LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


VI. Thập Thánh Chúng (mười đệ tử lớn)



tải về 0.74 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

VI. Thập Thánh Chúng (mười đệ tử lớn)
VI.1. Xá Lợi Phất (Upatisya)


  1. Ngài Xá Lợi Phất còn có tên là:

    1. Ưu Bà Đề Xá hay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya).

    2. Câu Luật Đà hay Câu Ly Ca (Kolita).

    3. Câu Sắc Chỉ La hay Ma Ha Câu Hy La (Maha Kausthila).

    4. Ưu Đà Di hay Ca Lưu Đà Di (Kàlodayin)




  1. Người đời thường gọi Ngài là Xá Lợi Phất (Sariputra) là vì:

    1. Phong tục Ấn Độ bấy giờ có thói quen gọi con bằng tên Mẹ.

    2. Mẹ của Ngài tên là Xá Lợi (Sari), còn Phất (Putra) có nghĩa là Con.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Chỉ có câu (b) đúng mà thôi.




  1. Trước khi Quy Y Phật, Ngài Xá Lợi Phất từng nổi tiếng về:

    1. Lòng Từ rộng lớn.

    2. Năng lực thần thông.

    3. Biện tài vô ngại.

    4. Phú hào bậc nhất.




  1. Xá Lợi Phất là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, được Tôn là:

    1. Trí Tuệ số một.

    2. Thần Thông số một.

    3. Luận Nghị số một.

    4. Trì Giới số một.




  1. Trông coi và liệu lý việc xây cất Tịnh Xá Kỳ Viên, đồng thời là người đầu tiên đem Chánh Pháp truyền bá tại thành Xá Vệ trước khi Đức Phật đến Giáo Hóa, chính nhờ công đức của:

    1. Xá Lợi Phất.

    2. Mục Kiền Liên.

    3. Ma Ha Ca Diếp.

    4. A Nan.




  1. Ngài Xá Lợi Phất là Đại Đệ Tử và rất được Phật tin yêu, nên luôn là đối tượng của những ganh ghét, hiểu lầm bởi các Tỳ Kheo thiếu Tu Học. Có lần, Ngài bị một Tỳ Kheo vu cáo là đã vô cớ lăng nhục và xô té ông ta, trước Phật và đại chúng, Ngài Xá Lợi Phất đã:

    1. Rất buồn và phát nguyện: Từ nay về sau sẽ không tiếp xúc và gần gủi với bất cứ một ai.

    2. Hiện thần thông khiến cho vị Tỳ Kheo cố tình vu khống kia phải khiếp sợ mà xin sám hối với Ngài.

    3. Ần cần giải thích rằng: ngài luôn học hạnh của Đất, Nước, Gió, Lửa; luôn an trú trong chánh niệm, chưa hề biết phân biệt, khinh thị nhục mạ ai.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài Xá Lợi Phất đã tập hành sự như đất bùn mà không làm trái ý một ai, vì đất bùn:

    1. Biểu trưng cho hạnh nhẫn nhục.

    2. Có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa tất cả những gì tịnh cũng như bất tịnh một cách thản nhiên, không tham đắm, không giận hờn và không ghê tởm.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. chỉ có câu (b) đúng mà thôi.




  1. Ngài Xá Lợi Phất đã tập hành sự như dòng nước để gột tẩy những ô uế của thế gian, vì nước:

    1. Bao la, lưu chuyển, có năng lực hóa giải và gạn lọc.

    2. Không hề có niệm yêu ghét, tham đắm hoặc tủi nhục, buồn khổ hay chán chường khi người ta giặt rửa những tịnh hay bất tịnh trong nước.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (b) đúng.




  1. Ngài Xá Lợi Phất cũng đã tập hành sự như cái chổi để quét sạch những bụi trần của chúng sanh, vì cái chổi:

    1. không hề có niệm phân biệt.

    2. Không hề biết chọn tốt xấu trước khi quét phủi.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. chỉ có câu (a) đúng.




  1. Ngài Xá Lợi Phất có người Cậu ruột, được tôn là Đắc Giải số 1 trong hàng Thánh chúng Tỳ Kheo, tên là:

    1. Câu Hy La (Kausthila).

    2. Trường trảo Phạm Chí.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng mà thôi.


VI.2. Mục Kiền Liên (Moggalana)


  1. Ngài Mục Kiền Liên (Moggalana) còn có tên:

    1. Ưu Bà Đề Xá hay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya).

    2. Câu Luật Đà hay Câu Ly Ca (Kolita).

    3. Câu Sắc Chỉ La hay Ma Ha Câu Hy La (Maha Kausthila).

    4. Ưu Đà Di hay Ca Lưu Đà Di (Kàlodayin).




  1. Mẹ của Ngài Mục Kiền Liên là:

    1. Liên Hoa Sắc.

    2. Quỹ Tử Mẫu.

    3. Thanh Đề.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Bà Thanh Đề sau khi chết, đã:

    1. Được sinh lên cung trời Đao Lợi.

    2. Được sinh lên cung trời Dạ Ma.

    3. bị đày xuống địa ngục.

    4. hóa sinh thành con rắn.




  1. Ngài Mục Kiền Liên là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, Được tôn là:

    1. Trí Tuệ số một.

    2. Thần Thông số một.

    3. Luận Nghị số một.

    4. Trì Giới số một.




  1. Ngài Mục Kiền Liên còn nổi tiếng là người con chí hiếu, vì đã:

    1. Sử dụng mọi phương tiện thiện xảo để đưa Mẹ về đường ngay nẻo chánh mà không làm phật lòng Mẹ.

    2. Vào địa ngục để cứu Mẹ.

    3. Làm mọi công đức bố thí cúng dường để cứu Mẹ thoát cõi địa ngục.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật nói Kinh Vu Lan Bồn là nhờ công đức thưa thỉnh của Ngài:

    1. Xá Lợi Phất.

    2. Mục Kiền Liên.

    3. Ma Ha Ca Diếp.

    4. A Nan.




  1. Ngày Vu Lan Rằm tháng bảy còn được gọi là:

    1. Ngày Chư Phật vui mừng.

    2. Ngày Chư Tăng Tự Tứ.

    3. Ngày Xá Tội Vong Nhân.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Gọi là ngày Chư Phật hoan hỷ, là vì:

    1. Chư Tăng đã tinh tấn tu hành sau ba tháng an cư.

    2. Chư Tăng đã thanh tịnh sau Lễ Tự Tứ.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tự Tứ có nghĩa là:

    1. Tự: chính mình; Tứ: mặc tình, tùy ý.

    2. Chính mình đến trước Chư Tăng xin sám hối những lỗi lầm đã phạm.

    3. Chính mình đến trước Chư Tăng thỉnh xin chỉ dạy những lỗi lầm của mình, để được sám hối.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có câu (a) và (b) đúng mà thôi.




  1. Ngài Mục Kiền Liên đã giáo hóa cô gái điếm quay về với Phật, mà sau này được tôn là Thần Thông số 1 trong chúng Tỳ Kheo Ni, tên là:

    1. Bát Cát Đế [Praksti (P), pakati (S)].

    2. Liên Hoa Sắc [Uppadavanna (P), Utpalavarna (S)].

    3. A Ma La (Ambapala).

    4. Quỹ Tử Mẫu.




  1. Giá trị của Thần Thông là ở chỗ:

    1. Có thể trổ tài phép thuật biến hóa trước đám đông.

    2. Giúp kẻ chứng nó soi thấu rõ lòng người, bất cứ ở đâu, không kể xa gần, chẳng phân biệt ở trong tâm hay ngoài thân, để mà hóa độ họ.

    3. Câu (a) và (b) đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài Mục Kiền Liên đã chết trong trường hợp nào:

    1. Sau khi Ngài Xá Lợi Phất mất và được tin Phật sẽ Nhập Niết Bàn ba tháng sau đó, nên Ngài buồn mà Nhập Định và Thị Tịch luôn.

    2. Trên đường đi Bố Giáo, Ngài bị bọn Lõa Hình ngoại đạo giết chết.

    3. Bị Đề Bà Đạt Đa xúi A Xà Thế thả voi điên ra quật chết.

    4. Tất cả đều sai.


Hãy kết hợp với bạn lành
VI.3. Phú Lâu Na (Pnna)


  1. Phú Lâu Na [Punna (P); Pùrana (S)] còn gọi là:

    1. Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử (Pùrnamaitràyaniputra).

    2. Mãn Từ Tử (con Bà Mãn Từ).

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng.




  1. Trước khi xuất gia, Ngài Phú Lâu Na làm nghề gì:

    1. Thợ hớt tóc.

    2. Quan Đại Thần.

    3. Lái buôn.

    4. Đạo sĩ Bà La Môn.




  1. Ngài Phú Lâu Na đã giúp Đức Phật trong việc tuyên dương Chánh Pháp và có kết quả là nhờ ở:

    1. Tín tâm thâm hậu, Thái độ uy nghi của Ngài.

    2. Rất có tài hùng biện, sử dụng ngôn từ vô cùng xảo diệu đã chinh phục được lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với Phật Pháp.

    3. Tinh thần bố giáo cao độ của Ngài.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Phú Lâu Na đã thỉnh cầu Đức Phật cho phép Ngài đến Bố giáo tại nước man rợ mà nhiều người đã không dám đến vì sợ bị sát hại, đó là nước:

    1. Việt Kỳ (Vajji)

    2. Du Na ( Suna, Sunaparanta).

    3. Tỳ Xá LY [Vesali (P), Vaisali (S)].

    4. Câu Lỵ (Koliya).




  1. Tinh thần vô úy của Ngài Phú Lâu Na trong việc bố giáo bình đẳng, được ghi nhận khi Ngài trả lời các câu hỏi của Đức Phật liên quan đến những khó khăn, trở ngại và nguy hiểm có thể xảy ra khi đến bố giáo tại nước Du Na như thế nào:

    1. Ở nơi nào dân tình càng man rợ, thì càng phải được thừa hưởng sự giáo hóa nhiều hơn.

    2. Vì sứ mạng thiêng liêng hóa độ chúng sinh để báo đền ơn Phật, thì dù tan xương nát thịt cũng vẫn chưa vừa.

    3. Nếu phải chết cho lý tưởng từ bi và bất bạo động, thì đó là một cái chết có ý nghĩa, có thể giáo dục người ta được.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Ngài Phú Lâu Na có được Đức Phật chấp nhận cho đi bố giáo tại Du Na:

    1. không được, vì mục đích chính của Ngài Phú Lâu Na xin đi bố giáo là muốn trở về thăm viếng quê Cha đất Tổ.

    2. Được, vì nhận thấy hạnh tu đạo, hạnh bố giáo và hạnh nhẫn nhục của Ngài đã viên mãn.

    3. Được, nhưng với điều kiện sau khi dân tình ở đây đã được khai hóa bởi các Vua Quan.

    4. Được, nhưng phải chờ đủ nhân duyên mười năm sau đó.




  1. Kết quả bố giáo của Ngài Phú Lâu Na tại đảo Du Na (Sunaparanta) như thế nào:

    1. Thành công rực rỡ, không đầy một năm, Ngài đã thu vào Tăng Đoàn trên 500 Tỳ Kheo và xây dựng khoảng 50 cảnh chùa.

    2. Thất bại hoàn toàn, vì Ngài vừa đến đây, chưa kịp làm gì thì đã bị dân làng dùng dao, gậy gộc đánh chết.

    3. Mặc dù cuối cùng bị một tên du đảng giết chết, nhưng Ngài cũng đã giáo hóa được rất nhiều người, làm nền tảng cho Đạo Phật phát triển mạnh ở đây.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài Phú Lâu Na thuộc nhóm Thập Thánh Chúng, được tôn là:

    1. Đa Văn số một.

    2. Thuyết Pháp số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Đầu Đà số một.


Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi Đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.
Dr, Sarvepalli Radhakrisnan (1888-1975)

Triết Gia Ấn, Chính Trị Gia, Nhà Giáo Dục.

Viện Trưởng Đại Học Dehli,

Giáo Sư Đại Học Calcutta, Đại Học Oxford,

Tổng Thống Ấn (1962-1967)
VI.4. Tu Bồ Đề (Subhùti)


  1. Tên của Ngài Tu Bồ Đề có nghĩa là:

    1. Không Sanh (vì khi Ngài sinh ra, thì tất cả đồ đạt trong nhà thảy đều trống không).

    2. Thiện Cát (tốt lành).

    3. Thiện hiện (hiện điềm lành).

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Một hôm đang ngồi vá áo tại động Kỳ Xà trên núi Linh Thứu, Ngài Tu Bồ Đề đã quán thấy Phật đang trên đường du hóa trở về, nên Ngài đã:

    1. Rời động xuống núi để đón Phật.

    2. Ngài là vị Thánh Chúng duy nhất biết Phật về mà đi đón.

    3. Ngài đã không đi đón Phật vì thấy tướng của các Pháp vốn vắng lặng không tịch, thì hà tất phải xuống núi mới gọi là đi đón Phật.

    4. Câu (a) và (b) đúng.




  1. Ngài Tu Bồ Đề có nhận thức sâu sắc về Không Tánh của các Pháp, là nhờ:

    1. Ngài đã thật chứng Không Trí và hiểu rốt ráo Không Lý.

    2. Ngài có trí tuệ rộng lớn đã chứng ngộ Pháp Tánh, thiểu dục tri túc.

    3. Ngài thấy rõ xuyên suốt tất cả mọi sự mọi vật trên đời.

    4. Ngài thông hiểu giáo nghĩa, nói năng lưu loát, biện tài vô ngại.




  1. Không Trí và Không Lý này, đã được triển khai thành giáo nghĩa Bát Nhã hơn 600 năm sau đó, là do:

    1. Bồ Tát Mã Minh.

    2. Bồ Tát Thế Thân.

    3. Bồ Tát Long Thọ.

    4. Bồ Tát Di Lặc.

Toàn cảnh Đại Tháp Sanchi. Tháp này hiện ở cách phương Nam của ga Sanchi, dựng trên một gò cao. Y vào minh ký thì tên cổ của Đại Tháp Sanchi là Kakanada, theo Đại Đảo Sử (Mahavamsa), gọi là Chi Để Da Kỳ Ly (Chetiya Giri), dựng ở thời Vua A Dục. Đại Tháp Sanchi trải qua 1,500 năm lịch sử, bao hàm nhiều mỹ thuật, Phật tượng điêu khắc. Nhưng Đại Tháp này, từ thế kỷ thứ XIV trở về sau thì hoàn toàn bị hoang vu, không ai biết tới, Trải mấy thế kỷ bị vùi lấp trong rừng rậm. Ngẫu nhiên, vào năm 1818 có nhà khảo cổ học General Taylor, năm sau lại có Captain Fell, thám hiểm điều tra, nên khám phá ra Đại Tháp này. Sau đó, các nhà khảo cổ lại tiếp tục nghiên cứu phát quật được rất nhiều di tích, cống hiến rất nhiều cho nền mỹ thuật Phật Giáo. Từ năm 1912 trở lại đây, những tài liệu phát quật được, phần nhiều bị phá tổn thì được sửa chữa lại, và Đại Tháp Sanchi cũng đã được tu bổ lại. Ở bên Đại Tháp có một Viện Bảo Tàng để tàng trữ những đồ vật đã phát kiến. Hình Tháp về trước kỷ nguyên thì làm theo kiểu Bát Úp, hình tròn, xây bằng đá và gạch. Đại Tháp Sanchi lúc đầu làm bằng gạch lớn, tới Vương triều Sunga lại được phủ thêm ra ngoài một lượt bằng đá lớn, hiện nay trực kính rộng 38m36, cao 16m36, thực là một ngôi Tháp rất vĩ đại. Đại Tháp có bốn cửa ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Thềm còn lại ở phía tả của Đại Tháp đó là di tích của Tháp Viện. Phía hữu là Đệ Nhị Tháp (Tháp thờ các vị Truyền Đạo Sư) và Đệ Tam Tháp (Tháp Hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên).


Tháp Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
VI.5. Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa).


  1. Họ tên Cha Mẹ của Ngài Ma Ha Ca Diếp là:

    1. Vua Thiện Giác và Cam Lộ Vương Phi.

    2. Ẩm Trạch và Hương Chí.

    3. Cấp Cô Độc và Tỳ Xá Khư.

    4. Vua Tần Bà Sa La và Vi Đề Hy.




  1. Khi Ngài Ma Ha Ca Diếp đản sanh, có nhiều hào quang chiếu sáng khắp nhà, cũng như thân Ngài chói sáng sắc vàng làm mờ các sắc khác là do:

    1. Công Đức đúc tượng vàng trong một tiền kiếp.

    2. khi Ngài vừa đản sanh, đúng lúc Phật vừa Thành Đạo.

    3. Ngài đã chứng quả A La Hán từ nhiều đời kiếp xa xưa.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Khi Ngài Ma Ha Ca Diếp Đản Sanh, có nhiều hào quang chiếu sáng khắp nhà, cũng như thân Ngài chói sáng sắc vàng làm mờ các sắc khác, nên tên của Ngài được dịch là:

    1. Hào Quang.

    2. Kim Quang.

    3. ẩm Quang.

    4. Thực Quang.




  1. Trước khi xuất gia, Ngài Ma Ha Ca Diếp là:

    1. Quan Đại Thần của Vua Tần Bà Sa La.

    2. Giáo sĩ Bà La Môn.

    3. Đại phú hào giàu nhất nước.

    4. Bác sĩ tâm thần.




  1. Ngài Ma Ha Ca Diếp đã biết và Quy Y Phật trong dịp nào:

    1. Khi thấy Phật hiện thần thông nhiếp phục bọn Lục Sư Ngoại Đạo.

    2. Sau khi nghe qua bài kệ do Ngài A Nan nói trên đường đi khất thực.

    3. Nhân phong trào dâng Y rầm rộ do Ngự y Kỳ Bà khởi xướng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài Ma Ha Ca Diếp nổi tiếng là người bán giàu mua nghèo. Tương truyền, Ngài đã có lần khuyến khích:

    1. Một bà lão nghèo phát tâm cúng dường cho Ngài bát nước cơm (vo gạo) thối.

    2. Kỷ nữ Am Ma La phát tâm cúng dường cho Tăng Đoàn một hoa viên rất đẹp.

    3. Tỳ Xá Khư phát tâm đại bố thí.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Ngài Ma Ha Ca Diếp là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, được Tôn là:

    1. Đa Văn số một.

    2. Mật Hạnh số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Đầu Đà số một.




  1. Đầu Đà có nghĩa là:

    1. Đầu: đứng trước hết; Đà: bên núi, hiểm trở. Nghĩa là đứng trước các khó khăn nguy hiểm vẫn không chùn chí nản lòng.

    2. Người tu hạnh xả bỏ các thứ tham muốn về ăn, mặc và ngủ.

    3. Người đứng đầu về lối tu khổ hạnh chuyên mặc áo đà.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Người đã mĩm cười lãnh hội được ý chỉ của Đức Phật trong một buổi thuyết pháp, khi Phật im lặng cầm cành hoa đưa lên, đó là:

    1. Ngài Xá Lợi Phất.

    2. Ngài Mục Kiền Liên.

    3. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    4. Ngài Kiều Trần Như.




  1. Đức Phật đã truyền Y Bát cho ai để làm Tổ đầu tiên sau khi Phật Nhập Niết Bàn:

    1. Ngài Xá Lợi Phất.

    2. Ngài Mục Kiền Liên.

    3. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    4. Ngài A Nan.


Nếu nói đến Trí tuệ và Đức hạnh thì tôi không nghĩ rằng Chúa Christ ở một vị thế cao như mọi người biết đến qua lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi phải đặt Đức Phật trên Chúa về những phương diện đó.
Bertrand Russell (1872-1970).

Toán Học Gia, Triết Gia.

Nhà Cách Mạng Xã Hội Anh.

Giải Nobel Văn Chương năm 1950


VI.6. Ca Chiên Diên (Kàtyàana)


  1. Trước khi theo Phật xuất gia, Ngài Ca Chiên Diên vốn là:

    1. Quan Đại Thần của Vua Tần Bà Sa La.

    2. Giáo sĩ Bà La Môn.

    3. Đại phú hào giàu nhất nước.

    4. Tên thợ săn.




  1. Ngài Ca Chiên Diên có biệt tài dùng lời nói đơn giản, lý luận sắc bén để nhiếp hóa người khác, nên được tôn là:

    1. Thuyết Pháp số một.

    2. Nghị Luận số một.

    3. Giải Không số một.

    4. Mật Hạnh số một.




  1. Ngài Ca Chiên Diên đã trả lời câu hỏi của người Bà La Môn về nguyên nhân của sự tương tranh giữa Sát Đế lỵ với Sát Đế Lỵ, Bà La Môn với Bà La Môn là do vì:

    1. Ngã kiến chấp trước.

    2. Tham dục mê hoặc.

    3. Điên đảo mộng tưởng.

    4. Kiêu căng ngã mạn.




  1. Ngài Ca Chiên Diên đã trả lời câu hỏi của người Bà La Môn về nguyên nhân của sự tương tranh giữa Sa Môn với Sa Môn là do vì:

    1. Ngã kiến chấp trước.

    2. Tham dục mê hoặc.

    3. Điên đảo mộng tưởng.

    4. Kiêu căng ngã mạn.




  1. Ngài Ca Chiên Diên đã trả lời câu hỏi của người Bà La Môn - ai là người không bị tham dục mê hoặc và ngã kiến chấp trước, để mà mọi người có thể nương tựa, là:

    1. Đức Phật.

    2. Trời Phạm Thiên.

    3. Trời Đế Thích.

    4. Thần Atman.




  1. Ngài Ca Chiên Diên đã chỉ dạy bà già nghèo phương pháp bán nghèo như thế nào:

    1. Bố thí.

    2. Trì Giới.

    3. Nhẫn nhục.

    4. Thiền định.

    5. Tất cả đều đúng.


Tôi càng ngày càng cảm thấy Đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong đặc tính và thực nghiệm của Ngài, Ngài là đưòng lối, là chân lý, và là lẽ sống.
Giám Mục Milman.
VI.7. Ưu Bà Ly


  1. Người nô lệ Thủ Đà La đầu tiên trong hàng ngũ Tăng Đoàn tên là:

    1. Ưu Bà Ly.

    2. Vô Não.

    3. Ni Đề.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trước đó, Ưu Bà Ly làm nghề gì:

    1. Trộm cướp.

    2. Hành khất.

    3. Gánh phân.

    4. Thợ hớt tóc.




  1. Ưu Bà Ly vốn là nô lệ hầu hạ ai:

    1. A Nan.

    2. A Na Luật.

    3. Bạt Đề.

    4. Đề Bà Đạt Đa.




  1. Ưu Bà Ly được Đức Phật cho xuất gia trong trường hợp nào:

    1. Khi chấp thuận cho các Vương Tử xuất gia, lúc Phật trở về Ca Tỳ La Vệ lần đầu.

    2. Nhờ Ngài Xá Lợi Phất đã chuyển trình lên Đức Phật tâm sự tủi hổ vì thân phận hèn kém của Ưu Bà Ly mà không được xuất gia như các Vương Tử..

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Giáo pháp bình đẳng của Đạo Phật đã được thể hiện qua sự việc:

    1. Ngài Bạt Đề đảnh Lễ Ngài Ưu Bà Ly.

    2. Nhóm Lục Quần Tỳ Kheo chiếm ngụ phòng ở của Ngài Xá Lợi Phất.

    3. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và nữ giới được Đức Phật cho phép xuất gia.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Ưu Bà Ly là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, được tôn là:

    1. Mật Hạnh số một.

    2. Đa Văn số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Trí tuệ số một.

Di tích Trường Đại Học Na Lan Đà (Nalanda)


Trường Nalanda do Vua Đế Nhật (Sakraditya) khai sáng từ năm 480 Tây lịch, ở phía Bắc thành Vương Xá. Ngài Huyền Trang tả: "Trường Đại Học Na Lan Đà gồm có 6 Già Lam"; Ngài Nghĩa Tịnh ghi: "Trường Đại Học Na Lan Đà gồm có 8 Già Lam, thường thời tăng chúng có 3.000 người". Như vậy, trường Đại Học Na Lan Đà lúc đương thời long thịnh biết dường nào.
VI.8. A Na Luật


  1. A Na Luật là con của:

    1. Bạch Phạn Vương.

    2. Hộc Phạn Vương.

    3. Cam Lộ Phạn Vương.

    4. Cam Lộ Vương Phi.




  1. A Na Luật còn có tên là:

    1. A Ni Luật Đà.

    2. A Nậu Lâu Đà.

    3. Tiếng Pali gọi là Anuruddha.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. chỉ có câu (c) đúng mà thôi.




  1. Vì vóc dáng anh dõng, diện mạo khôi ngô, lại có biệt tài về cỡi ngựa. nên trước và sau khi xuất gia, A Na Luật luôn được các thiếu nữ trong vương tộc cũng như ngoài thôn dã yêu mến say mê, chính vì vậy mà A Na Luật đã nổi tiếng là:

    1. Người đắm say hoa nguyệt, đàng điếm ăn chơi.

    2. Bậc tu hành rất mực thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ.

    3. Tất cả đều sai.

    4. Chỉ có câu (b) đúng mà thôi.




  1. Trong thời gian đầu xuất gia, A Na Luật có một cái tật, đó là:

    1. Ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp.

    2. Hoàn toàn không nhớ biết gì cả sau mỗi lần nghe Đức Phật thuyết pháp.

    3. Lòng tham si háo sắc nổi dậy mỗi khi tiếp xúc với phái nữ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vì cái tật này, mà A Na Luật đã lập thệ là:

    1. Từ nay sắp sau, sẽ không bao giờ nhìn ngó và tiếp xúc với phái nữ.

    2. Từ nay sắp sau, ngày cũng như đêm sẽ không bao giờ ngủ cả.

    3. Từ nay sắp sau, nguyện tinh tấn tu tập pháp môn Thiền Định.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vì vẫn quyết chí giữ hạnh không ngủ, nên sau đó ít lâu, Ngài A Na Luật đã:

    1. Bị mù cả đôi mắt.

    2. Chứng được thiên nhãn thông.

    3. Diệt trừ được lòng tà dâm.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi tinh tấn thực hành phương pháp tu định do Phật chỉ dạy để đôi mắt được sáng trở lại, Ngài A Na Luật được xếp vào nhóm Thập Thánh Chúng, và được tôn là:

    1. Mật Hạnh số một.

    2. Đa Văn số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Thiên Nhãn số một.




  1. Đức Phật đã giảng dạy Kinh Bát Đại Nhân Giác (Tám điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân) là do công đức thưa thỉnh của:

    1. Ngài A Nan.

    2. Ngài A Na Luật.

    3. Ngài Nan Đà.

    4. Ngài La Hầu La.

Đường Tần Bà Sa La dẫn lên núi Linh Thứu (Kỳ Xà Quật)


Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương