LỜi giới thiệU



tải về 1.51 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.51 Mb.
#27030
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

CÁC THUẬT NGỮ


SỬ DỤNG THỐNG NHẤT
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trên toàn quốc đòi hỏi phải có hệ thống thuật ngữ thống nhất. Điều đó có nghĩa là mỗi khái niệm có một tên gọi và một cách định nghĩa được mọi người hiểu như nhau. Sau đây là một số thuật ngữ thông dụng thường áp dụng vào dịch vụ hành chính trích dẫn từ tài liệu : “Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9000:2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. Hà Nội 2000”.

I. Các thuật ngữ liên quan đến chất lượng:

1. CHẤT LƯỢNG: Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.

Chú thích 1: Thuật ngữ chất lượng có thể sử dụng với các tính từ như kém, tốt, tuyệt hảo.

Chú thích 2: “Vốn có” nghĩa là tồn tại trong cái gì đó, đặc biệt như đặc tính lâu bền hay vĩnh viễn.

2. YÊU CẦU: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Chú thích 1: “Ngầm hiểu chung” nghĩa là những gì là thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng của tổ chức và các bên quan tâm khác, nghĩa là nhu cầu hay mong đợi được xem là ngầm hiểu.

Chú thích 2: Có thể sử dụng một định ngữ để chỉ rõ loại yêu cầu cụ thể, ví dụ: yêu cầu đối với sản phẩm, yêu cầu đối với hệ thống chất lượng, yêu cầu của khách hàng.

Chú thích 3: Yêu cầu được quy định là yêu cầu đã được công bố, ví dụ: trong một tài liệu.

Chú thích 4: Yêu cầu có thể nảy sinh từ các bên quan tâm khác.
3. ĐẶC TÍNH: Đặc trưng để phân biệt.
Chú thích 1: Một đặc tính có thể vốn có hay được gán thêm.

Chú thích 2: Một đặc tính có thể định tính hay định lượng.

Chú thích 3: Có nhiều loại đặc tính khác nhau. Ví dụ: vật lý (ví dụ: đặc tính cơ điện, hoá, sinh; cảm quan (ví dụ đặc tính liên quan đến ngửi, sờ mó, nếm, nhìn, nghe...); hành vi (ví dụ : nhã nhặn, trung thực, chân thật); thời gian (ví dụ: đúng lúc,tin cậy, sẵn có...); ergonomic (ví dụ: đặc trưng tâm lý, hay liên quan đến an toàn của con người); chức năng (ví dụ: tốc độ tối đa của máy bay).
4. ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG: Đặc tính vốn có của một sản phẩm, quá trình hay hệ thống có liên quan đến một yêu cầu.

Chú thích 1: Vốn có nghĩa là tồn tại dưới dạng nào đó, đặc biệt là đặc tính lâu bền.

Chú thích 2: Một đặc tính có thể gán cho sản phẩm, quá trình hay hệ thống (ví dụ: giá cả của sản phẩm, chủ sở hữu của sản phẩm) không phải là đặc tính chất lượng của sản phẩm, quá trình hay hệ thống đó.
5. SỰ THOẢ MÃN CỦA KHÁCH HÀNG: Sự cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Chú thích 1: Các khiếu nại của khách hàng là một chỉ số chung và sự thoả mãn thấp của khách hàng, nhưng việc không có khiếu nại không có nghĩa là có sự thoả mãn của khách hàng.

Chú thích 2: Thậm chí khi có yêu cầu của khách hàng đã được khách hàng thoả thuận và được thực hiện, điều này không đảm bảo có sự thoả mãn cao của khách hàng.

II. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ


1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ: Hệ thống để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.

Chú thích: Một hệ thống quản lý của một tổ chức có thể bao gồm các hệ thống quản lý khác nhau. Ví dụ như hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý môi trường.


2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.
3. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG: Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.

Chú thích 1: Nội dung chính sách chất lượng cần phải nhất quán với chính sách chung của tổ chức và cung cấp cơ sở để lập các mục tiêu chất lượng.

Chú thích 2: Các nguyên tắc quản lý chất lượng của tiêu chuẩn này có thể tạo thành cơ sở để lập chính sách chất lượng.
4. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG: Điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng.

Chú thích 1: Các mục tiêu chất lượng nói chung cần dựa vào chính sách chất lượng của tổ chức.

Chú thích 2: Các mục tiêu chất lượng nói chung được quy định cho các bộ phận và các cấp tương ứng trong tổ chức.

5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng

Chú thích: Việc định hướng và kiểm soát chất lượng nói chung bao gồm tập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng.
6. HOẠCH ĐỊNH CHẤT LƯỢNG: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào các việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng.

Chú thích: Lập các kế hoạch chất lượng có thể là một phần của hoạch định chất lượng.
7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng.
8. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
9. CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG: Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.

Chú thích: Các yêu cầu liên quan đến mọi khía cạnh như nguồn lực, hiệu quả hay xác định nguồn gốc.
10. CẢI TIẾN LIÊN TỤC: Hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu.

Chú thích: Quá trình lập mục tiêu và tìm cơ hội để cải tiến là một quá trình liên tục thông qua việc sử dụng các phát hiện khi đánh giá và kết luận đánh giá, phân tích dữ liệu, xem xét của lãnh đạo hay các biện pháp khác và nói chung dẫn đến các hành động khắc phục hành động phòng ngừa.

11. LÃNH ĐẠO CAO NHẤT: Cá nhân hay nhóm người định hướng hay kiểm soát một tổ chức ở cấp cao nhất.
12. HIỆU LỰC: Mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được các kết quả đã hoạch định
13. HIỆU QUẢ: Quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng.


Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương