LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang68/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72

QUÁ TRÌNH ĐAU BUỒN

Con người đau buồn như thế nào? Họ có cảm giác gì? Có lẽ bạn cũng có khả năng trả lời những câu hỏi này từ kinh nghiệm của chính mình. Nếu thế, bạn hiểu rằng quá trình đau buồn là một quá trình riêng tư, phức tạp. Cũng như không có cách chết nào thích hợp, và cũng không có cách đau buồn nào thích hợp. Công nhận việc có nhiều sự khác biệt ở cá nhân, chúng ta nghiên cứu những mẫu này trong phần này.

Quá trình đau buồn thường được mô tả là sự phản ánh nhiều chủ đề và vấn đề mà con người thường đối mặt (Attig, 1996; Stroebe và người khác, 1996). Giống như quá trình hấp hối, đau buồn không có các giai đoạn phân ranh giới rõ ràng mà chúng ta phải trải qua theo một chuỗi nhất định. Khi người thân của chúng ta mất, chúng ta phải sắp xếp lại cuộc sống của mình, xác lập các mẫu hành vi và tái định nghĩa các mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Quả thật Attig (1996) cho rằng đau buồn là một quá trình chúng ta phải tìm hiểu lại thế giới.

Không giống như sự mất đi người thân, chúng ta không có sự kiểm soát, đau buồn là một quá trình bao gồm sự chọn lựa cách thích ứng (Attig, 1996). Từ quan điểm này, đau buồn là một quá trình chủ động trong đó cá nhân phải thực hiện nhiều việc (Worden, 1991):

- Thừa nhận thực tế mất mát. Chúng ta phải vượt qua cám dỗ phủ nhận thực tế mất mát của mình, phải công khai và thẳng thắn thừa nhận, và hiểu rằng sự mất mát này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống của chúng ta.

- Vượt qua cơn xáo trộn cảm xúc. Chúng ta phải tìm nhiều phương pháp hiệu quả để đối mặt và thể hiện toàn bộ dải cảm xúc của mình sau sự mất mát, không nên tránh né hoặc kiềm chế cảm xúc ấy.

- Điều chỉnh để thích nghi với môi trường khi không còn người thân nữa. Chúng ta phải xác định các mẫu sinh hoạt mới để điều chỉnh thích hợp và có ý nghĩa đối với vấn đề người thân đã mất.

- Giảm bớt sự ràng buộc với người đã mất. Chúng ta tự mình thoát khỏi những ràng buộc với người đã mất để tái tham gia hệ thống xã hội của mình, điều này có nghĩa là tìm ra cách hiệu quả để nói lời tạm biệt.

Quan điểm cho rằng đau buồn là một quá trình thích ứng chủ động nhấn mạnh rằng người còn sống phải hòa hợp với thế giới sự vật cụ thể, địa điểm và sự kiện cũng như địa điểm tâm linh của chúng ta trong thế giới, thế giới tương tác giữa cá nhân với nhau với gia đình và bạn bè, người đã mất, và trong một số trường hợp, với Chúa, và các khía cạnh cái tôi bên trong cũng như kinh nghiệm cá nhân của chúng ta (Attig, 1996). Bertha, phụ nữ trong phần minh họa, đang ở giữa quá trình này. Như người phụ nữ trong ảnh chụp trang 661, ngay cả vấn đề quyết định nên làm gì đối với ảnh hưởng cá nhân của người đã mất có thể là một phần trong quá trình thích ứng chủ động này (Attig, 1996).

Khi nghĩ đến quá trình đau buồn, chúng ta phải tránh phạm một số sai lầm. Thứ nhất, đau buồn là một cảm giác rất riêng tư. Quá trình có hiệu quả tốt đối với người này nhưng không thể có hiệu quả đối với người khác. Thứ hai, chúng ta không nên đánh giá quá thấp thời lượng con người cần để giải quyết các vấn đề khác nhau. Đối với một người quan sát tình cờ, trông có vẻ người còn sống "trở lại bình thường" sau một vài tuần. Thật ra, phải mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề cảm xúc phức tạp con người đối mặt trong sự mất đi người thân (Attig, 1996; Stroebe và người khác, 1996). Các nhà nghiên cứu và nhà trị liệu đều nhất trí rằng con người cần ít nhất một năm mới hồi phục sau khi người thân mất, và phải mất hai năm không phải là chuyện hiếm. Sau cùng, hồi phục có thể là một từ gây nhầm lẫn. Có lẽ chính xác hơn là phải nói chúng ta học cách sống chung với sự mất mát hơn là chúng ta hồi phục qua sự mất mát ấy (Attig, 1996). Tác động của sự mất đi người thân kéo dài rất lâu, có thể trong suốt phần đời còn lại. Thừa nhận những khía cạnh đau buồn này giúp chúng ta dễ hiểu những gì nên nói và nên làm đối với người đang chịu tang. Trong nhiều cách hữu ích nhất là để cho người ấy biết bạn cũng đau buồn về sự mất mát của họ, rằng bạn đang có mặt để giúp đỡ họ.



Cái chết nghĩ đến so với cái chết không nghĩ đến

Khi cái chết của người thân là cái chết nghĩ đến thì người ta phản ứng khác với cái chết không nghĩ đến. Khi biết trước sẽ chết, con người trải qua một thời kỳ đau buồn trước kỳ hạn trước khi cái chết xảy ra (Attig, 1996). Thời kỳ này được cho là để làm giảm tác động của sự mất mát khi nó xảy ra cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho sự hồi phục. Cơ hội đau buồn trước kỳ hạn dẫn đến kết quả giảm bớt khả năng bị rối loạn tâm lý chẳng hạn như trầm cảm một năm sau khi vợ hoặc chồng mất (Ball, 1976 - 77), bố mẹ dễ chấp nhận hơn sau cái chết của con (Binger và người khác, 1969), và sự hồi phục chức năng hiệu quả nhanh chóng hơn và hạnh phúc tiếp theo sau (Glick, Weiss, & Parkes, 1974). Tuy nhiên, nghĩ đến cái chết của người thân lại tạo ra căng thẳng đáng kể (Attig, 1996; Norris & Murrell, 1987). Chẳng hạn, người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thể hiện sự giảm sút trong cảm giác đau buồn trước kỳ hạn trong các giai đoạn chăm sóc thời kỳ giữa, những cảm giác này chỉ gia tăng cường độ về sau này (Ponder & Pomeroy, 1996).

Lý do giải thích tại sao sự hồi phục từ cái chết dự đoán trước đôi khi nhanh hơn và đôi khi không nhanh vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Chúng ta biết rằng ảnh hưởng kéo dài của các sự kiện gây căng thẳng thường ít có vấn đề hơn nếu được người ta nghĩ đến, do đó cũng có thể áp dụng nguyên tắc tương tự đối với cái chết. Có lẽ hữu ích khi có một dịp để tưởng tượng cuộc sống không có người hấp hối và có dịp để điều chỉnh thích hợp. Trong thời kỳ "thực hành" này, chúng ta thừa nhận rằng mình cần được giúp đỡ, có cảm giác đơn độc, hoảng sợ, và phải cần nhiều bước tự chuẩn bị. Ngoài ra, nếu chúng ta thừa nhận rằng mình chắc chắn có một số cảm giác thì dễ hiểu và dễ đối phó với những cảm giác ấy khi chúng đến.

Cái chết được nghĩ đến thường ít huyền bí hơn (Attig, 1996). Hầu như chúng ta luôn hiểu tại sao người ta chết (chẳng hạn bệnh chết). Cái chết không nghĩ đến khiến chúng ta có nhiều thắc mắc: tại sao lại là người thân của tôi? Tại sao vào lúc này? Người sống dễ bị thương tổn, những gì xảy đến cho người thân cũng dễ xảy đến cho chính mình. Hiểu được lý do thật sự tại sao người ta chết sẽ làm cho việc điều chỉnh dễ dàng hơn.

Những chứng cứ này không có nghĩa là con người cảm nhận được cái chết biết trước của người thân thì sẽ không đau buồn. Thật ra, một nghiên cứu cho thấy góa phụ có chồng bệnh ít nhất một tháng trước khi mất thường đau buồn rất nhiều như số góa phụ có chồng chết bất ngờ theo đồ thị bên dưới mô tả (Hill, Thompson, & Gallagher, 1988). Thật ra, góa phụ biết trước cái chết của chồng trong 6 tháng sau khi chồng mất có mức độ đau buồn nhiều hơn góa phụ có chồng chết bất ngờ. Biết rằng chồng hoặc vợ mình ít lâu nữa sẽ mất không hẳn làm cho cảm giác mất mát dễ được giải quyết hơn về lâu về dài. Có thể điều mấu chốt trong việc tìm hiểu sự đau buồn trước kỳ hạn là chính bản thân dấu hiệu cảnh báo trước sự mất mát không quan trọng như việc tái cấu trúc ý nghĩa của đời sống của một người sau khi sự mất mát xảy ra (Fulton, Madden, & Minichiello, 1996).

PHẢN ỨNG ĐAU BUỒN THÔNG THƯỜNG

Cảm giác cảm nhận được khi đau buồn rất mãnh liệt, không những làm cho khó thích ứng mà còn làm cho người ta đặt nghi vấn về phản ứng của chính mình. Cảm giác thường bao gồm cảm giác buồn bã, phủ nhận, tức giận, cô độc và tội lỗi. Sau đây là bảng tóm tắt những cảm giác này (Vickio, Cavanaugh, & Attig, 1990). Bạn hãy giành ít phút để kiểm tra xem có giống như bạn nghĩ hay không?

Hoài nghi

Phủ nhận


Bị sốc

Buồn


Tức giận

Căm ghét


Tội lỗi

Sợ hãi


Lo âu

Bối rối


Bất lực

Trống rỗng

Cô độc

Chấp nhận



Khuây khỏa

Hạnh phúc

Không nhiệt tình

Không cảm xúc

Nhiều tác giả ám chỉ khía cạnh tâm lý phù hợp với sự mất đi người thân là hành động đau buồn. Khái niệm này rất phù hợp với thảo luận ban đầu xem đau buồn như quá trình thích ứng chủ động (Attig, 1996). Thậm chí cá nhân chưa từng chứng kiến cái chết của các thành viên thân thiết trong gia đình, nhiều người thừa nhận phải dành cho người còn sống một thời gian để giải quyết nhiều cảm xúc của mình. Một nghiên cứu yêu cầu sinh viên đại học mô tả cảm giác mà mình nghĩ là điển hình của một người mất đi người thân (như bố mẹ, con, anh chị em ruột, bạn bè). Sinh viên hiểu rõ sự cần thiết của hành động đau buồn, thừa nhận ít nhất phải cần đến một năm, và rất nhạy cảm với dải cảm xúc và hành vi được thể hiện ở người đang chịu tang (Vickio, Cavanaugh, & Attig, 1990).

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨThuyết Hấp hối và phản ứng đau buồn giống nhau như thế nào? Trong thời gian tiếp theo sau cái chết của người thân, ngày tháng có ý nghĩa riêng tư gợi lại cảm giác đau buồn. Chẳng hạn, những ngày lễ như Lễ tạ ơn hoặc sinh nhật có thể là những thời điểm khó khăn. Ngày giỗ cũng gây nhiều rắc rối đáng kể. Từ phản ứng ngày giỗ ám chỉ những thay đổi về hành vi liên quan đến cảm giác đau buồn trong ngày này. Kinh nghiệm cá nhân và nghiên cứu chứng minh rằng cảm giác đau buồn thường tái diễn hoặc các minh họa khác của phản ứng ngày giỗ là điều thường thấy trong sự đau buồn thông thường (Attig, 1996; Rosenblatt, 1996).

Đau buồn qua thời gian

Hầu hết nghiên cứu về cách con người phản ứng với cái chết của người thân đều là nghiên cứu cắt ngang. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu con người tiếp tục đau buồn nhiều năm sau sự mất mát như thế nào. Rosenblatt (1996) báo cáo rằng con người 50 năm sau vẫn cảm thấy còn bị ảnh hưởng bởi cái chết của thành viên trong gia đình. Độ sâu của cảm xúc đối với sự mất đi người thân không bao giờ phai mờ, khi con người vẫn còn khóc, cảm thấy buồn khi đề cập về chuyện mất mát cho dù chuyện này đã xảy ra rất lâu đi nữa.

Norris và Murrell (1987) tiến hành một nghiên cứu theo chiều dọc về hành động đau buồn ở người già, họ tiến hành ba cuộc phỏng vấn trước khi chết và một cuộc sau khi chết. Kết quả thú vị trong nghiên cứu của họ được mô tả chi tiết hơn trong phần Nghiên cứu nổi bật. Kết quả của nghiên cứu này rất phù hợp với thảo luận trước đây về cái chết nghĩ đến và cái chết không nghĩ đến. Chúng cũng có những ngụ ý can thiệp quá trình. Nghĩa là, sự can thiệp nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng hoặc tăng thêm sức khỏe có thể hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi chết. Ngoài ra, vì rối loạn sức khỏe chỉ nhiều thêm ở những người trong nhóm có người thân vừa mất không có cảm giác căng thẳng trước khi chết, có thể căng thẳng cảm nhận được trước khi chết là một kết quả của việc nghĩ đến cái chết. Lundin (1984) cũng nhận thấy rối loạn sức khỏe chỉ nhiều thêm ở những người chứng kiến cảnh đột tử.

NGHIÊN CỨU NỔI BẬT: CĂNG THẲNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ SỰ THÍCH ỨNG TRƯỚC VÀ SAU KHI MẤT NGƯỜI THÂN

Ai là nhà điều tra, và mục đích nghiên cứu là gì? Điều gì xảy ra ở một gia đình chứng kiến cái chết của một người thân? Fran Norris và Stanley Murrell (1987) tìm cách trả lời câu hỏi này bằng cách quan sát các gia đình trước và sau sự mất đi người thân.

Làm cách nào các nhà điều tra đánh giá chủ đề quan tâm? Như một phần của một nghiên cứu qui phạm theo chiều dọc rất rộng, khoảng mỗi 6 tháng họ lại tiến hành phỏng vấn chi tiết. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thu thập thông tin mở rộng về sức khỏe cơ thể, bao gồm các khả năng hoạt động chức năng và cách điều trị cụ thể, rối loạn tâm lý và căng thẳng trong gia đình. Rối loạn tâm lý đánh giá các triệu chứng trầm cảm. Căng thẳng trong gia đình đánh giá các mặt chẳng hạn như bệnh nặng mới xuất hiện của thành viên trong gia đình, có thêm sự dọn vào ở chung của một thành viên trong gia đình, gia đình phải thêm trách nhiệm, mâu thuẫn mới trong gia đình hoặc mâu thuẫn mới trong hôn nhân.

Ai là người tham gia nghiên cứu? Có tất cả 63 người già trong các gia đình chứng kiến cái chết của một thành viên gia đình gần gũi nhất so với 387 người già trong các gia đình không chứng kiến cái chết như thế để dẫn chứng bằng tư liệu rằng con người cảm thấy nhiều căng thẳng hơn do đau buồn.

Thiết kế nghiên cứu là gì? Norris và Murrell sử dụng thiết kế theo chiều dọc và đánh giá con người trong mỗi 6 tháng trước sự mất đi người thân 18 tháng và sau sự mất đi người thân 12 tháng.

Có sự quan tâm đạo đức trong nghiên cứu hay không? Như tất cả các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự mất đi người thân, Norris và Murrell cần nhạy cảm đối với cảm xúc của con người và giám sát các dấu hiệu phản ứng bất thường của những người tham gia.

Kết quả ra sao? Trong số các gia đình có người thân mất, căng thẳng trong gia đình nói chung tăng trước cái chết và sau đó giảm. Mức độ căng thẳng ở những gia đình này cao nhất trong thời điểm gần và sau khi chết. Ngoài ra, sự mất đi người thân là dấu hiệu rất quan trọng báo trước sự căng thẳng trong gia đình, nghĩa là sự dự đoán và trải qua cảnh người thân mất là nguyên nhân gây căng thẳng.

Thậm chí thú vị hơn chứng cứ liên quan đến mối quan hệ giữa sức khỏe và căng thẳng. Theo thể hiện trong biểu đồ bên phải trên, cá nhân có người thân mất báo cáo căng thẳng trước cái chết thường của cái chết có sức khỏe kém hơn người có người thân mất nhưng không có cảm giác căng thẳng. Tuy nhiên, theo biểu đồ bên phải dưới, cá nhân có người thân mất báo cáo có căng thẳng trước thể hiện sự sút giảm các triệu chứng cơ thể thấy rõ 6 tháng sau cái chết, người có người thân mất báo cáo không có căng thẳng trước lại có triệu chứng cơ thể tăng nhẹ. Kết quả cuối cùng là cả hai nhóm đều có cùng mức độ biểu hiện triệu chứng cơ thể như nhau 6 tháng sau sự mất đi người thân.

Nhà điều tra kết luận ra sao? Norris và Murrell mô tả hai ngụ ý quan trọng. Thứ nhất, sự mất đi người thân không có vẻ là nguyên nhân gây ra sức khỏe kém, nhóm có người thân mất không khác mấy với nhóm không có người thân mất trong các gia đình không căng thẳng. Thứ hai, sự mất đi người thân dường như làm tăng đáng kể rối loạn tâm lý. Tóm lại, những thay đổi đáng kể trong rối loạn tâm lý tiếp theo sau sự mất đi người thân là điều bình thường, nhưng những thay đổi đáng kể về sức khỏe cơ thể thì không.

Ảnh hưởng của sự đau buồn thông thường đối với sức khỏe người lớn

Nhiều người cho rằng sự mất đi người thân phải có những ảnh hưởng tiêu cực thấy rõ đối với sức khỏe của người còn sống, nhất là khi người còn sống lớn tuổi. Tuy nhiên, như Norrsi và Murrell chứng minh rằng ảnh hưởng sức khỏe như thế không chắc xảy ra.

Nghiên cứu khác xác nhận quan điểm này (Perkins & Harris, 1990). Người lớn ở tuổi trung niên có nhiều khả năng bị rối loạn sức khỏe cơ thể nhất, tiếp theo sau sự mất đi người thân, người lớn ở đầu tuổi trưởng thành và người già ít có một ít rối loạn sức khỏe. Những người ở đầu tuổi trưởng thành có khả năng đối phó với sự mất mát vì họ được trang bị đối phó căng thẳng tốt hơn. Người già có nhiều kinh nghiệm với những sự mất mát như thế hơn và đoán trước được người già có thể dựa trên nền tảng của mình để thích ứng một cách tự nhiên. Trái lại, người lớn ở tuổi trung niên có ít kinh nghiệm hơn và họ cũng nằm trong số phải đối mặt với cái chết của chính mình. Do đó, sự mất đi người thân là điều nhắc nhở về số phận của chính mình thường gây xáo trộn về cảm xúc (Perkins & Harris, 1990).

PHẢN ỨNG ĐAU BUỒN BẤT THƯỜNG

Không phải ai cũng có khả năng thích ứng tốt với sự đau buồn và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống. Đôi khi, cảm giác bị tổn thương, cô độc và tội lỗi áp đảo đến mức chúng trở thành tiêu điểm trong cuộc sống của người còn sống, đến mức độ không hề có kết thúc và sự đau buồn tiếp tục cản trở vô hạn khả năng hoạt động chức năng của mình. Vì thế, những gì phân biệt đau buồn thông thường với đau buồn bất thường không phải là loại phản ứng mà đúng ra là cường độ và thời gian kéo dài đau buồn (Schulz, 1985).

Nói chung, biểu hiện thường gặp nhất của đau buồn bất thường là tự khiển trách và cảm giác tội lỗi quá mức (Anderson, 1997). Ở một số người, cảm giác tội lỗi là do sự phá vỡ thông lệ thường ngày và làm giảm khả năng hoạt động chức năng. Người ta bắt đầu phạm sai lầm trong đánh giá, đi đến tình trạng trầm cảm xúc động, gặp nhiều rối loạn trong ăn hoặc ngủ, thường xuyên bị ám ảnh với những suy nghĩ quanh quẩn về người chết. Phần lớn những cá nhân này cần tự nguyện tìm sự giúp đỡ của giới chuyên môn hoặc nhờ thành viên trong gia đình hoặc bạn bè quan tâm giúp đỡ. Thật không may, sự dự đoán về lâu dài những người có phản ứng đường bất thường vẫn chưa đủ nếu không được giới chuyên môn giúp đỡ (Schulz, 1985). Rối loạn thường gặp nhất là trầm cảm, có thể trở nên nghiêm trọng và mãn tính. Các rối loạn khác bao gồm rút lui khỏi xã hội, kết quả đánh mất hệ thống xã hội của cá nhân.

Sự đau buồn mãnh liệt cần tiếp tục kéo dài trong bao lâu mới được xem là đau buồn bất thường là một vấn đề cần đánh giá. Như chúng ta đã thấy, một số nghiên cứu biểu thị rằng đối với người còn sống phải ít nhất một năm mới khuây khỏa, trở lại bình thường, trong nhiều trường hợp, phải mất thời gian lâu hơn. Có những khác biệt văn hóa trong quá trình đau buồn phải được tôn trọng (Anderson, 1997). Do đó, các thầy thuốc lâm sàng thường hoài nghi rằng sự đau buồn của con người cản trở sinh hoạt thường nhật của mình nếu phản ứng đau buồn mãnh liệt vẫn còn sau khi người thân mất hơn hai năm. Tuy nhiên, đánh giá như thế phải được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp một, không có khoảng thời gian ấn định nào được xem là tiêu chuẩn nhất định.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨThầy thuốc lâm sàng nhạy cảm với sự khác biệt văn hóa trong sự thể hiện đau buồn trong việc xác định phản ứng bất thường như thế nào? TỰ KIỂM TRA

1. Đau buồn được khái niệm hóa tốt nhất như một hình thức …

2. Cảm giác buồn vào ngày giỗ của người bà mất năm ngoái là minh họa của …

3. So với các nhóm độ tuổi khác, … biểu thị ảnh hưởng tiêu cực nhất tiếp theo sau sự mất đi người thân.

4. Biểu hiện đau buồn bất thường thường gặp nhất là cảm giác tội lỗi và …

5. Nếu bạn phải viết một quyển sách mỏng liệt kê 5 điều quan trọng nhất nên làm và không nên làm liên quan đến việc mất một thành viên thân trong gia đình hoặc người bạn, bạn sẽ kết luận điều gì? Tại sao?

Trả lời: (1) thích ứng chủ động, (2) phản ứng ngày giỗ, (3) người lớn ở tuổi trung niên, (4) tự khiển trách mình.


V. GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI MẤT MÁT KHÁC NHAU NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 15. HẤP HỐI VÀ SỰ MẤT ĐI NGƯỜI THÂN
Mục tiêu nghiên cứu

- Tại sao cái chết của bố mẹ làm cho con còn sống phải định nghĩa lại vai trò của họ trong tư cách bố mẹ?

- Người ta giải quyết cái chết của con ra sao?

- Tại sao cái chết của người bạn đời lại gây đau buồn nhiều như thế?

- Người ta giải quyết các loại mất mát khác nhau ra sao?

Giải quyết các loại mất mát khác nhau

- Cái chết của bố mẹ

- Cái chết của con cái

- Cái chết của người bạn đời

- So sánh các loại mất mát

CLARE, 37 tuổi, và anh trai Alex, 41 tuổi, bị mất bố mẹ trong một tai nạn cách đây vài tháng. Từ đó đến nay, hai người có cảm giác vô cùng mất mát, và suy nghĩ nhiều về việc mình trở thành thế hệ lớn tuổi nhất trong gia đình. Cảm giác của họ đã mang lại cho họ một quan điểm mới về cuộc sống và họ nhận biết cái chết của chính mình. 

Sự mất đi người thân gây nhiều cảm giác đau buồn. Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng trong cách phản ứng của người lớn đối với các loại mất mát khác nhau. Như Clare và Alex cho thấy, bố mẹ mất có ngụ ý chúng ta đang ở vị trí nào theo nghĩa thế hệ trong gia đình của mình. Con mất gây nhiều đau buồn nhất đối với hầu hết mọi người nó thay đổi hoàn toàn cách chúng ta thường nghĩ sự việc được cho là phải xảy ra như thế. Mặc dù chúng ta biết rằng tỉ lệ bạn đời mất khá cao, với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong phần kết thúc này, chúng ta hãy tìm hiểu người lớn đối mặt và thích ứng với sự đau buồn của mình trong bối cảnh các loại mất mát khác nhau ra sao.

CÁI CHẾT CỦA BỐ MẸ

Hầu hết bố mẹ mất sau khi con cái trưởng thành. Nhưng cho dù cái chết của bố mẹ diễn ra vào thời điểm nào đi nữa thì cũng gây nhiều sự tổn thương. Chúng ta không những mất đi một mối quan hệ quan trọng mà còn mất đi vật đệm tâm lý quan trọng giữa bản thân và cái chết (Anderson, 1997; Attig, 1996). Chúng ta, là con, lúc này đang nối tiếp dòng dõi. Quả thật, cái chết của bố mẹ thường làm cho con cái còn sống phải định nghĩa lại ý nghĩa của tư cách làm bố mẹ và ý nghĩa quan trọng của thời gian còn sống bên nhau (Malinak, Hoyt, & Patterson, 1979). Clare và Alex, các đứa con ở tuổi trưởng thành vẫn còn sống là minh họa cho sự tái định nghĩa này.

Cũng như đối với người phụ nữ trong ảnh chụp bên phải trên, cái chết của bố mẹ tước đi nhiều điều quan trọng ở con người: nguồn hướng dẫn và tư vấn, nguồn thương yêu mô hình cho kiểu làm bố mẹ của chính mình (Buchsbaum, 1996). Cái chết của bố mẹ tước bỏ cơ hội cải thiện các khía cạnh trong mối quan hệ của họ với bố mẹ. Bày tỏ tình cảm đối với bố mẹ trước hoặc sau khi bố mẹ mất là điều quan trọng. Bố mẹ mất được xem là sự mất mát rất đáng kể, cho dù chúng ta bao nhiêu tuổi đi nữa thì xã hội cũng chấp nhận việc chúng ta đau buồn trong khoảng thời gian hợp lý.

CÁI CHẾT CỦA CON CÁI

Cặp vợ chồng trong ảnh chụp trang 668 đang trải qua những gì mà nhiều người nghĩ rằng đây là loại mất mát tệ hại nhất: con chết (Klass, 1996b). Vì người ta cho rằng bố mẹ phải chết trước con, nếu con chết trước bố mẹ giống như trật tự tự nhiên của vạn vật đã bị xâm phạm. Cái chết không nghĩ đến gây đau buồn rất lớn như trong tai nạn ô tô hoặc trong hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nhưng bố mẹ có con mắc bệnh thời kỳ cuối cũng chịu nhiều đau khổ cho dù có sự đau buồn trước kỳ hạn đi nữa. Đám tang luôn căng thẳng, một số bố mẹ không bao giờ hồi phục hoặc trở lại bình thường sau cái chết của con (Klass, 1996).

Một số mất mát thường được bỏ qua nhiều nhất là những mất mát sinh non, sẩy thai, phá thai hoặc chết lúc mới sinh (Borg & Lasker, 1981; Klass, 1996). Tình cảm quyến luyến với con đã có trước khi sinh, vì thế sự mất mát gây tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ trải qua loại mất mát này được cho là hồi phục rất nhanh. Kinh nghiệm của bố mẹ trong các nhóm hỗ trợ như nhóm Compassionate Friends, cho biết một kết quả khác hẳn (Klass, 1996). Những bố mẹ này báo cáo mình có cảm giác mất mát và tổn thương nghiêm trọng nhất là khi người khác không hiểu được cảm xúc của mình. Tệ hại nhất, nếu kỳ vọng xã hội là phải hồi phục nhanh không được đáp ứng thì bố mẹ sẽ trở thành đối tượng bị phê bình là nhẫn tâm. Theo lời một bà mẹ, bố mẹ thường chỉ ao ước có ai đó hiểu được sự mất mát của mình (Okonski, 1996). Phần Người thật việc thật kể một câu chuyện kinh nghiệm sẩy thai của một cặp vợ chồng.

NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT: ĐAU BUỒN KHI BỊ SẨY THAI

Như đã nêu trong bài khóa, một trong những loại mất mát thường bị bỏ qua nhiều nhất là mất mát do sẩy thai. Thật không may; nhiều người phản ứng với sự sẩy thai bằng cách báo với cặp vợ chồng đang đau buồn rằng "họ còn có nhiều con nữa", "không phải là chuyện xấu vì thật ra các bạn chưa biết đứa bé kia mà", "có lẽ đứa bé dị dạng gì đó, bị sẩy như thế là tốt nhất", và những phát biểu vô tình tương tự.

Một trong số tác giả sách giáo khoa này cũng đã trải qua loại mất mát này. Hai vợ chồng ông phải điều trị bệnh vô sinh, hai người rất vui khi vợ có mang. Khi con mất, họ vô cùng thất vọng. Người ta nói với họ những câu như phần trên. Sự đau buồn của họ nhiều hơn nữa vì họ biết khó có mang lần thứ hai. Vào đêm bị sẩy thai, họ làm bài thơ này xem đó là lời xác nhận cho các cặp vợ chồng đau buồn gặp phải cảnh ngộ như mình.

Đêm trước

khi tôi ngồi nắm tay em

trong phòng cứu cấp,

với đôi mắt bất lực khi sự sống chúng ta tạo ra

đến hồi kết thúc,

Tôi cảm thấy cô độc và bất lực nhiều hơn

trong suốt cả đời mình.

Trông em rất sợ hãi, run rẩy, không còn kiểm soát sự kiện được nữa, trong tôi là một biển buồn,

Cuốn trôi tôi như ngọn sóng triều.

Tôi bỗng nên vô cùng

quá quen thuộc với tâm trạng đau buồn

quá quen thuộc với cảnh bất lực không thốt nên lời.

Tôi hiểu sự việc lúc này đã kết thúc.

Đã qua rồi. Trong quá khứ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Nhưng tôi biết trong suốt quãng đời còn lại

Tôi nhìn thấy con mình trong từng đứa trẻ tôi đã từng gặp.

Không sao tôi quên được.

Làm sao tôi quên được chứ?


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương