀ GIỐNG CÁI GÌ? NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Người già trong dân số có đặc điểm gì?

- Hầu hết mọi người sống được bao lâu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ?

Người già giống cái gì?

- Nhân khẩu học tuổi già

- Bạn sẽ sống bao lâu?

SARAH là một phụ nữ Mỹ gốc Phi, 87 tuổi xuất thân trong một gia đình có nhiều người sống thọ. Suốt đời bà không hề đến bác sĩ và thực ra chưa hề mắc bệnh gì nặng. Sarah tưởng tượng rằng mình không bao giờ cần đến bác sĩ vì hầu như trong suốt đời bà không có bảo hiểm y tế. Bà vẫn cảm thấy khỏe mạnh và còn sống rất lâu nữa, Sarah nghĩ bà phải sống thêm vài năm nữa.

Già có nghĩa là gì? Bạn có muốn khi về già mình được mô tả bằng những từ ngữ viết ra lúc đầu chương hay không? Bạn đang mong mình già hơn hay bạn sợ tuổi già đang chờ bạn phía trước?

Hầu hết chúng ta đều muốn giống như Sarah và muốn có một cuộc đời khỏe mạnh, sống lâu. Tuổi già không phải là điều chúng ta bận tâm cho đến khi chúng ta lớn tuổi. Hầu hết chúng ta đều cảm nhận được tuổi già đang đến giống như Jim trong truyện tranh Far Side (hình bên trái). Câu chuyện như thể một đêm đi ngủ lúc tuổi trung niên và hôm sau thức giấc bỗng trở thành già. Nhưng chúng ta cũng thấy dễ chịu khi biết rằng khi ngày ấy đến thì chúng ta vẫn còn nhiều bạn bè.



NHÂN KHẨU HỌC TUỔI GIÀ

Bạn có từng nghĩ trong cuộc sống hằng ngày bạn thấy bao nhiêu người già hay không? Bạn có từng tự hỏi ông bà cố của mình cũng như thế hay không? Chưa có lúc nào có nhiều người già còn sống như lúc này. Tỉ lệ người già trong dân số các nước công nghiệp trong thế kỷ này đã tăng khủng khiếp, phần lớn là do chăm sóc y tế tốt hơn và hạ thấp tỉ lệ tử vong ở phụ nữ trong khi sinh.

Người nghiên cứu xu hướng dân số, gọi là nhà nhân khẩu học, sử dụng kỹ thuật đồ thị gọi là kim tự tháp dân số để mô tả những thay đổi này. Lưu ý hình dạng của tự kim tháp dân số năm 1900, được thể hiện trong panel đầu tiên trong biểu đồ trang 551. Đầu thế kỷ, số người dưới tuổi 20 nhiều hơn số người trên tuổi 60 đến mức hình ảnh có dạng kim tự tháp. Dự đoán đến năm 2030, (khi trẻ cuối cùng trong đợt bùng phát trẻ sơ sinh đã 65 tuổi) biểu thị sự thay đổi ấn tượng sẽ diễn ra, kim tự tháp 1900 sẽ lật ngược trở xuống! Số người trên 65 sẽ nhiều hơn bất kỳ nhóm độ tuổi khác.

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng người già (những người trên 60) sẽ mang đến những thay đổi sâu sắc trong đời sống của mỗi người. Vào nửa đầu thế kỷ 21, người già sẽ là một mục tiêu tiếp thị quan trọng, và họ sẽ có được quyền lực chính trị và kinh tế đáng kể. Chỉ số lượng người già không thôi cũng gây nhiều áp lực cho hệ thống trợ cấp hưu trí (nhất là An sinh xã hội), chăm sóc y tế (kể cả chăm sóc dài hạn), và các phục vụ con người khác. Chi phí sẽ do số nhân viên đóng thuế tương đối nhỏ trong đạo quân tụ tập phía sau người già.

Sự căng thẳng ngày càng tăng trong hệ thống phục vụ xã hội sẽ thêm trầm trọng vì hầu hết phân mảnh phát triển nhanh nhất trong dân số Mỹ là nhóm người trên tuổi 85. Thật ra, số lượng người như thế sẽ tăng 400% từ năm 1995 đến 2050 (Cục quản lý lão hóa, 1997). Như chúng ta sẽ thấy trong chương này và trong Chương 14, những người trên 85 cần sự giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn những người dưới 85, ngày càng gây căng thẳng đối với hệ thống chăm sóc y tế.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨThay đổi Nhân khẩu học trong 30 năm đầu của thế kỷ 21 ảnh hưởng đến sự cần thiết tái đào tạo nhân viên ra sao?  Sự đa dạng của người già

Không phải người già đều như nhau, người già nhiều hơn người ở các độ tuổi khác. Nữ giới già nhiều hơn nam giới già trong tất cả các nhóm dân tộc ở Mỹ, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do sau. Số lượng người già trong các nhóm dân tộc thiểu số đang tăng nhanh hơn người Mỹ gốc Âu. Chẳng hạn, số lượng người Mỹ bản xứ lớn tuổi đã tăng 65% trong vài thập niên gần đây, người Mỹ già gốc Á và ở đảo Thái Bình Dương tăng gấp bốn lần, người già là phân mảnh phát triển nhanh nhất trong dân số Mỹ gốc Phi, và số lượng người già Mỹ gốc Tây Ban Nha cũng gia tăng nhanh chóng (Cục thống kê Mỹ, 1997).

Dự đoán cho sự đa dạng trong tương lai dân số Mỹ được thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Bạn sẽ nhận ra sự gia tăng rất lớn về số lượng người già Mỹ gốc Á, Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Tây Ban Nha so với người già Mỹ gốc Âu và Mỹ gốc Phi.

Người già trong tương lai cũng có trình độ cao hơn. Hiện tại, chỉ một nửa người già trên 65 có bằng phổ thông trung học, và 10% học đại học 4 năm trở lên. Năm 2030, ước tính 85% sẽ có bằng phổ thông trung học và 75% có bằng đại học (Cục thống kê Mỹ, 1997). Những thay đổi ấn tượng này chủ yếu là do cơ hội giáo dục tốt hơn dành cho nhiều sinh viên hơn và cần sự giáo dục ở trường chính qui nhiều hơn (nhất là đại học) để tìm được công việc tốt. Những người có trình độ cao hơn thường sống thọ hơn, hầu hết là vì họ có thu nhập cao hơn - giúp họ tiếp cận với chăm sóc y tế tốt và khả năng áp dụng cách sống có lợi cho sức khỏe.

Các nước khác, số lượng người già đang tăng nhanh, nhất là các nước đang phát triển. Nói chung, những gia tăng nhanh chóng này là do chăm sóc y tế ở các nước này được cải thiện. Những gia tăng như thế làm thay đổi bộ mặt dân số, khi có nhiều người sống đến già.

Những nước kinh tế hùng mạnh trên thế giới như Nhật Bản đang cố gắng thích ứng với số lượng người già đang tăng gây căng thẳng cho tài nguyên quốc gia. Quả thật, tỉ lệ phát triển người già ở Nhật Bản là tỉ lệ cao nhất trong thế giới công nghiệp, năm 2025 số người già trên 65 tuổi cao gấp hai lần số trẻ em (WuDunn, 1997). Tác động kinh tế bao gồm trợ cấp hưu trí cao hơn nhiều và những gia tăng rất cơ bản trong chi phí chăm sóc y tế, sẽ do số nhân viên ngày số lượng ít hơn nhiều gánh (WuDunn, 1997).

Cho dù những ngụ ý tài chánh trong dân số lão hóa có thể dự đoán được, nhưng thật đáng ngạc nhiên chúng ta ít có sự chuẩn bị. Chẳng hạn, có ít dữ liệu nghiên cứu về đặc điểm của nhân viên lớn tuổi cho dù nghỉ hưu bắt buộc hầu như bị loại bỏ trong một vài năm), về sự khác biệt giữa người hơi già (tuổi 65 - 80) và người quá già (hơn 80), hoặc đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể của người già bị bệnh mãn tính (Hiệp hội Tâm lý Mỹ, 1993). Tính đến năm 1998, quốc hội Mỹ thông qua các kế hoạch dài hạn cho việc tái trợ An sinh xã hội và Chăm sóc y tế, cho dù số trẻ sơ sinh đầu tiên trong đợt bùng nổ trẻ sơ sinh đến năm 2006 sẽ bước sang tuổi 60. Những vấn đề này cần được giải quyết trong tương lai gần, sao cho có thể thực hiện các chính sách thích hợp (Binstock, 1999).

BẠN SẼ SỐNG BAO LÂU?

Số năm một người nghĩ là mình sống, gọi là tuổi thọ được xác định bằng các yếu tố di truyền và môi trường. Các nhà nghiên cứu phân biệt giữa ba loại tuổi thọ: tuổi thọ trung bình, tuổi thọ hữu dụng, và tuổi thọ tối đa.

Tuổi thọ trung bình (hoặc tuổi thọ ở khoảng giữa) là độ tuổi mà một nửa những người sinh ra trong một năm cụ thể sẽ mất. Như bạn thấy trong biểu đồ bên dưới tuổi thọ trung bình đối với con người ở Mỹ tăng ổn định trong thế kỷ này. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự giảm sút đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và số lượng phụ nữ chết trong lúc sinh, loại trừ các căn bệnh quan trọng như đậu mùa và bại liệt, và những tiến bộ trong công nghệ y học đã kéo dài mạng sống của người mắc bệnh mãn tính.

Tuổi thọ hữu dụng là số năm mà một người không bị mắc bệnh mãn tính và giảm sút. Theo lý tưởng, tuổi thọ hữu dụng phù hợp với thời gian sống thực sự của một người. Tuy nhiên, công nghệ y học đôi khi giúp cho con người sống thêm nhiều năm nữa cho dù họ không thể thực hiện các công việc thông thường hằng ngày. Do đó, người ta đang chú trọng nhiều hơn đến tuổi thọ hữu dụng hơn là chú trọng số năm mà con người sống được, trong việc ra các quyết định điều trị y học.

Tuổi thọ tối đa là độ tuổi cao nhất mà một người bất kỳ sống được. Hiện này, các nhà khoa học dự đoán rằng giới hạn tối đa đối với con người là khoảng 120 năm, hầu hết là vì các hệ thống cơ quan quan trọng khác và tim bị hạn chế ở chỗ có thể kéo dài trong bao lâu mà không cần phải thay thế (Hayflick, 1994).

Yếu tố di truyền và môi trường trong tuổi thọ

Có lẽ dấu hiệu tốt nhất để dự đoán tuổi thọ là phát xuất từ gia đình có nhiều người sống lâu. Chẳng hạn, cộng thêm khoảng 4 năm vào tuổi thọ trung bình cho mỗi bố mẹ sống đến tuổi 80 (Woodruff- Pak, 1988). Một số bệnh mãn tính cũng có mối quan hệ di truyền làm giảm tuổi thọ, bao gồm bệnh tim mạch, một số dạng ung thư, sơ nang, và bệnh Alzheimer. Chẳng hạn, đối với mỗi bố mẹ, ông bà, hoặc anh chị em ruột chết vì bệnh tim mạch trước tuổi 50, thì bạn lấy tuổi thọ trung bình trừ đi 4 năm (Woodruff-Pak, 1988).

Nhiều khía cạnh môi trường cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ: bệnh mắc phải (như bệnh AIDS), độc tố và chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, yếu tố cách sống chẳng hạn như căng thẳng, hút thuốc, chế độ ăn uống, chất gây nghiện, rượu và tập thể dục cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Kết hôn giúp tăng tuổi thọ, nhưng đối với nam nhiều hơn nữ (Woodruff-Pak, 1988). Ảnh hưởng của môi trường thậm chí đối với người nghèo còn quan trọng hơn. Những người sống trong vùng nghèo khổ có nhiều khả năng không đủ tiền để ăn uống phù hợp và sẽ tiếp xúc với độc tố như chì chẳng hạn nhiều hơn và phải sống trong các khu vực ô nhiễm hơn. Mỗi yếu tố trong số này giảm bớt tuổi thọ rất đáng kể (Hiệp hội những người nghỉ hưu Mỹ, 1991). Tác động kết hợp của các yếu tố môi trường có thể gây sốc: Tổ chức ung thư Mỹ dự đoán rằng một người hút thuốc không kết hôn sống một mình trong thành phố lớn có thể giảm thọ 22 năm.

Có lẽ gây nhiều tranh cãi nhất về ảnh hưởng của môi trường đối với tuổi thọ là sự tiến bộ công nghệ trong chăm sóc y tế. Ngày nay, chúng ta có khả năng kéo dài sự sống rất đáng kể, khi chúng ta giúp cho con người sống lâu hơn bằng các can thiệp y học. Cho dù là bệnh nan y nhưng nhiều nạn nhân sống thêm được ít lâu do công nghệ y học chẳng hạn như hệ thống hỗ trợ sự sống. Nhưng nhiều người đặt ra câu hỏi hóc búa: kéo dài sự sống lúc nào cũng có lợi phải không? Câu hỏi này buộc mọi người phải phân biệt chất lượng sống với số lượng sống. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này chi tiết hơn trong Chương 15, phần cái chết êm ái.



Sự khác biệt tộc người và giới tính trong tuổi thọ

Sự khác biệt tộc người trong tuổi thọ trung bình rất phức tạp (Go và người khác, 1995). Chẳng hạn, tuổi thọ trung bình của người Mỹ gốc Phi khi sinh năm 1995 ở nam thấp hơn 9 năm và ở nữ thấp hơn 5,5 năm tuổi thọ của người Mỹ gốc Âu. Ở tuổi 65, tuổi thọ trung bình ở người Mỹ gốc Phi thấp hơn người Mỹ gốc Âu 2 năm đối với cả nam lẫn nữ, nhưng ở tuổi 85 người Mỹ gốc Phi thường sống lâu hơn (Trung tâm thống kê y tế quốc gia, 1997). Có lẽ vì họ không được hưởng cùng chất lượng chăm sóc như người Mỹ gốc Âu, và có nguy cơ mắc bệnh và tai nạn nhiều hơn, nên người Mỹ gốc Phi sống đến tuổi 85 thường khỏe mạnh hơn người Mỹ gốc Âu cùng độ tuổi. Như Sarah, phụ nữ 87 tuổi trong phần minh họa, trong suốt đời ít cần đến sự chăm sóc y tế. Sự phức tạp trong khác biệt nhóm dân tộc thấy rõ qua việc tuổi thọ trung bình của người Mỹ gốc Tây Ban Nha cao hơn tuổi thọ trung bình của người Mỹ gốc Âu thuộc mọi độ tuổi, cho dù có nhiều người gặp khó khăn trong tiếp cận chăm sóc y tế (Trung tâm thống kê y tế quốc gia, 1997).



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨSự khác biệt dân tộc và giới tính trong tuổi thọ liên quan với các tác động sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội ra sao?  Đến thăm một trung tâm chăm sóc người già hoặc nhà dưỡng lão có thể dễ dàng đặt câu hỏi, "tất cả những người thật già sống ở đâu?". Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn tuổi thọ trung bình của nam 7 năm lúc mới sinh, giảm xuống còn khoảng 1 năm ở tuổi 85 (Trung tâm thống kê y tế quốc gia, 1997). Tại sao? Câu trả lời ngắn gọn nhưng chính xác là chúng ta không biết chắc chắn (Hayflick, 1994). Nam ngày càng dễ bị bệnh và tai nạn hơn, cùng với tỉ lệ chết khi sinh con ở nữ giảm là các yếu tố. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng các yếu tố quan trọng khác đối với nữ là việc có hai nhiễm sắc thể X (so với một nhiễm sắc thể ở nam), mức độ chuyển hóa thấp hơn, tỉ lệ trọng lượng của não so với cơ thể cao hơn và lượng testosterone thấp hơn (Hayflick, 1994). Mặc dù, cho đến nay không có yếu tố nào trong số này được cho là đủ để giải thích tại sao phụ nữ trung bình sống thọ hơn nam.

Sự khác biệt tuổi thọ ở các nước

Các nước trên thế giới khác nhau rất đáng kể về tuổi thọ trung bình trong dân số. Như bạn thấy trong bản đồ trang 555, dải hiện tại kéo dài từ 38 năm ở Sierra Leone, châu Phi đến 80 năm ở Nhật Bản. Sự phân kỳ rộng như thế trong tuổi thọ phản ánh sự khác biệt rất lớn trong các điều kiện xã hội và kinh tế, chăm sóc y tế, bệnh tật, v.v... ở các nước công nghiệp và đang phát triển.



TỰ KIỂM TRA

1. Phân mảnh phát triển nhanh nhất trong dân số ở Mỹ là những người trên …

2. Độ tuổi ở đó một nửa người sinh ra trong một năm cụ thể chết gọi là …

3. Hãy nhớ lại các ảnh hưởng cách sống đối với sức khỏe được đề cập trong Chương 12. Nếu hầu hết mọi người đều có cách sống rất có lợi cho sức khỏe thì bạn nghĩ điều gì xảy ra đối với tuổi thọ trung bình?

Trả lời: (1) 85, (2) tuổi thọ trung bình.


II. CƠ THỂ THAY ĐỔI VÀ SỨC KHỎE NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Các thuyết Sinh học quan trọng về lão hóa là gì?

- Khi về già thường diễn ra nhiều thay đổi sinh lý nào?

- Đối với người già có những vấn đề sức khỏe chính nào?



Cơ thể thay đổi và sức khỏe

- Thuyết Lão hóa sinh học

- Thay đổi Sinh lý học

- Vấn đề sức khỏe

Frank là ông già 80 tuổi, cơ thể vẫn còn hoạt động tốt. Ông thích đi thuyền buồm, đi xe đạp đường dài, và trượt tuyết việt dã. Mặc dù ông tự xem mình là người có thể hình tuyệt hảo nhưng ông nhận thấy sức dẻo dai đã giảm, không còn thính tai như xưa. Frank tự hỏi: mình có thể làm gì để ngăn chặn những giảm sút này hay đó là một phần chắc chắn phải có khi mình càng lớn tuổi?

Nếu gia đình của bạn có nhiều album ảnh chụp trong nhiều năm bạn có thể nhìn thấy ông bà và ông bà cố của mình thay đổi qua những năm ấy ra sao. Một số khác biệt dễ thấy hơn là sự thay đổi màu tóc và số lượng tóc cùng với da nhăn nhưng các thay đổi cơ thể khác khó nhận thấy hơn. Trong phần này, chúng ta khảo sát một số thay đổi cũng như một vài vấn đề mà người lớn có thể làm để cải thiện sức khỏe của mình. Như đã nêu trong Chương 12, nhiều thay đổi lão hóa bắt đầu ở tuổi trung niên nhưng thường không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cho đến khi về già như Frank đang cảm nhận. Nhưng trước tiên, chúng ta sẽ hỏi một câu cơ bản: tại sao người ta lại già? 



THUYẾT LÃO HÓA SINH HỌC

Tại sao mọi người sống đến già rồi sau cùng chết? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát nhưng nếu kết hợp một vài thuyết Sinh học bổ sung, người ta biết được một phần (Hayflick, 1994).

Có 4 nhóm thuyết Lão hóa Sinh học quan trọng. Thuyết Mặc và mòn cho rằng cơ thể giống như bất kỳ một cỗ máy nào dần dần xuống cấp và sau cùng bỏ đi. Thuyết này giải thích một số bệnh, chẳng hạn như viêm xương - khớp. Nhiều năm sử dụng khớp xương làm cho lớp sụn bảo vệ bị thoái hóa gây ra đau nhức và cứng khớp. Tuy nhiên, thuyết Mặc và mòn không giải thích được hầu hết các khía cạnh lão hóa khác (Hayflick, 1994).

Thuyết Tế bào giải thích lão hóa bằng cách tập trung nghiên cứu các quá trình diễn ra trong từng tế bào, dẫn đến việc hình thành các chất độc hại trong quãng đời. Hầu hết các thuyết này đều nhấn mạnh tác động phá hủy của một số chất nào đó đối với chức năng hoạt động của tế bào. Chẳng hạn, một số lý thuyết gia cho rằng "gốc tự do" - hóa chất được tạo ra ngẫu nhiên trong khi chuyển hóa tế bào bình thường, dễ dàng liên kết với các chất khác bên trong tế bào - làm cho tế bào bị thương tổn nên chức năng hoạt động giảm sút. Lão hóa là do tác động tích tụ của các gốc cơ bản trong suốt quãng đời. Gốc tự do đóng vai trò quan trọng trong một số bệnh, như bệnh viêm xương - khớp và ung thư. Thuyết tế bào khác tập trung vào liên kết chéo trong đó một số protein tương tác ngẫu nhiên với một số mô cơ thể chẳng hạn cơ bắp và động mạch. Kết quả của liên kết chéo là mô bình thường, đàn hồi trở nên cứng hơn, đến mức cơ bắp và động mạch kém linh động hơn qua thời gian. Kết quả trong một số trường hợp có thể nghiêm trọng, chẳng hạn, việc xơ cứng cơ tim buộc tim phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Mặc dù chúng ta biết rằng những chất này đang tích tụ nhưng vẫn chưa hiểu chúng gây ra sự lão hóa ra sao.

Thuyết Chuyển hóa tập trung vào các khía cạnh chuyển hóa của cơ thể để giải thích tại sao con người già. Hai quá trình quan trọng trong tiếp cận này là căng thẳng và lượng calo đưa vào cơ thể. Có một số chứng cứ cho rằng người ta như người đàn ông trong ảnh chụp hạn chế lượng calo mình ăn theo chế độ ăn uống cân đối để được sống thọ và giảm tỉ lệ mắc bệnh (Monczunski, 1991). Vẫn còn phải tìm hiểu liệu loại chế độ ăn uống (như ít chất béo) hoặc bản thân số lượng calo có phải là bí quyết hay không. Người ta dễ dàng thích ứng với các căng thẳng cơ thể cũng rất quan trọng, người trưởng thành nhỏ tuổi hơn có thể chịu đựng mức độ sử dụng cơ bắp cao hơn người trưởng thành lớn tuổi hơn (Whitboume, 1996). Có thể tử vong xảy ra vì cơ thể không còn thích ứng với căng thẳng nữa (Hayflick, 1994).

Sau cùng, thuyết Chết tế bào lập trình cho rằng lão hóa được lập trình về mặt Sinh học. Mặc dù không có một gien lão hóa duy nhất như thế, nhưng ngày càng có nhiều chứng cứ cho rằng có một mật mã di truyền, chưa được khám phá, kiểm soát đời sống của tế bào. Chúng ta biết rằng có một thành phần di truyền liên quan đến nhiều căn bệnh mãn tính có liên quan đến độ tuổi chẳng hạn như bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch và một số hình thức bệnh ung thư. Chúng ta cũng biết rằng tế bào cuối cùng không phân chia nữa, có lẽ vì các chuỗi xoắn ốc dài ADN gọi là telomere, bảo vệ các đầu của từng nhiễm sắc thể, sẽ ngắn lại sau mỗi lần tế bào phân chia và đạt đến thời điểm không còn thích hợp để phân chia tiếp nữa. Tuy nhiên, những đầu mối khích lệ này vẫn chưa trả lời được vấn đề sự lập trình như thế được kích hoạt ra sao hoặc gây ra lão hóa như thế nào.

Cho dù có nhiều thuyết Sinh học khác nhau, nhưng không có thuyết nào giải thích lão hóa đầy đủ. Quả thật, phần lớn quá trình lão hóa vẫn chưa được khám phá nhất là trong việc phân loại những khác biệt giữa lão hóa bình thường (thay đổi không bệnh diễn ra ở mọi người) và lão hóa liên quan đến bệnh tật. Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết những yếu tố khác nhau này trong lão hóa Sinh học tương tác với nhau ra sao.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨẢnh hưởng tâm lý và văn hóa xã hội trong việc phát hiện một thuyết Lão hóa Sinh học duy nhất, toàn diện là ảnh hưởng gì? THAY ĐỔI SINH LÝ HỌC

Tuổi già thường có nhiều thay đổi sinh lý chắc chắn phải có. Như Frank, trong phần minh họa, người già nhận thấy sự dẻo dai của mình giảm so với 20 hoặc 30 năm trước, và không còn thính tai như xưa nữa. Trong phần này, chúng ta khảo sát một số thay đổi sinh lý quan trọng nhất diễn ra trong tế bào thần kinh, hệ thống tim mạch và hô hấp, hệ vận động và hệ nhận cảm. Chúng ta cũng khảo sát các vấn đề về sức khỏe nói chung chẳng hạn như giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng và ung thư. Trong suốt phần thảo luận này, bạn nên ghi nhớ rằng một số những thay đổi chúng ta nghiên cứu xảy ra ở mọi người nhưng mức độ và số lượng thay đổi khác nhau ở từng người.



Thay đổi ở tế bào thần kinh

Thay đổi qui phạm quan trọng nhất cùng với độ tuổi bao gồm những thay đổi cấu trúc trong tế bào thần kinh, tế bào cơ bản trong não và trong sự truyền đạt giữa các tế bào thần kinh (Whitbourne, 1996). Bạn hãy nhớ lại cấu trúc cơ bản của tế bào thần kinh trong Chương 3 (trang 123 - 124), bằng hình vẽ trang 559. Hai cấu trúc trong tế bào thần kinh quan trọng nhất trong việc tìm hiểu lão hóa: đọt nhánh, tiếp nhận thông tin từ các tế bào thần kinh khác, và sợi trục truyền thông tin bên trong một tế bào thần kinh từ đọt nhánh đến các nhánh đầu cuối. Mỗi thay đổi chúng ta nhận thấy làm giảm sút khả năng truyền thông tin của tế bào thần kinh, sau cùng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cá nhân (Whitbourne, 1996). Ba thay đổi cấu trúc quan trọng nhất trong lão hóa bình thường: mớ u xơ thần kinh, thay đổi đọt nhánh và các tấm thần kinh.

Vì lý do nào đó chưa hiểu rõ, xơ cấu thành sợi trục đôi khi bị xoắn với nhau để tạo ra một khối có dạng xoắn ốc gọi là mớ u xơ thần kinh. Những mớ bòng bong này cản trở khả năng truyền thông tin xuống sợi trục của tế bào thần kinh. Một số mức độ rối rắm thường diễn ra theo độ tuổi nhưng ở bệnh Alzheimer có số lượng mớ u xơ thần kinh rất lớn (Scheibel, 1996).

Thay đổi ở đọt nhánh phức tạp hơn. Một số đọt nhánh teo lại rồi chết, làm cho các tế bào thần kinh khó truyền đạt với nhau hơn. Tuy nhiên, một số đọt nhánh vẫn tiếp tục phát triển (Curcio, Buell, & Coleman, 1982), giải thích tại sao người già tiếp tục cải thiện trong một số lĩnh vực như chúng ta sẽ biết vào cuối chương này. Tại sao một số đọt nhánh thoái hóa trong khi số khác thì không vẫn chưa được hiểu rõ, điều này có thể phản ánh sự tồn tại của hai họ tế bào thần kinh khác nhau.

Tế bào thần kinh bị thương tổn và chết đôi khi tập hợp quanh một lõi protein và tạo ra tấm thần kinh, có thể tấm thần kinh gây trở ngại cho chức năng hoạt động bình thường của tế bào thần kinh khỏe mạnh. Mặc dù số lượng tấm đi kèm với chứng mất trí rất lớn (những bệnh Alzheimer), các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định một "số lượng cho phép" của tấm thần kinh biểu thị một bộ não đang lão hóa nhưng vẫn khỏe mạnh (Scheibel, 1996).

Vì tế bào thần kinh không tiếp xúc, liên lạc được với nhau nên phải truyền đạt thông qua các hóa chất gọi là chất truyền thần kinh. Cùng với độ tuổi, lượng chất truyền thần kinh này giảm (Whitboume, 1999). Người ta cho rằng những giảm sút này là nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi hành vi liên quan đến độ tuổi, bao gồm những thay đổi trong trí nhớ và giấc ngủ, và có lẽ trong những ảnh hưởng như bệnh Alzheimer.

Những thay đổi này trong tế bào thần kinh là một phần thông thường của lão hóa. Tuy nhiên, khi những thay đổi này diễn ra ở mức độ lớn hơn nhiều thì chúng gây ra các rối loạn đáng kể và kèm theo bệnh Alzheimer hoặc bệnh liên quan, chúng ta sẽ khảo sát chi tiết hơn ở trang 581 - 587. Vấn đề này rất quan trọng khi có nghĩa rằng thay đổi hành vi nghiêm trọng chẳng hạn như giảm sút trí nhớ rất nghiêm trọng không phải là kết quả của sự thay đổi qui phạm trong bộ não mà đúng ra là dấu hiệu chỉ báo bệnh tật.

Thật không may, chúng ta biết về những loại thay đổi diễn ra cùng độ tuổi nhiều hơn về sự liên kết giữa thay đổi của tế bào thần kinh và hành vi. Chứng cứ thường không trực tiếp, thu được bằng cách quan sát cẩn thận số cá thể bị chấn thương não, hoặc phác họa các mẫu hành vi đã biết với chứng cứ lấy được từ mổ tử thi phần não người. Chúng ta biết được sự liên kết phải có ở đây nhưng khám phá ra sự liên kết này cần phải có thời gian và sáng tạo.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương