LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



tải về 0.74 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

X. Con đường chuyển hóa


  1. Ương Quật Ma La (Angulimala) còn có tên là:

    1. Ahimsaka

    2. Vô Não.

    3. Ương Khuất Ma La.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vô não được Phật độ trong trường hợp nào:

    1. khi đang khóc than về thân phận của mình thì gặp và được Phật độ.

    2. Khi đang lạy cúng sáu phương theo như lời người Cha đã dạy.

    3. Khi đang đuổi bắt giết Phật để chặt lấy ngón tay cho đủ số 1,000, kết thành xâu chuổi đeo vào cổ, để có thể thành trời Phạm Thiên như lời vị Thầy Ba La Môn đã dạy.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi đang rượt đuổi để giết Phật, Vô Não đã không ngừng gọi Phật hãy dừng lại, Phật trả lời là ta đã dừng lại từ lâu. Ý nghĩa của tiếng dừng lại đó là gì:

    1. Những hành động có thể gây đau khổ cho mọi loài chúng sinh, Phật đã dừng lại và đã dừng lại từ lâu.

    2. Dừng lại trên con đường hận thù và bạo động là việc lành lớn nhất trong tất cả việc lành.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng.




  1. Đức Phật đã khuyên dạy Vô Não và ví dụ như thế nào về công năng tiêu trừ tội nghiệp quá khứ nếu thành tâm sám hối:

    1. Như ánh sáng mặt trời xuất hiện thì bóng tối sẽ bị phá tan.

    2. Như biển lớn khi thu nhận nước trăm sông thì mọi bùn nhơ thảy đều lắng xuống mà trở thành trong xanh.

    3. Như lòng đất sau khi thu nhận những vật bất tịnh, thảy đều lọc thành dòng nước trong lành.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Lòng thành sám hối và tinh thần bất bạo động triệt để đã được Ương Quật Ma La thể hiện sau khi được Phật độ, đó là:

    1. Bị một nhóm người nhận diện là tên sát nhân Vô Não trước kia, nên đã vây đánh trọng thương, máu me đầy người, nhưng Ngài vẫn chắp tay đứng yên không hề chống trả.

    2. Bị nhóm Lõa Hình ngoại đạo vây đánh, nhưng Ngài vẫn chắp tay đứng yên không hề chống trả và tử nạn cùng lúc với Ngài Mục Kiền Liên.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng.




  1. Ni Đề [Nidà (S); Sunita (P)] trước khi xuất gia làm nghề gì và thuộc giai cấp nào của Xã Hội Ấn Độ thời bấy giờ:

    1. Quan Đại Thần nước Kiều Tất La thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ.

    2. Người gánh phân thuộc giai cấp nô lê Thủ Đà La.

    3. Người khách buôn thuộc giai cấp Phệ Xá.

    4. Đạo Sĩ Bà La Môn.




  1. Ni Đề được Phật cho phép xuất gia trong trường hợp nào:

    1. Khi thấy Vô Não được Phật độ, nên Ni Đề cũng đã mạnh dạng đến xin Phật cho xuất gia.

    2. Do sự tiến cử của Ngài Mục Kiền Liên, khi thấy Ni Đề ngồi khóc dưới gốc cây vì tủi phận hèn kém của mình.

    3. Chính Đức Phật chận đường và độ Ni Đề.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Dư luận của đa số người ngoại đạo, nhất là Bà La Môn tại thành Xá Vệ như thế nào sau khi thấy, nghe, biết việc Ni Đề được Phật cho xuất gia:

    1. Rất phấn khởi, vì Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn giáo nghĩa bình đẳng của Ngài.

    2. Lên án Phật đã bất chấp truyền thống, cố ý gây đảo lộn trật tự xã hội với mục đích phá rối sự trị an trong nước.

    3. Rất bình thản trước sự việc, vì họ đang phải dồn nổ lực cho việc chuẩn bị chiến tranh.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Riêng Vua Ba Tư Nặc thì đã nghĩ và làm gì:

    1. Phật đã làm ô nhục hàng Sa Môn và gây khó khăn cho sự kính lễ của hàng Vua Chúa.

    2. Đích thân đến Tịnh Xá để phiền trách Phật.

    3. Mời Phật đến Hoàng cung để yêu cầu phải trục xuất Ni đề khỏi Tăng Đoàn.

    4. Câu (a) và (b) đúng.

    5. Câu (a) và (c) đúng.




  1. Khi đến Tịnh Xá, Vua Ba Tư Nặc thấy vị sa môn uy nghi đức hạnh đang ngồi tọa thiền và hiện thần thông trước cổng ra vào, rồi sau đó, biết là Ni Đề, Nhà Vua đã Bạch với Phật như thế nào:

    1. Con đường mà Đức Phật đang đi sẽ có nhiều chông gai, khó khăn và trở ngại.

    2. Vua tin rằng Phật có đủ hùng lực để vượt thắng mọi chướng duyên ấy.

    3. Nhà Vua phát nguyện sẽ làm hết sức mình để hộ trì Chánh Pháp.

    4. Tất cả đều đúng.


Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong nước mắt cùng mặn.


  1. Trong dịp này, Phật cũng đã giảng giải cho Vua Ba Tư Nặc hiểu thêm:

    1. Không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính trong đạo lý giải thoát.

    2. Không có giai cấp trong máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn, nên tất cả chúng sinh đều bình đẳng trước con mắt của người giải thoát.

    3. Bằng tất cả phương tiện sẵn có, phải tạo điều kiện và cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên để hoàn thành nhân cách cuối cùng của mình.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật đã giảng giải cho Vua Ba Tư Nặc nghe về bốn cái bé nhỏ mà người khôn ngoan không thể khinh thường, đó là:

    1. Vị vương tử nhỏ, con rắn con, đóm lửa nhỏ và nhà tu trẻ.

    2. Việc lành nhỏ mà không làm, việc ác nhỏ mà làm, niềm vui nhỏ mà không phát huy, nỗi buồn nhỏ mà cứ ôm ấp.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Đức Phật cũng đã giảng giải cho Vua Ba Tư Nặc nghe về sự thương yêu và hiểu biết trong việc tu tập Đạo Tỉnh Thức như thế nào:

    1. Có thể trị nước mà không cần đến những phương thức bạo động, nếu biết un đúc, thực hiện và nuôi dưỡng Từ Bi.

    2. Trong Đạo lý Giác Ngộ, Thương Yêu phải đi đôi với Hiểu Biết, Thương Yêu chính là Hiểu Biết, nếu không Hiểu Biết thì không thể nào Thương Yêu.

    3. Từ Bi chính là hoa trái của Trí Tuệ. Do đó, tu tập theo con đường tỉnh thức là để chứng ngộ được thực tướng của sự sống.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vua Tần Bà Sa La sắp cho giết cừu để tế thần mà chuộc tội là do lời xúi dục của:

    1. Đề Bà Đạt Đa.

    2. Ba anh em ông Ca Diếp.

    3. Giáo Sĩ Bà La Môn.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Đức Phật đã ngăn cản hành động sát sanh của Vua Tần Bà Sa La có kết quả là nhờ ở lời giải thích:

    1. Phàm tội lỗi, ai làm nấy chịu, không một ai (kể cả súc vật) có thể chịu thay tội cho mình.

    2. Muốn tránh tội lỗi, chỉ có cách tốt nhất là đừng gây ra nghiệp dữ, và nếu đã lỡ gây ra, thì cách hay nhất là chí thành Sám Hối.

    3. Không thể lấy máu của thú vật để rửa tội cho mình, vì sự sống có giá trị tối thượng và tuyệt đối thiêng liêng.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Hoàng hậu Vi Đề Hy đã thỉnh Phật nói Kinh gì, khi A Xà Thế hạ ngục, bỏ đói Vua Tần Bà Sa La và biệt giam Bà:

    1. Kinh Địa Tạng.

    2. Kinh Phổ Môn.

    3. Kinh A Di Đà.

    4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.




  1. Nguyên nhân Đức Phật chế Sáu Phép Hoà Kỉnh là do bởi:

    1. Sự phản nghịch, gây mâu thuẫn và chia rẻ trầm trọng trong Tăng Đoàn của Đề Bà Đạt Đa.

    2. Sự tranh chấp phạm hay không phạm Giới giữa hai vị Kinh Sư và Luật Sư.

    3. Ca Lưu Đà Di đã dan díu với một cô gái Bà La Môn rồi sợ bị bại lộ mà tìm cách lánh mặt.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Nguyên nhân sự tranh chấp về vấn đề phạm hay không phạm giới giữa vị Kinh Sư và Luật Sư tại Tu viện Ghosira (Cù Sư La),Vương quốc Kosambi (Cự Thường Di), kéo theo sự chia rẻ trầm trọng trong hàng ngũ đệ tử hai vị này, bắt nguồn từ việc:

    1. Hiềm khích cá nhân giữa hai vị từ trước những ngày xuất gia.

    2. Vị Kinh Sư vì vô ý đã không đổ nước trong chậu sau khi xử dụng; nên bị vị Luật Sư kết tội là đã phạm giới cần phải sám hối, còn vị Kinh Sư cho rằng mình vô tội vì không cố ý.

    3. Vị Kinh Sư đã thọ Trai quá Ngọ vì bận giảng pháp cho một người Bà La Môn, nên bị vị Luật Sư kết tội là phạm giới cần phải sám hối, còn vị Kinh Sư thì cho rằng mình chẳng những không có tội mà còn có công vì đã làm được Phật Sự hữu ích.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật đã giải quyết việc tranh chấp này như thế nào:

    1. Sau khi biết sự việc, Phật đã gặp riêng và khuyên giải hai vị này, nhưng không có kết quả.

    2. Phật cũng đã triệu tập Tăng Chúng tại đây để khuyên giải nên chấm dứt tình trạng tranh chấp và chia rẻ nội bộ Giáo Đoàn, mà trở về với sự tu học thật sự, nhưng vẫn không khuyên giải được.

    3. Đức Phật đã một mình im lặng bỏ đi và rời khỏi thành phố Kosambi.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau gần một năm phân hóa, các Thầy Tỳ Kheo ở Kosambi đã thấy được lỗi lầm thiếu Tu Học của mình là nhờ:

    1. Sự khuyên giải của Ngài Xá Lợi Phất.

    2. Sự khuyên giải của Ngài Mục Kiền Liên.

    3. Áp lực của Phật Tử Tại Gia.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Khi các Thầy Tỳ Kheo Kosambi ngỏ lời xin Ngài Xá Lợi Phất tiến dẫn để được làm lễ Sám Hối với Phật, Ngài Xá Lợi Phất đã nói:

    1. Việc sám hối với Phật không là vấn đề căn bản; mà căn bản là đạt được sự hòa giải thực sự hòa thuận trong các Thầy.

    2. Thành quả của sự hòa thuận thực sự giữa các Thầy, mới chính là bản chất chân thực của ý nghĩa Sám Hối.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi các Tỳ Kheo Kosambi phát lồ sám hối, Sáu Phép Hòa Kỉnh đã được ban hành áp dụng trong Giáo Đoàn, gồm có:

    1. Thân hòa đồng trú, Khầu hòa vô tránh, Ý hòa đồng duyệt.

    2. Kiến hòa đồng tu, giới hòa đồng giải, Lợi hòa đồng quân.

    3. Thân hòa đồng trú, khẩu hòa đồng duyệt, ý hòa đồng giải.

    4. Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, lợi hòa đồng quân.

    5. Câu (a) và (d) đúng. câu (b) và (c) đúng.




  1. Nhân dịp này, bảy phương pháp để có thể diệt trừ các tranh chấp, được xem như là bảy phương pháp đưa đến sự hòa giải cũng đã được Phật chế định, gọi là:

    1. Thất Bồ Đề Phần.

    2. Thất Bất Thoái Pháp.

    3. Thất Diệt Tránh Pháp.

    4. Thất Thánh Tài.




  1. Tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp phải được phát biểu trong đại chúng với sự có mặt của hai phía, tránh tất cả những phát biểu và bàn bạc riêng tư nhằm tuyên truyền cho một bên gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Bất Si Tỳ Ni.

    3. Ác Niệm Tỳ Ni.

    4. Hiện Tiền Tỳ Ni.




  1. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của mọi người, các đương sự nhớ lại những sự việc đã xảy ra và lần lần trình bày trung thực những điều đó, với những chi tiết và cả bằng chứng nếu có. Đại chúng im lặng lắng nghe cả hai bên để có đủ dữ kiện thẩm xét vấn đề, gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Bất Si Tỳ Ni.

    3. Ác Niệm Tỳ Ni.

    4. Hiện Tiền Tỳ Ni.




  1. Vấn đề hóa giải mâu thuẫn và dị biệt giữa hai phía tranh chấp, Thái độ ngoan cố là điểm tiêu cực căn bản. Do đó, trong một phiên họp, nếu đương sự nêu lên lý do là mình ngu dốt không biết, hoặc do vì vô tình mà phạm luật, thì đại chúng phải nương vào đó để giảm luật án cho đẹp lòng đôi bên, gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Bất Si Tỳ Ni.

    3. Ác Niệm Tỳ Ni.

    4. Đa Ngữ Tỳ Ni.




  1. Tự mình nói ra và công nhận sự vô ý, vụng về, nhược điểm và nhận lỗi của mình, để khiến đối phương cũng làm như vậy, hầu tiến đến thật tâm hòa giải giữa đôi bên, gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Tội Xử Sở Tỳ Ni.

    3. Đa Ngữ Tỳ Ni.

    4. Thảo Phú Địa Tỳ Ni.




  1. Sau khi đã nghe hết tất cả những lời trình bày cũng như đã chứng kiến nỗ lực và thiện chí của cả đôi bên, đại chúng sẽ biểu quyết bằng đa số, gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Tội Xử Sở Tỳ Ni.

    3. Đa Ngữ Tỳ Ni.

    4. Thảo Phú Địa Tỳ Ni.




  1. Án lệnh tối hậu về tội tướng và cách thức hối cải được đưa ra để đại chúng quyết định bằng phương pháp Bạch Tứ Yết Ma [phương pháp đọc lớn bản án và hỏi ba lần, nếu trong ba lần này mà tất cả đều im lặng và không ai lên tiếng phản đối thì bản án lệnh có hiệu lực (trường hợp này, các đương sự chỉ có thi hành chứ không được quyền phản đối, vì trước khi bắt đầu phiên họp, các đương sự đã phát nguyện là tin tưởng vào phán quyết của Đại Chúng.)], gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Tội Xử Sở Tỳ Ni.

    3. Đa Ngữ Tỳ Ni.

    4. Thảo Phú Địa Tỳ Ni.




  1. Trong buổi họp mặt, hai vị Trưởng Lão có đức độ được cung thỉnh để bảo trợ cho hai bên, nhằm hàn gắn những vết thương chia rẻ và hóa giải những dị biệt, kêu gọi sự cảm thông và hòa hợp; như là việc lấy rơm cỏ phủ lên trên mặt đất bùn lầy để bước lên đó mà không lấm chân, gọi là:

    1. Tự Ngôn Tỳ Ni.

    2. Tội Xử Sở Tỳ Ni.

    3. Đa Ngữ Tỳ Ni.

    4. Thảo Phú Địa Tỳ Ni.


Người công bằng phải điều tra thích đáng, không thiên vị là người thật sự công bằng.


  1. Một thuyết khác nói rằng: Nguyên nhân Đức Phật chế Sáu Phép Hòa Kỉnh là do bởi (theo Phật và Thánh Chúng của Cao Hữu Đính):

    1. Sự tranh dành hơn thua, phá rối bướng bỉnh của Lục Quần Tỳ Kheo.

    2. Sự bất bình của La Hầu La vì sự cúng dường không đồng đều của tín thí, trong những khi đi khất thực.

    3. Sự phản nghịch, phá hoại Tăng Đoàn của Đề Bà Đạt Đa.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Nhân dịp nào mà Đức Phật dạy phải có bổn phận cung kính cúng dường những bậc niên xỉ và pháp lạp cao, mặc dù sinh hoạt trong Tăng Đoàn là bình đẳng:

    1. Sau khi Phật chế Sáu Phép Hòa Kỉnh.

    2. Sau khi Phật chế Tám Giới Kính trọng của người Nữ Xuất gia.

    3. Sau khi biết Ngài Xá Lợi Phất đã phải ra ngoài trời ngủ dưới gốc cây, vì căn phòng của Ngài bị nhóm Lục Quần Tỳ Kheo chiếm ngụ.

    4. Sau khi nghe La Hầu La phàn nàn tín thí chỉ cúng dường vật thực bổ béo cho Ngài Xá Lợi Phất, còn phần La Hầu La thì chẳng có gì cả.




  1. Đức Phật lần đầu tiên chế định giới luật để răn cấm đệ tử là vì:

    1. Vua Tần Bà Sa La giết bầy cừu để tế thần chuộc tội, và Vô Não đã giết người để cầu thành Trời Phạm Thiên.

    2. A Xà Thế đã giết Cha là Tần Bà Sa La để đoạt lấy ngôi Vua và Tỳ Lưu Ly đánh chiếm nước Ca Tỳ La Vệ để trả thù.

    3. Tu Đề Na sau khi xuất gia, đã nghe theo lời ép buộc của Mẹ, trở lại với người vợ cũ để có con nối dõi tông đường.

    4. Tánh tình gian dối xảo quyệt của nhóm Lục Quần Tỳ Kheo.

    5. Tất cả đều đúng.




  1. Gọi là Tỳ Kheo khi đã xuất gia và thọ trì:

    1. 100 giới.

    2. 250 gới.

    3. 348 giới.

    4. 400 giới.




  1. Muốn Thọ giới Tỳ Kheo Ni phải là hàng:

    1. Ưu Bà Di.

    2. Sa Di Ni.

    3. Thức Xoa Ma Na.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Gọi là Tỳ Kheo Ni khi đã xuất gia và thọ trì:

    1. 100 giới.

    2. 250 gới.

    3. 348 giới.

    4. 400 giới.




  1. Đức Phật đã quy định Tăng Chúng mỗi tháng hai lần phải tập họp lại để Thuyết Giới, gọi là:

    1. Lễ Sám Hối.

    2. Lễ Bồ Tát.

    3. Lễ Bố Tát.

    4. Lễ An Cư.




  1. Phật lần đầu tiên chế Pháp Phục cho Tăng Đoàn nhân dịp nào:

    1. Lúc Ngự y Kỳ Bà đến chữa bệnh cho Phật, thấy Ngài mặc chiếc Y quá cũ, nên Kỳ Bà đã dâng cúng dường Phật chiếc Y mới.

    2. Sau khi nhân dân thành Vương Xá noi gương Kỳ Bà, đua nhau dâng cúng Y cho Chư Tăng.

    3. Sau khi Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề dâng cúng dường Phật hai chiếc Y mới do chính tay Bà dệt.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Phật dạy phép cúng cháo Thí Thực Cô Hồn và Thần Chú Nhứt Thiết Đức Quang (Biến Thực Biến Thủy Chơn Ngôn), bắt nguồn từ lời thưa thỉnh của:

    1. Ngài Ương Quật nằm mộng thấy các oan hồn uổng tử bị Ngài sát hại trước đây về đòi bắt mạng.

    2. Ngài Mục Kiền Liên sau khi xuống địa ngục để cứu Mẹ, nhưng không thành công.

    3. Ngài A Nan sau khi nằm mộng thấy Ngài Diện Nhiên đòi bắt mạng nếu không cúng dường đầy đủ các thức ăn cho loài quỷ đói.

    4. Ngài Ma Ha Ca Diếp khi đang quán bất tịnh tại rừng Thi Lâm thì thấy loài quỷ đói đến đòi bắt mạng.




  1. Người con của vị Trưởng giả mỗi sáng ra vườn quay về sáu hướng để Lễ Lục Phương, tên là:

    1. Vũ Xá (Vassakara).

    2. Kỳ Bà (Jivaka).

    3. Thiện Sinh (Sigala).

    4. Thủ La (Cùda).




  1. Với cách Lạy Sáu Phương để cầu tài cầu lợi của Bà La Môn, Đức Phật đã lồng vào đó một ý nghĩa giáo dục luân lý, nhằm mục đích:

    1. Hướng dẫn cách xử thế, vì mỗi lần Lạy là một lần nhớ nghĩ đến ân đức của bậc trên, kẻ dưới và người xung quanh.

    2. Rèn luyện tự thân để thuần lương hóa xã hội.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ý nghĩa của lạy phương Đông là để:

    1. Tỏ lòng kính ngưỡng Sa Môn.

    2. Tỏ lòng kính yêu nhường nhịn giữa vợ chồng.

    3. Tỏ lòng hiếu kính Cha Mẹ.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn Thầy Bạn.




  1. Ý nghĩa của lạy phương Tây là:

    1. Tỏ lòng kính ngưỡng Sa Môn.

    2. Tỏ lòng kính yêu nhường nhịn giữa vợ chồng.

    3. Tỏ lòng hiếu kính Cha Mẹ.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn Thầy Bạn.




  1. Ý nghĩa của lạy phương Nam là:

    1. Tỏ lòng kính ngưỡng Sa Môn.

    2. Tỏ lòng kính yêu nhường nhịn giữa vợ chồng.

    3. Tỏ lòng hiếu kính cha mẹ.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn thầy bạn.




  1. Ý nghĩa của việc lạy phương Bắc là:

    1. Tỏ lòng thương xót giúp đỡ người cộng sự.

    2. Tỏ lòng mến phục lân mẫn đối với thân bằng.

    3. Tỏ lòng kính ngưỡng sa môn.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn thầy bạn.




  1. Ý nghĩa của việc lạy phương Hạ là:

    1. Tỏ lòng thương xót giúp đỡ người cộng sự.

    2. Tỏ lòng mến phục lân mẫn đối với thân bằng.

    3. Tỏ lòng kính ngưỡng sa môn.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn thầy bạn.




  1. Ý nghĩa của việc lạy phương Thượng là:

    1. Tỏ lòng thương xót giúp đỡ người cộng sự.

    2. Tỏ lòng mến phục lân mẫn đối với thân bằng quyến thuộc.

    3. Tỏ lòng kính ngưỡng sa môn.

    4. Tỏ lòng nhớ ơn thầy bạn.


Hạnh phúc thay được phụng dưỡng Mẹ Cha


  1. Việc thờ kính lễ lạy Phật tượng có từ lúc nào:

    1. Ngay khi Đức Phật còn tại thế.

    2. Ba tháng sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn.

    3. Sau khi Vua A Dục Quy Y Tam Bảo (300 năm sau Phật Nhập Diệt).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Nguyên nhân của việc tạo Tượng Đức Phật như thế nào:

    1. Khi Vua Tần Bà Sa La bị A Xà Thế hạ ngục và cướp ngôi, Ngài thương nhớ không gặp được Phật, nên Hoàng hậu Vi Đề Hy sai người tạo tượng Phật để Vua chiêm ngưỡng mà quên bớt nỗi buồn.

    2. Khi Vua Ba Tư Nặc bị Tỳ Lưu Ly cướp ngôi và đang lưu vong tại Ca Tỳ La Vệ, Ngài thương tưởng Phật mà cho người tạo tượng Phật để lễ bái hàng ngày.

    3. Khi Đức Phật lên cung trời Đao Lợi Thuyết Pháp cho Thánh Mẫu Ma Da trong thời gian ba tháng, Vua Ưu Điền ngày đêm tưởng nhớ nên sai người tạo tượng Phật để ngưỡng bái cúng dường.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi chiếm nước Kiều Tất La, A Xà Thế muốn thôn tính các lân bang khác mà đầu tiên là nước Việt Kỳ (Vajji), Đức Phật đã:

    1. Chấp thuận và khuyến khích.

    2. Trực tiếp ngăn cản bằng cách ngồi dưới gốc cây khô chận ngang giữa đường.

    3. Gián tiếp ngăn cản bằng cách hỏi chuyện Ngài A Nan về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự hùng mạnh của nước Việt Kỳ.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Đức Phật đã từng chỉ dạy các vị Quốc Vương bảy phương pháp giữ gìn quốc gia không suy thoái, gọi là:

    1. Thất Bồ Đề Phần.

    2. Thất Bất Thoái Pháp.

    3. Thất Diệt Tránh Pháp.

    4. Thất Thánh Tài.




  1. Bảy phương pháp giữ gìn quốc gia không suy thoái là:

    1. Chuyên cần hội họp và hội họp trong hòa hợp đoàn kết.

    2. Tôn trọng các pháp chế đã ban hành; kính trọng và vâng lời các bậc tôn trưởng cũng như các bậc đạt đạo

    3. Không bạo động hiếp đáp người dưới và biết bảo vệ các tông miếu của tổ tiên.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Tất cả đều sai.




  1. Trong dịp này, Đức Phật cũng chỉ dạy bảy phương pháp giữ gìn Chánh Pháp và Giáo Đoàn không suy thoái là:

    1. Chuyên cần hội họp để học hỏi Chánh Pháp, thảo luận cũng như giải tán trong hòa hợp và đoàn kết.

    2. Tôn trọng và sống đúng với giới luật cũng như kính trọng và vâng lời các bậc Trưởng Lão Đại Đức.

    3. Sống đời sống thanh đạm, giản dị; biết quý đời sống tỉnh mặc và luôn an trú trong chánh niệm.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có câu (b) và (c) đúng.




  1. Trên đường hoằng hóa, Đức Phật đã gặp nhóm trẻ đang dùng đất cát xây dựng các thành ấp kho lẩm. một chú bé trong số đó đã lấy đất cát làm biểu tượng cho lúa gạo để cúng dường Phật tên là:

    1. Svastica.

    2. Jaya.

    3. Jeta.

    4. Jivaka.




  1. Đức Phật đã hoan hỷ nhận nắm đất cúng dường của Jaya và trao cho Ngài A Nan, bảo Phải làm gì:

    1. chôn dưới đất trong Tịnh Xá Kỳ Viên để việc hoằng pháp ngày càng phát triển.

    2. Hòa với nước và trét xung quanh tịnh thất của Phật.

    3. Vứt xuống sông Hằng để tạo thêm nhiều phước đức cho Jaya.

    4. Cất dấu trong động Kỳ Xà Quật ở núi Linh Thứu chờ ngày Đức Phật Di Lặc Giáng Sinh mà hóa độ.




  1. Đức Phật cũng đã giảng bày cho Ngài A Nan về phước báo cúng dường của Jaya, sau này như thế nào:

    1. Là vị Thánh Vương tên A Dục cai trị nước Patalitutra Ấn Độ, khoảng 200 năm sau khi Phật Nhập Diệt.

    2. Là vị Thánh Quân hiệu Lương Võ Đế cai trị Trung Quốc, khoảng hơn 1,000 năm sau khi Phật Niết Bàn.

    3. Là vị Pháp Sư Tam Tạng tên Huyền Tràng vào đời nhà Đường Trung Quốc khoảng 1,100 năm sau khi Phật Nhập Niết Bàn.

    4. Tất cả đều đúng.

Niết Bàn Đường ở câu Thi Na Già La (Kusinagara) Nơi Đức Thích Tôn Nhập Niết Bàn, xưa gọi là Câu thi Na Già La hoặc Câu Thi Na Yết La, nay gọi là Kasia, cách ga Tahsil Deoriya chừng 20 cây số về phía Tây Nam. Trung ương của Niết Bàn Đường có an vị tượng Phật Nhập Niết Bàn được kiến thiết từ khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII. Hiện nay, Phật giáo đồ đã y vào nền cũ mà xây một Đại Tháp ở trên.


Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương