Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh



tải về 52.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích52.85 Kb.
#13023
Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, điều đó đã được dân tộc VN và cả nhân loại ngày nay thừa nhận. Với thiên tài trí tuệ của mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác - từ một con người giản dị bình thường đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng VN. Người là sự kết tinh những giá trị tinh hoa nhất của văn hóa dân tộc và của nhân loại, là bước phát triển mới của CN Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của VN. Tư tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho cách mạng VN trong hơn nữa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay tư tưởng HCM đang tiếp tục soi đường cho CM nước ta trong sự nghiệp đổi mới, cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã xác định:” Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

Vậy chúng ta hãy làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ? Nguồn gốc, quá trình hình thành hệ thống tư tưởng ấy và ý nghĩa của nó trong tình hình hiện nay.
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?

Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dânl, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển KT-VH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là sản phẩm tinh thần to lớn của dân tộc ta.

Nói cách khác, khái niệm tư tưởng HCM bao gồm nguồn gốc, những nội dung chủ yếu và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

2. Điều kiện lịch sử, xã hội, gia đình :

Tư tưởng HCM là sản phẩm tất yếu của cách mạng VN, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng VN đặt ra từ đầu TK XX cho đến nay

Từ năm 1858, đến cuối thế kỷ XIX, nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước : từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực … ở Nam bộ : Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Sinh Ôn, Phan Đình Phùng .. ở Miền Trung : Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích … ở Miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.

Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp tiểu tư sản và mầm móng của giai cấp tư bản, bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội … do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập trước lịch sử nên không tránh khỏi thất bại.

Những năm đầu thế lỷ XX, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (tháng 12-1907); cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh Miền Trung bị đàn áp (tháng 4-1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01-1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (tháng 2-1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung Kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi ..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn..). Tình hình đó cho thấy , phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thằng lợi phải đi theo con đường cách mạng mới

b. Quê hương, gia đình :

Nghệ Tỉnh – quê hương của Bác Hồ là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sự Việt Nam như : Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như : Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu …

Từ nhỏ, Hồ Chí MInh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hượng. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ương hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách mạng mới để cứu dân, cứu nước

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gủi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà Nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí hướng. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của HCM

Đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn CN đế quốc và đã trở thành một hệ thống thế giới. Các nước đế quốc vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa chúng ta.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX đã không còn là hành động riêng rẻ của mỗi nước chống lại sự xâm lược và thống trị của CN đế quốc, mà trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai cấp tư sản ở chính quốc

Khi còn ở trong nước, HCM tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử của đất nước mình, người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh không đem lại kết quả, phải đi tìm một con đường mới. Trong khoảng 10 năm, HCM đã vượt 3 đại dương, 4 Châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của CNĐQ và hoàn cảnh chung của các nước thuộc địa trên thế giới

Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng trong phong trào công nhân Châu Âu diễn ra ngày càng thêm sâu sắc, dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ các Đảng XH dân chủ thuộcQuốc tế II. Một số Đảng bị phân hóa, phái Tả trong Đảng tách ra thành lập các Đảng CS. Tháng 3 năm 1919, Lê Ninh thành lập Quốc tế III - Quốc tế cộng sản, đưa phong trào CS thoát khỏi chủ nghĩa cải lương, theo đuôi các chính quyền tư sản của các Đảng XH. Tác phẩm Sơ khảo lần thứ I những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin và các văn kiện ĐH III của Quốc tế Cộng sản đánh dấu sự khẳng định về mặt lý luận việc thực hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

3. Nguồn gốc tư tưởng HCM :

Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn CM Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng CN Mác LêNin

a. Tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam

Dân tộc VN trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý.

Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử VN, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa VN

Thứ hai, tinh thần đoàn kết cộng đồng gắn kết cá nhân với gia đình, với làng, với nước; là lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý

Thứ ba, dân tộc VN là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Cơ sở của sự lạc quan, yêu đời đó là niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dân tộc mình, niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa

Thứ tư, dân tộc VN là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngững mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại



b. Tư tưởng HCM là sự kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện tập trung trên những nét tiêu biểu sau :

Thứ nhất là tư tưởng Nho giáo : trong Nho giáo có các yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động nhưng cũng có những mặt tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một XH bình trị, một thế giới đại đồng; đó là triết lý nhân sinh : tu tâm, dưỡng tính; đó là tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. HCM đã khai thách Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ nhiệm vụ cách mạng

Thứ hai là Phật giáo : Phật giáo vào VN rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong VH VN. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; đó là nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đó là tinh thần bình đẳng chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; đó là tư tưởng đề cao lao động; chống lười biếng; đó là cuộc sống gắn bó với nhân dân , với đất nước …

Ngoài ra, những mặt tích cực trong tư tưởng Phương Đông, Phương Tây và cả chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được HCM tìm thấy “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”.

Trong những năm tháng bôn ba, vừa kiếm sống vừa tham gia hoạt động cách mạng trên khắp 4 Châu lục, người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhân dân từ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Pháp … đến các nước thuộc địa. Đó là những điều kiện thuận lợi để Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống dân chủ và tiến bộ, cách làm việc dân chủ và sinh hoạt khoa học của nước Pháp

c. Chủ nghĩa Mác LêNin : là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng HCM, là chủ nghĩa Mác LêNin, đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của HCM . Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất của Nguyễn Ái Quốc

Thứ nhất : đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản hiện đại

Thứ hai : sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào nhân dân quốc tế để có thể tiếp cận với CN Mác LêNin khoa học

Thứ ba : đó là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ, sẳn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do của đồng bào.

Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp này đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.

4. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM :

Tư tưởng HCM không hình thành ngay một lúc mà phải trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động phong phú của người.

- Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ 1890-1911) : Trong thời trẻ, với những dặc điểm quê hương gia đình và môi trường sống, HCM đã tích lũy được những hiểu biết và phẩm chất tiêu biểu sau : thứ nhất là truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, vốn văn hóa dân tộc và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, hình thành hoài bão cứu dân cứu nước khi chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh

- Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920) : đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước. HCM đã : tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Tiếp xúc với Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, HCM đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Đứng hẳn về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng CS Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng HCM, từ CN yêu nước đến CN Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp từ người yêu nước thành người cộng sản.

- Giai đoạn hình thành tư tưởng về con đường cách mạng VN (1921-1930) : HCM hoạt động tích cực` trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng CS Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, SX báo Le Paria nhằm tuyên truyền CN Mác LêNIn vào các nước thuộc địa. HCM sang MátXCơVa dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội giữa năm 1923. HCM về Quảng Châu tổ chức Hội VN cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa Hội về nước hoạt động cuối năm 1924. Vào tháng 2 năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng CS Việt Nam và trực tiếp thảo các văn kiện : Chánh cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kện này cùng với 2 tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925) và Đường Kách Mệnh (1927), đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng của VN.

- Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của CM VN (1930-1941) : do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở Phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm Tả khuynh, tại ĐH 6 (1928) Quốc tế CS đã chỉ trích và phê phán đường lối của HCM vạch ra trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế CS cũng ra án “nghị quyết” thu hồi Chánh cương vắn tắt và Sách lượt vắn tắt, đổi tên Đảng CS Việt Nam thành Đảng CS Đông dương. Trong thời gian đó, HCM tiếp tục tham gia các hoạt động trong Quốc tế cộng sản, nghiên cứu CN Mác Lênin và chỉ đạo cách mạng VN kiên định quan điểm của mình. ĐH 7 Quốc tế Cộng sản 1935 đã có sự tự phê bình về khuynh hướng tả khuynh, cô độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong trào Cộng sản để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy và chống phá CM. ĐH có sự chuyển hướng về sách lượt, chủ trương thành lập mặt trận dân chủ chống Phát xít. Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới, phê phán những biểu hiện tả khuynh, cô độc, biệt phái trước đây. Trên thực tế, từ đây Đảng đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt của HCM. Nghị quyết HN TW tháng 11-1939 khẳng định rõ “đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lực dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”.

- Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng HCM (1941-1969) : đầu năm 1941 HCM về nước trực tiếp chỉ đạo HN TW 8 (tháng 5-1941), đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời gác khẩu hiệu “cách mạng điền địa”, xóa bỏ vấn đề lliên bang Đông dương, lập ra Mặt trận Việt Minh, thực hiện Đại Đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. Nhờ đường lối đúng đắn đó, sau 4 năm Đảng đã lãnh đạo CM tháng 8 thắng lợi. Đó là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng HCM. Sau khi giành được chính quyền, Đản g và nhân dân phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng Miền Nam. Đây là thời kỳ tư tưởng HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản của CM VN : về đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, về xây dựng CNXH ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến quá độ lên CNXH không trải qua chế độ TBCN, trên điều kiện đất nước bị chia cắt và có chiến tranh, về xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền, về xây dựng nhá nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trước khi qua đời (ngày 2/9/1969) HCM để lại di chúc thiêng liêng gửi gắm trong đó những tinh hoa của tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có, đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì tổ quốc và nhân loại. Di chúc đã tổng kết sâu xa những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng VN, đồng thời cũng vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc ta sau khi kháng chiến thắng lợi.

Đảng ta và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản tinh thần vô giá mà HCM để lại cho chúng ta. ĐH đại biểu toàn quốc của Đảng lần VII đã khẳng định : Đảng lấy CN Mác Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng HCM đã thật sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Những biến đổi chính trị to lớn trên thế giới diễn ra trong hơn 10 năm qua, vừa kiểm chứng vừa khẳng định tính khoa học, đúng đắn, tính cách mạng, sáng tạo giá trị dân tộc, ý nghĩa quốc tế của tư tưởng HCM


5. Ý nghĩa thực tiễn :

Qua việc học tập và nghiên cứu tư tưởng HCM có ý nghĩa rất to lớn bởi vì :

Thứ nhất, tư tưởng HCM cùng với CN Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng VN. Tư tưởng HCM trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác Lênin. HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác Lênin vào điều kiện củ thể của nước ta, phù hợp với lịch sử và văn hóa VN, xuất phát từ đất nước và con người VN nhằm giải đáp những yêu cầu thực tiễn và lý luận của cách mạng VN. Vì vậy, phải nghiên cứu học lập CN Mác Lênin và đồng thời phải đẩy mạnh học tập nghiên cứu tư tưởng HCM.

Thứ hai, cốt lõi của tư tưởng HCM là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Dưới ngọn cờ tư tưởng HCM, cách mạng VN đã vững bước tiến lên giành được thắng lợi lịch sử có ý nghĩa thời đại. Trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập, hợp tác liên quốc gia, khu vực … các thế lực thù địch cũng lợi dụng để ráo riết thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ CNXH ở nước ta. Làm thế nào để không chệch hướng, làm thế nào để bảo vệ được độc lập, chủ quyền dân tộc ? Chỉ có nắm vữn g cốt lõi của tư tưởng HCM và độc lập dân tộc gắn liền với CNXH thì chúng ta mới đổi mới, hội nhập vững vàng, tự tin và chủ động



Thứ ba, tư tưởng HCM là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. HCM là con người của độc lập, tự chủ của đổi mới và sáng tạo. Người luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới, tìm ra câu trả lời mới cho thực tiễn không ngừng biến đổi. Đó là nét đặc sắc nhất của tinh thần và phong cách HCM. Ngày nay, thế giới đang diễn biến theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa. Để giải quyết tốt những vấn dề đang đặt ra trong thực tiễn đổi mới thì phải nắm cái tinh thần khoa học và cách mạng, tính biện chứng của CN á Mác Lênin , tính độc lập tự chủ, đổi mới không ngừng sáng tạo của Chủ tịch HCM, biết gắn lý luận với thực tiễn, lời nói và việc làm thật sự cải biến hiện thực đất nước.

Tóm lại, nghiên cứu học tập tư tưởng HCM là để thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm, phương pháp cách mạng của HCM, để kiên định mục tiêu, lý tưởng nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, nâng cao đạo đức CM, vươn cao ngọn cơ lãnh đạo của Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đến thắng lợi.
Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2
tailieucuaan -> Câu 5: Quá trình nhận thức của Đảng để đi đến đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1975 2000

tải về 52.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương