LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



tải về 0.74 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
  1   2   3   4   5   6   7   8
LỜI GIỚI THIỆU
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Kim Quang có trình cho tôi tập bài ‘’500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật Thích Ca’’, để thỉnh cầu Duyệt Chính và Đề Tựa. Tôi hoan hỷ nhận lời như một khuyến khích tối đa bởi tâm thành đóng góp của các Huynh Trưởng trong Phật sự sưu soạn cao quý này.
Hiện tại, cũng đã có rất nhiều thiên tài liệu nói về lịch sử Đức Phật được biên tập giá trị dưới nhiều thể tài như văn xuôi, văn vần, kể cả dưới hình thức của các câu vấn đáp... Nhưng tựu trung, cũng không ngoài mục đích làm phong phú và hữu hiệu hóa việc hoằng truyền Đạo Như Thật của Chư Tôn Thiền Đức, Học Giả, Sử Gia... phát sinh bởi tâm nguyện - Thường Tùy Phật Học.
Do đó, cuộc đời Đức Phật được Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Kim Quang góp nhặt và trình bày dưới dạng thức của những câu hỏi trắc nghiệm trong tập bài này, quả là một công phu đáng quý, mặc dù nó còn nhiều khiếm khuyết, như thiếu chặt chẽ trong bố cục và lượm thượm trong hành văn; không thể đem nó so sánh trong muôn một với các tác phẩm đã có từ trước. Tuy nhiên, trên một góc cạnh nào đó, 500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật Thích Ca đã lưu lộ được cái tinh thần và thiện chí của Người Huynh Trưởng thiết tha với phương pháp hướng dẫn Giáo Lý để có tác dụng cao nhất trong sự Tu Học của Gia Đình Phật Tử; hầu ứng dụng linh hoạt cũng như cập nhật với nền giáo dục thực nghiệm có hệ thống và khoa học của thời đại văn minh tân tiến hiện nay.
Chính vì vậy, theo thiển ý: 500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật, không chỉ là tài liệu cần thiết cho Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử; mà còn có thể là tài liệu hữu ích cho Quý Phật Tử sơ cơ trên bước đường tìm học và tu tập Phật Pháp, nhất là về cuộc đời của Đức Bổn Sư. Ngoài ra, nó cũng còn có thể giúp ích được phần nào cho Quý vị Hướng Dẫn Phật Pháp ở các lớp phổ thông, đỡ khỏi mất nhiều thì giờ tra cứu tài liệu trước khi hướng dẫn và thuyết giảng.
Từ suy nghĩ đó, Tôi trang trọng có đôi lời giới thiệu để thay cho Lời Tựa - tập bài 500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật Thích Ca đến Chư Quý Độc Giả - Như là một khích lệ, một tin tưởng, một hy vọng và kỳ vọng gửi về tập thể Anh Chị Em Áo Lam với lời khuyến thỉnh: Mặc dù đây chỉ là việc làm đơn phương của Ban Huynh Trưởng một Đơn Vị, nhưng có thể nó chính là gợi ý ban đầu, thực tiển và cụ thể chuyển trình đến Đoàn Viên các Ngành các Cấp, đặc biệt là Ban Hướng Dẫn Trung Ương, sớm có kế hoạch canh tân chương trình Tu Học và Sinh Hoạt của Gia Đình Phật Tử, để khế hợp với hoàn cảnh xã hội mới, cũng như theo kịp với đà tiến bộ của thời đại, như Huấn Từ của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ân cần chỉ dạy nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Tổ Chức Gia Đình Phật Tử, mà Anh Chị Em đã, đang luôn nguyện mãi Khâm Tuân.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tỳ kheo Thích Thiện Trì

LỜI THƯA
Giá trị chân chính của người Phật Tử y cứ ở nơi Thực Tu Thực Chứng, chứ không bằng vào kiến thức đa văn. Tuy nhiên, không một ai có thể THỰC HÀNH nếu chưa nắm vững LÝ THUYẾT. Mặc dù lý thuyết là phương tiện; là ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng lại là điều kiện cần thiết ban đầu để tiến dẫn đến cứu cánh. Bởi vậy, khó có thể Nhất Tâm Lễ Kỉnh và Xưng Tán Như Lai nếu chưa hiểu biết thâm sâu về Công Đức của Chư Phật - mà Cuộc Đời của Ngài chính là nền tảng, là gốc rễ - đã dắt dẫn chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng đi vào Đạo...
Do đó – ‘’500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật Thích Ca’’ được sưu soạn không ngoài mục đích giúp Quý Anh Chị Trưởng tiết kiệm thời gian trong việc đúc kết tài liệu hướng dẫn; cũng như giúp các em Đoàn Sinh tự kiểm tra và ôn tập những điểm chính yếu về Sự Tích của Ngài mà các Em đã học hoặc chưa học; và dĩ nhiên, đây cũng chỉ là hạt nước góp mặt trong biển cả đại dương của vô lượng phương pháp Học, Hiểu để Thực Hành Đạo Phật, mà cốt tủy là Ba món Huệ Học - Văn, Tư, Tu - đã được Gia Đình Phật Tử khai thác, ứng dụng trong mấy mươi năm qua và được xem là nguyên tắc sư phạm căn bản của Huynh Trưởng khi hướng dẫn Đoàn Sinh.
‘’500 câu hỏi trắc nghiệm về lược sử Đức Phật Thích Ca’’ được sưu soạn trong thiện chí và cố gắng tối đa, nhưng chắc chắn không tr ánh khỏi những sai, thiếu sót rất nhiều, do vì khả năng còn non yếu và sự hiểu biết còn giới hạn. Kính mong Chư Thiện Hữu Tri Thức và Quý Anh Chị Trưởng hoan hỷ chỉ dạy, cũng như rất mong được sự góp ý của các em Đoàn Sinh.
Kính,
Ban Huynh Trưởng

Gia Đình Phật Tử Kim Quang

LƯỢC SỬ

ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Phần Một

Từ sơ sinh đến Thành Đạo


  1. Thân thế và Gia Phả




  1. Giáo chủ sáng lập Phật Giáo ở cõi Ta bà là:

    1. Đức Phật A-Di-Đà.

    2. Đức Phật Thích Ca.

    3. Đức Phật Dược Sư.

    4. Đức Phật Di-Lặc.




  1. Thuở Đức Phật Nhiên Đăng còn trụ thế, thì Đức Phật Thích Ca còn là vị Bồ Tát, Ngài tên là:

    1. Thiện Huệ.

    2. Bảo Hải.

    3. Hộ Minh.

    4. Câu Na La.




  1. Do công hạnh gì mà Bồ Tát Thiện Huệ được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni:

    1. Lòng thành của Ngài mua hoa cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng.

    2. Cởi áo và trải tóc trên bùn để Đức Phật Nhiên Đăng đi qua.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Đức Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho Bồ Tát Thiện Huệ sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni sau đó bao nhiêu kiếp và thuộc về kiếp nào:

    1. 81 kiếp, thuộc về kiếp Quá Khứ.

    2. 84 kiếp, thuộc về kiếp Tương Lai.

    3. 108 kiếp, thuộc về kiếp Trang Nghiêm.

    4. 91 kiếp, thuộc về kiếp Hiền.



  1. Sau khi lâm chung, Bồ Tát Thiện-Huệ thác sinh ở cõi trời:

    1. Đâu Suất.

    2. Đao Lợi.

    3. Tịnh Cư.

    4. Tha Hóa.




  1. Lúc Đức Phật Ca Diếp ra đời, thì Bồ Tát Thiện Huệ đổi thân và cải hiệu là:

    1. Bảo Hải.

    2. Hộ Minh.

    3. Câu Na La.

    4. Tu Đại Noa.




  1. Tiền thân gần nhất để ra đời thành Thái tử Tất Đạt Đa là ai và ở đâu:

    1. Thiện Huệ ở cung trời Đao Lợi

    2. Hộ Minh ở cung trời Đâu Suất.

    3. Tu Đại Noa ở nước Diệp Ba.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Họ của Đức Phật Thích Ca lúc chưa xuất gia thành Phật là:

    1. Cồ Đàm.

    2. Kiều Tất La.

    3. Gotama (Gautama).

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Họ và tên của Đức Phật Thích Ca lúc chưa xuất gia thành Phật là Thái tử:

    1. Tất Đạt Đa Cồ Đàm.

    2. Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tất Đạt Đa (Siddhàrta) có nghĩa là:

    1. Năng Nhân: Người có nhiều năng lực Từ bi.

    2. Tịch Mặc: Không bị khổ vui làm động tâm và phiền não khuấy rối.

    3. Nhất Thiết Nghĩa Thành: mọi sở nguyện đều thành tựu.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thích Ca (Sàkya) có nghĩa là:

    1. Năng Nhân: Người có nhiều năng lực Từ bi.

    2. Tịch Mặc: Không bị khổ vui làm động tâm và phiền não khuấy rối.

    3. Nhất Thiết Nghĩa Thành: Mọi sở nguyện đều thành tựu.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Mâu Ni (Muni) có nghĩa là:

    1. Năng Nhân: Người có nhiều năng lực Từ bi.

    2. Tịch Mặc: Không bị khổ vui làm động tâm và phiền não khuấy rối.

    3. Nhất Thiết Nghĩa Thành: Mọi sở nguyện đều thành tựu.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên là Thái Tử nước:

    1. Câu Li (Koli).

    2. Kiều Tất La (Kosala).

    3. Ma Kiệt Đà (Magadha).

    4. Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu).




  1. Vị Vua đầu tiên của Bộ Tộc Thích Ca là:

    1. Chúng Sở Hứa.

    2. Đại Thiện Sanh Vương.

    3. Sư Ma Ý.

    4. Ưu Đà La.




  1. Chúng Sở Hứa có nghĩa là:

    1. Người có năng lực Từ Bi.

    2. Mọi sở nguyện đều thành tựu.

    3. Được mọi người ưa thích.

    4. Không bị khổ vui làm động tâm và phiền não khuấy rối.




  1. Tổ Bảy đời của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Cồ La.

    2. Ưu Đà La.

    3. Sư Ma Ý.

    4. Đại Thiện Sanh Vương.




  1. Tổ Sáu đời của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Cồ La.

    2. Ưu Đà La.

    3. Sư Ma Ý.

    4. Đại Thiện Sanh Vương.




  1. Tổ Năm đời của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Cồ La.

    2. Ưu Đà La.

    3. Sư Ma Ý.

    4. Đại Thiện Sanh Vương.




  1. Tổ Bốn đời của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Cồ La.

    2. Ưu Đà La.

    3. Sư Ma Ý.

    4. Đại Thiện Sanh Vương.




  1. Cha của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Tịnh Phạn Vương (Suddhodana).

    2. Bạch Phạn Vương (Dronodana).

    3. Cam Lộ Phạn Vương (Amrtodana).

    4. Hộc Phạn Vương.




  1. Mẹ của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Ma Da Hoàng hậu.

    2. Cam Lộ Vương Phi.

    3. Ma ha Ba Xà Ba Đề.

    4. Hoàng hậu Vi Đề Hy.




  1. Hoàng Hậu Ma Da có một anh trai và một em gái tên là:

    1. Tần Bà Sa La và Mạt Lỵ.

    2. Ba Tư Nặc và Vi Đề Hy.

    3. Thiện Giác và Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau khi Hoàng Hậu Ma Da băng hà, Vua Tịnh Phạn đã cưới thêm một Phu Nhân (để nuôi dưỡng Thái Tử) tên là:

    1. Mạt Lỵ.

    2. Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    3. Cam Lộ Vương Phi.

    4. Vi Đề Hy.




  1. Sau khi Hoàng Hậu Ma Da băng hà, Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotami) lấy Vua Tịnh Phạn Đầu Đà Na (Suddhodana) sinh ra một trai và một gái tên là:

    1. Ananda và Matànga.

    2. Nanda và Sundari Nanda.

    3. devadatta và Yasodhara.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ông Bà Nội của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Vua Tần Bà Sa La và Hoàng hậu Vi Đề Hy.

    2. Vua Ba Tư Nặc và Mạt Lỵ Phu nhân.

    3. Vua A Noa Thích Ca và Hoàng hậu Da Du Đà La.

    4. Vua Sư Tử Giáp và Hoàng hậu Kiến Già Na




  1. Ông Bà Ngoại của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. Vua Tần Bà Sa La và Hoàng hậu Vi Đề Hy.

    2. Vua Ba Tư Nặc và Mạt Lỵ Phu nhân.

    3. Vua A Noa Thích Ca và Hoàng hậu Da Du Đà La.

    4. Vua Sư Tử Giáp và Hoàng hậu Kiến Già Na




  1. Vua Tịnh Phạn có mấy Anh Em:

    1. 2 em trai và 2 em gái.

    2. 3 em trai và 1 em gái.

    3. 1 em trai và 3 em gái.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ba người Em trai của Vua Tịnh Phạn tên là:

    1. Bạch Phạn, Hộc Phạn và Cam Lộ Phạn Vương.

    2. Bạch Phạn, Thiện Giác và Hộc Phạn Vương.

    3. Thiện Giác, Cam Lộ Phạn và Hộc Phạn Vương.

    4. Bạch Phan, Hộc Phan và Cam Lộ Vương Phi.




  1. Bạch Phạn Vương (Dronodana) có hai người con trai là:

    1. Ma Ha Nam và A Nan.

    2. Bà Sa và Bạt Đề.

    3. Đề Bà Đạt Đa và A Nan.

    4. Ma Ha Nam và A Na Luật.




  1. Cam Lộ Phạn Vương (Amrtodana) có hai người con trai là:

    1. Ma Ha Nam và A Nan.

    2. Bà Sa và Bạt Đề.

    3. Đề Bà Đạt Đa và A Nan.

    4. Ma Ha Nam và A Na Luật.




  1. Hộc Phạn Vương có hai người con trai là:

    1. Ma Ha Nam và A Nan.

    2. Bà Sa và Bạt Đề.

    3. Đề Bà Đạt Đa và A Nan.

    4. Ma Ha Nam và A Na Luật.




  1. Người Em gái của Vua Tịnh Phạn tên gì:

    1. Hoàng hậu Vi Đề Hy.

    2. Mạt Lỵ Phu nhân.

    3. Hoàng hậu Thắng Man.

    4. Cam Lộ Vương Phi.




  1. Cam Lộ Vương Phi (Pamita) là vợ của:

    1. Vua Thiện Giác (Dandapani).

    2. Vua Tần Bà Sa La.

    3. Vua Ba Tư Nặc.

    4. Vua A Noa Thích Ca Vương.




  1. Xã hội Ấn Độ thời Phật tại thế chia làm mấy giai cấp:

    1. Một giai cấp.

    2. Hai giai cấp.

    3. Bốn giai cấp.

    4. Sáu giai cấp.




  1. Hai giai cấp thống trị Ấn Độ thời bấy giờ là:

    1. Bà La Môn và Thủ Đ à La.

    2. Thủ Đà La và Phệ X á.

    3. Sát Đế Lỵ và Phệ Xá.

    4. Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.




  1. Hai giai cấp bị áp bức và làm nô lệ là:

    1. Bà La Môn và Thủ Đà La.

    2. Thủ Đà La và Phệ Xá.

    3. Sát Đế Lỵ và Phệ Xá.

    4. Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.




  1. Giai cấp nắm độc quyền về học thuật tư tưởng, buộc ba giai cấp kia phải răm rắp tuân theo là:

    1. Sát Đế Lỵ.

    2. Thủ Đà La.

    3. Bà La Môn.

    4. Phệ Xá.




  1. Giai cấp nắm độc quyền về chính trị, quân sự, có toàn quyền sanh sát đối với nhân dân và xem lãnh thổ cai trị như tư hữu riêng của họ là:

    1. Sát Đế Lỵ.

    2. Thủ Đà La.

    3. Bà La Môn.

    4. Phệ Xá.




  1. Giai cấp gồm các giới nông, công, thương, không được quyền học hỏi, sống nai lưng làm việc để cung phụng hai giai cấp giáo quyền và chính quyền, là:

    1. Sát Đế Lỵ.

    2. Thủ Đà La.

    3. Bà La Môn.

    4. Phệ Xá.




  1. Giai cấp gồm những người nghèo nhất, phải làm những nghề nghiệp cực nhọc nhất mà ba giai cấp trên không bao giờ làm, đó là:

    1. Sát Đế Lỵ.

    2. Thủ Đà La.

    3. Bà La Môn.

    4. Phệ Xá.




  1. Ngoài bốn giai cấp trên, còn một giai cấp khác phải gánh nhận số phận bi đát và khốn cùng nhất của con người và xã hội đã áp đặt, tạm gọi là ngoại cấp, gồm những người hạ tiện và nô lệ tủi nhục nhất:

    1. Phải làm nhà và sống riêng biệt ở ngoài làng.

    2. Phải làm những nghề nghiệp thấp hèn nhất như đổ phân, đắp đường, nuôi heo, chăn bò...

    3. Không được va chạm đụng phải vào người giai cấp cao hơn, dù là vô tình lầm lỡ.

    4. Tất cả đều đúng.


II. Đản Sinh



  1. Sau khi Bố thí thức ăn và áo mặc cho dân nghèo nhân ngày lễ Tinh Tú, đêm hôm đó, Hoàng hậu Ma Da đã nằm mộng thấy:

    1. Bốn vị Thiên vương đã khiên Long sàng của Hoàng hậu đến đỉnh núi Hy Mã Lạp, đặt dưới gốc cây cổ thụ rất cao lớn, lá vàng xanh và bông trắng như hoa Huệ.

    2. Một vị Bồ tát cỡi con voi trắng 6 ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai thông hông bên hữu của Hoàng hậu mà chun vào.

    3. Chỉ có câu (b) đúng.

    4. Câu (a) và (b) đều đúng.




  1. Vị Thầy đoán mộng đã đoán điềm chiêm bao của Hoàng hậu Ma Da như thế nào:

    1. Hoàng hậu sẽ sinh một Quý tử tài đức song toàn.

    2. Hoàng hậu sẽ từ trần bảy ngày sau khi Thái Tử Đản sinh.

    3. Nước Ca Tỳ La Vệ sắp có chiến tranh và sẽ mất về tay Vua Tỳ Lưu Ly.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Thái tử Tất Đat Đa đản sinh ngày tháng nào:

    1. Ngày trăng tròn tháng Vesak lịch Ấn Độ.

    2. Ngày Rằm tháng tư Âm lịch.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Hội Phật Giáo Thế Giới sau khi tham khảo các tài liệu đã phán quyết năm Đản Sinh của Thái Tử Tất Đạt Đa là:

    1. 559 trước Tây lịch (theo Luật Thiện Kiến).

    2. 561 trước Tây lịch (theo Bia Phật ở Miến Điện).

    3. 565 trước Tây lịch (theo Chúng Thánh Điểm Ký).

    4. 623 trước Tây lịch (theo Bia Buddhagaya ở Bồ Đề đạo Tràng).

    5. 624 trước Tây lịch (theo Phật Sử Tích Lan).

    6. 626 trước Tây Lịch (theo Phật Sử Tây Tạng).




  1. Thái tử Đản Sinh tại đâu:

    1. Dưới gốc cây Vô ưu (Asoka), trong thành Ca Tỳ La Vệ [Kapilavatthu (P) Kapilavastu (S)].

    2. Dưới gốc cây Vô ưu (Asoka) trong vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) ngay trong thành Ca tỳ la vệ.

    3. Dưới gốc cây Vô ưu, trong vườn Lâm Tỳ ni, ở phía đông thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 40 dặm thuộc nước Câu Ly (koli) của Vua Thiện Giác.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Cây Vô Ưu còn có tên:

    1. Ba La Soa.

    2. Vô Bát La.

    3. Ưu Đàm.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Năm 1896, Bác sĩ Aloi Anton Fuhnes - nhà khảo cổ người Đức (nhà khảo cổ người Anh Cuningham - theo Phật và Thánh Chúng của Cao Hữu Đính) đã đào được một trụ đá (trong rừng Térai nước Népal bây giờ) đánh dấu nơi Đản Sinh của Đức Phật Thích Ca. Trụ đá này do ai xây dựng và trong trường hợp nào:

    1. Vua Tịnh Phạn, để kỷ niệm Thái Tử Đản Sinh.

    2. Vua A Dục, khi Nhà Vua được Ngài Ưu Ba Cúc Đa dẫn thăm Thánh địa này.

    3. Tổ Ma Ha Ca Diếp, Sau khi Ngài Triệu tập Đại Hội Thánh Tăng lần I để kết tập Kinh Điển.

    4. Ngài Đường Tam Tạng Huyền Trang, khi Ngài sang Ấn Độ thỉnh Kinh.




  1. Trụ đá này khắc 5 hàng chữ, nội dung ghi gì:

    1. Năm Thiên Ái Thiện Kiến thứ 25, A Dục đích thân đến đây chiêm bái và sắc dựng thạch trụ để kỷ niệm.

    2. Đức Phật Đà, dòng họ Thích Ca đi xuất gia, đản sinh ở nơi đây.

    3. Thôn Lumbini nơi Phật Đản Sinh được miễn 1/8 thuế, đó là Hồng ân Phật đối với nơi Ngài đản sinh.

    4. Tất cả dều đúng.




  1. Nhờ có trụ đá này, mà người Tây phương đã:

    1. Tin rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật.

    2. Ra sức nghiên cứu tư tưởng Phật và tu tập theo Giáo Lý Đạo Phật nhiều hơn trước.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi Thái tử vừa Đản Sinh, có những điềm lạ gì xảy ra:

    1. Hào quang chiếu sáng rực cả đất trời, Vua Đế Thích tự mang Áo Kiều Thi Ca đến dâng Thái tử.

    2. Trời mưa hoa thơm, Thiên nữ múa hát, nhạc trời chúc tụng, quả đất rung động, các thứ cây đều sinh trái trổ bông.

    3. Dưới mặt đất tự nhiên nứt hai giếng nước, hương khí thơm tho, trên không chín con rồng phun nước.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Khi Thái Tử Tất Đạt Đa vừa mới Đản Sinh, đất trời chuyển động, hào quang sáng tỏ, ngay tại Trung Quốc cũng thấy điềm lạ này, mà sử sách đã ghi lại câu trả lời của Quan Thái Sử Tô Do với Nhà Vua: ‘’Hiện ở phương Tây đang có Bậc Đại Thánh Nhân Giáng sinh, Sau đây 600 năm Giáo lý sẽ truyền đến cõi ta’’. Vị Vua đó là ai, vào đời nào:

    1. Vua Chiêu Vương năn thứ 24 đời nhà Chu.

    2. Vua Minh Đế đời Hậu Hán.

    3. Vua Thái Tông đời nhà Đường.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi vừa Đản Sinh, Thái Tử đứng dậy ngoảnh mặt nhìn bốn phương rồi bước bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói gì:

    1. Trên trời dưới trời chỉ có Ngã là chí tôn.

    2. Từ vô lượng kiếp kiếp đến nay, phen này là hết.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Chỉ có câu (a) đúng mà thôi.




  1. Ý nghĩa mà Thái Tử Sơ Sinh đã đi bảy bước là:

    1. Tượng trưng Bảy đời Cổ Phật.

    2. Số Bảy là Danh số của Phật Giáo - số nhiều không thể tính đếm.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tướng mạo của Thái Tử rất đẹp đẽ, phúc hậu, vì có:

    1. 23 tướng tốt và 108 vẻ đẹp.

    2. 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

    3. 32 tướng tốt và 48 vẻ đẹp.

    4. 23 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.




  1. Vị Đạo sĩ đến đoán tướng Thái tử tên gì và ở đâu:

    1. A Tư Đà (Asita) ở núi Hương Sơn thuộc dãy Hy Mã Lạp sơn.

    2. Kiều Trần Như (Kondanna) ở Khổ Hạnh Lâm nước Ma Kiệt Đà.

    3. A La Lam (Alara kalama) ở phía Bắc thành Tỳ Xá Ly.

    4. Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ramaputta) ở nước Ma Kiệt Đà.




  1. Sau khi xem tướng Thái Tử, Đạo Sĩ A Tư Đà đã nói:

    1. Thái tử có 23 tướng tốt, sẽ làm Vua Chuyển Luân Thánh Vương.

    2. Thái Tử có 32 tướng tốt, sẽ xuất gia tu hành và thành Phật.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ông Tiên A Tư Đà đã khóc sau đó, là vì:

    1. Thái Tử sẽ mồ côi Mẹ trong vài ngày tới.

    2. Hoàng hậu Ma Da mất sẽ không có người nuôi nấng săn sóc Thái Tử nên người.

    3. Ông không sống được cho đến ngày Thái Tử tu thành Phật để độ thoát Ông.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Hoàng hậu Ma Da qua đời lúc nào:

    1. Sau khi Thái tử Đản Sinh được 7 ngày.

    2. Sau khi Ông Tiên A Tư Đà đoán tướng cho Thái Tử ra về.

    3. Sau khi Thái Tử được 7 tuổi.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Hoàng hậu Ma Da thác sinh về cõi trời:

    1. Đâu Suất.

    2. Đao Lợi.

    3. Tịnh Cư.

    4. Tha Hóa.




  1. Sau khi Hoàng hậu Ma Da từ trần, ai thay thế nuôi dưỡng Thái Tử:

    1. Cam Lộ Vương Phi.

    2. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    3. Hoàng hậu Vi Đề Hy.

    4. Mạt Lỵ Phu nhân.




  1. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotama) là gì của Thái Tử:

    1. Dì ruột.

    2. Mẹ nuôi.

    3. Mẹ kế.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Theo truyền thuyết, trong đời Vua Tịnh Phạn, Ngài đã có mấy lần chắp tay xá lạy Thái Tử Tất Đạt Đa và Đức Phật Thích Ca:

    1. 2 lần.

    2. 3 lần.

    3. 4 lần.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Vua Tịnh Phạn chắp tay xá Thái Tử Tất Đạt Đa lần thứ nhất trong trường họp nào:

    1. Khi Thái Tử vừa Đản sinh.

    2. Sau khi thấy Đạo sĩ A Tư Đà chắp tay xá chào Thái Tử Sơ Sinh, vì bị bàn chân của Thái tử đặt trên đầu A Tư Đà.

    3. Sau khi Thái tử hàng phục được con ngựa chứng hung dữ.

    4. Sau trận thi đấu kiếm cung với các Hoàng tử.




  1. Vua Tịnh Phạn chắp tay xá Thái Tử Tất Đạt Đa lần thứ hai trong trường hợp nào:

    1. Sau khi thấy Đạo sĩ A Tư Đà chắp tay xá chào Thái Tử Sơ Sinh

    2. Sau khi thấy Thái tử tự nhiên ngồi dậy hành Thiền trong buổi lễ Cày Cấy (Lúc bấy gìơ tuổi của Thái tử chưa biết ngồi).

    3. Sau khi Thái Tử hàng phục được con ngựa hung dữ.

    4. Sau khi Thái tử thắng các Hoàng tử trong các trận thi đấu kiếm cung.


Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương