LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


information-processing theory



trang71/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72

information-processing theory (thuyết Xử lý thông tin) quan điểm cho rằng nhận thức của con người bao gồm phần cứng trí tuệ và phần mềm trí tuệ.

insecure attachment (quyến luyến không yên tâm) mối quan hệ trong đó trẻ con ở tuổi ẵm ngửa hành động như thể không nhận biết mẹ là người phải lệ thuộc.

instrumental activities of daily living (IADLs) (hoạt động công cụ sinh hoạt hàng ngày) hành động đòi hỏi một số năng lực và kế hoạch tâm lý như nấu ăn và giặt giũ.

instrumental orientation (định hướng công cụ) đặc điểm trong Giai đoạn 2 của Kohlberg trong đó lập luận đạo đức dựa trên mục đích tìm kiếm nhu cầu của chính mình.

integration (sự kết hợp) liên kết những cử động riêng biệt thành tổng thể mạch lạc, có phối hợp.

integrity versus despair (tính toàn vẹn so với thất vọng) theo Erikson, cuộc đấu tranh diễn ra khi người già cố gắng kết hợp quan điểm về tương lai của gia đình và cộng đồng vào cuộc sống của mình.

intelligence quotient (chỉ số thông minh) thể hiện bằng Toán học về cách một người ghi điểm trắc nghiệm trí năng so với điểm số của người khác cùng độ tuổi.

interindividual variability (tính khả biến giữa cá nhân với nhau) mẫu thay đổi trong một lĩnh vực (chẳng hạn trí năng) khác nhau đối với nhiều người khác nhau.

intermediate care (chăm sóc trung cấp) cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc 24/24 nhưng không bao gồm điều dưỡng kỹ năng hồi sức.

internal aids (hỗ trợ bên trong) hỗ trợ nhớ chỉ dựa vào các quá trình suy nghĩ chẳng hạn như hình ảnh tưởng tượng.

internal belief systems (hệ thống niềm tin bên trong) những gì người ta tự nhủ tại sao một sự việc nào đó đang diễn ra.

internal working model (mô hình hoạt động bên trong) hiểu biết của trẻ con ở tuổi ẵm ngửa về cách đáp ứng và phải lệ thuộc vào mẹ, suy nghĩ ảnh hưởng đến mối quan hệ thân mật trong suốt cuộc đời của đứa trẻ.

interpersonal norms (tiêu chuẩn giữa cá nhân với nhau) đặc điểm của Giai đoạn 3 của Kohlberg, trong đó lập luận đạo đức dựa trên việc tranh thủ sự đồng ý của người khác.

intimacy versus isolation (tính thân mật so với cô lập) theo Erikson, mâu thuẫn tâm lý xã hội ở đầu tuổi trưởng thành.

intonation (ngữ điệu) mẫu âm sắc cao thấp trong tiếng bi bô của trẻ ở khoảng 7 tháng tuổi.

in vitro fertilization (thụ tinh trong ống nghiệm) quá trình qua đó tinh trùng và trứng được để chung trong đĩa petri để tạo ra hợp tử, sau đó cấy hợp tử vào tử cung phụ nữ.

job satisfaction (sự hài lòng với công việc) suy nghĩ tốt từ sự đánh giá tích cực công việc của mình đang làm.

joint custody (giám hộ chung) tiếp theo sau ly hôn, cả hai bố mẹ được quyền nuôi con của mình một cách hợp pháp.

juvenile delinquency (sự phạm pháp ở trẻ vị thành niên) khi trẻ vị thành niên phạm phải hành động phi pháp mang tính phá hủy đối với bản thân hoặc người khác.

kinkeepers (người duy trì liên lạc trong dòng họ) người tập hợp gia đình trong các lễ kỉ niệm và giúp các thành viên trong gia đình liên lạc với nhau.

learned helplessness (bất lực tập quen) suy nghĩ cho rằng người ta luôn phó mặt cho sự kiện bên ngoài và không có sự kiểm soát nào đối với vận mệnh của chính mình.

learning disability (bất lực tập quen) khi đứa trẻ có trí năng bình thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ ít nhất một môn học.

leisure (giải trí) hoạt động nhiệm ý bao gồm thư giãn đơn thuần, hoạt động hưởng thụ, theo đuổi sáng tạo và siêu nghiệm nhận cảm.

life-cycle forces (tác động chu kỳ đời sống) sự khác biệt trong cách cùng một sự kiện nhưng ảnh hưởng đến nhiều người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

life review (ôn lại cuộc đời) quá trình hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình.

life-span construct (cấu trúc quãng đời) ý thức hợp nhất về quá khứ, hiện tại và tương lai dựa trên kinh nghiệm của mình và đầu vào từ người khác.

life-span perspective (quan điểm quãng đời) quan điểm cho rằng sự phát triển được xác định bởi nhiều yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội, và tất cả các bộ phận trong quãng đời có sự tương quan lẫn nhau.

life story (câu chuyện cuộc đời) biểu hiện thứ hai của cấu trúc quãng đời, thể tường thuật cá nhân sắp xếp các sự kiện quá khứ thành một chuỗi mạch lạc.

locomotion (tính vận động) khả năng di chuyển khắp thế giới.

long-term memory (trí nhớ dài hạn) kho chứa trí nhớ vĩnh viễn có dung lượng vô hạn.

longevity (tuổi thọ) số năm một người sống được.

longitudinal study (nghiên cứu theo chiều dọc) thiết kế nghiên cứu trong đó một tụ tập duy nhất được nghiên cứu với nhiều cách đánh giá khác nhau.

low birth weight (trọng lượng sinh thấp) trẻ sơ sinh sinh ra chưa được 2.500g (5 cân Anh).

low density lipoproteins (LDLs) (lipo-protein tỉ trọng thấp) lipoprotein là nguyên nhân làm cho axít béo tích tụ trong động mạch, cản trở dòng máu chảy.

macrosystem (hệ thống vĩ mô) theo Bronfen-brenner, bối cảnh văn hóa và văn hóa phụ trong đó hệ thống vi mô, hệ thống giữa và hệ thống ngoại được bao gồm.

mad cry (tiếng khóc mê muội) phiên bản mãnh liệt hơn của tiếng khóc cơ bản.

masturbation (sự thủ dâm) sự tự kích thích cơ quan sinh dục, là cách mà trẻ vị thành niên lần đầu tiên có cảm giác hoạt động tình dục.

maximum life expectancy (tuổi thọ tối đa) độ tuổi già nhất mà một người bất kỳ có thể sống tới.

menarche (bắt đầu hành kinh) sự bắt đầu hành kinh.

menopause (thời kỳ mãn kinh) chấm dứt hành kinh.

mental age (độ tuổi suy nghĩ) trong trắc nghiệm trí năng, cách đánh giá hoạt động của trẻ con tương ứng với độ tuổi niên đại của số trẻ con có hoạt động ngang bằng với đứa trẻ được trắc nghiệm.

mental hardware (phần cứng trí tuệ) cấu trúc suy nghĩ và thần kinh có sẵn giúp cho trí tuệ hoạt động.

mental software (phần mềm trí tuệ) "chương trình" suy nghĩ là cơ sở trong việc thực hiện các công việc cụ thể.

mental operations (hoạt động suy nghĩ) hoạt động nhận thức có thể thực hiện đối với vật hoặc khái niệm.

mesoderm (trung bì) lớp giữa của phôi, sau này phát triển thành cơ, xương và hệ tuần hoàn.

mesosystem (hệ thống giữa) theo Bron-fenbrenner, sự tương quan lẫn nhau giữa các hệ thống vi mô khác nhau.

metabolic theories (thuyết chuyển hóa) thuyết lão hóa tập trung vào các khía cạnh chuyển hóa của cơ thể như một lý do giải thích tại sao người ta già.

metabolism (sự chuyển hóa) năng lượng để cơ thể hoạt động chức năng.

microsystem (hệ thống vi mô) theo Bron-fenbrenner, người và vật đang có mặt trong môi trường trực tiếp của mình.

midlife crisis (khủng hoảng tuổi trung niên) thời điểm đặt nghi vấn tâm lý trong khi người ta đánh giá lại cuộc đời của mình.

monoamine oxidase (MAO) (thuốc ức chế monoamine oxidase) loại thuốc điều trị trầm cảm.

monozygotic twins (trẻ song sinh đơn hợp tử) kết quả khi một trứng được thụ tinh phân chia để tạo thành hai cá thể mới, còn gọi là trẻ song sinh một trứng.

moral reasoning (lập luận đạo đức) nguyên tắc đạo đức mà người ta dùng để giải thích điều mình đang suy nghĩ là hành vi đúng hay sai trong một tình huống cụ thể.

moratorium status (trạng thái tạm ngừng hoạt động) tình trạng nhận dạng trong thuyết của Marcia trong đó trẻ vị thành niên vẫn đang tìm hiểu các biện pháp thay thế khác nhau và chưa tìm ra nhận dạng vừa ý.

motor skills (kỹ năng vận động) cử động phối hợp của cơ và các chi.

mourning (đám tang) cách con người thể hiện sự đau buồn của mình được văn hóa chấp nhận.

multidimensional (đa khía cạnh) tiếp cận trí năng nhận dạng các vùng khả năng trí năng khác nhau.

multidirectionality (tính đa hướng) ám chỉ vấn đề một số khía cạnh trí năng cải thiện và các khía cạnh khác giảm sút trong suốt tuổi trưởng thành.

myelin lớp mỡ bọc quanh tế bào thần kinh để tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn.

naturalistic observation (quan sát tự nhiên) hình thức quan sát có hệ thống trong đó người ta được quan sát như họ có hành vi tự phát trong một số tình huống đời thực.

nature-nurture issue (vấn đề tự nhiên - nuôi dưỡng) vấn đề liên quan đến cách trong đó yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển.

neural plate (tấm thần kinh) nhóm tế bào phẳng trong sự phát triển trước khi sinh trở thành não và tủy sống.

neuritic plaques (bản viêm thần kinh) tế bào thần kinh bị thương tổn và chết tụ tập quanh nhân protein.

neurofibrillary tangles (mớ xơ vữa thần kinh) dây chằng bất thường tìm thấy trong nhiều tế bào thần kinh ở người mắc bệnh Alzheimer.

neuron (tế bào thần kinh) đơn vị tế bào cơ bản của não và hệ thần kinh chuyên môn tiếp nhận và truyền thông tin.

neuroticism (loạn thần kinh) khía cạnh nhân cách ám chỉ mức độ cá nhân thường lo âu, thù địch, ý thức về mình, chán nản, bất đồng và dễ bị tổn thương.

neurotransmitters (chất truyền thần kinh) hóa chất do các mầm cuối tiết ra giúp cho các tế bào thần kinh truyền đạt với nhau.

niche-picking (chọn chỗ thích hợp) quá trình tìm kiếm môi trường có cân nhắc tương thích với cấu tạo di truyền của mình.

nonnormative influences (ảnh hưởng không qui phạm) tác động chỉ ảnh hưởng một vài người.

norepinephrine chất truyền thần kinh giúp kiểm soát sự đánh thức, lượng thấp liên quan đến trầm cảm.

normative age-graded influences (ảnh hưởng phân cấp theo độ tuổi qui phạm) tác động ảnh hưởng đến mọi người vào một thời điểm nào đó trong quãng đời.

normative history-graded influences (ảnh hưởng phân cấp theo lịch sử qui phạm) tác động ảnh hưởng đến mọi người trong một thế hệ nhất định vào một thời điểm lịch sử cụ thể.

nuclear family (gia đình hạt nhân) gia đình gồm bố mẹ và con.

obedience orientation (định hướng vâng lời) đặc điểm trong Giai đoạn 1 của Kohlberg, trong đó lập luận đạo đức dựa trên suy nghĩ cho rằng người lớn biết điều gì đúng điều gì sai.

occupational priorities (thứ tự ưu tiên nghề nghiệp) những gì con người muốn trong việc làm của mình.

one-to-one principle (nguyên tắc từng cái một) nguyên tắc đếm phát biểu rằng phải có số 1 và chỉ gọi tên con số 1 khi đếm từng đồ vật.

openness to experience (mở rộng kinh nghiệm) khía cạnh nhân cách thể hiện trí tưởng tượng sinh động và giấc mơ cuộc đời, hiểu được giá trị nghệ thuật, và rất mong muốn thử làm một việc bất kỳ dù chỉ một lần.

operant conditioning (biến đổi điều kiện ngoại cảnh thực nghiệm), quan điểm tập quen do B. F. Skinner đưa ra, nhấn mạnh phần thưởng và hình phạt.

optimally exercised ability (khả năng tập luyện tối ưu) mức độ thực hiện mà người lớn bình thường, khỏe mạnh chứng minh trong điều kiện tập luyện tốt nhất.

organic mental retardation (giảm thiểu trí năng hữu cơ) giảm thiểu trí năng có thể là do một rối loạn sinh học hoặc cơ thể cụ thể.

osteoporosis (bệnh loãng xương) căn bệnh trong đó xương bị rỗ giống như tổ ong và rất dễ gãy.

overextension (mở rộng quá mức) khi trẻ xác định từ theo nghĩa rộng hơn người lớn.

overregularization (điều tiết quá mức) sử dụng ngữ pháp từ việc áp dụng các qui tắc vào từ mang tính ngoại lệ đối với qui tắc.

pain cry (tiếng khóc đau đớn) tiếng khóc bắt đầu bằng đợt bùng phát đột ngột, kéo dài, tiếp đến là sự tạm ngưng kéo dài và thở hổn hển.

parallel play (trò chơi song hành) khi trẻ chơi một mình nhưng để ý và quan tâm xem trẻ khác đang làm gì.

Parkinson’s disease (bệnh Parkinson) căn bệnh thường gặp ở người già dẫn đến rối loại vận động bao gồm bước đi chậm chạp, khó đứng lên ngồi xuống ghế, và bàn tay run rẩy.

passive euthanasia (cái chết êm ái bị động) giúp người ta chết bằng cách ngăn cản cách điều trị có sẵn.

patronizing speech (lời nói kẻ cả) cách nói với người già mang đặc điểm tốc độ chậm hơn, ngữ điệu nhấn mạnh, âm sắc cao hơn, âm lượng lớn hơn, lặp đi lặp lại, câu hỏi kết thúc đóng, từ vựng và ngữ pháp đơn giản thái quá.

perception (nhận thức) quá trình qua đó não tiếp nhận, chọn lọc, sửa đổi và sắp xếp các xung thần kinh đang đi đến cho kích thích cơ thể.

period of the fetus (giai đoạn thai) giai đoạn dài nhất của sự phát triển trước khi sinh, kéo dài từ tuần thứ 9 đến 38 sau khi thụ thai.

persistent vegetative state (trạng thái thực vật dai dẳng) trạng thái trong đó chức năng hoạt động của vỏ não không còn trong khi hoạt động của cuống não vẫn đang tiếp tục.

personal control beliefs (suy nghĩ kiểm soát cá nhân) suy nghĩ về mức độ sự hoạt động trong một tình huống nằm trong kiểm soát của cá nhân.

personal fable (chuyện bịa đặt cá nhân) thái độ của nhiều trẻ vị thành niên cho rằng kinh nghiệm và suy nghĩ của mình mang tính độc đáo, chưa có người khác trải qua trước đây.

personality-type theory (thuyết Loại nhân cách) quan điểm do Holland đưa ra cho rằng con người nhận thấy công việc được thực hiện trọn vẹn khi các đặc điểm quan trọng của công việc hoặc nghề nghiệp phù hợp với nhân cách của nhân viên.

phenotype (kiểu hình) đặc điểm cơ thể, hành vi và tâm lý có được từ sự tương tác giữa gien và môi trường.

phenylketonuria (PKU) rối loạn di truyền trong đó trẻ sơ sinh thiếu enzyme gan.

phonemes (âm vị) âm thanh trong lời nói dùng để tạo ra từ.

phonological processing (xử lý âm vị) tìm hiểu và sử dụng âm thanh trong ngôn ngữ nói và viết.

placenta (nhau) cấu trúc qua đó dưỡng chất và chất thải được trao đổi qua lại giữa mẹ và con đang phát triển.

plasticity (tính linh động) khả năng có thể sửa đổi bằng một số điều kiện hoặc kinh nghiệm.

polygenic inheritance (sự di truyền đa gien) khi kiểu hình là kết quả của hoạt động kết hợp nhiều gien riêng biệt.

population (dân số) nhóm giữa rộng là tâm điểm nghiên cứu.

population pyramid (kim tự tháp dân số) kỹ thuật biểu đồ được các nhà nhân khẩu học sử dụng để mô tả các xu hướng dân số.

positron emission tomography (chụp các lớp phóng xạ positron) quá trình thể hiện lượng hoạt động trong nhiều vùng khác nhau của não bằng cách giám sát lượng glucose phóng xạ.

possible selves (cái tôi có thể) tượng trưng cho những gì cá nhân có thể trở thành, những gì cá nhân muốn trở thành và những gì cá nhân sợ phải trở thành.

postconventional level (cấp hậu qui ước) cấp thứ ba trong lập luận trong thuyết của Kohlberg, trong đó đạo đức dựa trên tiêu chuẩn đạo đức cá nhân.

postformal thought (suy nghĩ hậu chính thức) suy nghĩ có đặc điểm thừa nhận rằng câu trả lời đúng có thể khác nhau trong từng tính huống, rằng cách giải quyết vấn đề phải thực tế, rằng hầu hết tình huống đều mơ hồ, và cảm xúc và các yếu tố chủ quan khác là một bộ phận quan trọng trong suy nghĩ.

power assertion (khẳng định uy quyền) hình phạt dựa vào việc bố mẹ có uy quyền nhiều hơn con.

practical intelligence (trí năng thực hành) kỹ năng và kiến thức cần thiết cho con người hoạt động chức năng trong đời sống hàng ngày.

preconventional level (cấp tiền qui ước) cấp đầu tiên trong lập luận trong thuyết của Kohlberg, trong đó lập luận đạo đức dựa trên các tác động bên ngoài.

prenatal development (sự phát triển trước khi sinh) nhiều thay đổi làm cho một trứng đã thụ tinh biến thành một con người mới sinh.

presbycusis (lão thính) mất khả năng nghe âm thanh âm sắc cao.

preterm (premature) (non) trẻ sơ sinh sinh ra trước tuần thứ 36 sau khi thụ thai.

primary circular reaction (phản ứng vòng sơ cấp) theo Piaget, khi trẻ con vô tình tạo ra các sự kiện thích thú tập trung vào cơ thể rồi sau đó cố tái tạo sự kiện.

primary mental abilities (khả năng suy nghĩ thứ cấp) nhóm kỹ năng suy nghĩ liên quan, như kỹ năng không gian và kỹ năng Toán học.

private speech (lời nói riêng) nhận xét không ám chỉ người khác nhưng với mục đích giúp trẻ con điều tiết hành vi của mình.

proactivity (tính đồng thuận) khi người ta chọn hành vi mới để đáp ứng yêu cầu hoặc nhu cầu mới.

processes of thinking (quá trình suy nghĩ) xử lý thông tin, trí nhớ, trí năng linh động.

products of thinking (sản phẩm suy nghĩ) kết quả áp dụng vào suy nghĩ, khả năng chuyên môn.

programmed cell death theories (thuyết chết tế bào được lập trình) thuyết cho rằng lão hóa được lập trình về mặt di truyền.

prosocial behavior (hành vi ủng hộ xã hội) một hành vi bất kỳ làm lợi cho người khác.

proximodistal principle (nguyên tắc cận - xa tâm) nguyên tắc cho rằng sự phát triển trước tiên xảy ra từ phần trung tâm cơ thể rồi sau đó mới đến các phần xa nhất.

pseudodementia (mất trí giả) căn bệnh có thể điều trị giống như các triệu chứng ban đầu của bệnh Alzheimer hoặc các rối loạn liên quan.

psychodynamic theories (thuyết Tâm lý động học) thuyết trong đó hành vi con người được cho là do động cơ và xu hướng dẫn dắt mang tính bên trong và thường không ý thức.

psychological forces (tác động tâm lý) tất cả yếu tố nhận thức bên trong, nhận thức, cảm xúc và nhân cách ảnh hưởng đến sự phát triển.

psychomotor speed (tốc độ tâm thần vận động) tốc độ mà con người ra một phản ứng cụ thể.

psychosocial theory (thuyết tâm lý xã hội) thuyết do Erik Erikson đưa ra trong đó sự phát triển nhân cách là do sự tương tác giữa sự trưởng thành và các yêu cầu xã hội.

puberty (tuổi dậy thì) tập hợp những thay đổi của cơ thể đánh dấu sự bắt đầu tuổi vị thành niên, như sự phát triển của ngực hoặc tinh hoàn và sự phát triển bùng phát.

punishment (hình phạt) áp dụng cho kích thích có hại (như đánh đích) hoặc gỡ bỏ một kích thích hấp dẫn (như xem TV).

purpose (mục đích) theo Erikson, sự cân đối giữa sáng kiến cá nhân và sự sẵn sàng hợp tác với người khác.

rapid eye movement (REM) sleep (giấc ngủ mắt cử động nhanh) giấc ngủ trong đó mắt của trẻ con chớp thật nhanh bên dưới mi mắt.

reasonable woman Standard (tiêu chuẩn phụ nữ hợp lý) tiêu chuẩn pháp lý thích hợp để xác định liệu có sự quấy rối tình dục hay không dựa theo phụ nữ hợp lý có nhận xét hành vi mang tính quấy rối hay không.

recessive (lặn) gien tương ứng có những hướng dẫn bị xem nhẹ khi kết hợp với một gien tương ứng trội.

recognition (sự nhận ra) công việc nhớ đòi hỏi sự chọn lọc các hạng mục đúng trong một danh sách gồm các chọn lựa đúng và sai, một minh họa là trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn.

referential style (kiểu tham khảo) kiểu tập quen ngôn ngữ mô tả trẻ con có vốn từ vựng chủ yếu là tên đồ vật, con người hoặc hành động.

reflective judgment (đánh giá phản ảnh) lập luận về tình huống khó xử mang đặc điểm nhận biết sự tìm kiếm sự thật là cuộc hành trình đang diễn ra, không hề kết thúc.

reflexes (phản xạ) phản ứng không tập quen do kích thích cụ thể gợi ra.

regular (nonREM) sleep (giấc ngủ đều - không phải REM) giấc ngủ trong đó nhịp tim đập, hơi thở và hoạt động của não ổn định.

reinforcement (sự củng cố) kết quả gia tăng khả năng một hành vi có thể lặp đi lặp lại trong tương lai.

reinvolvement with personal past (quan tâm quá khứ cá nhân thêm lần nữa) nghĩa là ông bà rút ra từ việc nhớ lại mối quan hệ mình có với ông bà của chính mình.

reliability (tính đáng tin) khi áp dụng vào trắc nghiệm, khi điểm số trắc nghiệm không đổi trong các lần trắc nghiệm.

resistant attachment (quyến luyến chống đối) mối quan hệ trong đó, sau thời gian chia tay ngắn, trẻ muốn được ẵm nhưng khó dỗ.

retinal disparity (sự chênh lệch võng mạc) cách ám chỉ chiều sâu dựa trên sự phát triển khác nhau trong hình ảnh hiện trên võng mạc ở mắt trái và phải.

returning adult students (sinh viên người lớn trở lại trường học tiếp) sinh viên đại học trên tuổi 25.

rites of passage (nghi thức đi qua) nghi thức đánh dấu sự bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, như tuổi trưởng thành chẳng hạn.

role transitions (sự chuyển tiếp vai trò) đảm nhận trách nhiệm và bổn phận mới khi một người thay đổi từ giai đoạn phát triển này như tuổi vị thành niên) sang một giai đoạn phát triển khác (như tuổi trưởng thành).

sample (mẫu) tập hợp con của một dân số.

sandwich generation (thế hệ kẹp giữa) người lớn tuổi trung niên giữa hai thế hệ (bố mẹ và con) đòi hỏi yêu cầu và áp lực đối với họ.

scaffolding (bắc giàn) cách dạy trong đó người lớn điều chỉnh lượng hỗ trợ mà mình đưa ra theo nhu cầu của học viên.

scenario (kịch bản) cấu trúc quãng đời bao gồm kỳ vọng về tương lai.

scheme (sơ đồ) theo Piaget, cấu trúc suy nghĩ sắp xếp thông tin và điều tiết hành vi.

scripts (vết nhớ) phương tiện qua đó người ta nhớ các sự kiện thông thường gồm các chuỗi hoạt động.

secondary circular reaction (phản ứng vòng thứ cấp) theo Piaget, khi trẻ vô tình dùng đồ vật tạo ra được sự kiện hấp dẫn và sau đó cố lặp lại những sự kiện ấy.

secondary memory (trí nhớ thứ cấp) khả năng nhớ số lượng thông tin tương đối lớn từ vài giây đến vài phút.

secondary mental abilities (khả năng suy nghĩ thứ cấp) các nhóm rộng của khả năng suy nghĩ sơ cấp liên quan.

secular growth trends (xu hướng phát triển thế tục) vấn đề con người trong các xã hội công nghiệp cao to hơn và trưởng thành sớm hơn các thế hệ trước.

secure attachment (quyến luyến yên tâm) mối quan hệ trong đó trẻ con tin cậy và lệ thuộc vào mẹ.

selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc) loại thuốc để điều trị trầm cảm làm thay đổi sự cân bằng serotonin trong não.

selectivity (tính chọn lọc) khi được áp dụng vào chú ý phải khả năng chọn lấy thông tin quan trọng từ thông tin không liên quan trong môi trường.

self-efficacy (tự thể hiện tiềm năng) niềm tin cho rằng người ta có khả năng thực hiện một số công việc.

self reports (báo cáo cái tôi) câu trả lời của con người đối với câu hỏi về chủ đề quan tâm.

sensorimotor period (giai đoạn vận động nhận cảm) giai đoạn đầu tiên trong bốn giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget, kéo dài từ lúc mới sinh đến khoảng 2 tuổi.

sequential design (thiết kế theo chuỗi) thiết kế nghiên cứu phức tạp bao gồm nhiều thiết kế cắt ngang hoặc theo chiều dọc.

serotonin chất truyền thần kinh điều tiết trung tâm não giúp cho người ta cảm nhận được sự thích thú.

sex chromosomes (nhiễm sắc thể giới tính) đôi nhiễm sắc thể thứ 23, xác định giới tính của trẻ.

sex discrimination (đối xử phân biệt giới tính) không giao việc cho một người chỉ với lý do người ấy là nam hay nữ.

sickle-cell trait (đặc điểm tế bào hình liềm) rối loạn trong đó cá nhân chỉ biểu hiện các dấu hiệu thiếu máu nhẹ khi bị thiếu oxy nghiêm trọng, xảy ra ở những cá nhân có một gien tương ứng trội đối với hồng cầu bình thường và một gien tương ứng tế bào hình liềm lặn.

Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương