LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


III. Ấu Thơ và Thiếu Thời



tải về 0.74 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

III. Ấu Thơ và Thiếu Thời


  1. Sau khi Thái Tử đản sinh và để cầu phước cho Thái Tử, Vua Tịnh Phạn đã:

    1. Phóng thích tội nhân, phóng sinh cầm thú.

    2. Cúng dường những vị tu hành tinh tấn.

    3. Sửa sang các thần miếu.

    4. Tât cả đều đúng.

    5. Tất cả đều sai.




  1. Một đoàn cung nữ được tuyển chọn để phụ giúp Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề chăm sóc Thái Tử, gồm:

    1. 8 người.

    2. 16 người.

    3. 32 người.

    4. 64 người.




  1. Trong lễ Hạ điền (Cày cấy), Thái tử Tất Đạt Đa thấy cảnh:

    1. Ông già tiều tụy, da nhăn, tai điếc, mắt lòa.

    2. Một người bệnh rên la, đau đớn.

    3. Người và vật vất vả, khổ đau, vì miếng ăn mà phải giết hại lẫn nhau.

    4. Gặp một đám tang.




  1. Nhận thức của Thái tử sau khi dự lễ cày cấy (Hạ điền) là:

    1. Chúng sinh thì đau khổ, Xã hội thì bất công.

    2. Sanh, Lão, Bệnh, Tử là khổ.

    3. Muốn tìm con đường giải thoát chúng sinh khỏi cảnh khổ luân hồi.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thái tử rất thông minh, từ 7 đến 12 tuổi, Ngài đã học thông và tường tận mọi môn Khoa học và kiến thức Triết học, đặc biệt trong đó có khoa học thuật tối cao của Ẩn Độ thời bấy giờ là:

    1. Ngũ Minh và Tứ Phệ Đà.

    2. Thanh Minh và Nhân Minh.

    3. Ly câu phệ đà và Tha Mã phệ đà.

    4. Dạ Nhu phệ đà và A Thát Bà phệ đà.




  1. Tứ Phệ Đà gồm có:

    1. Ly câu phệ đà và Tha Mã phệ đà.

    2. Dạ Nhu phệ đà và A Thát Bà phệ đà.

    3. Giáo nghĩa Bất Nhị, Luân Hồi, Nghiệp Báo và Giải Thoát.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Câu (a) và (b) đúng mà thôi.




  1. Ly Câu Phệ Đà (Rig Veda) dạy về:

    1. Nghi thức tế tự.

    2. Văn hiến chú thuật.

    3. Binh pháp.

    4. Những thánh ca tươi đẹp có công năng luyện phép dưỡng sinh.




  1. Tha Mã Phệ Đà (Sama Veda) dạy về:

    1. Nghi thức tế tự.

    2. Văn hiến chú thuật.

    3. Binh pháp.

    4. Những thánh ca tươi đẹp có công năng luyện phép dưỡng sinh.




  1. Dạ Nhu Phệ Đà (Yajur Veda) dạy về:

    1. Nghi thức tế tự.

    2. Văn hiến chú thuật.

    3. Binh pháp.

    4. Những thánh ca tươi đẹp có công năng luyện phép dưỡng sinh.




  1. A Thát Bà Phệ Đà (Atharva Veda) dạy về:

    1. Nghi thức tế tự.

    2. Văn hiến chú thuật.

    3. Binh pháp.

    4. Những thánh ca tươi đẹp có công năng luyện phép dưỡng sinh.




  1. Vị Thầy giỏi nhất trong nước đã dạy cho Thái tử về Văn tên là:

    1. Tỳ Sa Bà Khách Đa la (Visvamitra).

    2. Sằn Đề Đề Bà (Ksautidiva).

    3. A La Lam (Arada Kalama).

    4. Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra).




  1. Năm 13 tuổi, Thái tử bắt đầu học võ, và cũng chỉ trong thời gian ngắn, Ngài đã tinh thông tất cả bá ban võ nghệ và chiến thuật chiến lược. Vị Thầy giỏi nhất trong nước đã dạy cho Thái tử về Võ là:

    1. Tỳ Sa Bà Khách Đa la (Visvamitra).

    2. Sằn Đề Đề Bà (Ksautidiva).

    3. A La Lam (Arada Kalama).

    4. Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra).




  1. Sau thời gian ngắn chỉ dạy Thái Tử học Văn cũng như Võ, các Giáo Sư đều sụp lạy bái phục Thái Tử, vì:

    1. Trí thông minh học vấn của Ngài vô cùng vô tận.

    2. Tư cách của Thái Tử đối với các Thầy Giáo rất lễ độ khiêm cung.

    3. Cử chỉ nhã nhặn hiền hòa của Thái Tử đối với mọi người.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tư cách, đức độ của Thái Tử không chỉ làm cho mọi người thấy gần gũi quý kính; mà còn nhiếp phục cả loài vật bằng tình thương yêu chân thành, như trường hợp trong cuộc thi võ:

    1. Ngài đã cỡi trên lưng con ngựa chứng, khoan thai đi giữa tiếng hoan hô dậy trời của khán giả.

    2. Ngài đã điều phục con voi dữ một ngà, trước sự thán phục nhưng cũng đầy ganh tỵ của Đề Bà Đạt Đa.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (b) đúng mà thôi.




  1. Lòng Từ của Thái Tử đã thể hiện ngay từ nhỏ qua việc cứu thoát con thiên nga bị thương khỏi bàn tay ác độc của:

    1. Đề Bà Đạt Đa.

    2. Nan Đà.

    3. A Nậu Đà La.

    4. Ưu Đà Di.




  1. Khi Đề Bà Đạt Đa đến đòi lại con thiên nga, Thái Tử không chịu giao và đã nói:

    1. Đề Bà Đạt Đa là kẻ thù của con thiên nga vì đã bắn hại nó; còn Ngài là người ân vì đã cứu giúp nó.

    2. Không một ai có quyền làm đau đớn một con vật để bắt nó thuộc về mình.

    3. Nếu Đề Bà Đạt Đa không đồng ý thì cứ đi kiện với các Lão Thần của Triều đình.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Các Lão Thần của Triều đình đã phân xử và quyết định con thiên nga thuộc về:

    1. Đề Bà Đạt Đa, vì khi còn ở trên trời nó không thuộc về ai cả, nhưng khi Đề Bà Đạt Đa đã bắn được thì nó thuộc về người đã bắn rơi nó.

    2. Thái Tử, vì sự sống có giá trị tuyệt đói, nên người đã cứu sống nó, đáng giữ gìn nó hơn là người định tâm giết nó.

    3. Không thuộc về ai cả, mà phải thả nó ra, để nó tự do trở về với trời xanh mây nước.




  1. Mặc dù được con thiên nga, nhưng Thái Tử vẫn không hoàn toàn vui sướng lắm, là vì:

    1. Ngài sẽ phải rời xa con thiên nga, sau khi vết thương đã lành để thả nó trở về với đàn chim tổ ấm của nó.

    2. Các Lão Quan của Triều đình đã xử Ngài thắng cuộc, không phải vì họ thấy lý luận của Ngài là đúng, mà vì họ nể sợ Vua Tịnh Phạn.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng.


Rải tâm từ là phát huy an tịnh.
IV. Lập Gia đình và Giải Tỏa Nỗi Buồn


  1. Để ngăn cản ý chí xuất gia của Thái tử, Vua Tịnh Phạn đã:

    1. Lập 3 cung điện thích hợp với thời tiết của 3 mùa cho Thái tử ở.

    2. Bày các cuộc vui đờn ca múa hát với những cung phi mỹ nữ hầu hạ.

    3. Ra lệnh cấm dân chúng không được làm các điều tàn ác, khuyến khích làm việc lành để Thái tử quên chí xuất gia.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vua Tịnh Phạn vẫn cho rằng: Vợ con là sợi dây thần diệu nhất để ràng buộc Thái Tử, nên Ngài đã cưới vợ cho Thái Tử năm 17 tuổi, tên là:

    1. Da Du Đà La (Yasodharà).

    2. Tu xa Đa (Sujata) còn gọi là Nan Đà Ba La.

    3. Chiến Gìa (Cinca)

    4. Tất cả đều đúng




  1. 86.- Thái Tử đã cưới được Công Chúa Da Du Đà La, vì:

    1. đã thắng cuộc sau kỳ thi về văn chương.

    2. đã thắng cuộc sau kỳ thi về võ nghệ.

    3. Thái Tử là cháu ruột gọi Cam Lộ Vương Phi (Mẹ của Da Du Đà La) bằng Cô.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Ngoài công chúa Da Du Đà La (Yasodharà), Vua Tịnh Phạn còn cưới cho Thái Tử hai phu nhân khác nữa, tên là:

    1. Cồ Tỳ Gia (Gopika) và Lộc Dã (Mrganika).

    2. Cồ Tỳ Gia (Gopika) và Chiến Gìa (Cinca).

    3. Lộc Dã (Mrganika) và Tu Xa Đa (Sujata).

    4. Chiến Già (Cinca) và Tu Xa Đa (Sujata).

    5. Tất cả đều sai.




  1. Công chúa Da Du Đà La (Yasodharà) thường được gọi là Rahulamata, hay Bimbà, hoặc Bhaddakaccànà là con của:

    1. Vua Sư Tử Giáp (Sihahanu) và Kiến Già Na (Kaccãnã).

    2. Vua Thiện Giác (Suppabuddha) và Cam Lộ Vương Phi (Pamità).

    3. Vua Ba Tư Nặc (Drasenajii) và Mạt Lỵ Phu nhân(Malika).

    4. Tất cả đều sai.



  1. Người hầu cận của Thái Tử tên gì:

    1. Ưu Đà Di (Udayin).

    2. Xa Nặc (Channa, Chandaka).

    3. Ưu Bà Ly (Upali).

    4. Ni Đề (Sunita).




  1. Vua Tịnh Phạn đã phải cho Thái Tử xuất thành du ngoạn, vì:

    1. Các cuộc vui ngũ dục trong cung cấm không làm vơi được nỗi buồn của Thái Tử.

    2. Muốn cho Thái Tử có dịp tiếp xúc với đời mà sau này dễ dàng cai trị đất nước.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tại cửa thành hướng đông, Thái tử đã thấy cảnh:

    1. Gặp một người bệnh, bụng to cổ trướng, rên la khổ sở.

    2. Gặp cụ già thân hình tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa tai điếc.

    3. Gặp một đám tang, thân nhân theo sau gào khóc thảm thiết.

    4. Gặp một vị Sa-môn.




  1. Tại cửa thành hướng Tây, Thái tử đã thấy cảnh:

    1. Gặp cụ già thân hình tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa tai điếc.

    2. Gặp một người bệnh, bụng to cổ trướng, rên la khổ sở.

    3. Gặp một đám tang, thân nhân theo sau gào khóc thảm thiết.

    4. Gặp một vị Sa-Môn, tướng mạo nghiêm trang thanh thoát.




  1. Tại cửa thành hướng Nam, Thái tử đã thấy cảnh:

    1. Gặp một đám tang, thân nhân theo sau gào khóc thảm thiết.

    2. Gặp một vị Sa môn, tướng mạo trang nghiêm thanh thoát.

    3. Gặp cụ già thân hình tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa tai điếc.

    4. Gặp một người bệnh, bụng to cổ trướng, rên la khổ sở.




  1. Nhận thức của Thái tử sau khi thăm qua ba cửa thành đầu tiên:

    1. Con người sống ở đời, dù giàu nghèo sang hèn, đều không tránh khỏi sự đau khố của cảnh già, bệnh, chết đoanh vây áp bức.

    2. Thương xót chúng sinh nên Ngài luôn trầm mặc suy nghĩ, tìm phương pháp cúu khổ chúng sinh.

    3. Chỉ có con đường xuất gia tu đạo mới có thế giải thoát con người ra khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tâm trạng của Thái tử sau khi tiếp xúc với thực trạng khổ đau của kiếp người (cảnh sinh lão bệnh tử) là:

    1. Xúc động mạnh mẽ, thương xót và buồn rầu vô hạn về những đoạ đày lầm than của chúng sinh.

    2. Luôn trầm mặc suy tư cố tìm phương pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ luân hồi.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tại cửa thành hướng Bắc, Thái tử đã thấy cảnh:

    1. Gặp một đám tang, thân nhân theo sau gào khóc thảm thiết.

    2. Gặp cụ già thân hình tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa tai điếc.

    3. Gặp một người bệnh, bụng to cổ trướng, rên la khổ sở.

    4. Gặp một vị Sa Môn, tướng mạo đoan nghiêm thanh thoát.




  1. Nhận thức của Thái tử sau khi gặp vị Sa môn là:

    1. Tư tưởng và ước nguyện của Thái tử với vị Sa môn hoàn toàn giống nhau.

    2. Chỉ có con đường xuất gia tu đạo mới có thể cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ sinh tử luân hồi.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Thái Tử đã yêu cầu Vua Tịnh Phạn thỏa mãn những điều gì sau khi xin phép xuất gia nhưng không được chấp thuận:

    1. Được trẻ mãi không già và khoẻ mãi không đau.

    2. Được sống hoài không chết và mọi người hết khổ.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Chỉ có câu (b) đúng.




  1. Trước hôm Thái Tử Xuất gia, Công chúa Da Du Đà La đã nằm mộng thấy:

    1. Một con bò trắng sừng dài rất đẹp, trên trán mang hòn kim cương khoan thai ra khỏi thành, có tiếng la gọi: Bắt nó lại! nếu để nó ra đi thì thành này còn chi là lộng lẫy nữa! Công Chúa cố bắt giữ lại nhưng không được.

    2. Bốn Thiên Thần hiện giữa không trung; một lá cờ có những đường chỉ bạc gắn những viên ngọc tung bay phất phới để thay thế lá cờ trên cửa thành bị rớt; những hoa lạ, vàng, ngọc, hổ phách, xa cừ, mã não rơi như trận mưa ngũ sắc với tiếng thét hãi hùng: Giờ sắp đến! Giờ sắp đến!

    3. Xâu chuỗi ngọc mà Thái Tử thường dùng để thắt lưng lại biến thành con rắn cắn vào lòng Công Chúa; từ xa, có tiếng rống của con bò trắng, tiếng lá cờ đập gió tung bay, nhất là tiếng kêu to: Giờ tới rồi!

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có (a) và (b) đúng mà thôi.

Di tích Thành Ca Tỳ La Vệ. Kinh đô của Bộ Tộc Thích Ca do Vua Tịnh Phạn cai trị ngày trước, nay thuộc làng Tilaurakot xứ Nepal.


Di tích Cửa Thành Cung Điện Nước Ca Tỳ La Vệ của Vua Tịnh Phạn, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đi Xuất Gia.
V. Xuất Gia và Tìm Đạo


  1. Thái tử Xuất gia vào ngày tháng nào theo âm lịch:

    1. Nửa đêm ngày Rằm tháng 02.

    2. Nửa đêm ngày mồng 08 tháng 02.

    3. Nửa đêm ngày mồng 08 tháng Chạp.

    4. Nửa đêm ngày Rằm tháng 04.




  1. Thái Tử Xuất gia năm Ngài bao nhiêu tuổi:

    1. Năm 18 tuổi.

    2. Năm 25 tuổi.

    3. Năm 29 tuổi.

    4. Năm 35 tuổi.




  1. Thái tử Xuất gia trong cảnh trạng nào:

    1. Ngài ra đi một cách đàng hoàng, được phép của Vua Tịnh Phạn và có Triều Thần đưa tiễn.

    2. Đến phòng của Công chúa Da Du Đà la, ôm hôn La Hầu La và ngỏ lời từ biệt với Công chúa.

    3. Không một lời từ giã Vua Cha và vợ con, Ngài cỡi ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) và cùng với Xa Nặc [Channa (P), Chandaka (S)] âm thầm trốn khỏi Hoàng cung.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi trời hừng sáng, Thái Tử đã cùng Xa Nặc và Kiền Trắc dừng chân tại bờ sông:

    1. A Nô Ma (Anoma).

    2. Ni Liên Thuyền [Neranjara (P); Nairanjana (S)].

    3. Hằng hà (Ganga)

    4. Phược Ra Ca.




  1. Tại bờ sông này (Anoma) Thái Tử đã:

    1. Lấy gươm cắt tóc và cởi hết đồ trang sức giao cho Xa Nặc [Channa (P); Chandaka (S)] mang về tâu với Vua Tịnh Phạn về quyết tâm xuất gia của Ngài.

    2. Xuống sông tắm rửa sạch sẽ, rồi lên ngồi dưới gốc cây Tất Bát La thiền định cho đến khi thành Đạo.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tấm lòng trung nghĩa của Ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) đối với Thái Tử như thế nào:

    1. Không chịu cùng Xa Nặc trở về cung, mà vẫn theo sau quanh quẩn bên Thái Tử trong suốt thời gian tìm Đạo và Tu Khổ Hạnh cho đến ngày Ngài Thành Phật.

    2. Sau khi cùng Xa Nặc về cùng, buồn bã bỏ ăn và chết sau đó mấy hôm.

    3. Không quản gian khổ đói khát đưa Công Chúa Da Du Đà La đi tìm Thái Tử trên khắp nẻo đường sông núi.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi Thái Tư lấy gươm cắt tóc, có phát lời nguyện rằng:

    1. Nếu không đạt được Chánh Giác, thì quyết không rời khỏi nơi đây.

    2. Nguyện cho hết thảy phiền não và tập chướng đều dứt sạch.

    3. Nếu không độ tận chúng sinh, thì nguyện không thành Chánh Giác.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thái Tử đã đổi chiếc Hoàng Bào để lấy chiếc áo của người thợ săn giả dạng Thầy Tu, tên là:

    1. Ghatikana Maha Brahma (Ga Ti Ca Na Ma Ha Bà La).

    2. Alara kalama (A La Lam).

    3. Uddaka Ramaputta (Uất Đầu Lam Phất).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi cắt tóc và đổi áo, Thái Tử thật sự có hình tướng xuất gia và Ngài đi vào rừng khổ hạnh, gặp nhóm Đạo sĩ tu khổ hạnh tên:

    1. Kiều Trần Như (Kondanna hay Annata Kondanna).

    2. Bạt Già (Bhargava).

    3. Alara Kalama (A La Lam).

    4. Uddaka Ramaputta (Uất Đầu Lam Phất).




  1. Chủ trương của nhóm Bạt Gìa tu khổ hạnh là để cầu:

    1. Giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

    2. Được làm Ma Vương, Thiên Thần, có thần thông và được lên cõi trời.

    3. Được sinh lên cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

    4. Được sinh về cõi trời Vô Tưởng.




  1. Về cách phục sức của nhóm Bạt Gìa thì:

    1. Áo quần của họ thì làm bằng da thú.

    2. Họ mặc áo kết bằng lá cây.

    3. Dùng cọng rơm (của cây lúa) bện lại thành áo quần.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Về thức ăn hàng ngày của nhóm Bạt Già thì:

    1. Chỉ ăn rễ cây, da cây, hoa quả, tuyệt đối không dùng vật thực tươi tốt, chỉ ăn đồ dư thừa.

    2. Chỉ ăn những vật thực do tín thí cúng dường, không ăn những thức dư thừa.

    3. Mỗi ngày chỉ ăn một lần vào buổi khuya.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Khi ăn thì họ ăn bằng cách nào:

    1. Bắt chước như chim, dùng hai chân kẹp thức ăn mà đút vào miệng.

    2. Bắt chước như mèo, 2 tay 2 chân chống xuống đất, đầu cúi xuống, thè lưỡi ra liếm thức ăn.

    3. Cả hai cách trên.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Phương pháp tu hành của nhóm Bạt Già thì:

    1. Có kẻ từ sáng đến chiều cứ dội nước lạnh vào mình từ đầu đến chân.

    2. Có kẻ mỗi ngày từ 2 đến 6 lần ngồi trên tảng băng, hoặc có kẻ nằm ngủ sát bên bếp lửa hồng để ướp mình trong tia lửa nóng.

    3. Có kẻ suốt ngày lặn dưới nước để cầu đảo ánh quang minh của mặt trời mặt trăng nhiếp vào.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi rời nhóm Bạt Già, Thái Tử đã vào thành Vương Xá và được Vua nước Ma Kiệt Đà đón tiếp, tên là:

    1. Tần-Bà Sa-La [bình Sa Vương(Bimbisara; Bimbasara)].

    2. Ba-Tư-Nặc (Prasenajii hoặc Pasenadi).

    3. A-Xà-Thế [Ajatasattu (P); Ajatasatru (S)].

    4. Ưu-Điền.




  1. Sau khi yết kiến Thái Tử, Vua Tần Bà Sa La đã đề nghị:

    1. Thái Tử hãy cởi bỏ lớp áo tu hành, mà trở về nước Ca Tỳ La Vệ với Vua Tịnh Phạn cùng vợ con.

    2. Nhường ngôi Vua nước Ma Kiệt Đà cho Thái Tử trị vì, còn ông thì xuống làm bề tôi.

    3. Nếu sau này Thái Tử đắc đạo, thì hãy đến cứu độ Nhà Vua trước.

    4. Câu (b) và (c) đúng.




  1. Sau khi rời nhóm Bạt Già, Thái Tử đã tìm gặp và hỏi Đạo với vị Đạo Sĩ tại núi Tần Đà (Anupuya), phía Bắc thành Tỳ Xá Ly (Vesaly), Vị Đạo Sĩ này tên là:

    1. A Tư Đà (Asita).

    2. A La Lam (Alara Kalama; A La La Ca Lam).

    3. Uất Đầu Lam Phất [Uddaka Ramaputta (P); Uddaka Ramaputra (S)].

    4. Tất cả đều sai.




  1. Buổi đầu mới gặp Đạo Sĩ A La Lam, Thái Tử đã hết sức:

    1. Chán nản vì chủ trương tu khổ hạnh của A La Lam không khác gì nhóm Bạc Già.

    2. Hoan hỷ vì A La Lam quả là một nhà thông Thái, bác học, đa văn.

    3. Thắc mắc vì lối tu kỳ dị của A La Lam không đưa đến cứu cánh giải thoát và giác ngộ.

    4. Tất cả đều sai.




  1. A La Lam là vị Đạo Sĩ đã:

    1. Thông suốt mọi tư tưởng học thuật Bà La Môn.

    2. Tinh thông cả Giáo điển của Số-Luận.

    3. Dạy Thái Tử chuyên nhiếp tâm vào định, từ Sơ đến Tứ Thiền, để chứng cõi trời Vô Tưởng.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi thấu hiểu các yếu pháp của A La Lam, không đưa đến mục đích tìm cầu giác ngộ và giải thoát sinh tử, nên Thái Tử còn tìm gặp một Đạo sĩ khác ở ngoài thành Vương Xá (Rajagaha) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) tên là:

    1. Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya).

    2. ưu Ba Ca (Upaka).

    3. Uất Đầu Lam Phất [Uddaka Ramaputta (P); Uddaka Ramaputra (S)].

    4. Tất cả đều sai.




  1. Những tương đồng và khác biệt giữa hai Đạo sĩ Uất-Đầu Lam-Phất và A-La-Lam là:

    1. Hướng tu không khác nhau vì cùng thuộc phái Số-Luận.

    2. Kiến thức của Uất Đà rộng hơn A La Lam.

    3. Theo A La Lam thì cứu cánh giải thoát là cõi Trời Vô Tưởng (Định Vô Sở Hữu Xứ); Còn Uất Đầu Lam Phất thì là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau các lần tìm và học Đạo từ A La Lam rồi đến Uất Đầu Lam Phất, Thái Tử đã đạt tới chỗ cao nhất mà các Đạo Sĩ này đã đạt được, nên Thái Tử đã nhận thấy rằng:

    1. Các Đạo hiện có, không có Đạo nào đủ khả năng đưa con người đến chỗ Giác ngộ và Giải thoát hoàn toàn.

    2. Chỉ có chính đích thân mình hành trì chuyên tu, thì may ra mới có thể tìm ra Chánh Đạo Vô Thượng mà thôi.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.

Hang Lưu ảnh ở núi Tiền Chánh Giác Đức Thích Tôn khi hãy chưa thành Chính Giác, Ngài đã lên ngọn núi này để lựa chọn chỗ tu thiền định, nên núi đó có tên là "Tiền Chính Giác Sơn". ở phía Tây núi này có hang "Lưu Ãnh", Thổ dân vùng đó gọi là hang "Durga Sri" Hãy từ bỏ hạnh phúc nhỏ để thành tựu hạnh phúc to.


VI. Tu Khổ Hạnh


  1. [Cạnh núi Già Da giữa khoảng sông Hằng và sông Ba La Nại, có khu rừng mà mặt trước của nó nhìn ra sông Ni Liên Thiền, phía Bắc sông này lại có núi Tượng Đầu (núi Đầu Voi); đó là khu rừng nằm trong Thôn Ưu Lâu Tần Loa (Uruvilva) thuộc nước Ma Kiệt Đà]. Sau khi rời Uất Đà, Thái Tử đã chọn khu rừng thật tịch mịch này để tịnh tu, tên là:

    1. Núi Linh Thứu.

    2. Khổ Hạnh Lâm.

    3. Rừng Ta La Song Thọ.

    4. Rừng Thi Lâm.




  1. Được gọi là Khổ Hạnh Lâm là vì:

    1. Khu rừng này có nhiều Đạo Sĩ tụ tập để tu khổ hạnh.

    2. Khu rừng này sau khi có Thái Tử đến tu khổ hạnh.

    3. Khu rừng này sau khi có 5 anh em ông Kiều Trần Như đến xin Thái Tử để cùng tu khổ hạnh.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thời gian Thái Tử và 5 anh em ông Kiều Trần Như tu khổ hạnh là:

    1. 3 năm tìm Đạo, 3 năm tu khổ hạnh.

    2. 6 năm khổ hạnh.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tại Khổ Hạnh Lâm, Thái Tử không tu theo phép tu của nhóm Bạt Già, nhưng những khổ hạnh mà Thái Tử trải qua, còn vượt xa khổ hạnh của nhóm Bạt Già, là vì:

    1. Thái Tử chuyên lo giữ giới Tham Thiền, quên ăn bỏ ngủ trong suốt 6 năm liền tu khổ hạnh.

    2. Ngài cương quyết hành hạ tự thân ép xác, đến nỗi mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè và có lúc phải té xỉu chết giấc.

    3. Câu (a) và (b) đúng.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sự khác biệt về quan niệm tu khổ hạnh giữa Thái Tử và nhóm Bạt Già là:

    1. Theo nhóm Bạt Già thì khi thực hành các khổ hạnh ấy, sẽ chiêu cảm kết quả an vui về sau ở các cõi trời.

    2. Theo Thái Tử thì phải chịu kham khổ như vậy, mới khắc phục được xác thịt, đoạn diệt được phiền não, vọng tưởng; tiêu trừ được tình dục, sinh tử.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Hậu quả tai hại của lối tu khổ hạnh mà Thái Tử đã nhận chịu:

    1. Thân thể gầy còm ốm yếu với bộ da bọc xương.

    2. mắt hoa, tai ù, bệnh tật phát sinh.

    3. Phiền não, vọng tưởng vẫn không đoạn diệt; tình dục, sinh tử vẫn không tiêu trừ; con đường giải thoát càng mịt mù xa thẳm.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thái Tử đã nghĩ gì khi từ bỏ lối tu khổ hạnh:

    1. Đại sự Giác ngộ và Giải thoát không bắt buộc nhục thể phải chịu khổ, đói ăn khác uống là chuyện dĩ nhiên.

    2. Điều cần thiết của kẻ tu hành là không nên để ý đến nhục thể và nên quên nó đi, để cho tâm được thanh tịnh.

    3. Hành hạ xác thân quá đáng không ích lợi gì, người cầu Đạo cần phải phát chiếu trí tuệ, mới mong được giác ngộ và giải thoát.

    4. Tất cả đều đúng.

Sông Hằng (ngày nay)


Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương