LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang63/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   72

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨBạn nghĩ các cặp vợ chồng đã kết hôn lớn tuổi sử dụng chiến lược cụ thể gì để giảm bớt khả năng mâu thuẫn? CHĂM SÓC BẠN ĐỜI

Khi hầu hết các cặp vợ chồng thề thốt sẽ ở bên nhau "khi hoạn nạn, đau ốm và lúc khỏe mạnh", thì hầu hết đều nghĩ người bạn đời của mình nếu có bệnh chỉ kéo dài vài tuần là hết. Đối với nhiều cặp vợ chồng có thể như thế, nhưng đối với một số khác bệnh tật kiểm tra lời thề của họ. Hầu như chắc chắn Nancy Reagan không nghĩ rằng bà sẽ chăm sóc cho chồng, cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan, bị bệnh Alzheimer.

Francine và Ron là một cặp vợ chồng như thế. Sau 42 năm gần như không có vấn đề gì, Ron được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Khi các nhà nghiên cứu tiếp xúc lần đầu tiên thì Francine đã chăm sóc cho Ron được 6 năm. "Có những lúc thật khó khăn, nhất là khi anh ấy nhìn tôi và không biết tôi là ai. Hãy tưởng tượng, sau 6 năm rồi mà anh ấy cũng chưa nhận ra tôi. Nhưng tôi thương anh, và tôi hiểu anh ấy cũng thương tôi. Nhưng thành thật mà nói, chúng tôi không phải là cặp vợ chồng như xưa nữa, chúng tôi không thể gần gũi, tôi đoán chúng tôi thật sự không thể".

Francine và Ron điển hình cho các cặp vợ chồng giống như cặp vợ chồng trong ảnh chụp trong đó người này chăm sóc cho người kia. Việc chăm sóc cho người bạn đời bị bệnh mãn tính là thử thách khác với chăm sóc bố mẹ bệnh mãn tính (xem Chương 12). Người chăm sóc bạn đời đảm nhận vai trò mới sau nhiều thập niên cùng chung trách nhiệm. Thường không báo trước, sự phân công lao động đã làm trong nhiều năm phải tái điều chỉnh. Thay đổi như thế chắc chắn gây căng thẳng trong mối quan hệ (Cavanaugh & Kinney, 1994), nhất là trong những trường hợp liên quan đến bệnh Alzheimer hoặc các bệnh mất trí khác, vì hậu quả nhận thức và hành vi (xem Chương 13), cũng như trong các trường hợp mắc bệnh AIDS. Người chăm sóc bạn đời cảm thấy thử thách chăm sóc trong một loại mối quan hệ ràng buộc, dài hạn bất kỳ.

Nghiên cứu những người giống như những người trong phần Người thật việc thật, vốn là những người chăm sóc cho bạn đời mắc bệnh Alzheimer cho thấy sự hài lòng trong hôn nhân thấp hơn các cặp vợ chồng khỏe mạnh rất nhiều (Cavanaugh & Kinney, 1994; Kinney và người khác, 1993). Người chăm sóc vợ/chồng báo cáo mất đi tình bạn và sự thân mật trong quá trình chăm sóc (Williamson & Schulz, 1990; Wright, 1991). Sự hài lòng trong hôn nhân cũng là một dấu hiệu dự báo quan trọng báo cáo có triệu chứng trầm cảm ở những người chăm sóc vợ chồng, tính chất của hôn nhân được nhận thức càng tốt hơn thì triệu chứng người chăm sóc báo cáo càng ít hơn (Kinney và người khác, 1993). Thật đáng buồn, chăm sóc cho vợ chồng thường khiến cho người chăm sóc đặt vấn đề ý nghĩa của cuộc sống (Wells & Kendig, 1997).

NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT: SỐNG VỚI NHAU CHO ĐẾN CHẾT: CHĂM SÓC BẠN ĐỜI

"Thật tình mà nói, trước đây tôi chưa hề nghĩ mình gặp tình cảnh như hiện nay. Khi lấy Mike, tôi nghĩ chúng tôi sẽ sống hạnh phúc và cùng sống với gia đình và bạn bè, nhưng hiện nay..

Giọng nói của Harriet bị ngắt quãng khi mắt cô đầm đìa nước mắt. Mike, 68 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer khoảng 6 năm trước, Harriet, nhỏ hơn 2 tuổi lau nước mắt rồi nói tiếp. "Điều tệ hại nhất là khi anh ấy gây hấn với tôi. Đôi khi anh không nhớ tôi là ai và cứ nghĩ tôi lấy cắp quần áo của anh. Điều tôi muốn làm là lấy quần áo đi giặt. Nhưng cũng thật khó giải thích vì anh ấy bệnh. Sau 44 năm lấy nhau, thật khó chấp nhận tâm trí của anh như thế, anh không nhớ gì cả.

"Về phần tôi, tôi chỉ nghĩ những năm tháng hạnh phúc mà chúng tôi đã có. Chúng tôi sinh được 3 con, chúng cũng giúp đỡ tôi phần nào. Nhưng bọn chúng đều có gia đình riêng, công việc và áp lực. Tôi hiểu điều này. Nhưng đôi khi tôi muốn cắt đứt, đây là điều tốt nhất tôi nên làm.

"Tại sao tôi phải làm thế? Tôi hứa với Mike rằng sẽ yêu anh cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi luôn giữ lời hứa ấy đối với anh. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng tôi thật sự nghĩ rằng trong thâm tâm anh vẫn yêu tôi nhiều như xưa. Tôi hiểu tôi nên làm gì, và chính tình yêu này động viên tôi. Ngoài ra, tôi không thể đóng nổi viện phí trong nhà dưỡng lão, và tôi nghĩ trong đó cũng không khá gì hơn công việc tôi đang làm. Tôi có thành kiến, tôi đoán như thế, nhưng anh là chồng tôi. Đối với họ, anh chỉ là một bệnh nhân bình thường như bao bệnh nhân khác".

Hầu hết người chăm sóc bạn đời buộc phải đối phó với thử thách môi trường mà họ không muốn chọn - căn bệnh của bạn đời. Họ chấp nhận vai trò của người chăm sóc do sự cần thiết. Một khi họ chấp nhận vai trò, người chăm sóc đánh giá khả năng của mình trong việc thực hiện bổn phận theo yêu cầu. Nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy người chăm sóc nhận thức khả năng của mình trong việc chăm sóc ra sao có thể là yếu tố quan trọng nhất (Kinney & Cavanaugh, 1993). Người chăm sóc xem mình có đủ khả năng để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, dữ liệu cho thấy người chăm sóc bạn đời nhận thấy mình có nhiều khả năng chăm sóc thường báo cáo việc chăm sóc này ít căng thẳng hơn những người chăm sóc bạn đời cho rằng mình ít có khả năng chăm sóc (Kinney & Cavanaugh, 1993). Tuy nhiên, người chăm sóc bạn đời không phải lúc nào cũng nhớ những rắc rối quan trọng của mình một cách chính xác qua thời gian, trong một nghiên cứu, người chăm sóc chỉ nhớ khoảng 2/3 số rắc rối quan trọng của mình vào 1 tháng sau (Cavanaugh & Kinney, 1998). Chứng cứ này cho thấy nhân viên chăm sóc y tế chuyên nghiệp không nên dựa vào báo cáo của người chăm sóc bạn đời về tình huống chăm sóc khi ra quyết định chẩn đoán.

Ý nghĩa quan trọng của việc cảm thấy mình có năng lực khi một người chăm sóc bạn đời phù hợp với thành phần tính dễ bảo trong mô hình năng lực - áp lực môi trường được trình bày ở đầu chương này. Người chăm sóc cố cân đối năng lực nhận thức của mình với yêu cầu chăm sóc của môi trường. Năng lực nhận thức giúp họ phản ứng đồng thuận hơn là chỉ phản ứng đơn thuần (và dễ bảo), giúp cho họ có cơ hội tối ưu hóa tình huống của mình tốt hơn.

Thậm chí trong mối quan hệ ràng buộc tốt nhất, việc cung cấp chăm sóc toàn thời gian cho người bạn đời là việc làm vô cùng căng thẳng (Kinney & Cavanaugh, 1993). Chẳng hạn chăm sóc vợ không nhớ được tên chồng, có hành động kỳ lạ, mắc bệnh mãn tính, có thể tử vong, thường tạo ra thử thách nghiêm trọng, thậm chí đối với các cặp vợ chồng hạnh phúc nhất, theo mô tả trong truyện tranh Doonesbury.



CẢNH GÓA

Alma, người phụ nữ chúng ta gặp trong phần minh họa, vẫn suy nghĩ về cái chết của chồng mình. "Có nhiều lúc tôi nghĩ anh ấy ở quanh đây thôi. Chúng tôi sống chung với nhau lâu đến mức chuyện chồng mình vẫn ngồi ở đó là điều đương nhiên. Và có những lúc tôi không muốn nói tiếp nếu như không có anh. Nhưng tôi giả sử mình đang nói chuyện với anh ấy".

Lời thề trong hôn nhân truyền thống khẳng định rằng hai người sẽ sống với nhau "cho đến chết". Như Alma và Chuck, hầu như tất cả các cặp vợ chồng kết hôn lớn tuổi đều xem cuộc hôn nhân của mình kết thúc khi một trong hai qua đời. Đối với hầu hết mọi người, cái chết của người bạn đời là một trong những sự kiện đau buồn nhất (Pearson, 1996). Mặc dù cảnh góa chồng có thể xảy ra ở một độ tuổi bất kỳ, nhưng có nhiều khả năng xảy ra ở tuổi già hơn, và ở phụ nữ nhiều hơn (Matthews, 1996). Hơn một nửa số phụ nữ trên tuổi 65 đều là góa phụ, nhưng chỉ có 15% nam giới cùng độ tuổi là người góa vợ. Lý do giải thích sự khác biệt này liên quan đến các tác động Sinh học và xã hội: như chúng ta đã thấy trong Chương 13, phụ nữ có tuổi thọ dài hơn. Phụ nữ cũng thường lấy chồng tuổi lớn hơn mình như đã đề cập trong Chương 10. Do đó, phụ nữ lấy chồng trung bình có thể nghĩ rằng mình sẽ trở thành góa phụ trong 10 - 12 năm nữa.

Tác động của cảnh góa chồng kéo dài sau khi quan hệ đối tác dài hạn kết thúc (Matthews, 1996; Pearson, 1996). Người góa vợ như người đàn ông trong ảnh có thể bị gia đình và bạn bè bỏ rơi nếu họ không biết cách đối xử với người có vợ chết (xem Chương 15). Do đó, người góa chồng và góa vợ thường chỉ mất đi một người bạn đời nhưng bạn bè và gia đình cảm thấy không khó chịu đối với một người đơn độc hơn là một cặp vợ chồng trong các chức năng xã hội (Matthews, 1996). Ngoài ra, người góa vợ cảm thấy lúng túng như một bên thứ ba hoặc thậm chí tự xem mình là mối đe dọa đối với bạn bè có đủ vợ chồng (Field & Minkler, 1988). Vì đi xem phim hoặc đi ăn nhà hàng một mình có thể làm những người góa vợ hoặc góa chồng không thích thú hoặc hài lòng, nên họ phải ở nhà. Thật không may, những người khác cho rằng họ muốn thế và thích ở một mình.

Đối với cả người góa vợ lẫn góa chồng, vài tháng đầu tiên, sống một mình vô cùng khó khăn. Những người mới góa vợ có nguy cơ mắc bệnh gia tăng và có nhiều triệu chứng trầm cảm, đánh mất tình trạng, khó khăn kinh tế và hỗ trợ xã hội thấp (Stroebe & Stroebe, 1983). Nhưng cảm giác mất mát không biến mất nhanh chóng như trường hợp của Alma cho thấy. Như chúng ta sẽ thấy trong Chương 15 cảm giác buồn vào những ngày quan trọng làm một cảm giác thường gặp, thậm chí người bạn đời đã mất cách đây nhiều năm.

Nam và nữ có phản ứng khác nhau trước cảnh góa. Người góa vợ có nguy cơ chết dần chết mòn sau khi vợ mất, bằng cách tự tử hoặc nguyên nhân tự nhiên (Osgood, 1992; Smith & Zick, 1996). Một số người nghĩ rằng vợ mất đối với nam là vấn đề nghiêm trọng hơn chồng mất đối với nữ. Có lẽ là vì người vợ thường là người bạn thân cũng là người bạn tâm sự duy nhất của chồng hoặc vì chồng thường không được chuẩn bị trước cho cuộc sống đơn độc một mình (Glick, Weiss, & Parkes, 1974; xem Chương 10). Nam giới lớn tuổi hơn thường vụng về trong việc giải quyết các công việc thường ngày, cần thiết như nấu ăn, mua sắm, chăm sóc nhà cửa, và bị các thành viên trong gia đình cô lập về mặt cảm xúc hơn.

Mặc dù cả người góa chồng lẫn góa vợ đều chịu sự thiệt hại về tài chánh, nhưng người góa chồng thường thiệt hại nhiều hơn vì phúc lợi của người còn sống thường chỉ bằng một nửa tiền hưu của chồng (Smith & Zick, 1986, 1996). Đối với nhiều phụ nữ, cảnh góa chồng thường dẫn đến sự nghèo đói (Pearson, 1996).

Một yếu tố quan trọng nên nhớ và sự khác biệt giới tính trong cảnh góa là nam giới thường lớn tuổi hơn nữ khi họ góa vợ. Ở một số mức độ nào đó, sự khó khăn do những người góa vợ báo cáo có thể một phần là do sự khác biệt độ tuổi này. Thật ra, nếu độ tuổi giữ nguyên không đổi thì dữ liệu thu được qua nhiều năm cho thấy rằng người góa chồng thực tế sẽ lo âu nhiều hơn người góa vợ (Atchley, 1975). Bất kể độ tuổi, nam giới có lợi thế thấy rõ so với phụ nữ trong cơ hội hình thành mối quan hệ tình dục khác giới mới, vì ít có sự kìm chế của xã hội đối với mối quan hệ hơn giữa nam lớn tuổi và phụ nữ nhỏ tuổi (Matthews, 1996). Tuy nhiên, người góa vợ lớn tuổi thật ra ít có khả năng hình thành các mối quan hệ mới, thân mật như người góa chồng. Có lẽ điều này đơn thuần là sự tiếp nối khuynh hướng trong suốt đời của nam giới có một vài tình bạn thân mật (xem Chương 10). Người góa chồng có nhiều khả năng tham gia các nhóm hỗ trợ hỗn hợp, khuyến khích sự hình thành các tình bạn mới (Vachon và người khác, 1980).



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨSự khác biệt tụ tập trong sự tham gia làm việc vặt trong nhà của nam giới có ảnh hưởng gì đối với các thế hệ góa vợ sau này?  Vì nhiều lý do, kể cả nhu cầu kết bạn và yên tâm tài chánh, một số người góa chồng sẽ lấy chồng khác. Một nghiên cứu khảo sát sự tái hôn như một biện pháp đối phó ở những người góa chồng lớn tuổi bằng cách phỏng vấn 39 người góa chồng lấy chồng khác, 192 nghĩ đến tái hôn, và 420 không nghĩ đến (Gentry & Schulman, 1988). Phụ nữ tái hôn báo cáo sự quan tâm đến các nhóm khác giảm đi đáng kể. Thật thú vị, số phụ nữ góa chồng tái hôn cũng là số phụ nữ nhớ lại những mối lo ngại về cảnh sống một mình nhiều nhất và báo cáo có mức độ cảm xúc đau buồn nhiều hơn ngay sau khi chồng chết. Rõ ràng, tái hôn giúp số phụ nữ góa chồng này giải quyết sự đau buồn sau khi chồng mất bằng cách tạo ra sự an ủi và bầu bạn.

TƯ CÁCH LÀM ÔNG BÀ CỐ

Như được đề cập trong Chương 12, làm ông bà là một vai trò quan trọng và thú vị đối với nhiều người lớn. Với số lượng người ngày càng tăng, nhất là phụ nữ, sống thật già, ngày càng có nhiều người trở thành ông bà cố hơn. Độ tuổi trong hôn nhân đầu tiên và độ tuổi trong tư cách làm bố mẹ cũng đóng vai trò quyết định, những người đạt đến các cột mốc này ở độ tuổi tương đối nhỏ có nhiều khả năng trở thành ông bà cố hơn. Hầu hết các ông bà cố hiện tại như người phụ nữ trong ảnh chụp là những phụ nữ lấy chồng tương đối trẻ, có con và cháu cũng đã kết hôn và có con tương đối sớm trong tuổi trưởng thành.

Mặc dù ít có nghiên cứu về ông bà cố, nguồn tạo ra sự hài lòng và ý nghĩa của tư cách làm ông bà cố rõ ràng khác với nguồn tạo ra sự hài lòng và ý nghĩa của tư cách làm ông bà (Doka & Mertz, 1988; Wentkowski, 1985). So với ông bà, ông bà cố giống nhau nhiều hơn trong tư cách một nhóm một họ suy luận vai trò của mình, phần lớn vì họ ít quan tâm đến con cháu như ông bà. Ba khía cạnh làm ông bà cố rõ ràng quan trọng nhất (Doka & Mertz, 1988).

Thứ nhất, làm ông bà cố tạo ra ý thức đổi mới cá nhân và gia đình - thành phần quan trọng trong việc đạt đến tính toàn vẹn. Cháu cố của họ đã tạo ra cuộc đời mới, làm mới sự phấn khích của chính mình về cuộc đời và khẳng định lại sự tiếp nối dòng dõi. Việc nhìn thấy gia đình của mình phát triển trong bốn thế hệ cũng tạo ra được sự hỗ trợ tâm lý, thông qua cảm giác tính bất tử biểu tượng để giúp họ đối mặt với cái chết. Như người phụ nữ trong ảnh chụp bên trên, họ tự hào và dễ chịu khi biết rằng gia đình sẽ sống nhiều năm nữa ngoài quãng đời của mình ra.

Thứ hai, cháu cố tạo ra sự đa dạng mới trong cuộc sống của ông bà cố. Lúc này có thêm người mới để họ chia sẻ kinh nghiệm của mình. 

Thứ ba, việc trở thành ông bà cố là một cột mốc quan trọng, một dấu hiệu trường thọ mà hầu hết mọi người chưa hề có được. Người ta nhận thức rất tích cực ý nghĩa của sự trường thọ của một người chứng kiến bốn thế hệ con cháu nối tiếp nhau.

Như bạn nghĩ, những người có ít nhất một ông bà và ông bà cố còn sống tương tác với ông bà của mình nhiều hơn, cũng được xem là có ảnh hưởng hơn (Roberto & Skoglund, 1996). Thật không may, một số ông bà cố phải đảm nhận của người chăm sóc chính đối với cháu cố của mình, một vai trò chỉ có một vài ông bà cố được chuẩn bị đảm nhận (Bengtson, Mills, & Parrott, 1995; Burton, 1992). Khi có nhiều người sống lâu sống thọ hơn thì thật thú vị khi tìm hiểu liệu vai trò của ông bà cố có thay đổi và nổi bật hơn không.

TỰ KIỂM TRA

1. Hai hình thức thường gặp nhất trong mối quan hệ anh chị em ruột ở tuổi già là trung thành và …

2. Nói chung, sự hài lòng trong hôn nhân ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cao cho đến khi …

3. Yếu tố dự đoán căng thẳng ở những người chăm sóc bạn đời là …

4.... có nguy cơ chết cao hơn ngay sau khi vợ mất.

5. Ba khía cạnh trong tư cách làm ông bà cố đặc biệt quan trọng là đổi mới cá nhân và gia đình, sự đa dạng và …

6. Mô tả sự hài lòng trong hôn nhân và chăm sóc bạn đời trình bày ở phần này phù hợp với mô tả sự hài lòng trong hôn nhân ở Chương 10 và chăm sóc bố mẹ già ở Chương 12 như thế nào? Có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời: (1) tương đắc, (2) vấn đề sức khỏe phát sinh, (3) sự hài lòng trong hôn nhân, (4) người góa vợ, (5) thực tế đây là cột mốc.




V. VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ TUỔI GIÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Người già yếu đuối là ai? Sự yếu đuối phổ biến như thế nào?

- Người già ở đâu trong cộng đồng?

- Ai là người có khả năng sống trong nhà dưỡng lão nhiều nhất? Đặc điểm của các nhà dưỡng lão là đặc điểm gì?

- Bạn biết thế nào liệu một người già bị ngược đãi hoặc bị bỏ bê hay không? Người nào có nhiều khả năng bị ngược đãi và trở thành người bị ngược đãi nhất?

- Vấn đề chính sách xã hội quan trọng ảnh hưởng đến người già là gì?



Vấn đề xã hội và tuổi già

- Người già yếu đuối sống trong nhà dưỡng lão

- Ngược đãi và bỏ bê người già

- Vấn đề chính sách công và người già

ROSA là một bà già 82 tuổi sống trong cùng khu xóm bà sống khi nhỏ. Hầu hết cuộc đời, sức khỏe của bà tương đối tốt nhưng vào năm ngoái bà phải cần người khác giúp đỡ như nấu cơm và mua giùm một số hàng hóa. Rosa rất muốn sống trong căn nhà của bà. Bà sợ người ta đưa mình vào nhà dưỡng lão, nhưng gia đình tự hỏi không biết đây có phải là tùy chọn tốt nhất hay không.

Sự nghiên cứu của chúng ta về tuổi già tập trung vào kinh nghiệm của hầu hết mọi người. Trong tiết cuối cùng này, chúng ta tìm hiểu những người như Rosa, tượng trưng cho một số lượng đáng kể, nhưng vẫn còn là một thiểu số trong tất cả những người già. Như Rosa một số người già cảm nhận được sự khó khăn khi thực hiện những công việc thông thường như tự chăm sóc lấy mình. Chúng ta tìm hiểu sự nổi bật và các loại vấn đề mà những người như thế đối mặt. Mặc dù hầu hết người già đang sống trong cộng đồng nhưng một số khác phải sống trong nhà dưỡng lão, chúng ta tìm hiểu loại người có nhiều khả năng phải sống trong bối cảnh tổ chức. Thật không may, một số người già là nạn nhân của sự ngược đãi hoặc bỏ bê, chúng ta cũng nghiên cứu một số vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình ngược đãi người già. Sau cùng, chúng ta kết thúc bằng sự khái quát hóa các vấn đề chính sách xã hội nổi bật quan trọng nhất.



NGƯỜI GIÀ YẾU ĐUỐI

Trong thảo luận của chúng ta về tuổi già cho đến lúc này, thường tập trung vào đa số người già vẫn còn khỏe mạnh, có khả năng nhận thức, yên tâm tài chánh và có mối quan hệ gia đình đảm bảo. Một số người già, như người phụ nữ trong ảnh chụp không may mắn như thế. Họ là người già yếu đuối bất lực cơ thể, rất yếu, có thể bị rối loạn nhận thức hoặc tâm lý. Những người già yếu đuối này cấu thành một thiểu số trong dân số trên độ tuổi 65, nhưng là một tỉ lệ tăng dần theo độ tuổi.

Người già yếu đuối là những người có năng lực (theo nghĩa mô hình năng lực - áp lực môi trường được trình bày ở đầu chương) đang giảm sút. Tuy nhiên, họ không có một rối loạn cụ thể để phân biệt mình với người già hoạt động, khỏe mạnh khác (Guralnick & Simonsick, 1993; Strawbridge và người khác, 1998). Nói chung, họ không thể thực hiện một hay nhiều công việc tự chăm sóc cơ bản như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, đi đứng hoặc mặc quần áo, nói chung, những công việc này được gọi là hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc ADL. Một người được xem là yếu đuối khi phải nhờ người khác giúp đỡ mình làm một trong số những công việc này.

Các công việc khác cũng được xem là quan trọng trong sinh hoạt độc lập. Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày công cụ (IADL) là những hành động đòi hỏi một số năng lực trí năng và lên kế hoạch. Hành động nào cấu thành IADL thay đổi đáng kể từ văn hóa này đến văn hóa khác (Katz, 1983). Chẳng hạn, đối với hầu hết người già trong văn hóa phương Tây, IADL bao gồm việc đi mua sắm đồ dùng cá nhân, trả tiền điện nước, gọi điện thoại, uống thuốc đúng giờ, duy trì các cuộc hẹn. Trong các nền văn hóa khác, IADL bao gồm việc chăm sóc đàn gia súc, làm bánh, đập lúa, và trông nom hoa màu. 



Sự thịnh hành của tình trạng yếu đuối

Những người như Rosa, bà lão 82 tuổi trong phần minh họa vẫn còn sống trong cùng khu xóm nơi bà ở khi xưa có phổ biến không? Như bạn thấy trong biểu đồ, số lượng người già cần sự giúp đỡ ADL tăng đáng kể theo độ tuổi (Crimmins, Saito, & Reynolds, 1997; Guralnick & Wallace, 1991). Chưa đến 5% số người lớn độ tuổi 65 - 74 cần sự giúp đỡ, trong khi 20% số người già hơn tuổi 85 cần sự giúp đỡ (Trung tâm thông tin về người già quốc gia, 1997). Sức khỏe kém làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Một nghiên cứu mở rộng chức năng hoạt động ở con người trong năm trước khi mất cho thấy hơn 70% số người già cần giúp đỡ ADL, quả thật hầu như mọi người trên 85 tuổi đều cần sự giúp đỡ nào đó, và một nửa cần được giúp đỡ tất cả (Lentzner và người khác, 1992).

Kết quả tương tự cũng được báo cáo đối với IADL. Như bạn thấy trong biểu đồ, số lượng người lớn cần sự giúp đỡ IADL cũng tăng đáng kể sau tuổi 85 (Trung tâm thông tin về người già quốc gia, 1997). Tuy nhiên, có một số chứng cứ cho rằng số lượng người cần giúp đỡ IADL giảm chút ít từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 (Crimmins và người khác, 1997). Sự giảm sút này có thể là do hệ thống hỗ trợ đối với cải thiện có sẵn cho những người có yêu cầu.

Mặc dù già yếu có nhiều khả năng xảy ra hơn khi độ tuổi càng lớn, nhất là trong năm cuối cùng của cuộc sống, có nhiều cách để tạo ra một môi trường hỗ trợ người già suy nhược. Chúng ta đã thấy nhiều thành viên trong gia đình chăm sóc ra sao. Sau này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của các nhà dưỡng lão. Điều quan trọng là phải tạo ra một bối cảnh hỗ trợ người già suy nhược là hình thành sự phù hợp tối ưu giữa năng lực và yêu cầu môi trường của cá nhân.



SỐNG TRONG NHÀ DƯỠNG LÃO

Nơi cuối cùng mà Bessie nghĩ mình sẽ đi đến là chiếc giường trong một nhà dưỡng lão ở địa phương. Bà nói với bạn bè, "đây là nơi dành cho người già gần chết, không phải dành cho tôi". Nhưng bà nằm ở đây. Cách đây vài tuần Bessie té ngã, gãy xương hông. Vì bà sống một mình nên phải ở trong nhà dưỡng lão cho đến khi hồi phục. Bà chán ngấy thức ăn ở đây, bà bảo thức ăn "lạt nhách". Bạn cùng phòng, Doris gọi căn phòng giống như "nhà tù" khi nói chuyện với con gái. Doris, 78 tuổi, bị bệnh mất trí.

Bessie và Doris tượng trưng cho nhiều người đang sống trong nhà dưỡng lão, một số sống tạm thời, một số sống vĩnh viễn. Nếu được chọn đa số người già không muốn sống trong nhà dưỡng lão, gia đình của họ cũng thích một số giải pháp khác. Đôi khi, việc đưa vào nhà dưỡng lão là điều cần thiết vì nhu cầu của người già và hoàn cảnh gia đình.

Cũng thường gặp nhận thức sai về nhà dưỡng lão. Trái với những gì một số người thường nghĩ, chỉ có khoảng 5% người già sống trong các nhà dưỡng lão vào một ngày bất kỳ. Tuy nhiên, khoảng 50% số người sống qua tuổi 85 ít nhất đều có thời gian sống trong các trung tâm chăm sóc dài hạn (Viện nghiên cứu tuổi già quốc gia, 1997). Vì thế, qua khỏi quãng đời trưởng thành, số người có thời gian sống trong nhà dưỡng lão khá lớn.

Qui định của chính phủ Mỹ xác định hai cấp chăm sóc chính trong nhà dưỡng lão (Johnson & Grant, 1985). Chăm sóc trung cấp bao gồm chăm sóc 24 giờ cần có sự giám sát của điều dưỡng, nhưng thường không ở cấp hồi sức. Chăm sóc điều dưỡng kỹ năng bao gồm chăm sóc 24 tiếng đòi hỏi giám sát khá thường xuyên và cung cấp phục vụ y học và phục vụ y tế khác, thường là do điều dưỡng cung cấp. Mỗi tiểu bang đều có qui định cụ thể về từng loại chăm sóc.

Ai sống trong nhà dưỡng lão?

Năm 1997, hơn 1,5 triệu người già sống trong nhà dưỡng lão, năm 2018 con số này dự kiến tăng lên 3,6 triệu (Viện nghiên cứu tuổi già quốc gia, 1997). Nói chung, phụ nữ có nhiều khả năng vào nhà dưỡng lão nhiều hơn nam giới. Tại sao? Thông thường, nam giới lớn tuổi cần sự giúp đỡ sinh hoạt và sức khỏe thường từ sự giúp đỡ của vợ, trong khi phụ nữ lớn tuổi có nhu cầu tương tự có nhiều khả năng giống như người phụ nữ trong ảnh chụp: phụ nữ góa chồng hoặc phụ nữ sống độc thân vì lý do khác có ít tùy chọn chăm sóc hơn. Vì thế, những phụ nữ này có nguy cơ phải vào nhà dưỡng lão nhiều hơn (Viện nghiên cứu tuổi già quốc gia, 1997; Wolinsky và người khác, 1992).

Nói chung, người già thuộc nhóm dân tộc thiểu số ít có khả năng sống trong các nhà dưỡng lão như người Mỹ gốc Âu (Wolinsky và người khác, 1992). Lý do giải thích sự khác biệt này không hoàn toàn chắc chắn. Có thể một phần do các tiêu chuẩn khác nhau trong việc chăm sóc: chẳng hạn người Mỹ gốc Phi thường thích dựa vào người chăm sóc trong gia đình hơn là các tổ chức (Johnson & Barer, 1990). Cũng vì lý do tài chánh, người nghèo trong tất cả các nhóm dân tộc thiểu số ít có khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp dịch chăm sóc y tế hơn (Belgrave, Wykle, & Choi, 1993). Ngoài ra, thiếu hiểu biết về nhà dưỡng lão như một tùy chọn cũng là yếu tố đối với các nhóm thiểu số (Segall & Wykle, 1988 - 89). 

Nhà dưỡng lão tốt có đặc điểm gì?

Nhà dưỡng lão khác nhau rất nhiều trong số lượng lẫn chất lượng chăm sóc. Một cách hữu ích để đánh giá các nhà dưỡng lão này là bằng việc áp dụng mô hình năng lực - áp lực môi trường. Khi áp dụng vào nhà dưỡng lão, mục tiêu là phải tìm ra mức độ hỗ trợ môi trường tối ưu đối với những người có mức năng lực tương đối thấp.

Việc chọn nhà dưỡng lão nên được tiến hành cẩn thận. Cục quản lý trợ cấp chăm sóc y tế thuộc Bộ y tế và phục vụ con người Mỹ cung cấp hướng dẫn chi tiết trong việc chọn nhà dưỡng lão. Trong số những điều quan trọng nhất cần xem xét là chất lượng cuộc sống đối với cư dân (chẳng hạn như liệu cư dân có ăn mặc tươm tất hay không, thức ăn có ngon không, và phòng ốc có đủ bàn ghế tiện nghi không), tính chất chăm sóc (liệu nhân viên có đáp ứng nhanh khi cư dân có yêu cầu không, liệu nhân viên và gia đình có tham gia việc ra quyết định chăm sóc không), tính an toàn (liệu có đủ số nhân viên, liệu lối đi có để vật gì lộn xộn không), và các vấn đề khác (liệu có khu vực lộ thiên dành cho cư dân sử dụng không). Những khía cạnh này của nhà dưỡng lão phản ánh những khía cạnh được các tiểu bang cân nhắc trong quá trình kiểm tra và cấp giấy phép.

Một số nhà nghiên cứu nêu rõ sự phù hợp giữa nhu cầu của cư dân và khả năng của nhà dưỡng lão đáp ứng nhu cầu này là yếu tố quyết định tối ưu hóa thể chất (Kahana, 1982). Một phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của cư dân là khuyến khích gia đình thăm nuôi. Nghiên cứu cho thấy cư dân được gia đình thường xuyên thăm nuôi có mức độ hoạt động chức năng tâm lý xã hội tăng đáng kể (Greene & Monahan, 1982). Một số lời khuyên dành cho người thăm nuôi trong nhà dưỡng lão được trình bày trong phần Bạn có thể ngạc nhiên.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương