Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2



tải về 188.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích188.66 Kb.
#13351
Đề 1. Ở một ngành có 3 hãng A B C, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm SX ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2, 1.5. Hãy tính giá trị thị trường của hàng hóa trong ngành SX đó và lợi nhuận cá biệt của từng tư bản trong các trường hợp :

a. Cung = cầu về hàng hóa đó

b. Cung = 1,25 cầu hàng hóa đó

c. Cung = 0,75 cầu về hàng hóa đó



Giải :

Tính giá trị thị trường của hàng hóa và lợi nhuận cá biệt của từng tư bản trong các trường hợp



a. Trường hợp cung bằng cầu về hàng hóa (giá trị thị trường = giá trị)


Loại Xí nghiệp

Số lượng

sản


phẩm

Giá trị

cá biệt


Tổng giá trị

cá biệt


Giá trị

thị trường



Tổng giá trị

thị trường



Lợi nhuận cá biệt

A

100

3

300

2

200

- 100

B

150

2

300

2

300

0

C

200

1,5

300

2

400

+ 100

Tổng

450




900




900

0

Như vậy, giá trị thị trường hàng hóa (Gtt) là




Lợi nhuận siêu ngạch từng tư bản cá biệt của các doanh nghiệp A,B,C :

- Doanh nghiệp A : (2-3) x 100 = - 100 (lỗ 100)

- Doanh nghiệp B : (2-2) x 150 = 0 (hòa vốn)

- Doanh nghiệp C : (2-1,5) x 200 = + 100 (lãi 100)



b. Trường hợp cung = 1,25 cầu về hàng hóa

Đây là trường hợp cung lớn hơn cầu, như vậy giá trị thị trường sẽ giảm tương ứng so với giá trị.

Giá trị thị trường 1 sản phẩm = giá trị - (giá trị x 25%) = 2 – (2 x 25%) = 1,5.

Ta có biểu tính như sau :



Loại Xí nghiệp

Số lượng

sản


phẩm

Giá trị

cá biệt


Tổng giá trị

cá biệt


Giá trị

thị trường



Tổng giá trị

thị trường



Lợi nhuận cá biệt

A

100

3

300

1,5

150

- 150

B

150

2

300

1,5

225

- 75

C

200

1,5

300

1,5

300

0

Tổng

450




900




675

- 225

Lợi nhuận cá biệt từng tư bản cá biệt của các doanh nghiệp A,B,C :

- Doanh nghiệp A : (1,5-3) x 100 = - 150 (lỗ 150)

- Doanh nghiệp B : (1,5-2) x 150 = - 75 (lỗ 75)

- Doanh nghiệp C : (1,5-1,5) x 200 = 0 (Hòa vốn)

c. Trường hợp cung = 0,75 cầu về hàng hóa

Đây là trường hợp cung nhỏ hơn cầu, như vậy giá trị thị trường sẽ tăng tương ứng so với giá trị.

Giá trị thị trường 1 sản phẩm = giá trị + (giá trị x 25%) = 2 + (2 x 25%) = 2,5.

Ta có biểu tính như sau :



Loại Xí nghiệp

Số lượng

sản


phẩm

Giá trị

cá biệt


Tổng giá trị

cá biệt


Giá trị

thị trường



Tổng giá trị

thị trường



Lợi nhuận cá biệt

A

100

3

300

2,5

250

- 50

B

150

2

300

2,5

375

+ 75

C

200

1,5

300

2,5

500

+ 200

Tổng

450




900




1.125

+ 225

Lợi nhuận cá biệt từng tư bản cá biệt của các doanh nghiệp A,B,C :

- Doanh nghiệp A : (2,5-3) x 100 = - 50 (lỗ 50)

- Doanh nghiệp B : (2,5-2) x 150 = + 75 (lãi 75)

- Doanh nghiệp C : (2,5-1,5) x 200 = + 200 (lãi 200)

Đề 2 : Một hãng nước ngoài đầu tư ở Việt Nam có cấu tạo hữu cơ 9:1. Để có tỷ suất lợi nhuận từ 10%-20% mà không vi phạm Luật lao động ở Việt Nam, hãng phải dùng biện pháp gì? Hãy tính cơ cấu ngày lao động trong 2 trường hợp trước và sau khi áp dụng phương pháp đó.

Đề 3 : Một hãng nước ngoài đầu tư theo Luật đầu tư vào Việt Nam. Hãng có cấu tạo hữu cơ 9:1. Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận từ 10% lên 20%

a. Hãng phải dùng biện pháp gì để không vi phạm Luật lao động ở Việt Nam ?

b. Hãy tính cơ cấu ngày lao động tại hãng ở thời điểm trước và sau khi tỷ suất lợi nhuận tăng lên

Giải

- Biên pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận gồm 2 phương pháp : phương pháp tuyệt đối là phương pháp kéo dài thời gian lao động tất yếu (Tm), phương pháp tương đối là phương pháp rút ngắn thời gian lao động tất yếu (Tv), nhờ vậy kéo dài thời gian lao động thặng dư (Tm)

- Cơ cấu ngày lao động bao gồm : thời gian lao động tất yếu (Tv) và thời gian lao động thặng dư (Tm)

a. Trường hợp tỷ suất lợi nhuận p’ = 10%. Ta có :


Theo Luật lao động Việt Nam thì thời gian lao động là 8 giờ/ngày

Do đó : Tm + Tv = 8 giờ, nên Tm = Tv = 4 giờ



b. Trường hợp tỷ suất p’ = 20%. Ta có :

Theo Luật lao động Việt Nam thì thời gian lao động là 8 giờ/ngày

Do đó : Tm + Tv = 8  2Tv+ Tv= 8  3Tv = 8, nên Tv = 8: 3 = 2 giờ 40 phút.

Do đó : Tm = 8 giờ - 2 giờ 40 phút = 5 giờ 20 phút.



Kết luận :

- Như vậy, khi tỷ suất lợi nhuận tăng từ 10 % lên 20% thì thời gian lao động tất yếu giảm (từ 4 giờ xuống còn 2 giờ 40 phút). Nhờ đó, thời gian thặng dư tăng từ 4 giờ lên 5 giờ 20 phút. Điều này cho thấy, nhà tư bản đã sản xuất giá trị thặng dư bằng phương pháp tương đối.

- Thời gian lao động trước khi áp dung phương pháp tương đối (p=10%) thì thời gian lao động tất yếu (Tv) là 4 giờ và thời gian lao động thặng dư (Tm) là 4 giờ. Thời gian lao động sau khi áp dung phương pháp tương đối (p=20%) thì thời gian lao động tất yếu (Tv) là 2 giờ 40 phút và thời gian lao động thặng dư (Tm) là 5 giờ 20 phút

Bài tập 1 (thầy cho)

1. Để tái sản xuất sức lao động cần phải có những vật phẩm tác dụng như sau : sản phẩm ăn uống 7 USD/ngày, sản phẩm tiêu dùng gia đình : 75 USD/năm, sản phẩm giày dép, quần áo : 270 USD/ năm, đồ dùng lâu bền : 5.700 USD/10 năm và nhu cầu văn hóa : 15 USD/tháng. Hãy xác định sức lao động/ngày

2. Ở Mỹ 1967 – 1971, giá trị mới tạo ra tăng lên 262,2 tỷ USD lên 314 USD. Còn tiền công tham gia vào việc tạo ra giá trị mới đó sau khi trừ thuế và khoản khác đã tăng tương ứng từ 63,2 tỷ USD lên 72 tỷ USD. Xác định sự thay đổi trình độ bóc lột công nhân ở những năm đó

Bài làm

1. Tổng giá trị sinh hoạt và tiêu dùng của gia đình người công nhân trong 1 năm :

Tổng = (7x 365) + (270 + 75) + (5.700 : 10) + (15 x 12) = 3.650 USD

Giá trị sức lao động = 3.650 : 365 = 10 USD/ngày

2. Giá trị mới = tiền công (v) + giá trị tăng thêm (m)  m = Giá trị mới - tiền công

Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) biểu thị trình độ bóc lột công nhân của nhà tư bản được tính bằng công thức :

m

m’ = ----



v

Tỷ suất lợi nhuận năm 1967 là :

(262,2 tỷ - 63,2 tỷ)

m’ = -------------------------- * 100% = 315 %

63,2 tỷ

Tỷ suất lợi nhuận năm 1971 là :

(314 tỷ - 72 tỷ)

m’ = -------------------------- * 100% = 336%

72 tỷ

Như vậy, từ 1967 – 1971, trình độ bóc lột công nhân đã tăng từ 315% lên 336%



Bài tập 2 (thầy cho)

1. Xác định tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước, cho biết giá trị của tổng tư bản này là 200.000USD. Trong đó, tư bản cố định là 100.000USD (sử dụng trong 10 năm); Tư bản lưu động chu chuyển 2 tháng một lần

2. Xác định chi phí tư bản trong năm và thời gian chuyển của TBLĐ khi biết : tổng tư bản ứng trước là 400 triệu USD (tốc độ chu chuyển 2,14 vòng/năm); TBCĐ là 160 triệu USD (sử dụng 10 năm).

3. Xác định tốc độ chu chuyển của TBLĐ và chi phí tư bản trong năm của một doanh nghiệp khi biết : chi phí tiền công là 400 triệu USD; nguyên vật liệu là 400 triệu USD; cấu tạo hữu cơ của tư bản (c : v) = 4 : 1; tốc độ chu chuyển của tổng tư bản là 2; cứ 5 năm TBCĐ chu chuyển được một vòng.


ĐÁP ÁN


1. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước :

- Giá trị chu chuyển của tư bản cố định (TBLĐ) trong một năm = 100.000USD:10 = 10.000USD.

- Giá trị chu chuyển của tư bản lưu động (TBLĐ) trong một năm tính như sau :

+ TBLĐ = 200.000USD - 100.000USD = 100.000USD

+ Số vòng chu chuyển của TBLĐ trong một năm = 12 tháng : 2 tháng = 6

+ Giá trị chu chuyển của TBLĐ trong một năm = 100.000USD x 6 = 600.000USD

- Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản (N) :


2. Chi phí tư bản trong năm và thời gian chu chuyển của TBLĐ :

a. Chi phí tư bản trong năm (tức là tư bản tiêu dùng trong năm). Ta có :

Do đó : tư bản tiêu dùng trong năm = 400 triệu USD x 2,14 = 856 triệu USD.


b. Thời gian chu chuyển của TBLĐ :

- Giá trị chu chuyển của TBCĐ trung bình một năm = 160 triệu USD :10=16 triệu USD.

- Giá trị chu chuyển của TBLĐ trong năm = 856 triệu USD – 16 triệu USD = 840 triệu USD.

- TBLĐ = 400 triệu USD – 160 triệu USD = 240 triệu USD.

- Số vòng chu chuyển của TBLĐ trong một năm

nTBLĐ = 840 triệu USD : 240 triệu USD = 3,5 vòng/năm.

- Thời gian chu chuyển của TBLĐ

chTBLĐ= 12 tháng : 3,5 vòng = 3.42 tháng/vòng.



3. Tốc độ chu chuyển của TBLĐ và chi phí tư bản trong năm :

a. Chi phí tư bản trong năm :

- Tổng tư bản bất biến (c) :



- Tổng tư bản ứng trước = c + v = 1.600 triệu USD + 400 triệu USD = 2.000 triệu USD.

- Tổng tư bản tiêu dùng trong 1 năm = tổng tư bản ứng trước x tốc độ vận động của tổng tư bản trong năm

TTB tiêu dùng 1 năm = 2.000 triệu USD x 2 = 4.000 triệu USD.



b. Tốc độ chu chuyển của TBLĐ :

- TBLĐ ( chi phí tiền công + nguyên vật liệu) = 400 triệu USD + 400 triệu USD

= 800 triệu USD.

- TBCĐ (c – nguyên vật liệu) = 1.600 triệu USD – 400 triệu USD = 1.200 triệu USD.

- Cứ 5 năm TBCĐ chu chuyển được một vòng, nên số vòng chu chuyển của TBCĐ là :

nTBCĐ = 1 : 5 vòng/năm.

- Gọi số vòng chu chuyển của TBLĐ là (n) ta có :


4.000 - 240

Do đó n = ------------------- = 4,7 vòng/năm

800

Bài tập 3 (thầy cho)

1. Hãy xác định giá trị tổng tư bản ứng trước (c + v) của một doanh nghiệp và giá trị từng bộ phận cấu thành nó khi biết : công nhân của doanh nghiệp cần 4 giờ để tạo được giá trị bằng với tiền công của mình. Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là 80 triệu USD; thời gian ngày lao động là 8 giờ; cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 : 1.

2. Xác định giá trị thị trường hàng hóa trong các xí nghiệp A B C sản xuất cùng 1 loại hàng hóa nhưng có trình độ tốt xấu khác nhau, cạnh tranh lẫn nhau với khối lượng sản phẩm lần lượt là 250 – 500 – 250 và giá trị cá biệt tương ứng là 4 -3 - 2. Xác định lợi nhuận siêu ngạch của từng tư bản cá biệt trong trường hợp cung = cầu về hàng hóa đó.

3. Hãy cho biết nhà tư bản sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào khi nhà tư bản đó nâng tỷ suất lợi nhuận từ 15%lên 20%, biết cấu tạo của hữu cơ là 9 :1, thời gian ngày lao động là 8 giờ
Bài làm

1.Giá trị tổng tư bản ứng trước và các bộ phận cấu thành :

a. Tổng tư bản ứng trước (c+ v)

- Thời gian lao động thặng dư (Tm) = T – Tv = 8 giờ - 4 giờ = 4 giờ

- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) = Tm : Tv = 4 giờ : 4 giờ = 1

- Tỷ suất lợi nhuận (p’) :




- Tổng tư bản ứng trước ( c+v)

b. Giá trị tư bản sức lao động (v) :

Ta có
nên c = 9v.

Vì : c+ v = 800 triệu USD. Do đó : c + v = 9v + 1v = 10v = 800 triệu USD

 v = 800 triệu : 10 = 80 triệu USD.
c. Giá trị tư bản TLSX (c) : c = 9v  c = 9 x 8 triệu USD = 720 triệu USD
2. Lợi nhuận siêu ngạch của từng tư bản cá biệt trong trường hợp cung bằng cầu về hàng hóa

Loại Xí nghiệp

Số lượng

sản


phẩm

Giá trị

cá biệt


Tổng giá trị

cá biệt


Giá trị

thị trường



Tổng giá trị

thị trường



Lợi nhuận siêu ngạch

A

250

4

1.000

3

750

-250

B

500

3

1.500

3

1.500

0

C

250

2

500

3

500

250

Tổng

1.000




3.000










Như vậy, giá trị thị trường hàng hóa (Gtt) là


Lợi nhuận siêu ngạch từng tư bản cá biệt của các doanh nghiệp A,B,C :

- Doanh nghiệp A : (3-4) x 250 = - 250

- Doanh nghiệp B : (3-3) x 500 = 0

- Doanh nghiệp C : (3-2) x 250 = + 250


3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :

- Thời gian lao động tất yếu (tv) và thời gian lao động thặng dư (tm) trong các trường hợp tỷ suất lợi nhuận 15% và 20%.



- Trường hợp p’ = 15%. Ta có :

Do : Tm + Tv = 8, nên 1,5.Tv + Tv = 8 giờ  Tv = 8 : (1,5+1) = 3,2 giờ = 3 giờ 12 phút

Tm = T – Tv = 8 giờ - 3 giờ 12 phút = 4 giờ 48 phút

- Trường hợp p’ = 20%. Ta có :

Do : Tm + Tv = 8  3Tv = 8, nên Tv = 8 : 3 = 2 giờ 40 phút.

Do đó : Tm = 8 giờ - 2 giờ 40 phút = 5 giờ 20 phút.

Như vậy, khi tỷ suất lợi nhuận tăng từ 15 % lên 20% thì thời gian lao động tất yếu giảm (từ 3 giờ 12 phút xuống còn 2 giờ 40 phút). Nhờ đó, thời gian thặng dư tăng từ 4 giờ 48 phút lên 5 giờ 20 phút. Điều này cho thấy, nhà tư bản đã sản xuất giá trị thặng dư bằng phương pháp tương đối

I. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN QUỐC DÂN, TỔNG SẢN PHẨM XÃ HỘI, THU NHẬP QUỐC DÂN. TÍNH GDP, GNP, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ LƯỢNG TIỀN CẦN THIẾT CHO LƯU THÔNG :

Bài 1 (Sách) :

1. Hãy xác định tài sản quốc dân đầu năm 1995, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong năm 1995 với những số liệu như sau (USD) : các công trình kiên cố về văn hóa, y tế, giáo dục … và vốn đầu tư cơ bản của nó : 10 tỷ, tài sản cá nhân và gia đình của công dân : 36 tỷ, tài nguyên thiên nhiên : 26 tỷ; các thành tựu văn hóa (đồ cổ, tranh cổ …) : 12 tỷ, vốn sản xuất : 50 tỷ (vốn cố định : 30 tỷ, vốn lưu động : 20 tỷ. Trong đó tiền lương : 8 tỷ). Sau một năm hoạt động, tình hình diễn ra như sau : vốn cố định quay được 1/10 vòng, vốn lưu động quay được 3 vòng và P khớp với M, tỷ suất lợi nhuận (p’) trên vốn tiêu dùng là 10%.

2. Tính GDP và GNP theo giá trị thị trường bằng phương pháp chi tiêu với các số liệu sau đây : Tiêu dùng (C) = 258,4; Đầu tư (I) = 71,3; chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) = 85,8; xuất khẩu ròng (X-M) = -4,5; thu nhập ròng từ nước ngoài = 5,6.

3. Tính tốc độ tăng trưởng GDP năm 1993 so với năm 1992 và tính tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP từ năm 1990 đến năm 1993 với số liệu sau đây :




Năm

Chỉ tiêu


1990


1991


1992


1993

GDP danh nghĩa

20

27,5

18,4

39

Chỉ số giá (%)

100

125

80

150

GDP thực

20

22

23

26

ĐÁP ÁN


1. Tài sản quốc dân, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.

a. Tài sản quốc dân đầu năm 1995 = 10tỷ + 36tỷ + 26tỷ + 12tỷ + 50tỷ = 134 tỷ.

b. Tổng sản phẩm xã hội trong năm 1995 :

- Vốn cố định tiêu dùng = 36 tỷ : 10 = 3,6 tỷ.

- Vốn lưu động tiêu dùng = 20 tỷ x 3 = 60 tỷ.

- Vốn tiêu dùng = 3,6 tỷ + 60 tỷ = 63,6 tỷ.

- Lợi nhuận đạt được = 63,6 tỷ x 10% = 6,36 tỷ.

- Tổng sản phẩm xã hội thu được = 63,6 tỷ + 6,3 tỷ = 69,9 tỷ.

c. Giá trị thu nhập quốc dân trong năm 1995 :

- Trả tiền lương = 8 tỷ x 3 = 24 tỷ.

- Thu nhập quốc dân = 24 tỷ + 6,36 tỷ = 30,36 tỷ.

2. GDP và GNP theo giá thị trường bằng phương pháp chi tiêu :

a. GDP = C + I + G + X – M

= 258,4 + 71,3 + 85,8 – 4,5 = 411,0

b. GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài

= 411,0 + 5,6 = 416,6



3. Tính tốc độ tăng trưởng GDP :

a. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1993 so với năm 1992 :




b. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP từ năm 1990 (năm 1) đến năm 1993 (năm 4) :




Bài 2 (sách) :

1. Xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông khi biết các thông số sau : tổng hàng hóa bán chịu : 46, tổng hàng hóa đến hạn thanh toán : 80, tổng hàng hóa khấu trừ cho nhau : 120, tổng hàng hóa, dịch vụ đem lưu thông : 800, số vòng chu chuyển trung bình của đồng tiền : 2.

2. Xác định tỷ lệ lạm phát năm 1995 so với năm 1994, khi chọn năm 1980 làm gốc, người ta tính được chỉ số giá năm 1994 là 1,02 và chỉ số giá năm 1995 là 1,06.

ĐÁP ÁN


1. Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông (T) được xác định theo công thức :


Trong đó :

G1 : tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đem lưu thông.

G2 : tổng hàng hóa đến thời hạn thanh toán.

G3 : tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

G4 : tổng hàng hóa khấu trừ cho nhau.

N : số vòng chu chuyển trung bình của đồng tiền.



Do vậy :

2. Tỷ lệ lạm phát năm 1995 so với năm 1994 :




II. TÍNH GIÁ TRỊ THẶNG DƯ, TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ; TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, HIỆU QUẢ VÀ SỐ VÒNG CHU CHUYỂN CỦA VỐN :

Bài 3 (sách) :

Xác định giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư của một doanh nghiệp; tính đơn giá bằng tiền của một đơn vị sản phẩm; tính hiệu quả sản xuất của đồng vốn với những số liệu sau đây : khấu hao nhà xưởng : 25.000 USD; khấu hao máy móc thiết bị : 45.000 USD; chi phí nguyên vật liệu : 350.000USD; chi phí năng lượng, nhiên liệu : 40.000 USD; chi phí vật mau hỏng rẻ tiền : 5.000 USD; chi phí tiền lương: 200.000 USD. Kết quả sản xuất tạo ra được 200.000 đơn vị sản phẩm (đvsp); bán sản phẩm theo đúng giá trị của nó thu được : 865.000USD.


ĐÁP ÁN


1. Giá trị thặng dư của doanh nghiệp :

- Hao phí lao động quá khứ (C) :

25.000 USD + 45.000USD + 350.000 USD + 5.000USD = 465.000USD.

- Hao phí lao động sống (v + m) :

865.000 USD – 465.000USD = 400.000 USD

- Giá trị thặng dư (m) :

400.000 USD – 200.000USD = 200.000USD.

2. Tỷ suất giá trị thặng dư :


3. Đơn giá bằng tiền của 1 đvsp :


4. Hiệu quả sản xuất của đồng vốn :

- Số lượng vốn đã tiêu dùng (c + v) :

c + v = 465.000 USD + 200.000 USD = 665.000 USD

- Hiệu quả sản xuất của đồng vốn (H) :





Bài 4 (sách) :

Tính số vòng chu chuyển của vốn, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với số liệu sau đây : giá trị nhà xưởng (thời gian sử dụng là 25 năm) : 1.500.000 USD; giá trị máy móc thiết bị (sử dụng 10 năm) : 100.000USD; giá trị xe vận tải (sau 10 năm thì khấu hao hết) : 150.000USD; vốn mua nguyên vật liệu (quay 4 vòng trong năm) : 400.000USD; vốn đảm bảo năng lượng, nhiên liệu (4 vòng/năm) : 50.000USD; vốn tư liệu lao động không thuộc tài sản cố định (vật mau hỏng rẻ tiền) chuyển vừa hết giá trị vào sản phẩm trong năm : 20.000USD. Tiền trả lương cho công nhân (4vòng/năm) : 250.000USD. Trong điều kiện giá cả khớp với giá trị, lượng giá trị mới tạo ra trong năm : 1.250.000 USD.



ĐÁP ÁN


1. Số vòng chu chuyển của vốn :

- Tổng giá trị vốn sử dụng trong năm = 1.500.000USD + 100.000USD + 150.000USD + 400.000USD + 50.000USD + 20.000USD + 250.000USD = 2.470.000USD

- Tổng giá trị vốn tiêu dùng trong năm = (1.500.000USD : 25) + (100.000USD : 10) + (150.000USD : 10) + (400.000USD x 4) + (50.000USD x 4) + 200.000 USD + (250.000USD x 4) = 2.905.000USD.

- Số vòng chu chuyển của vốn trong năm :





2. Tỷ suất giá trị thặng dư trong năm :

- Giá trị sản phẩm cần thiết trong năm (v) :

v = 250.000USD x 4 = 1.000.000 USD

- Giá trị sản phẩm thặng dư trong năm (M) :

m = 1.250.000 USD – 1.000.000 USD = 250.000 USD

- Tỷ suất giá trị thặng dư trong năm :




3. Tỷ suất lợi nhuận trong năm :

III. TÍNH TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN CỦA TỔNG TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC, CHI PHÍ TƯ BẢN TRONG NĂM, TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN, THỜI GIAN CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN LƯU ĐỘNG, TƯ BẢN CỐ ĐỊNH :



Bài 5 (sách) :

1. Xác định tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước. Cho biết giá trị của bản này là 200.000USD. Trong đó, tư bản cố định là 100.000USD (sử dụng trong 10 năm); Tư bản lưu động chu chuyển 2 tháng một vòng.

2. Xác định giá trị tổng tư bản ứng trước của một doanh nghiệp và giá trị từng bộ phận cấu thành tổng tư bản đó khi biết : công nhân của doanh nghiệp cần 4 giờ để tạo được giá trị bằng với tiền công của mình. Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là 80 triệu USD; thời gian ngày lao động là 8 giờ; cấu tạo hữu cơ của tư bản là 6 : 1.

ĐÁP ÁN


1. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước :

- Giá trị chu chuyển của tư bản cố định (TBLĐ) trong một năm = 100.000USD:10 = 10.000USD.

- Giá trị chu chuyển của tư bản lưu động (TBLĐ) trong một năm tính như sau :

. TBLĐ = 200.000USD - 100.000USD = 100.000USD

. Số vòng chu chuyển của TBLĐ trong một năm = 12 tháng : 2 tháng = 6

. Giá trị chu chuyển của TBLĐ trong một năm = 100.000USD x 6 = 600.000USD

- Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản (N) :



2. Giá trị tổng tư bản ứng trước và các bộ phận cấu thành :

a. Tổng tư bản ứng trước :

- Thời gian lao động thặng dư (Tm) = 8 giờ - 4 giờ = 4 giờ

- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) = Tm : Tv = 4 giờ : 4 giờ = 1 giờ.

- Tỷ suất lợi nhuận (p’) :


- Tổng tư bản ứng trước ( c+v)

b. Giá tư bản sức lao động (v) : Ta có c : v = 1, nên c = 9v.

Vì : c+v = 800 triệu USD.

Do đó : c + v = 10v = 800 triệu USD

 v = 800 triệu : 10 = 80 triệu USD.

c. Giá trị tư bản TLSX (c) : c = 9v  c = 9 x 80 triệu USD = 720 triệu USD


Bài 6 (sách) :

1. Xác định chi phí tư bản trong năm và thời gian chuyển của TBLĐ khi biết : tổng tư bản ứng trước là 400 triệu USD (tốc độ chu chuyển 2,14 vòng/năm); TBCĐ là 160 triệu USD (sử dụng 10 năm).

2. Xác định tốc độ chu chuyển của TBLĐ và chi phí tư bản trong năm của một doanh nghiệp khi biết : chi phí tiền công là 400 triệu USD; nguyên vật liệu là 400 triệu USD; cấu tạo hữu cơ của tư bản (c : v) = 4 : 1; tốc độ chu chuyển của tổng tư bản là 2; cứ 5 năm TBCĐ chu chuyển được một vòng.


ĐÁP ÁN


1. Chi phí tư bản trong năm và thời gian chu chuyển của TBLĐ :

a. Chi phí tư bản trong năm (tức là tư bản tiêu dùng trong năm). Ta có :


Do đó : tư bản tiêu dùng trong năm = 400 triệu USD x 2,14 = 856 triệu USD.



b. Thời gian chu chuyển của TBLĐ :

- Giá trị chu chuyển của TBCĐ trung bình một năm = 160 triệu USD :10=16 triệu USD.

- Giá trị chu chuyển của TBLĐ trong năm = 856 triệu USD – 16 triệu USD = 840 triệu USD.

- TBLĐ = 400 triệu USD – 160 triệu USD = 240 triệu USD.

- Số vòng chu chuyển của TBLĐ trong một năm = 840 triệu USD : 240 triệu USD = 3,5 vòng/năm.

- Thời gian chu chuyển của TBLĐ = 12 tháng : 3,5 vòng = 3,4 tháng/vòng.



2. Tốc độ chu chuyển của TBLĐ và chi phí tư bản trong năm :

a. Chi phí tư bản trong năm :

- TLSX (c) :



- Tổng tư bản ứng trước = c + v = 1.600 triệu USD + 400 triệu USD = 2.000 triệu USD.

- Tổng tư bản tiêu dùng trong năm = tổng tư bản ứng trước x tốc độ vận động của tổng tư bản trong năm = 2.000 triệu USD x 2 = 4.000 triệu USD.

b. Tốc độ chu chuyển của TBLĐ :

- TBLĐ ( chi phí tiền công + nguyên vật liệu) = 400 triệu USD + 400 triệu USD = 800 triệu USD.

- TBCĐ (c – nguyên vật liệu) = 1.600 triệu USD – 400 triệu USD = 1.200 triệu USD.

- Cứ 5 năm TBCĐ chu chuyển được một vòng, nên số vòng chu chuyển của TBCĐ 1/5 vòng/năm.

- Gọi số vòng chu chuyển của TBLĐ là (n) ta có :


Do đó n = 4,7 vòng/năm
IV. TÍNH GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG, LỢI NHUẬN SIÊU NGẠCH VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ :

Bài 7 (sách) :

1. Xác định giá trị thị trường của hàng hóa trong các xí nghiệp A,B,C sản xuất cùng một loại hàng hóa nhưng có trình độ tốt, xấu khác nhau, cạnh tranh lẫn nhau với khối lượng sản phẩm là lần lượt : 250; 500; 250, và giá trị cá biệt tương ứng là 4,3,2.

2. Xác định lợi nhuận siêu ngạch của từng tư bản cá biệt của các xí nghiệp A,B,C trong trường hợp cung = cầu về hàng hóa đó.

3. Hãy cho biết nhà tư bản sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào khi nhà tư bản đó nâng tỷ suất lợi nhuận từ 10% lên 20%, biết cấu tạo của hữu cơ là 9 :1, thời gian ngày lao động là 8 giờ.


ĐÁP ÁN


1. Giá trị thị trường của hàng hóa (Gtt) :



2. Lợi nhuận siêu ngạch từng tư bản cá biệt của các doanh nghiệp A,B,C :

- Doanh nghiệp A : (3-4) x 250 = - 250

- Doanh nghiệp B : (3-3) x 500 = 0

- Doanh nghiệp C : (3-2) x 250 = + 250



3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :

- Thời gian lao động tất yếu (Tv) và thời gian lao động thặng dư (Tm) trong các trường hợp tỷ suất lợi nhuận 10% và 20%.

- Trường hợp p’ = 10%. Ta có :


Do : Tm + Tv = 8, nên Tm = Tv = 4 giờ

- Trường hợp p’ = 20%. Ta có :

Do : tm + tv = 8  3tv = 8, nên tv = 8/3 = 2 giờ 40 phút.

Do đó : tm = 8 giờ - 2 giờ 40 phút = 5 giờ 20 phút.

Như vậy, khi tỷ suất lợi nhuận tăng từ 10 % lên 20% thì thời gian lao động tất yếu giảm (từ 4 giờ xuống còn 2 giờ 40 phút). Nhờ đó, thời gian thặng dư tăng từ 4 giờ lên 5 giờ 20 phút. Điều này cho thấy, nhà tư bản đã sản xuất giá trị thặng dư bằng phương pháp tương đối.

V. TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG HÓA, CẤU TẠO HỮU CƠ CỦA TƯ BẢN, ĐẦU TƯ CỦA TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VF ĐỊA TÔ TBCN :

Bài 8 (sách) :

Một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra một lượng tiền để mua các yếu tố sản xuất như sau : máy móc thiết bị là 5.000USD; nguyên vật liệu là 7.00USD; sức lao động là 3.000USD.

1. Hãy xác định giá của hàng hóa và cấu tạo hữu cơ của tư bản khi biết tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%.

2. Giả thiết giá cả phù hợp với giá trị, hãy tính lượng tư bản thương nghiệp đầu tư nếu tỷ suất lợi nhuận chung giảm 5%.

3. Hãy tính giá bán của thương nghiệp trong các trường hợp : tốc độ chu chuyển trung bình 1 vòng 1 năm và 2 vòng 1 năm.

ĐÁP ÁN


1. Giá trị của hàng hóa (W) và cấu tạo hữu cơ (c : v) :

a. Giá trị của hàng hóa (W)

- Khi m’ = 100%  m = 1x3.000USD = 3.000USD

- Giá trị hàng hóa (w) = 5.000USD + 7.000USD + 3.000USD + 3.000USD=18.000USD.

b. Cấu tạo hữu cơ (c : v) :

c : v = (5.000USD + 7.000USD) : 3.000USD = 4 :1



2. Lượng tư bản thương nghiệp đầu tư

- TB công nghiệp đã đầu tư (k1) = 5.000 USD + 7.000USD + 3.000USD = 15.000USD.



- Khi tư bản công nghiệp đảm nhận việc lưu thông hàng hóa thì tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Khi tư bản thương nghiệp tham gia đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trung bình là

Khi đó, lợi nhuận của tư bản công nghiệp




Và lợi nhuận của tư bản thương nghiệp

(p2) = 3.000 USD - 2.250 USD = 750 USD.



- Tư bản thương nghiệp đầu tư
3. Giá bán của thương nghiệp :

- Khi tốc độ chu chuyển trung bình 1 vòng 1 năm thì giá bán của thương nghiệp là : (5.000USD x 1) + 5.000USD x 0,15 = 5.750USD.

- Khi tốc độ chu chuyển trung bình 2 vòng 1 năm thì giá bán của thương nghiệp là : 5.000USD x 2 + 5.000USD x 0,15 =10.750USD.

VI. LỢI THẾ SO SÁNH VÀ LỢI ÍCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ :



Bài 10 (sách) :

Hãy phân tích lợi thế so sánh (LTSS) và lợi ích thương mại quốc tế khi có số liệu sau đây :



Năng suất lao động

Mỹ

Anh

Lúa mì (w)

6

5

Vải (c)

4

2

ĐÁP ÁN

1. Phân tích lợi thế so sánh :

Theo lợi thế so sánh tuyệt đối, Mỹ có lợi thế hơn Anh cả lúa mì và vải. Nên Mỹ xuất khẩu sang Anh cả lúa mì và vải. Ngược lại Anh không xuất khẩu được gì mà chỉ nhập khẩu lúa mì và vải từ Mỹ. Nhưng xét theo lợi thế so sánh tương đối thì .
Nên Mỹ có lợi thế so sánh về vải nhưng không có lợi thế so sánh về lúa mì. Còn Anh có lợi thế so sánh về lúa mì nhưng không có lợi thế so sánh về vải. Do đó : Mỹ và Anh có thể xuất nhập cho nhau : Mỹ xuất vải, nhập lúa mì. Anh xuất lúa mì, nhập vải.

2. Lợi ích thương mại quốc tế :

Ta có : 4c > 6w  4c > 6w

5w > 2c  10w > 4c

Do đó : 6w < 4c < 10w

Ta có : 4c > 6w  20c > 30w

5w > 2c  30w > 12c

Do đó : 12c < 30w < 20c

Nếu Mỹ đổi 4c = 7w thì Mỹ có lợi thế 1w, Anh có lợi thế 3w


BÀI TOÁN 3 (Tài liệu photo):

Một hãng đầu tư vào Việt Nam với kỹ thuật của hãng, công nhân cần 2 giờ 40 phút để tạo được giá trị bằng với tiền công của mình, do đó lợi nhuận của hãng thu được là 60.000.000 đồng. Giả thiết hãng hoạt động đúng luật lao động VN qui định, cấu tạo hữu cơ bằng cấu tạo giá trị và bằng 9/1. Hãy tính lượng tư bản và cơ cấu của tư bản ứng trước.



GIẢI
Thời gian lao động thặng dư:

Tm = 8 giờ - 2 giờ 40 phút = 5 giờ 20 phút.

Tm 5 giờ 20 phút

Tỷ suất giá trị thặng dư m’ = ------ x 100% = --------------- 100%

Tv 2 giờ 40 phút

Thay vào ta có: m’ = 200%.

m’ 200

Có P’ = --------- x 100% = --------- x 100% = 20%



(c/v + 1) (9/1 + 1) .

Mà ta có P’ = P / K (vì P’ = P/(c+v) )

Từ đó ta có: K = P / P’.

Thay vào ta có:

K = 60.000.000 / 20% = 300.000.000 đ.

Cấu tạo kỹ thuật của tư bản theo công thức c/v = 9/1

Suy ra: c = 9v

Mà K = c+ v = 300.000.000 đ

Suy ra v = 300.000.000 – 9v

v = 300.000.000 / 10 = 30.000.000 đ

c = 9 v = 9 x 30.000.000 = 270.000.000 đ
Đáp số:

Lượng tư bản ứng trước là 300.000.000 đồng.

Cơ cấu tư bản ứng trước:

Tư bản bất biến : c = 270.000.000 đồng.

Tư bản khả biến: v = 30.000.000 đồng.
===================


BÀI TOÁN 4 (Tài liệu photo):

Một tư bản có cấu tạo hữu cơ 9/1. Thời gian lao động tất yếu là 3 giờ 20 phút. Để có tỷ suất lợi nhuận được 20%, ngày lao động phải kéo dài hơn so với ngày lao động theo luật lao động VN hiện nay là bao nhiêu?


Bài làm

Tóm tắt bài:

Tư bản có cấu tạo hữu cơ C/V = 9/1

Thời gian lao động trong ngày : 8 giờ.

Thời gian lao động tất yếu: Tv = 3 giờ 20 phút = 200 phút

Yêu cầu tính thời gian lao động kéo dài thêm khi P’ = 20%.
* Với trường hợp ban đầu:

Thời gian lao động thặng dư:

Tm = 8 giờ - 2 3 giờ 20 phút = 4 giờ 40 phút = 280 phút

Tm 280 phút

Tỷ suất giá trị thặng dư m’ = ------ x 100% = -------------- x 100%

Tv 200 phút

Suy ra : m’ = 140%

Tỷ suất lợi nhuận P’ = m’ /(c/v + 1) = 140% / (9/1 + 1) = 14%.


* Khi P’ = 20%.

Từ công thức P’ = m’ / (c/v + 1).

Suy ra: m’ = P’x (c/v + 1) = 20% x (9/1 + 1) = 200%.= 2

Thời gian lao động tất yếu không đổi: Tv = 3 giờ 20 phút.

Từ công thức m’ = Tm/Tv ;

Suy ra Tm = m’ x Tv = 2 x 3 giờ 20 phút = 6 giờ 40 phút.



Thời gian lao động thặng dư tăng thêm ở trường hợp sau so với trường hợp ban đầu là : 6 giờ 40 phút – 4 giờ 40 phút = 2 giờ.
Đáp số: ngày lao động phải kéo dài hơn ở trường hợp tỷ suất lợi nhuận P’=20% so với thời gian lao động theo quy định của Luật lao động VN hiện hành là 2 giờ.





Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Câu 5: Quá trình nhận thức của Đảng để đi đến đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1975 2000

tải về 188.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương