LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang58/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   ...   72

TRÍ NHỚ

"Trí nhớ là sức mạnh" (Johnson- Laird, 1988, trang 41). Quả thực như thế khi bạn nghĩ đến tầm quan trọng của việc nhớ các công việc, khuôn mặt, danh sách, hướng dẫn, quá khứ cá nhân và nhận dạng. Có lẽ đây là lý do tại sao người ta nhấn mạnh việc duy trì một trí nhớ tốt khi về già, như Dagwood trong truyện tranh, nhiều người già sử dụng nó để đánh giá liệu tâm trí mình còn tỉnh táo hay không. Như phần mô tả trong truyện tranh, trí nhớ kém thường được xem là một bộ phận lão hóa không thể tránh khỏi. Nhiều người như Rocio, phụ nữ trong phần minh họa, cho rằng việc quên một ổ bánh mì mua ở cửa hàng khi mình 25 tuổi không phải là chuyện đáng lo, nhưng quên như thế khi mình 65 tuổi là nguyên nhân đang cảnh báo – dấu hiệu của bệnh Alzheimer hoặc một số loại bệnh khác. Trong tiết này, chúng ta phân loại chuyện tưởng tượng và thực tế trí nhớ thay đổi theo độ tuổi ra sao.



Có những thay đổi gì?

Để tìm hiểu sự khác biệt trí nhớ giữa các độ tuổi, chúng ta cần phân biệt giữa các loại trắc nghiệm trí nhớ khác nhau, các bối cảnh khác nhau trong trắc nghiệm trí nhớ, và các loại trí nhớ khác nhau. Hai cách chính dùng để trắc nghiệm trí nhớ. Trong một trắc nghiệm nhớ lại tự do, người ta được yêu cầu kể lại mọi thứ mà mình có thể nhớ về nội dung vừa học. Trong trắc nghiệm nhận biết, người ta được yêu cầu chọn các hạng mục đúng trong một danh sách gồm các chọn lựa đúng và sai.

Mẫu kết quả là người trưởng thành lớn tuổi hơn nhớ tệ hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn trong các trắc nghiệm nhớ lại tự do, nhưng sự khác biệt độ tuổi không đáng kể trong các trắc nghiệm nhận biết. Vì người trưởng thành lớn tuổi hơn có cách quãng nhớ ngắn hơn, về cơ bản họ nhớ lại ít hạng mục trong danh sách và các đoạn bài khóa (Verhaeghen, Marcoen & Goosens, 1993). Những khác biệt độ tuổi này rất lớn, chẳng hạn, hơn 80% trong mẫu người trưởng thành tuổi 20 nhớ tốt hơn người trưởng thành tuổi 70. Những khác biệt này không giảm bằng sự trình bày chậm hơn, ra gợi ý hoặc nhắc trong khi nhớ lại, hoặc đưa ra các chiến lược cụ thể (như hình ảnh tưởng tượng) trong khi nghiên cứu.

Sự khác biệt quan trọng thứ hai là trắc nghiệm trí nhớ diễn ra ở đâu. Nói chung, chúng ta biết hầu hết về cách trắc nghiệm trí nhớ trong bối cảnh phòng thí nghiệm, sự khác biệt độ tuổi thường gặp ở đây, nhất là trong các trắc nghiệm nhớ lại tự do. Tuy nhiên, sự khác biệt độ tuổi đôi khi không tìm thấy khi trắc nghiệm trí nhớ ngoài đời thường. Một trong những minh họa điển hình của vấn đề này được tìm thấy trong nghiên cứu của Kirasic và Alien (1985), khảo sát khả năng phát hiện các món hàng trong cửa hàng gia vị quen và lạ ở người trưởng thành nhỏ tuổi hơn và người trưởng thành lớn tuổi hơn. Như bạn thấy trong biểu đồ trang 570, người trưởng thành lớn tuổi hơn thực sự nhớ tốt hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn trong các cửa hàng quen trong khi ở các cửa hàng lạ thì nhớ kém hơn. Thật thú vị, khả năng tìm đường đi trong một môi trường được dự đoán qua các quá trình nhận thức cơ bản độc lập với địa điểm trắc nghiệm (Alien và người khác, 1996).

Khác biệt thứ ba liên quan đến các loại trí nhớ khác nhau. Sự khác biệt độ tuổi lớn nhất khi trắc nghiệm trí nhớ thứ cấp (Kausler, 1994). Trí nhớ thứ cấp ám chỉ khả năng nhớ lượng thông tin tương đối lớn trong một vài giây đến một vài phút. Việc nhớ mua bánh mì ở cửa hàng, bạn vừa nhìn thấy các khía cạnh quan trọng trong một bộ phim, hoặc sáng nay bạn ăn điểm tâm món gì là những minh họa. Sự giảm sút trong trí nhớ thứ cấp mang tính qui phạm (Kausler, 1994). Một loại trí nhớ khác, gọi là trí nhớ bậc ba, thể hiện một mẫu khác. Trí nhớ bậc ba ám chỉ khả năng nhớ thông tin trong một thời gian rất lâu từ một vài tiếng đến nhiều năm. Thông tin này có thể là các sự kiện cá nhân từ thời thanh niên và định nghĩa từ chẳng hạn. Trí nhớ bậc ba thường không giảm sút cùng độ tuổi (Kausler, 1994).

Tác động của suy nghĩ về lão hóa trí nhớ

Bất kể kết quả thu được từ nghiên cứu, có một suy nghĩ phổ biến cho rằng trí nhớ chắc chắn giảm sút. Kết quả này rất quan trọng vì nghiên cứu chứng minh rằng những gì mà người lớn như người phụ nữ trong ảnh bên phải thường nghĩ về khả năng nhớ của mình có liên quan đến việc hoạt động tốt đến mức nào (Cavanaugh, 1996). Quan hệ này được nhìn thấy trong sự cố gắng nhớ của con người, cách con người dự đoán mình sẽ thực hiện tốt đến mức nào và nên sử dụng chiến lược gì. Chẳng hạn, những người cho rằng trí nhớ là tốt thường làm việc khó nhọc hơn những người cho rằng trí nhớ của mình kém. Ngoài ra, những suy nghĩ này cũng liên quan đến các giả định của con người về mức độ "được cho là" thay đổi của trí nhớ (Cavanaugh, Feldman, & Hertzog, 1998). Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ trí nhớ được cho là sẽ tệ hơn nhiều khi mình lớn tuổi hơn thì sự ước đoán trí nhớ của bạn giảm sút nhiều bao nhiêu sẽ nhiều hơn ước đoán một người nghĩ rằng trí nhớ chỉ giảm sút một ít theo độ tuổi.

Nói chung, nghiên cứu suy nghĩ về trí nhớ chứng minh rằng mặc dù một số thay đổi trong trí nhớ là chuyện bình thường thì người ta về cơ bản cũng nghĩ rằng những thay đổi này tệ hơn nhiều và lan tỏa rộng hơn bản chất thực sự (Cavanaugh và người khác, 1998). Thậm chí việc thay đổi suy nghĩ của bạn về lão hóa trí nhớ giúp bạn phát triển các chiến lược bù trừ làm giảm biên độ của những thay đổi này, hoặc ít ra cũng giúp bù trừ cho những thay đổi ấy (Cavanaugh, 1996). Vẫn còn suy nghĩ xem trí nhớ chịu ảnh hưởng của những thay đổi trong xử lý thông tin cơ bản, chẳng hạn như trí nhớ hoạt động (Hultsch, 1998). Mặc dù suy nghĩ là điều quan trọng nhưng cũng phải thực tế đối với thay đổi qui phạm.

Khi nào trí nhớ thay đổi bất thường?

Vì người ta lo ngại rằng giảm sút trí nhớ là do bệnh, nên việc nhận dạng trường hợp bệnh có triệu chứng giảm sút trí nhớ là điều vô cùng quan trọng. Việc phân biệt những thay đổi trí nhớ bình thường và bất thường thường được thực hiện với một dải rộng trắc nghiệm theo nhiều mẫu phát triển khác nhau được đề cập phần đầu. Trắc nghiệm như thế tập trung vào việc đánh giá hoạt động và nhận dạng những giảm sút trong các khía cạnh của trí nhớ thường không thay đổi chẳng hạn như trí nhớ bậc ba (Edelstein & Kalish, 1999).

Thậm chí khi đã nhận dạng sự giảm sút trong một khía cạnh trí nhớ là nguyên nhân đáng lo ngại thì tiếp theo sau không hẳn là một rối loạn nghiêm trọng. Bước đầu tiên là phải phát hiện liệu rối loạn trí nhớ có gây trở ngại cho chức năng hoạt động hàng ngày hay không. Khi rối loạn trí nhớ cản trở chức năng này chẳng hạn như không nhớ được đường về nhà hoặc tên vợ chồng, thì điều thích hợp là phải nghĩ đến một lý do nghiêm trọng, bất thường.

Một khi đã nghi mình bị rối loạn nghiêm trọng, bước kế tiếp là phải khám sức khỏe toàn diện (Edelstein & Kalish, 1999), bao gồm khám toàn bộ cơ thể và thần kinh và tham gia trắc nghiệm thần kinh tâm lý. Những biện pháp này giúp nhận dạng tính chất và mức độ của các rối loạn nền tảng và cung cấp thông tin về các bước tiếp theo, nếu cần, để làm giảm rối loạn.

Điều quan trọng nhất nên nhớ là không có số lần huyền diệu nào mà một người phải quên đi một điều gì đó trước khi trở thành vấn đề đáng lo ngại. Thật ra, nhiều bệnh giảm sút trí nhớ phát triển chậm và hoạt động trí nhớ kém chỉ được nhận thấy dần dần qua một quãng thời gian kéo dài. Cách tốt nhất là phải kiểm tra, chỉ bằng cách trắc nghiệm toàn diện, mới kiểm tra được những lo ngại này một cách thích đáng.

Dàn xếp các rối loạn trí nhớ

Hãy nhớ lại Rocio, người trong phần minh họa phải nhớ khi nào uống các loại thuốc khác nhau? Khi đối mặt với sự giảm sút liên quan đến độ tuổi, rối loạn của bà được giải quyết ra sao?

Các chương trình hỗ trợ dành cho con người để giúp họ nhớ. Đôi khi, những người như Rocio cảm nhận được những thay đổi trí nhớ liên quan đến độ tuổi bình thường, cần được giúp đỡ thêm, vì họ đối mặt với nhu cầu cần phải nhớ nhiều. Vào những thời điểm khác, con người cần được giúp đỡ vì những thay đổi trí nhớ họ cảm nhận nhiều hơn bình thường.

Camp cùng đồng nghiệp (1993) phát triển khuôn khổ E-I-E-I-O để xử lý cả hai tình huống. Khuôn khổ E-I-E-I-O kết hợp hai loại trí nhớ: hiện và ẩn. Trí nhớ hiện bao gồm sự nhớ lại thông tin có ý thức và có chủ ý, nhớ lại định nghĩa này trong một kỳ thi là một ví dụ. Trí nhớ ẩn bao gồm việc nhớ lại thông tin cần ít nỗ lực và không chủ ý, biết rằng các bảng hiệu dừng lại là hình bát giác màu đỏ thường không phải là vấn đề mà con người phải ra sức nhớ lại khi nhìn thấy bảng hiệu như thế ngoài phố. Khuôn khổ cũng bao gồm hai loại hỗ trợ nhớ. Hỗ trợ bên ngoài là hỗ trợ nhớ dựa vào điều kiện môi trường chẳng hạn như vở hoặc lịch. Hỗ trợ bên trong là hỗ trợ nhớ dựa vào quá trình suy nghĩ chẳng hạn hình ảnh tưởng tượng. Tiếng reo à há khi đột nhiên nhớ ra một điều gì đó (như trong, "à, mình nhớ rồi!") là chữ O phải đi theo sau những chữ E và I. Như bạn thấy trong bảng (bên trên), khuôn khổ E-I-E-I-O cho phép kết hợp các loại trí nhớ khác nhau với các loại hỗ trợ nhớ khác nhau để đưa ra một dải rộng các tùy chọn can thiệp giúp con người nhớ.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨSuy nghĩ của con người về trí nhớ là một yếu tố quan trọng trong các chương trình tập nhớ như thế nào?  Loại trí nhớ
Loại hỗ trợ nhớ
 

Bên ngoài
Bên trong
Hiện

- Sổ phân công

- Hình ảnh tưởng tượng

- Danh sách hàng tạp hóa

- Nhớ vẹt

Ẩn

- Bản đồ được mã hóa màu



- Truy cập cách khoảng

- Giấy nhám

- Biến đổi có điều kiện

Có lẽ bạn quen thuộc nhiều nhất với các loại hỗ trợ nhớ hiện (bên ngoài) và ẩn (bên trong). Các hỗ trợ ẩn giống như ôn lại giúp người ta nhớ các số điện thoại. Các hỗ trợ hiện dùng khi cần sắp xếp và ghi nhớ thông tin tốt hơn, chẳng hạn như ghi chép trong khi nhờ bác sĩ khám (McGuire & Codding, 1998). Hỗ trợ ẩn tượng trưng cho sự tập quen gần như không gắng sức chẳng hạn như sự kết hợp giữa màu sắc của một cánh cụ thể trong tòa cao ốc nơi mình đang sống và thực tế sự cư trú của mình là trong cao ốc ấy. Hỗ trợ hiện chẳng hạn như biểu tượng tượng trưng cho thời gian trong ngày và số viên thuốc giúp cho người già nhớ uống (Morrow và người khác, 1998).

Nói chung, sự can thiệp hiện (bên ngoài) được sử dụng thường xuyên nhất để dàn xếp các loại rối loạn trí nhớ mà người già thường đối mặt, có lẽ vì chúng dễ sử dụng và có sẵn (Cavanaugh, Grady, & Perlmutter, 1983). Chẳng hạn, hầu hết người nào cũng có quyển sổ địa chỉ và các quyển vở nhỏ được bày bán trong hàng trăm cửa hiệu. Những can thiệp hiện (bên ngoài) cũng có những ứng dụng quan trọng. Quên uống thuốc được giải quyết tốt nhất bằng sự can thiệp hiện (bên ngoài) hộp thuốc được chia thành nhiều ngăn tương ứng với số ngày trong tuần và thời gian khác nhau trong ngày. Nghiên cứu chứng minh rằng loại hộp thuốc này dễ mang theo nhất và kết quả sai sót ít nhất (Park và người khác, 1991; Park, Morrell, & Shifren, 1999). Những can thiệp trí nhớ như thế này giúp cho người già không bị lệ thuộc. Nhà dưỡng lão cũng sử dụng những can thiệp hiện (bên ngoài) như bảng thông báo có ghi ngày và dự báo thời tiết, hoặc biểu đồ, hoạt động như trong ảnh (trang 573) để giúp cư dân biết được các sự kiện hiện hành.

Khuôn khổ E-I-E-I-O có thể sử dụng để thiết kế các chiến lược dàn xếp một loại rối loạn trí nhớ bất kỳ kể cả rối loạn do bệnh tật hoặc các mẫu lão hóa bất thường. Sau này, chúng ta sẽ tìm hiểu khuôn khổ E-I-E-I-O đưa ra giải thích về những bệnh nhân Alzheimer có thể được giúp đỡ để cải thiện trí nhớ của mình ra sao. Đồng thời, hãy tìm hiểu mình có thể khám phá có bao nhiêu loại can thiệp trí nhớ khác nhau. Hãy kiểm tra phần Tự tìm hiểu để biết thêm chi tiết. 



TỰ TÌM HIỂU: GIÚP NGƯỜI KHÁC NHỚ

Bài khóa liệt kê nhiều cách khác nhau để giúp con người nhớ. Có lẽ bạn chưa hề nghĩ về việc sử dụng bao nhiêu cách hỗ trợ nhớ trong đời sống hằng ngày, như vở, lịch, danh sách, gắn vật gì đó ở cửa, hỏi thăm bạn bè, đọc lại một điều gì đó, v.v...

Bài tập ngoài đời thực này có hai phần. Thứ nhất, sử dụng khuôn khổ E-I-E-I-O, phân tích thông lệ thường ngày của bạn và liệt kê tất cả phương pháp để giúp bạn nhớ. (bạn có thể ngạc nhiên khi bạn làm điều này với rất nhiều phương pháp khác nhau!) Kế đến, cũng làm thế đối với một vài người bạn và người thân. Hãy trò chuyện với nhiều người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Kết quả của bạn được thể hiện thành bảng biểu rồi so sánh với bạn trong lớp. Loại nào trong bảng chứa đựng các hỗ trợ mà con người sử dụng nhiều nhất? Hãy tự tìm hiểu.

TẬP KHẢ NĂNG TRÍ NĂNG

Trong Chương 12, chúng ta hiểu rằng trí năng đạt đỉnh điểm ở tuổi trung niên, sau đó bắt đầu giảm sút. Những giảm sút này có phải là một phần lão hóa chắc chắn xảy ra hay không, có thể làm chậm lại hoặc thậm chí loại trừ hay không?

Câu hỏi này là cơ sở cho một loạt nghiên cứu quan trọng của Willis trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 nghiên cứu hoạt động của người già có thể đẩy mạnh nhiều đến mức nào thông qua sự can thiệp và tập luyện trực tiếp (như Baltes & Willis, 1982; Willis & Schaie, 1992). Vì những người tham gia nghiên cứu của bà cũng tham gia Nghiên cứu theo chiều dọc Seattle, được mô tả trong Chương 9 (trang 391 - 393), Willis có dữ liệu theo chiều dọc đối với hoạt động trước đây của từng người. Để tìm hiểu sự tập luyện có tác dụng tốt đến mức nào, người ta nhận dạng hai nhóm người. Một nhóm bao gồm những người có biểu hiện giảm sút đáng kể trong lập luận quy nạp (hình dung khái niệm chung chung từ một danh sách các minh họa cụ thể) hoặc khả năng không gian (có khả năng tạo ra hình ảnh ba chiều từ những trình bày hai chiều) qua khoảng thời gian 14 năm. Nhóm khác bao gồm những người có khả năng hoạt động vẫn giữ nguyên khá ổn định trong cùng khoảng thời gian.

Willis cùng đồng nghiệp đưa ra sự tập luyện cả hai khả năng. Kết quả của họ thật ấn tượng: khoảng 2/3 biểu hiện cải thiện đáng kể trong hoạt động. Khoảng 40% trước đây giảm sút cũng tiến bộ nhiều đến mức sau khi tập luyện xong họ hoạt động tốt giống như 14 năm trước! Những ảnh hưởng từ tập luyện này vẫn duy trì qua thời gian, 7 năm sau lần đầu tập luyện, những người này vẫn còn hoạt động tốt, cũng giống như những người trước đây biểu hiện hoạt động giảm sút.

Những kết quả này là chứng cứ cho thấy giảm sút hoạt động trong trắc nghiệm trí năng có thể đảo ngược ít nhất trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu vẫn còn, chúng ta chưa biết liệu những kết quả ấn tượng này có được tìm thấy ở các khả năng khác hay không. Chứng cứ của Willis đưa ra lý do để hi vọng, đối với một số khả năng ở một số người, rằng sự giảm sút trí năng không phải là điều chắc chắn xảy ra.

TÍNH SÁNG TẠO VÀ HlỂU BIẾT

Tính sáng tạo

Điều gì làm cho người ta sáng tạo? Đây có phải là sản phẩm đặc biệt hay không? Duke Ellington soạn nhiều bản nhạc, Diego Rivera vẽ hàng trăm tranh và Thomas Edison có 1.093 bằng sáng chế (vẫn là kỷ lục đối với một người). Nhưng Gregor Mendel chỉ có 7 bài báo khoa học, nhưng vẫn là nhân vật quan trọng trong lịch sử Di truyền học. Lão Tử được mọi người nhớ đến vì tác phẩm Tao Te Ching. Tính sáng tạo có phải có nghĩ là có một sự nghiệp sớm phát triển và vững bền hay không? Wolfgang Goethe làm thơ khi ở tuổi vị thành niên, ở độ tuổi 20 viết tiểu thuyết bán chạy nhất, ở độ tuổi 30 và 40 soạn kịch mà mọi người đều biết tiếng, Phần I tác phẩm Faust ở tuổi 59 và Phần II ở tuổi 83. Nhưng những người khác "phát triển sớm hơn" nhưng sau đó giảm sút, trong khi có người lúc đầu tương đối chưa sáng tác gì cả nhưng là người "phát triển muộn".

Kết quả sáng tạo, theo nghĩa số lượng quan điểm sáng tạo ở một người hoặc phần đóng góp quan trọng, thay đổi khác nhau trong suốt quãng đời trưởng thành và trong các môn học (Simonton, 1997). Khi được khảo sát như một chức năng hoạt động của độ tuổi, số lượng nói chung của các quan điểm sáng tạo ở một người thường tăng trong độ tuổi 20, đến độ tuổi 30 thì chựng lại, sau đó giảm sút như trong biểu đồ bên trên. Tuy nhiên, sự giảm sút không có nghĩa là con người không còn sáng tạo nữa, nhưng có nghĩa là những người sáng tạo vẫn luôn tạo ra các quan điểm sáng tạo, nhưng một vài người sáng tạo ít hơn lúc còn trẻ (Dixon & Hultsch, 1999). Khi được hiểu theo dạng phương trình toán học, đồ thị có thể được sử dụng để dự đoán kết quả sáng tạo của một cá nhân cụ thể (như Duke Ellington) hoặc một nhóm người giống nhau (như các nhà soạn nhạc jazz). Trong cả hai trường hợp, đồ thị mô tả chính xác mức độ kết quả sáng tạo. Vì thế, kết quả sáng tạo đạt đỉnh điểm vào đầu đến giữa tuổi trưởng thành rồi sau đó giảm sút.

Xu hướng sẽ ra sao nếu người ta so sánh các môn học khác nhau, như Toán học, Sinh học và khoa học trái đất? Một cách để tìm hiểu điều này là phải so sánh 3 vấn đề trong một sự nghiệp: độ tuổi có đóng góp quan trọng đầu tiên, đóng góp quan trọng nhất và đóng góp quan trọng sau cùng nhất (Simonton, 1997). Như bạn thấy trong biểu đồ trang 575, hình dạng chung của biểu đồ trong một số môn khoa học đều giống như biểu đồ thứ nhất, với sự tăng, đỉnh điểm, và giảm sút khi càng lớn tuổi, độ tuổi trung bình mà những người được nghiên cứu mất thể hiện bằng các thập giá nhỏ. Lưu ý rằng độ tuổi cụ thể đối với ba đóng góp tùy theo môn học. Chẳng hạn, các nhà Toán học có độ tuổi trẻ nhất khi đóng góp quan trọng đầu tiên, và khoa học trái đất thường có độ tuổi cao nhất trong đóng góp quan trọng sau cùng.

Kết hợp lại, phân tích của Simonton (1997) đưa ra mô hình thuyết phục nhất có thể giải thích những khác biệt trong kết quả sáng tạo ở cá nhân trong suốt tuổi trưởng thành. Xu hướng này thật rõ: trong nhiều môn học khác nhau, kết quả sáng tạo thường đạt đỉnh điểm vào cuối đầu tuổi trưởng thành cho đến đầu tuổi trung niên rồi sau đó giảm sút. Mẫu này cũng giúp giải thích tại sao các nhà nghiên cứu thâm niên lại bao gồm nhiều học giả nhỏ tuổi hơn trong công trình của mình. Học giả thâm niên cung cấp bối cảnh chung trong khi các nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hơn cung cấp một chuỗi quan điểm sáng tạo liên tục (Dixon & Hultsch, 1999).

Hiểu biết

Trong hàng ngàn năm, các nền văn hóa trên thế giới đã từng ngưỡng mộ những người hiểu biết. Truyện kể về những người hiểu biết thường là người già đã được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác để dạy các bài học về những vấn đề quan trọng của cuộc sống và tình yêu (Chinen, 1989). Thế những chân lý này có đặc điểm gì để làm cho người khác biết mình là hiểu biết?

Từ quan điểm Tâm lý học, hiểu biết được xem là liên quan đến bằng quá trình nhận thức (Kramer, 1990): trí năng thực hành và xã hội, chẳng hạn như khả năng giải quyết vấn đề trong đời thật, khả năng hiểu biết hay hiểu biết sáng suốt ý nghĩa sâu sắc hơn làm nền tảng cho một tình huống nhất định, và nhận biết tính chất tương đối, không chắc chắn và nghịch lý trong các vấn đề của con người, được phản ánh trong suy nghĩ hậu chính thức (xem Chương 9, trang 395 - 398). Người ta đang phát triển một tập hợp nghiên cứu khảo sát những khía cạnh này.

Dựa vào số năm nghiên cứu sử dụng phỏng vấn nói to suy nghĩ có chiều sâu ở người lớn đầu tuổi trưởng thành, tuổi trung niên và người già về các vấn đề bình thường và bất thường mà con người đối mặt, Baltes và Staudinger (1993) mô tả bốn đặc điểm của sự hiểu biết:

- Hiểu biết giải quyết các vấn đề quan trọng và/hoặc không quan trọng trong cuộc sống và thân phận con người.

- Hiểu biết thật sự là kiến thức, đánh giá và lời khuyên "vượt trội".

- Hiểu biết là kiến thức với phạm vi, chiều sâu và sự cân đối đặc biệt có thể áp dụng vào các tình huống cụ thể.

- Hiểu biết khi được vận dụng có chủ ý tốt và kết hợp trí tuệ và đức hạnh (cá tính).

Các nhà nghiên cứu sử dụng khuôn khổ này để phát hiện ai là người hiểu biết ai là chuyên gia trong các vấn đề cơ bản của cuộc sống (Baltes & Staudinger, 1993). Người hiểu biết biết rất nhiều về cách xử lý trong cuộc sống, cách hiểu các sự kiện trong cuộc sống và cuộc sống có ý nghĩa gì.

Nghiên cứu chứng minh rằng hiểu biết không giống như tính sáng tạo. Hiểu biết và sự phát triển khả năng chuyên môn và sự sáng suốt, trong khi tính sáng tạo là sự đưa ra một giải pháp mới đối với vấn đề (Simonton, 1990). Baltes và Staudinger (1993) chứng minh rằng hiểu biết không phải là lĩnh vực của riêng người già. Chẳng hạn, một nghiên cứu yêu cầu con người phản ứng với các vấn đề hoạch định cuộc sống như sau. Một bé gái 15 tuổi muốn lấy chồng ngay lập tức. Cô bé cân nhắc và nên làm gì? Câu trả lời sau đó được phân tích dưới dạng mức độ phản ánh hiểu biết. Trái với những gì mọi người thường nghĩ, không có sự kết hợp giữa độ tuổi và câu trả lời khôn ngoan, bất kỳ người nào trong ảnh chụp cũng có thể biểu hiện hiểu biết. Một người có hiểu biết hay không tùy thuộc vào kinh nghiệm cuộc sống mở rộng của người ấy với loại vấn đề nhất định (Smith & Baltes, 1990).

Nghiên cứu dựa trên những thay đổi phát triển nhận thức ở tuổi trưởng thành như những thay đổi được đề cập trong Chương 9, đã phát hiện các khía cạnh khác trong sự phát triển hiểu biết. Theo một số nhà điều tra, người hiểu biết là người có khả năng kết hợp suy nghĩ, cảm nghĩ và hành động vào một tiếp cận mạch lạc trong giải quyết vấn đề (Kramer, 1990; Orwoll & Perlmutter, 1990). Nghiên cứu này ngụ ý rằng sự thấu cảm và lòng trắc ẩn là những đặc điểm quan trọng của người hiểu biết (Wink & Helson, 1997). Họ có khả năng khắc phục những phản ứng tự động như thể thể hiện sự quan tâm đối với kinh nghiệm và giá trị cốt lõi của con người (Pascualleone, 1990). Vì thế, người hiểu biết có khả năng hiểu được tình huống và đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, chứ không chú trọng vào các khía cạnh bề ngoài (Wink & Helson, 1997). Quả thật, có một số chứng cứ cho rằng người lớn ở đầu tuổi trưởng thành, người lớn ở tuổi trung niên, và người già hào phóng hơn trong việc dành thời gian và tiền bạc cho các hoạt động từ thiện và thể hiện thái độ quan tâm đến xã hội nhiều hơn (Haan, Milsap, & Hartka, 1986).

Thế những yếu tố cụ thể nào giúp cho một người trở thành hiểu biết? Baltes (1993) nhận dạng ba yếu tố: (a) điều kiện cá nhân nói chung, như khả năng suy nghĩ, (b) điều kiện thông thạo cụ thể, như tư vấn hoặc thực hành và (c) bối cảnh cuộc sống tạo điều kiện thuận tiện, như học vấn hoặc kinh nghiệm lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu khác đưa ra các tiêu chuẩn bổ sung. Chẳng hạn, Kramer (1990) lập luận rằng sự kết hợp giữa ảnh hưởng và nhận thức diễn ra trong tuổi trưởng thành dẫn đến kết quả là khả năng hoạt động khôn ngoan, hiểu biết. Sự phát triển cá nhân trong tuổi trưởng thành phản ánh khái niệm khả năng sản xuất và tính chính trực của Erikson, cũng giúp khuyến khích quá trình. Tất cả những yếu tố này phải có thời gian. Vì thế, mặc dù lớn tuổi không phải là yếu tố đảm bảo cho sự hiểu biết, mà nó chỉ cung cấp thời gian, nếu sử dụng tốt, sẽ tạo ra một bối cảnh bổ ích có lợi cho hiểu biết.



TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: THAY ĐỔI NHẬN THỨC KHI VỀ GIÀ

Lão hóa bình thường làm giảm sút một số khả năng trong khi một số khả năng khác phần lớn vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí được cải thiện. Tại sao có sự biến dạng như thế trong xu hướng phát triển? 

Tác động Sinh học hoạt động giảm tính hiệu quả của khả năng xử lý thông tin cơ bản, chủ yếu thông qua cả thay đổi bình thường lẫn thay đổi liên quan đến bệnh tật trong một số vùng của não. Ngoài ra, tác động tâm lý từ việc sử dụng khả năng nhận thức khác nhau và tác động văn hóa xã hội từ nhu cầu nhận thức thấp hơn trong một số tình huống có thể giúp giải thích những giảm sút trong một số lĩnh vực. Giải thích tương tự về khả năng vẫn còn mang tính nhất quán hoặc có thể tạo ra sự cải thiện. Thay đổi sinh lý trong não không ảnh hưởng đến mọi tĩnh vực, tác động tâm lý tạo ra sự thực hành nhiều hơn trong một số kỹ năng, và áp lực văn hóa xã hội vẫn duy trì sự liên lạc với thế giới có nghĩa là một số kỹ năng, chẳng hạn như trong lĩnh vực khả năng chuyên môn vẫn tiếp tục hoạt động tốt.

Tác động chu kỳ đời sống cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu những thay đổi nhận thức khi về già. Cùng một sự kiện nhận thức như nhau thường có nhiều ý nghĩa rất khác nhau tùy vào con người đang sống ở tuổi nào. Chẳng hạn, sẽ không hiệu quả khi nhớ hàng hóa tạp phẩm mà không có danh sách chỉ làm hơi bực mình và dễ bỏ qua ở đầu tuổi trưởng thành, nhưng có thể xem là dấu hiệu giảm sút ở người già. Những thay đổi như thế trong việc giải thích thậm chí các sự kiện phổ biến thấy rõ, chẳng hạn như quên món hàng nào đó trong cửa hàng tạp hóa thậm chí trở nên phổ biến hơn khi con người lớn tuổi và lo không biết mình có mắc bệnh Alzheimer hay không, một chủ đề chúng ta sẽ khảo sát.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương