LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



tải về 0.74 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

VII. Thành Đạo


  1. Sau khi quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh, Thái Tử đã thọ nhận bát sữa cúng dường của hai Cô gái chăn bò tên là:

    1. Nan Đà và Ba La.

    2. Thiện Sinh và Tu Xa Đa.

    3. Xa Na Ma và Su Già Ta.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi thọ nhận bát sữa cúng dường của hai cô gái chăn bò, Thái Tử đã xuống tắm rửa sạch sẽ tại bờ sông:

    1. A Nô Ma (Anoma).

    2. Hằng hà (Ganga).

    3. Ni Liên Thiền (Neranjara).

    4. Nại hà.




  1. Trước khi đến ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Tất Bát La (Bồ Đề), Thái Tử còn thọ nhận bát sữa (Bát cháo Nhũ Mi - Nhũ: sữa; Mi: cháo nhừ, còn có nghĩa: 1 giống nai lớn hay loài nấm) của một thiếu nữ dòng quý phái tên là:

    1. Tu Xà Đề.

    2. Sujata.

    3. Su Già Ta.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi thọ xong bát cháo sữa, Thái Tử đã ném cái bát bằng vàng ấy xuống sông Ni Liên mà nguyện rằng:

    1. Nếu chứng quả thành Phật, thì cái chén vàng này phải nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông.

    2. Nếu không đắc Đạo (thành Phật) thì thề không rời khỏi nơi đây.

    3. Câu (b) đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Theo truyền thuyết, khi Thái Tử đến Bồ Đề Đạo Tràng, có điềm tốt lành nào:

    1. Thần Phong Vũ làm cơn mưa, gội rữa sạch sẽ xứ sở ấy và vẩy nước thơm để đón mừng.

    2. Thái Tử phóng hào quang sáng rực, chấn động vô biên quốc độ.

    3. Vô số các Thiên Tử ca nhạc và tung hoa cúng dường.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Theo truyền thuyết, Vua Trời Đế Thích hóa thân làm người cắt cỏ, dâng cúng Thái Tử bó cỏ Kusa để làm bồ đoàn (nệm ngồi), Vua Đế Thích ấy tên là:

    1. An Lạc.

    2. Cát Tường.

    3. Như Ý.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trước khi Phật Thành Đạo, cây Bồ Đề có tên là:

    1. Vô Ưu.

    2. Ba La Soa.

    3. Tất Bát La (Pippala).

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi Thái Tử trải cỏ làm nệm và ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, mặt hướng về phương ỗông, Ngài phát thệ rằng:

    1. Nếu không đắc Đạo Vô Thượng Bồ Đề, dầu cho tan thân nát thịt, thề quyết không rời khỏi cây Bồ Đề này.

    2. Nếu không độ thoát chúng sinh khỏi cảnh khổ sinh tử luân hồi, thề không thành Phật.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trong 49 ngày ngồi Thiền Định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã phải chiến đấu và chiến thắng Nội và Ngoại Ma khuấy phá. Như vậy, với Nội Ma thì có:

    1. Ma Thanh Sắc và Ma Uy Lực.

    2. Ma phiền não và Ma Vọng tưởng.

    3. Các loại Ma thường khống chế thế gian.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi hàng phục Ma vương ba tuần trong đêm trước khi Thành Đạo, lúc canh hai, Ngài chứng được quả:

    1. Lậu Tận Minh.

    2. Túc Mạng Minh.

    3. Thiên Nhãn Minh.

    4. Tam Minh.




  1. Lúc nửa đêm, Ngài chứng được quả:

    1. Lậu Tận Minh.

    2. Túc Mạng Minh.

    3. Thiên Nhãn Minh.

    4. Tam Minh.




  1. Lúc canh tư, Ngài chứng được quả:

    1. Lậu Tận Minh.

    2. Túc Mạng Minh.

    3. Thiên Nhãn Minh.

    4. Tam Minh.




  1. Tam Minh là:

    1. Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ và Túc Mạng Minh.

    2. Túc Mạng, Thiên Nhãn và Lậu Tận Minh.

    3. Tha Tâm, Thần Túc và Lậu Tận Minh.

    4. Thần Túc, Túc Mạng và Thiên Nhãn Minh.




  1. Mắt thấy suốt tất cả nhơn quả trong tam giới không bị vật chi ngăn ngại, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Thiên nhĩ thông.




  1. Tai nghe thấu tất cả tiếng của chúng sinh không bị vật chi ngăn ngại, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Thiên nhĩ thông.




  1. Rõ biết kiếp trước của mình và của người, thấy rõ thật tướng của ba đời, không bị vật chi ngăn ngại, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Thiên nhĩ thông.




  1. Khi tâm nghĩ muốn đi tới đâu, thì thân mình liền đi tới đó, có thể dạo khắp vô lượng thế giới, tự tại vô ngại, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Thần túc thông.




  1. Khi thấy biết tất cả tâm ý của chúng sanh, không một vật chi ngăn ngại, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Lậu tận thông.




  1. Khi dứt trừ hết tất cả tham sân si, hoàn toàn thoát khỏi hai món Pháp và Ngã chấp, tất cả phiền não đều đoạn trừ sạch, gọi là:

    1. Thiên nhãn thông.

    2. Túc mạng thông.

    3. Tha tâm thông.

    4. Lậu tận thông.




  1. Sau khi hàng phục Ma vương ba tuần trong đêm trước lúc Thành Đạo, Ngài nhập Định, chứng Tam Minh, đến khi sao mai vừa mọc, Ngài chứng đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề và thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni nhằm ngày:

    1. Mồng 8 tháng 02 âm lịch.

    2. Rằm tháng 02 âm lịch.

    3. Rằm tháng 04 âm lịch.

    4. Mồng 8 tháng Chạp âm lịch.




  1. Thái Tử Tất Đạt Đa thành Phật năm Ngài mấy tuổi:

    1. 29 tuổi.

    2. 30 tuổi.

    3. 25 tuổi.

    4. 35 tuổi.

Chùa Maya Devi và hồ nước thiêng tại vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi xưa kia, hoàng hậu Ma Gia đã tắm trước khi sanh Thái Tử Tất Đạt Đa. Viễn cảnh Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya). Hồ Sen phía Nam ngôi Đại Tháp.


Đại Tháp Phật Đà Già Da (Buddha Gaya: Bồ Đề Đạo Tràng)
Các Tháp nhỏ tụ ở vườn Tháp Đại Giác Các Tháp nhỏ này là do các Quốc Vương, Trưởng giả xưa kia dựng lên để cúng dường, tất cả có mấy trăm ngôi, và nay đem tu tập lại ở trước sân của Tháp Đại Giác, Bồ Đề Đạo Tràng.
Bảo Tàng Quán của Tháp Đại Giác tại Buddha Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng.
Tháp bằng đá với những hình tượng Phật chạm nổi trong khuôn viên Tháp Đại Giác.

Phần Hai
45 năm Giáo Hóa - từ Thành Đạo đến Nhập Niết Bàn
I. Những Ngày Đầu


  1. Sau khi Thành Đạo, Đức Phật Thích Ca vẫn ngồi dưới gốc cây Bồ Đề suốt thời gian:

    1. 21 ngày.

    2. Ba tuần lễ.

    3. Bảy tuần lễ.

    4. Câu (a) và (b) đúng.




  1. Sau khi Thành Đạo, Đức Phật Thích Ca vẫn ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và thuyết pháp cho các vị Bồ Tát và Chư Thiên trong 21 ngày đầu tiên ấy, Ngài đã vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao siêu mầu nhiệm của Đạo Phật. Đó là Bộ Kinh:

    1. Hoa Nghiêm.

    2. Pháp Hoa.

    3. Lăng Nghiêm.

    4. Bát Nhã.




  1. Sau thời Pháp, Ai đã thỉnh Bộ Kinh Hoa Nghiêm về cúng dường tại đâu:

    1. Tứ Thiên Vương thỉnh về cúng dường ở lưng chừng núi Tu Di.

    2. Trời Đao Lợi đã thỉnh về cúng dường ở trên đỉnh núi Tu Di.

    3. Long Vương đã thỉnh về cúng dường ở Long Cung.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. (Bộ Kinh Hoa Nghiêm đã không được lưu truyền ở thế gian trong suốt 650 năm đầu tiên sau ngày Phật Thuyết Pháp). Mãi 600 năm sau khi Phật Nhập Niết Bàn, có Vị Bồ Tát phát tâm xuống Long Cung học thuộc lòng và sao chép lại sau khi trở về Ấn Độ, tên là:

    1. Bồ Tát Long Thọ.

    2. Bồ Tát Thế Thân.

    3. Bồ Tát Mã Minh.

    4. Bồ Tát Di Lặc.




  1. Toàn Bộ Kinh Hoa Nghiêm mà Bồ Tát Long Thọ đã thấy được tại Long Cung, gồm mấy Bổn:

    1. Một Bổn.

    2. Hai Bổn.

    3. Ba Bổn.

    4. Bốn Bổn.




  1. Bộ Kinh Hoa Nghiêm hiện lưu truyền mà chúng ta may mắn được đọc tụng là:

    1. Đầy đủ toàn bộ Ba Bổn Thượng, Trung, Hạ mà Đức Phật đã thuyết trong 21 ngày đầu tiên sau khi Thành Đạo.

    2. Bổn Thượng, nhưng vẫn chưa đầy đủ.

    3. Bổn Trung, nhưng vẫn chưa đầy đủ.

    4. Bổn Hạ, nhưng vẫn chưa đầy đủ.




  1. Khi Đức Phật Thích Ca Thiền Định dưới gốc cây Bồ Đề. gặp phải một trận mưa to gió lớn, thì có vị Long Vương hiện lên lấy thân mình quấn quanh Phật bảy vòng và ngóc bảy cái đầu làm hình cái dù để che Đức Phật, Vị Long Vương ấy tên là:

    1. Mục Chân Lân Đà (Mucalinda).

    2. Aí Dục (Tanha).

    3. Bất Mãn (Arati).

    4. Say Đắm (Ràga).




  1. Đức Phật không nhận chiếc bát làm bằng thất bảo, mà chỉ nhận chiếc bát bằng đá, do ai dâng Cúng khi Ngài còn ngồi dưới gốc cây Bồ Đề:

    1. Long Vương.

    2. Tứ Thiên Vương.

    3. Trời Đế Thích.

    4. Tu Xà Đề.




  1. Hai thương gia (là người đầu tiên) đã cúng dường bột khô và mật ong cho Đức Phật khi Ngài còn ngồi dưới cây Bồ Đề là:

    1. Đề Lê Phú Bà (Trippussa) và Ưu Ba Ca.

    2. Bạc Lê Ca (Bhallika) và Ưu Ba Ca.

    3. Đề Lê Phú Bà và Bạc Lê Ca.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi cúng dường xong, hai vị thương gia này đã được Đức Phật:

    1. Cho Quy Y Tam Bảo.

    2. Cho Quy Y Phật Pháp.

    3. Cho vài sợi tóc và móng tay để kỷ niệm.

    4. Câu (b) và (c) đều đúng.

    5. Tất cả đều sai.




  1. Tháp thờ tóc và móng tay được hai thương gia này dựng thờ hiện nay vẫn còn, đó là tháp Shve Dagon ở tại:

    1. Thủ đô Colombo, Tích Lan.

    2. Thủ đô Rangoon, Miến ỗiện.

    3. Thủ đô Tân Đề Ly, Ấn Độ.

    4. Thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật Thành Đạo hơn 2.500 năm trơớc.


II. Chuyển Pháp Luân


  1. Sau khi rời khỏi cây Bồ Đề, Đức Phật đã gặp vị Sa Môn xưng tán Đức Tướng trang nghiêm của Phật, vị Sa Môn ấy là:

    1. Ưu Bà Ly (Upali).

    2. Ưu Ba Ca (Upaka).

    3. Ưu Đà Di (Udayin).

    4. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvela Kassapa).




  1. Sau khi rời khỏi cây Bồ Đề, Đức Phật nhắm hướng thành Ca Thi (Kasi), tức thành Ba la Nại (Benarès) ngày nay, để tìm gặp năm anh em ông Kiều Trần Như tại đâu:

    1. Vườn Lộc Uyển (Isipatana) trong Khổ Hạnh Lâm.

    2. Vườn Thượng Uyển trong cung Vua Tần Bà Sa La.

    3. Vườn Lâm Tỳ Ni ngoài thành Ca Tỳ La Vệ.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngoài Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya), bốn người còn lại tên là:

    1. A Xả Bà Thệ (Asvjit), Ma Ha Bạt Đề (Bhadrika), Ma Ha Nam Câu Ly (Mahanama Kulika) và Ưu Bà Ly (Upali).

    2. Thập lực Ca Diếp (Dasabala Kasyapa) Xá Lợi Phất, Ma Ha Nam Câu Ly và A Xả Bà Thệ.

    3. A Xả Bà Thệ (Asvjit), Ma Ha Bạt Đề (Bhadrika), Ma Ha Nam Câu Ly (Mahanama Kulika) và Thập Lực Ca Diếp (Dasabala Kasyapa).

    4. Ma Ha Nam Câu Ly (Mahanama Kulika), Ưu Bà Ly (Upali), A Xả Bà Thệ (Asvjit) và Ma Ha Bạt Đề (Bhadrika).




  1. Lúc đầu, năm anh em ông Kiều Trần Như có ý không muốn tiếp Phật, nhưng khi Đức Phật đến gần, thì họ cung kính tiếp đón và đảnh lễ, bởi vì:

    1. Tình nghĩa sâu xa trước kia đã có thời gian sống chung và cùng nhau tu tập nên không thể làm mặt lạ.

    2. Họ sợ oai của Vua Tịnh Phạn khi biết chuyện sẽ trừng phạt họ.

    3. Đức Tướng trang nghiêm của Đức Phật.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như là:

    1. Kinh Chuyển Pháp Luân.

    2. Tứ Diệu Đế.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Bắt đầu bài Pháp, Đức Phật đã khuyên năm anh em Kiều Trần Như hãy từ bỏ hai cực đoan, đó là:

    1. Xa lìa khoái lạc nhục thể, cũng như khổ hạnh ép xác mà theo con đường Trung Đạo.

    2. Xa lìa phiền não và vọng tưởng để tiến tới cứu cánh Niết Bàn.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Theo con đường Trung Đạo, tức là thực hiện những điều chân chánh đưa đến Giác ngộ, Giải thoát và cứu cánh Niết Bàn, thì phải tu hành theo:

    1. Lục Hòa.

    2. Tứ nhiếp pháp.

    3. Lục Độ.

    4. Bát Chánh Đạo.




  1. Bát Chánh Đạo là tám con đường tu chân chánh để chứng đắc Thánh quả là:

    1. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp.

    2. Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

    3. Chánh Mạng, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Huệ.

    4. Câu (a) và (b) đúng.

    5. Câu (a) và (c) đúng.




  1. Triết học Phật Giáo vốn được thiết lập và khai triển từ một cơ sở nền tảng là:

    1. Tứ Diệu Đế.

    2. Bát Chánh Đạo.

    3. Tứ Nhiếp Pháp.

    4. Ngũ Minh Pháp.




  1. Tứ Diệu Đế là:

    1. Bốn chân lý chắc thật, hiển nhiên, rõ ràng, ai cũng có thể tự chứng nghiệm được.

    2. Bốn phương pháp để nhiếp phục và cảm hóa chúng sanh.

    3. Bốn điều nương tựa cần thiết của người Phật Tử chân chánh.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tứ Diệu Đế gồm có:

    1. Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự.

    2. Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

    3. Từ, Bi, Hỷ, Xả.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Chân lý chắc thật về thực trạng đau khổ và vô thường của hết thảy mọi hiện tượng là:

    1. Khổ Đế (Dukkha - The Noble Truth of Suf fer ing).

    2. Tập Đế (Samudaya - The Arising of Dukkha).

    3. Diệt Đế (Nirodha - The Cessation of Dukkha).

    4. Đạo Đế (Magga - The Way leading to the Cessation of Dukkha).




  1. Chân lý chắc thật về nguyên nhân của Khổ, gọi là:

    1. Khổ Đế.

    2. Tập Đế.

    3. Diệt Đế.

    4. Đạo Đế.




  1. Chân lý chắc thật về cảnh giới sau khi chấm dứt cảnh Khổ, đó là:

    1. Khổ Đế.

    2. Tập Đế.

    3. Diệt Đế.

    4. Đạo Đế.




  1. Chân lý cao cả về con đường đưa đến sự chấm dứt đau khổ, gọi là:

    1. Khổ Đế.

    2. Tập Đế.

    3. Diệt Đế.

    4. Đạo Đế.




  1. Tứ Diệu Đế còn gọi là Tứ Thánh Đế, vì đây là những chân lý:

    1. Do bậc hoàn toàn trong sạch, bậc Thánh vĩ đại nhất là Đức Phật đã tìm ra.

    2. Nếu thực hành rốt ráo sẽ thành bậc Thánh vĩ đại nhất của thế gian.

    3. Đã được Đức Phật thuyết giảng trong Kinh Chuyển Pháp Luân.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Chơn lý chắc thật về Khổ Đế có nhiều vô số, nhưng tóm tắt có:

    1. Tam Khổ.

    2. Bát Khổ.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tam Khổ gồm có:

    1. Khổ Khổ, Hoại Khổ và Hành Khổ.

    2. Sanh, Lão và Bệnh khổ.

    3. Oán tắng hội khổ, Cầu bất đắc và Ngũ ấm xí thạnh khổ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Bát Khổ gồm có:

    1. Sanh, Lão, Bệnh, Tử Khổ.

    2. Ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội và ngũ ấm xí thạnh khổ.

    3. Tham, Sân, Si và Mạn khổ.

    4. Câu (a) và (b) đúng.

    5. Câu (a) và (c) đúng.




  1. Nguyên nhân của Khổ (Tập Đế) cũng có vô số, nhưng tóm tắt gọi là Phiền Não, căn bản có mười là:

    1. Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

    2. Tham, Sân, Nghi, Thụy Miên, Điệu cử.

    3. Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ, Tà Kiến.

    4. Câu (b) và (c) đúng.

    5. Câu (a) và (c) đúng.




  1. Diệt Đế chính là Niết Bàn (Nê hoàn - Nirvana-ma-ra), có nghĩa là:

    1. Ra khỏi rừng mê, thoát khỏi phiền não sinh tử.

    2. Cảnh giới Bất Sanh, Tịch Diệt và Giải Thoát.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Với Tiểu Thừa, Niết Bàn được chia ra làm hai thứ là:

    1. Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

    2. Vô Dư Y Niết Bàn và Tánh Tính Niết Bàn.

    3. Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Nàn.

    4. Vô Trụ Xứ Niết Bàn và Tánh Tính Niết Bàn.




  1. Với Đại Thừa, Niết Bàn được nhìn nhận có hai là:

    1. Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

    2. Vô Dư Y Niết Bàn và Tánh Tính Niết Bàn.

    3. Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn.

    4. Vô Trụ Xứ Niết Bàn và Tánh Tính Niết Bàn.




  1. Đạo Đế gồm có:

    1. Tứ Niệm Xứ; Tứ Chánh Cần; Tứ Như ý Túc;

    2. Ngũ Căn; Ngũ Lực; Thất Giác Chi;

    3. Bát Chánh Đạo.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có câu (c) đúng mà thôi.




  1. Tại vưòn Lộc Uyển và lần đầu tiên này, Đức Phật đã có ba lần giảng Pháp Tứ Diệu Đế cho năm anh em ông Kiều Trần Như, gọi là Tam Chuyển Tứ đế, đó là:

    1. Thị chuyển, Chứng chuyển và Khuyến chuyển.

    2. Chứng chuyển, Thị chuyển và Thỉnh chuyến.

    3. Khuyến chuyển, Chứng chuyển và Thỉnh chuyển.

    4. Chứng chuyển, Thị chuyển và Chuyển chuyển.




  1. Đức Phật dạy: Khổ - vì tánh nó bức bách; Tập - vì tánh nó chiêu cảm; Diệt - vì tánh nó có thể chứng; Đạo - vì tánh nó tu được. đây là thời Pháp thuộc về:

    1. Thị Chuyển.

    2. Khuyến Chuyển.

    3. Chứng chuyển.




  1. Đức Phật dạy: Khổ - Ta đã biết rồi; Tập - Ta đã trừ xong; Diệt - Ta đã chứng được; Đạo - Ta đã tu thành. Đây là thời Pháp thuộc về:

    1. Thị Chuyển.

    2. Khuyến Chuyển.

    3. Chứng chuyển.




  1. Đức Phật dạy: Vì nó là Khổ, các ông cần phải biết; Vì nó là Tập, các ông cần phải trừ; vì nó là Diệt, các ông cần phải chứng; vì nó là Đạo, các ông cần phải tu. Đây là thời Pháp thuộc về:

    1. Thị Chuyển.

    2. Khuyến chuyển.

    3. Chứng chuyển.




  1. Sau bài Pháp, Ai đã chứng đắc Thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hoàn):

    1. Kiều Trần Như.

    2. Kiều Trần Như và Thập Lực Ca Diếp.

    3. A Xả Bà Thệ và Ma Nam Câu Ly.

    4. Kiều Trần Như và Bạt Đề.




  1. Bốn Thánh Quả từ thấp đến cao là:

    1. Dự Lưu, Bất Lai, Nhất Lai, Ứng Cúng.

    2. Dự Lưu, Ứng Cúng, Nhất Lai, Bất Lai.

    3. Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, Ứng Cúng.

    4. Dự Lưu, Ứng Cúng, Bất Lai, Nhất Lai.




  1. Dự Lưu còn gọi là:

    1. Tư Đà Hàm (Sakadagami).

    2. Tu Đà Hoàn (Sotapanna).

    3. A La Hán (Arahat).

    4. A Na Hàm (Anagami).




  1. Nhất Lai còn gọi là:

    1. Tư Đà Hàm (Sakadagami).

    2. Tu Đà Hoàn (Sotapanna).

    3. A La Hán (Arahat).

    4. A Na Hàm (Anagami).




  1. Bất Lai còn gọi là:

    1. Tư Đà Hàm (Sakadagami).

    2. Tu Đà Hoàn (Sotapanna).

    3. A La Hán (Arahat).

    4. A Na Hàm (Anagami).




  1. Ứng Cúng còn gọi là:

    1. Tư Đà Hàm (Sakadagami).

    2. Tu Đà Hoàn (Sotapanna).

    3. A La Hán (Arahat).

    4. A Na Hàm (Anagami).




  1. Dự Lưu (Tu Đà Hoàn, Sotapanna) có nghĩa là:

    1. Bậc đáng cúng dường; sẽ không còn tái sinh về đâu, mà vào Tịch Tịnh Niết Bàn.

    2. Bậc sẽ không còn tái sinh ở thế gian này, mà sẽ sinh về cõi trời Tịnh Cư.

    3. Bậc đầu tiên chứng nghiệm Niết Bàn.

    4. Bậc sẽ tái sinh ở thế gian này một lần nữa mà thôi.




  1. Nhất Lai (Tư Đà Hàm, Sakadagami) có nghĩa là:

    1. Bậc đáng cúng dường; sẽ không còn tái sinh về đâu, mà vào tịch tịnh Niết Bàn.

    2. Bậc sẽ không còn tái sinh ở thế gian này, mà sẽ sinh về cõi trời Tịnh Cư.

    3. Bậc đầu tiên chứng nghiệm Niết Bàn.

    4. Bậc sẽ tái sinh ở thế gian này một lần nữa mà thôi.




  1. Bất Lai (A Na Hàm, Anagami) có nghĩa là:

    1. Bậc đáng cúng dường; sẽ không còn tái sinh về đâu, mà vào tịch tịnh Niết Bàn.

    2. Bậc sẽ không còn tái sinh ở thế gian này, mà sẽ sinh về cõi trời Tịnh Cư.

    3. Bậc đầu tiên chứng nghiệm Niết Bàn.

    4. Bậc sẽ tái sinh ở thế gian này một lần nữa mà thôi.




  1. Ứng Cúng (A La Hán, Arahat) có nghĩa là:

    1. Bậc đáng cúng dường; sẽ không còn tái sinh về đâu, mà vào tịch tịnh Niết Bàn.

    2. Bậc sẽ không còn tái sinh ở thế gian này, mà sẽ sinh về cõi trời Tịnh Cư.

    3. Bậc đầu tiên chứng nghiệm Niết Bàn.

    4. Bậc sẽ tái sinh ở thế gian này một lần nữa mà thôi.




  1. Tam Bảo bắt đầu có đầy đủ từ lúc nào:

    1. Thái Tử Tất Đạt Đa vừa Xuất gia.

    2. Đức Phật Thích Ca vừa Thành Đạo dưới gốc cây Bồ Đề.

    3. Sau khi Phật nói Pháp Tứ Diệu Đế và Năm Anh Em Kiều Trần Như Quy Y Phật tại vườn Lộc Uyển.

    4. Sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn.




  1. Tam Bảo là:

    1. Bi Trí Dũng.

    2. Phật Pháp Tăng.

    3. Giới Định Huệ.

    4. Văn Tư Tu.




  1. Phật Bảo là gì:

    1. Đấng giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

    2. Những lời dạy của Phật, đạo tỉnh thức, con đường của tình thương và hiểu biết.

    3. Đoàn thể của những người nguyện luôn sống đời tỉnh thức.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Pháp Bảo là gì:

    1. Đấng giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

    2. Những lời dạy của Phật, đạo tỉnh thức, con đường của tình thương và hiểu biết.

    3. Đoàn thể của những người nguyện luôn sống đời tỉnh thức.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tăng Bảo là gì:

    1. Đấng giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

    2. Những lời dạy của Phật, đạo tỉnh thức, con đường của tình thương và hiểu biết.

    3. Đoàn thể của những người nguyện luôn sống đời tỉnh thức.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Quy Y Tam Bảo là:

    1. Ba Ngôi quý báu nhất trên đời là Phật, Pháp, Tăng.

    2. Trở về nương tựa Ba Ngôi quý báu nhất trên đời là Phật, Pháp, Tăng.

    3. Chỉ có câu (a) đúng.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Quy Y Phật thì đời đời kiếp kiếp không quy y:

    1. Bạn bè xấu ác.

    2. Trời thần quỷ vật.

    3. Ngoại đạo tà giáo.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Quy Y Pháp thì đời đời kiếp kiếp không quy y:

    1. Bạn bè xấu ác.

    2. Trời thần quỷ vật.

    3. Ngoại đạo tà giáo.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Quy Y Tăng thì đời đời kiếp kiếp không quy y:

    1. Bạn bè xấu ác.

    2. Trời thần quỷ vật.

    3. Ngoại đạo tà giáo.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đã Quy Y Phật thì sẽ không bị đọa vào:

    1. Ngạ Quỷ.

    2. Địa Ngục.

    3. Súc Sinh.

    4. A Tu La.




  1. Đã Quy Y Pháp thì sẽ không bị đọa vào:

    1. Ngạ Quỷ.

    2. Địa Ngục.

    3. Súc Sinh.

    4. A Tu La.




  1. Đã Quy Y Tăng thì sẽ không bị đọa vào:

    1. Ngạ Quỷ.

    2. Địa Ngục.

    3. Súc Sinh.

    4. A Tu La.


Người tốt được nhận thấy từ xa
Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương