LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



tải về 0.74 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

XI. Các Thời Pháp


  1. Trong suốt 45 năm (Phật Giáo Đại Thừa nói rằng 50 năm) sau ngày Thành Đạo, Đức Phật đã không mệt mỏi và dừng nghĩ trong việc hoằng pháp độ sinh. Những bài Pháp mà Ngài đã chỉ dạy, các đệ tử đã kiết tập và chia làm mấy thời kỳ:

    1. Ba thời kỳ.

    2. Bốn thời kỳ.

    3. Năm thời kỳ.

    4. Sáu thời kỳ.




  1. Thời kỳ thứ nhất, Đức Phật đã nói Kinh gì và trong bao nhiêu năm:

    1. Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm.

    2. A Hàm, 12 năm.

    3. Phương Đẳng, 8 năm.

    4. Hoa Nghiêm 21 ngày.




  1. Thời kỳ thứ hai, Đức Phật đã nói Kinh gì và trong bao nhiêu năm:

    1. Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm.

    2. Phương Đẳng, 8 năm.

    3. A Hàm, 12 năm.

    4. Hoa Nghiêm, 21 ngày.




  1. Thời kỳ thứ ba, Đức Phật đã nói Kinh gì và trong bao nhiêu năm:

    1. Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm.

    2. Phương Đẳng, 8 năm.

    3. A Hàm, 12 năm.

    4. Bát Nhã, 22 năm.




  1. Thời Kỳ thứ tư, Đức Phật đã nói Kinh gì và trong bao nhiêu năm:

    1. Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm.

    2. Phương Đẳng, 8 năm.

    3. Bát Nhã, 22 năm.

    4. A Hàm, 12 năm.




  1. Thời Kỳ thứ năm, Đức Phật đã nói Kinh gì và trong bao nhiêu năm:

    1. Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm.

    2. Phương Đẳng, 8 năm.

    3. Bát Nhã, 22 năm.

    4. A Hàm, 12 năm.




  1. Mục đích mà Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm là để:

    1. Dắt dẫn các Bậc Bồ Tát lên địa vị Diệu Giác và Đẳng Giác.

    2. Nêu bày Giáo Pháp rốt ráo của Như Lai, vì chỉ có Phật với Phật mới rõ mà thôi, để mọi người phát tâm dõng mãnh tu theo Đại Thừa Phật Giáo mà có thể chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Mục đích mà Đức Phật nói Kinh A Hàm là để:

    1. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa đến Đại Thừa, nghĩa là biết tự độ và độ tha.

    2. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa biết quay về với Chánh Pháp, mà lo bề tự tu tự độ.

    3. Chỉ bày Đạo Lý Chân Không của vũ trụ, thuyết minh thật tướng vô tướng của vạn pháp.

    4. Tất cả đều đúng




  1. Mục đích mà Đức Phật nói Kinh Phương Đẳng là để:

    1. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa đến Đại Thừa, nghĩa là biết tự độ và độ tha.

    2. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa biết quay về với Chánh Pháp, mà lo bề tự tu tự độ.

    3. Chỉ bày Đạo Lý Chân Không của vũ trụ, thuyết minh thật tướng vô tướng của vạn pháp.

    4. Tất cả đều đúng




  1. Mục đích mà Đức Phật nói Kinh Bát Nhã là để:

    1. Chỉ bày cho hàng căn cơ thuần thục thấy rõ: chỉ có Phật Thừa là bản hoài của Chư Phật trong việc thị hiện giáo hóa chúng sanh, còn tất cả các Thừa khác đều là vì phương tiện mà diễn nói; cũng như phó chúc các Phật sự tương lai sau ngày Ngài Bát Niết Bàn.

    2. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa đến Đại Thừa, nghĩa là biết tự độ và độ tha.

    3. Chỉ bày Đạo Lý Chân Không của vũ trụ, thuyết minh thật tướng vô tướng của vạn pháp.

    4. Tất cả đều đúng




  1. Mục đích mà Đức Phật nói Kinh Pháp Hoa và Nhập Niết Bàn là để:

    1. Chỉ bày cho hàng căn cơ thuần thục thấy rõ: chỉ có Phật Thừa là bản hoài của Chư Phật trong việc thị hiện giáo hóa chúng sanh, còn tất cả các Thừa khác đều là vì phương tiện mà diễn nói; cũng như phó chúc các Phật sự tương lai sau ngày Ngài Bát Niết Bàn.

    2. Dắt dẫn hàng sơ cơ Tiểu Thừa đến Đại Thừa, nghĩa là biết tự độ và độ tha.

    3. Chỉ bày Đạo Lý Chân Không của vũ trụ, thuyết minh thật tướng vô tướng của vạn pháp.

    4. Tất cả đều đúng

Di tích Chùa Niết Bàn ở Câu Thi Na (Nơi Đức Phật Nhập Diệt năm 544 trước Tây lịch)


Hạnh phúc thay, Chư Phật giáng sinh.

Hạnh phúc thay, Giáo Pháp cao minh.

Hạnh phúc thay, Tăng Già hoà hợp.

Hạnh phúc thay, Tứ Chúng đồng tu.
XII. Những ngày cuối cùng


  1. Khi Phật về già, một hôm, Ngài A Nan đã nằm mộng thấy bảy việc kỳ quái; và Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy lửa dữ rực cháy, thiêu đốt sông biển là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo chuyên nói lý thuyết suông mà không thực sự tu hành.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Sau khi Phật Nhập Niết Bàn, Đại chúng Tỳ Kheo và Chư Thiên cùng quần chúng sẽ thỉnh cầu Ngài A Nan tuyên dương Chánh Pháp.

    4. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo được tín chúng cúng dường đầy đủ, lại khởi xướng đấu tranh, vi phạm giáo pháp thanh tịnh của Phật.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy mặt trời rơi rụng, thế giới tối om, đầu Ngài A Nan cao ngang núi Tu Di là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo chuyên nói lý thuyết suông mà không thực sự tu hành.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Sau khi Phật Nhập Niết Bàn, Đại chúng Tỳ Kheo và Chư Thiên cùng quần chúng sẽ thỉnh cầu Ngài A Nan tuyên dương Chánh Pháp.

    4. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo được tín chúng cúng dường đầy đủ, lại khởi xướng đấu tranh, vi phạm giáo pháp thanh tịnh của Phật.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy Tỳ Kheo bỏ giới luật, treo áo cà sa là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo chuyên nói lý thuyết suông mà không thực sự tu hành.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Sau khi Phật Nhập Niết Bàn, Đại chúng Tỳ Kheo và Chư Thiên cùng quần chúng sẽ thỉnh cầu Ngài A Nan tuyên dương Chánh Pháp.

    4. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo được tín chúng cúng dường đầy đủ, lại khởi xướng đấu tranh, vi phạm giáo pháp thanh tịnh của Phật.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy Tỳ Kheo pháp y tơi tả, lận đận khốn cùng trong lao lý chông gai là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo chuyên nói lý thuyết suông mà không thực sự tu hành.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo được tín chúng cúng dường đầy đủ, lại khởi xướng đấu tranh, vi phạm giáo pháp thanh tịnh của Phật.

    4. Trong tương lai có hạng Tỳ Kheo vợ con đùm đề, bỏ giới không tu, xuôi theo thế tục hưởng lạc.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy heo rừng đào bới gốc rễ chiên đàn là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo thiếu niên hậu học không nghe lời giáo huấn của các bậc Trưởng Lão, không tin tội phước quả báo, chết đọa vào địa ngục.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Trong tương lai, chính đệ tử Phật trở lại phá hoại giáo pháp Phật, chứ không phải ngoại đạo đủ sức phá nổi.

    4. Trong tương lai có hạng Tỳ Kheo vợ con đùm đề, bỏ giới không tu, xuôi theo thế tục hưởng lạc.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy voi con không nghe voi mẹ đến nỗi phải đói khát mà chết là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo thiếu niên hậu học không nghe lời giáo huấn của các bậc Trưởng Lão, không tin tội phước quả báo, chết đọa vào địa ngục.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Trong tương lai, chính đệ tử Phật trở lại phá hoại giáo pháp Phật, chứ không phải ngoại đạo đủ sức phá nổi.

    4. Trong tương lai có hạng Tỳ Kheo vợ con đùm đề, bỏ giới không tu, xuôi theo thế tục hưởng lạc.




  1. Đức Phật đã giải thích ý nghĩa của điềm mộng thấy giòi bọ từ trong bụng sư tử chết bò ra, rúc rỉa thịt xương sư tử mà ăn là:

    1. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo thiếu niên hậu học không nghe lời giáo huấn của các bậc Trưởng Lão, không tin tội phước quả báo, chết đọa vào địa ngục.

    2. Trong tương lai, có hạng Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, xem Chánh Pháp như phương tiện trao đổi để cầu lợi dưỡng.

    3. Trong tương lai, chính đệ tử Phật trở lại phá hoại giáo pháp Phật, chứ không phải ngoại đạo đủ sức phá nổi.

    4. Trong tương lai có hạng Tỳ Kheo vợ con đùm đề, bỏ giới không tu, xuôi theo thế tục hưởng lạc.




  1. Người đệ tử cúng dường Đức Phật bát cháo nấm chiên đàn nhĩ cuối cùng, tên là:

    1. Đạo sĩ Bà La Môn Tu Bạt Đà La (Subhadra).

    2. Người thợ rèn Thuần Đà (Cunda).

    3. Cô gái chăn bò Nan Đà Ba La (Tujata).

    4. Trưởng giả Cù Sư La (Ghosira).




  1. Người đệ tử xuất gia cuối cùng trước khi Phật Nhập Niết Bàn là:

    1. Đạo sĩ Bà La Môn Tu Bạt Đà La (Subhadra).

    2. Người thợ rèn Thuần Đà (Cunda).

    3. Cô gái chăn bò Nan Đà Ba La (Tujata).

    4. Trưởng giả Cù Sư La (Ghosira).




  1. Trong cuộc đời Đức Phật, có hai lần xảy ra hiện tượng kỳ lạ là từ thân Ngài phát ra hào quang rực rỡ, ấy là:

    1. Lúc Đản Sinh và khi Xuất Gia.

    2. Lúc Đản Sinh và khi Thành Đạo.

    3. Lúc Đản Sinh và khi sắp Nhập Niết Bàn.

    4. Lúc Thành Đạo và khi sắp Nhập Niết Bàn.




  1. Trước lúc sắp Nhập Niết Bàn, Đức Phật đã dạy Ngài A Nan:

    1. Hãy lấy Giới Luật làm Thầy; nương vào ánh sáng của Chánh Pháp và ánh sáng của chính mình mà đi.

    2. Hãy nương tựa vào Tứ Niệm Xứ và dùng phương pháp làm lơ, không giao thiệp cãi vả mà điều phục kẻ dữ.

    3. Khi kết tập Kinh iển thì phải bắt đầu bằng câu Như Thị Ngã Văn

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có câu (a) và (b) đúng mà thôi.




  1. Đức Phật Nhập Niết Bàn ngày, tháng, năm nào:

    1. Rằm tháng Tư âm lịch, trước Tây lịch 624 năm.

    2. Mồng Tám tháng Hai âm lịch, trước Tây lịch 594 năm.

    3. Rằm tháng Hai âm lịch, trước Tây lịch 544 năm.

    4. Mồng Tám tháng Chạp âm lịch, trước Tây lịch 485 năm.




  1. Đức Phật Nhập Niết Bàn tại đâu:

    1. Rừng Ta La Song Thọ, gần thành Xá Vệ nước Kiều Tất La.

    2. Rừng Ta La Song Thọ, gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà.

    3. Rừng Ta La Song Thọ, gần thành Câu Thi Na cách thủ phủ Patna của tiểu bang Bihar ngày nay khoảng 180 dặm Anh (khoảng 300 cây số).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tương truyền rằng Ngài Ma Ha Ca Diếp đang hành hóa phương xa được tin Phật Nhập Niết Bàn, khi về đến nơi, nhìn thấy Kim quan Phật, Ngài Ma Ha Ca Diếp thương khóc bi thiết, Đức Phật đã:

    1. Dùng thần thông làm cho nắp Kim Quan mở ra, rồi Ngài chấp tay đứng dậy, ngỏ lời an ủi.

    2. Đưa hai chân ra khỏi Kim Quan cho Ngài Ma Ha Ca Diếp thấy lần chót.

    3. Đưa tay ra khỏi Kim Quan và xoa đầu an ủi Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tương truyền rằng, Trong Lễ Trà Tỳ, Bộ Tộc Mạt La (Malla) vì muốn dành trọn Xá Lợi Phật, đã cử rất nhiều trai tráng lực lưỡng cầm đuốc châm vào Kim Quan, kết quả thế nào:

    1. Lửa bừng cháy cao, thêu đốt không những chỉ các chàng trai này mà toàn cả Bộ tộc Mạt La.

    2. Những ngọn đuốc ấy khi vừa đưa gần đến Kim Quan thì đều tắt cả, không thể nào đốt cháy được.

    3. Tất cả đều sai.

    4. Chỉ có câu (a) đúng mà thôi.




  1. Ngọc Xá Lợi của Đức Phật sau khi Trà Tỳ đã được phân chia thành bốn phần cho các nơi:

    1. Cõi Trời; Long Cung; Cung điện Dạ Xoa và cõi Diêm Phù Đề.

    2. Các vị Vua nước Ma Kiệt Đà; Kiều Tất La; Ca Tỳ La Vệ và Bộ Tộc Mạt Lỵ.

    3. Giáo Đoàn Tỳ Kheo; Tỳ Kheo Ni; Vua A Xà Thế và Long Vương.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Sau Lễ Trà Tỳ, các nước cử đại binh đến Câu Thi Na quyết tranh dành Xá Lợi Phật, sau nhờ đến sự hóa giải và đứng ra phân chia thành tám phần cho các Quốc Vương để mang về bổn xứ mà cúng dường là nhờ ở công đức của:

    1. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    2. Ngài A Nan.

    3. Vua A Xà Thế.

    4. Tộc Trưởng bộ tộc Mạt La.




  1. Mùa an cư thứ nhất sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn, Đại Hội Kết tập Kinh Điển lần đầu tiên được triệu tập dưới sự Chủ Tọa của Ngài Ma Ha Ca Diếp, gồm có:

    1. 500 Tỳ Kheo đã chứng quả A La Hán.

    2. 800 Tỳ Kheo đã chứng quả A La Hán.

    3. 1,250 Tỳ Kheo đã chứng quả A La Hán.

    4. 2,000 Tỳ Kheo đã chứng quả A La Hán.




  1. Đại Hội kết tập Kinh Điển này được tổ chức ở đâu:

    1. Trong động đá Thất Diệp, ngoài thành Vương Xá (Rajagrha) nước Ma Kiệt Đà (Maghada).

    2. Ở vườn Ba Lợi Ca trong thành Tỳ Xá Ly (Vaisaly).

    3. Thành Hoa Thị [tức Ba Tra Lợi Phất (Pataliputra)] nước Ma Kiệt Đà.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trong Kỳ kết tập Kinh Điển này, Vị Tỳ Kheo A La Hán nào đã trùng tuyên Luật Tạng:

    1. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    2. Ngài A Nan.

    3. Ngài Ưu Bà Ly.

    4. Ngài A Na Luật.




  1. Trong Kỳ kết tập Kinh Điển này, Vị Tỳ Kheo A La Hán nào đã trùng tụng Kinh Tạng:

    1. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    2. Ngài A Nan.

    3. Ưu Bà Ly.

    4. Ngài A Na Luật.




  1. Ngoại hộ (Bảo Trợ) đắc lực cho kỳ kết tập này là:

    1. Cấp Cô Độc.

    2. Tỳ Xá Khư.

    3. A Xà Thế.

    4. A Dục Vương.




  1. Phật Lịch Nguyên Niên (năm thứ nhất) tính từ năm nào:

    1. Năm Thái Tử Tất Đạt Đa Đản Sinh.

    2. Năm Thái Tử Tất Đạt Đa Xuất Gia.

    3. Năm Đức Phật Thích Ca Thành Đạo.

    4. Năm Đức Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn.




  1. Đức Phật Nhập Niết Bàn năm Ngài mấy mươi tuổi:

    1. 60 tuổi.

    2. 70 tuổi.

    3. 80 tuổi.

    4. 100 tuổi.


Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.

Tượng Phật Chuyển Pháp Luân (thờ tại Viện Bảo Tàng Vườn Lộc Uyển).


Tượng Phật "Sơ Chuyển Pháp Luân" này, đại biểu dị phẩm ở thời đại Vương triều Gupta, khai quật được ở vườn Lộc Dã. Tượng ngồi, cao 1m60 (gồm cả vầng hào quang). Phía trước là năm vị Tỷ Khưu chắp tay nghe Pháp, và tượng Tử Mẫu của thí chủ.
Tượng Hàng Ma Tượng này phát kiến được ở di tích Trường Đại Học Na Lan Đà, trên vầng hào quang có bài kệ "Pháp Thân" khắc bằng tiếng Phạn "Ye Dharma hetoprabhava tesàm hetvm tathagato hyavadad tesàm ca yo nirodho evamvadi mahasramanah". Tạm dịch: "Như Lai nói các Pháp đều từ Nhân Duyên mà dấy ra, các Pháp đó lại từ nhân duyên mà diệt".
Tượng Phật Kết Ấn Chuyển Pháp Luân Thuộc mỹ thuật Kiền Đà La, trưng bày ở Viện Bảo Tàng Calcutta. Mỹ thuật Kiền Đà La là một nghệ thuật điêu khắc đầu tiên của Phật Giáo, khi hãy còn chưa có Phật tượng. Các di phẩm như ở Phật Đà Già Da, ở Sanchi... cũng đều thuộc về mỹ thuật Kiền Đà La. Kiền Đà La (Gandhara), nguyên lai là tên đô thành của Vua Ca Nhị Sắc Ca (Kaniska), tức là thành Trượng Phu, nay thuộc địa phương Peshawar. Dải đất này trước kia vì được chịu ảnh hưởng của Hy Lạp, La Mã rồi phát triển thành nghệ thuật riêng, gọi là nghệ thuật "Kiền Đà La".
Tượng Phật Kết Ấn Pháp Giới Định (Thuộc mỹ thuật Kiền Đà La).
Tượng Phật đứng Kết Ấn Vô Úy Thí. Tượng này điêu khắc ở thế kỷ thứ III, một kiệt tác của Tối Thượng Thừa.
80 vẻ đẹp của Đức Phật


  1. Tám mươi vẻ đẹp, còn gọi là Bát thập Tùy Hình Hảo (80 vẻ đẹp phụ theo). Chỉ 80 vẻ đẹp ngoài 32 tướng trang nghiêm chính của Đức Phật. Phân tích tỉ mỉ thêm 32 tướng ra làm 80 vẻ đẹp. Tùy Hình Hảo (còn gọi là Tùy Hảo) là vẻ đẹp kèm theo 32 tướng chính. 80 vẻ đẹp đó là: Không thấy đỉnh tướng: chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên chẳng thấy đỉnh.

  2. Mũi cao, lỗ mũi không lộ.

  3. Lông mày như trăng non.

  4. Dái tai rủ xuống.

  5. Thân rắn chắc như Na La Diên.

  6. Khớp xương chắc như móc khóa.

  7. Một khi trở mình xoay người thì như voi chúa.

  8. Lúc đi, chân cách mặt đất bốn tấc và hiện ấn văn.

  9. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng.

  10. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp.

  11. Thân trong sạch.

  12. Thân mềm mại.

  13. Thân chẳng cong vẹo.

  14. Ngón tay tròn mà thon nhỏ.

  15. Vân ngón tay ẩn kín.

  16. Mạch sâu chẳng hiện.

  17. Mắt cá ẩn.

  18. Thân bóng bẩy mượt mà.

  19. Thân chẳng uốn éo.

  20. Thân đầy đủ.

  21. Dung nghi đầy đủ.

  22. Dung nghi hoàn toàn.

  23. Trụ xứ yên không động

  24. Oai chấn hết thảy.

  25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng.

  26. Mặt chẳng dài to.

  27. Dung mạo ngay chính không lệch lạc.

  28. Mặt mũi đầy đặn.

  29. Môi đỏ như quả Tần Bà.

  30. Tiếng nói vang trầm.

  31. Rốn sâu tròn đẹp.

  32. Lông xoắn theo chiều bên phải.

  33. Tay chân tròn trặn.

  34. Tay chân như ý.

  35. Vân tay sáng thẳng.

  36. Vân tay dài.

  37. Vân tay chẳng đứt.

  38. Chúng sinh có ác tâm thấy Người thì đều hòa nhã vui vẻ.

  39. Mặt rộng và rất đẹp.

  40. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.

  41. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích của họ.

  42. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm.

  43. Miệng tỏa mùi thơm tuyệt vời.

  44. Dáng điệu, cử chỉ, dung mạo như sư tử.

  45. Đi đứng oai vệ như voi chúa.

  46. Tướng đi như ngỗng chúa.

  47. đầu như quả Ma Đà Na.

  48. Mọi thanh phần đều đầy đủ.

  49. Bốn răng cửa trắng và sắt.

  50. Lưỡi màu đỏ.

  51. Lưỡi mỏng.

  52. Lông màu hồng.

  53. Lông mềm mại sạch sẽ.

  54. Mắt rộng dài.

  55. Tướng Tử Môn đầy đủ.

  56. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.

  57. Rốn chẳng lồi.

  58. Bụng chẳng lộ.

  59. Bụng thon.

  60. Thân chẳng khuynh động.

  61. Thân trì trọng.

  62. Thân lớn.

  63. Thân dài.

  64. Chân tay mềm mại sạch sẽ bóng bẩy.

  65. Xung quanh có hào quang dài một trượng.

  66. Khi đi có hào quang chiếu trên thân.

  67. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau.

  68. Chẳng khinh chúng sinh.

  69. Âm thanh tùy theo chúng sinh, chẳng tăng chẳng giảm.

  70. Thuyết pháp chẳng chấp trước.

  71. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp.

  72. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh.

  73. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp.

  74. Hết thảy chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết.

  75. Ngắm mãi không chán.

  76. Tóc dài và đẹp.

  77. Tóc chẳng rối.

  78. Tóc xoắn đẹp.

  79. Màu tóc như ngọc xanh.

  80. Tay chân là tướng bậc có đức.


32 tướng tốt của Đức Phật
Ba mươi hai tướng tốt là 32 tướng của bậc Đại Nhân. Người có đủ 32 tướng tốt, nếu tại gia, sẽ thành Chuyển Luân Thánh Vương; còn nếu xuất gia, sẽ thành Phật.


  1. Ba mươi hai tướng tốt gồm những tướng sau đây: Tướng bàn chân bằng phẳng.

  2. Tướng dưới bàn chân có hai vành xa luân (bánh xe).

  3. Tướng ngón tay dài, thon và thẳng.

  4. Tướng ngón chân rộng và bằng.

  5. Tướng ngón tay, ngón chân, khi xoè ra, có màng da mỏng dính liền, như chân chim nhạn.

  6. Tướng bàn chân cao và dày.

  7. Tướng tay và chân mềm mại.

  8. Tướng tay dài, Khi đứng thẳng, tay thòng xuống đầu gối.

  9. Tướng bắp tay và bắp chân thon như đùi nai chúa.

  10. Tướng âm tàng điều hòa.

  11. Tướng thân cao và rộng.

  12. Tướng lông xoay lên phía trên và mịn.

  13. Tướng ở mỗi lỗ chân lông có một sợi lông xoay vòng qua phải và xoay lên phía trên.

  14. Tướng thân sắc vàng. Sắc vàng của thân chẳng có sắc loại vàng nào sánh kịp.

  15. Tướng ở phía thân đều có hào quang một trượng. Thân Phật ở giữa vòng hào quang, trang nghiêm, rực rỡ vào bậc nhất.

  16. Tướng làn da mỏng và mịn.

  17. Tướng có bảy phần trong thân thể bằng phẳng và đầy ( 2 vai, gáy, 2 bàn tay, 2 bàn chân).

  18. Tướng dưới hai nách đầy, không cao, không sâu.

  19. Tướng thân to và thẳng.

  20. Tướng vai tròn và đẹp.

  21. Tướng có 40 cái răng.

  22. Tướng răng đều đặn và sít sao.

  23. Tướng răng trắng như tuyết.

  24. Tướng hai má như má của sư tử.

  25. Tướng được hưởng thượng vị. Đồ ăn vào miệng đều có thượng vị, thơm ngon.

  26. Tướng lưỡi rộng và dài.

  27. Tướng Phạn âm. Tiếng nói phát ra trong trẻo, vang dội đi rất xa, nghe chẳng bao giờ nhàm chán.

  28. Tướng măt xanh biếc như đóa sen xanh.

  29. Tướng lông mi dài, đẹp, không tạp loạn.

  30. Tướng có nhục kế ở đỉnh đầu.

  31. Tướng lông trắng nằm giữa ở chân mày.

  32. Tướng mình trên như mình sư tử.


Trả Lời
001.- (b). 002.- (a). 003.- (c). 004.- (d) 005.- (b). 006.- (b). 007.- (b). 008.- (d). 009.- (d). 010.- (c). 011.- (a). 012.- (b). 013.- (d). 014.- (a). 015.- (c). 016.- (d). 017.- (c). 018.- (b). 019.- (a). 020.- (a). 021.- (a). 022.- (c). 023.- (b). 024.- (b). 025.- (d). Lời 026.- (c). 027.- (b). 028.- (a). 029.- (c). 030.- (d). 031.- (b). 032.- (d). 033.- (a). 034.- (c). 035.- (d). 036.- (b). 037.- (c). 038.- (a). 039.- (d). 040.- (b). 041.- (d). 042.- (d). 043.- (a). 044.- (c). 045.- (e). 046.- (c). 047.- (d). 048.- (b). 049.- (d). 050.- (c). câu 051.- (d). 052.- (a). 053.- (c). 054.- (a). 055.- (b). 056.- (a). 057.- (b). 058.- (c). 059.- (a). 060.- (b). 061.- (b). 062.- (d). 063.- (b). 064.- (b). 065.- (b). 066.- (d). 067.- (c). 068.- (c). 069.- (a). 070.- (a). 071.- (e). 072.- (d). 073.- (a). 074.- (c). 075.- (b). hỏi. 076.- (a). 077.- (b) 078.- (d). 079.- (a). 080.- (a). 081.- (d). 082.- (b). 083.- (b). 084.- (d). 085.- (a). 086.- (b). 087.- (a). 088.- (b). 089.- (b). 090.- (a). 091.- (b). 092.- (c). 093.- (d). 094.- (a). 095.- (c). 096.- (d). 097.- (b). 098.- (c). 099.- (d). 100.- (b).
101.- (c). 102.- (c). 103.- (a). 104.- (a). 105.- (b). 106.- (b). 107.- (a). 108.- (b). 109.- (b). 110.- (b). 111.- (a). 112.- (a). 113.- (d). 114.- (a). 115.- (d). 116.- (b). 117.- (b). 118.- (d). 119.- (c). 120.- (d). 121.- (c). 122.- (b). 123.- (a). 124.- (b). 125.- (d). 126.- (c). 127.- (d). 128.- (d). 129.- (a). 130.- (c). 131.- (d). 132.- (a). 133.- (d). 134.- (b). 135.- (c). 136.- (a). 137.- (b). 138.- (b). 139.- (c). 140.- (a). 141.- (b). 142.- (a). 143.- (d). 144.- (b). 145.- (d). 146.- (c). 147.- (d). 148.- (d). 149.- (d). 150.- (c). 151.- (a). 152.- (c). 153.- (a). 154.- (c). 155.- (d). 156.- (a). 157.- (c). 158.- (c). 159.- (d). 160.- (b). 161.- (b). 162.- (a). 163.- (c). 164.- (c). 165.- (c). 166.- (a). 167.- (d). 168.- (d). 169.- (a). 170.- (a). 171.- (b). 172.- (a). 173.- (b). 174.- (c). 175.- (d). 176.- (a). 177.- (c). 178.- (a). 179.- (d). 180.- (e). 181.- (c). 182.- (c). 183.- (d). 184.- (d). 185.- (a). 186.- (a). 187.- (c). 188.- (b). 189.- (a). 190.- (c). 191.- (b). 192.- (a). 193.- (d). 194.- (c). 195.- (c). 196.- (d). 197.- (b). 198.- (a). 199.- (c). 200.- (b). 201.- (a). 202.- (b). 203.- (c). 204.- (b). 205.- (b). 206.- (c). 207.- (a). 208.- (b). 209.- (a). 210.- (c). 211.- (b). 212.- (d). 213.- (d). 214.- (b). 215.- (a). 216.- (d). 217.- (b). 218.- (f). 219.- (b). 220.- (b). 221.- (d). 222.- (d). 223.- (d). 224.- (b). 225.- (c). 226.- (a). 227.- (d). 228.- (b). 229.- (d). 230.- (a). 231.- (b). 232.- (d). 233.- (b). 234.- (a). 235.- (d). 236.- (a). 237.- (a). 238.- (b). 239.- (b). 240.- (a). 241.- (c). 242.- (c). 243.- (a). 244.- (b). 245.- (b). 246.- (b). 247.- (c). 248.- (c). 249.- (a). 250.- (c). 251.- (b). 252.- (b). 253.- (c). 254.- (b). 255.- (a). 256.- (d). 257.- (c). 258.- (c). 259.- (b). 260.- (a). 261.- (c). 262.- (a). 263.- (c). 264.- (c). 265.- (c). 266.- (c). 267.- (c). 268.- (b). 269.- (a). 270.- (d). 271.- (a). 272.- (c). 273.- (a). 274.- (c). 275.- (c). 276.- (d). 277.- (c). 278.- (a). 279.- (c). 280.- (c). 281.- (a). 282.- (a). 283.- (c). 284.- (c). 285.- (c). 286.- (c). 287.- (c). 288.- (b). 289.- (c). 290.- (c). 291.- (b). 292.- (d). 293.- (b). 294.- (d). 295.- (c). 296.- (d). 297.- (b). 298.- (b). 299.- (b). 300.- (c). 301.- (c). 302.- (d). 303.- (b). 304.- (d). 305.- (b). 306.- (a). 307.- (b). 308.- (d). 309.- (c). 310.- (a). 311.- (c). 312.- (b). 313.- (a). 314.- (c). 315.- (c). 316.- (c). 317.- (a). 318.- (d). 319.- (b). 320.- (c). 321.- (c). 322.- (b). 323.- (b). 324.- (b). 325.- (a). 326.- (a). 327.- (a). 328.- (a). 329.- (d). 330.- (c). 331.- (c). 332.- (a). 333.- (c). 334.- (c). 335.- (d). 336.- (d). 337.- (a). 338.- (b). 339.- (a). 340.- (d).
341.- (b). 342.- (d). 343.- (a). 344.- (a). 345.- (b). 346.- (a). 347.- (b). 348.- (b). 349.- (a). 350.- (c). 351.- (a). 352.- (c). 353.- (b). 354.- (b). 355.- (d). 356.- (a). 357.- (c). 358.- (c). 359.- (c). 360.- (d). 361.- (d). 362.- (c). 363.- (c). 364.- (a). 365.- (b). 366.- (d). 367.- (b). 368.- (b). 369.- (c). 370.- (c). 371.- (b). 372.- (e). 373.- (c). 374.- (b). 375.- (d). 376.- (c). 377.- (c). 378.- (b). 379.- (a). 380.- (c). 381.- (b). 382.- (d). 383.- (c). 384.- (b). 385.- (c). 386.- (a). 387.- (d). 388.- (c). 389.- (c). 390.- (d). 391.- (b). 392.- (c). 393.- (a). 394.- (e). 395.- (a). 396.- (a). 397.- (a). 398.- (b). 399.- (b). 400.- (b). 401.- (d). 402.- (b). 403.- (c). 404.- (b). 405.- (d). 406.- (b). 407.- (c). 408.- (c). 409.- (c). 410.- (d). 411.- (c). 412.- (c). 413.- (d). 414.- (d). 415.- (b). 416.- (c). 417.- (b). 418.- (d). 419.- (d). 420.- (d). 421.- (a). 422.- (d). 423.- (c). 424.- (d). 425.- (d). 426.- (b). 427.- (b). 428.- (d). 429.- (c). 430.- (c). 431.- (e). 432.- (c). 433.- (d). 434.- (c). 435.- (b). 436.- (a). 437.- (c). 438.- (b). 439.- (d). 440.- (b). 441.- (c). 442.- (c). 443.- (b). 444.- (c). 445.- (c). 446.- (c). 447.- (b). 448.- (c). 449.- (c). 450.- (c). 451.- (c). 452.- (d). 453.- (b). 454.- (b). 455.- (a). 456.- (c). 457.- (a). 458.- (c). 459.- (c). 460.- (b). 461.- (d). 462.- (d). 463.- (b). 464.- (b). 465.- (a). 466.- (c). 467.- (d). 468.- (c). 469.- (b). 470.- (c).
471.- (a). 472.- (c). 473.- (b). 474.- (a). 475.- (c). 476.- (a). 477.- (d). 478.- (c). 479.- (a). 480.- (d). 481.- (b). 482.- (a). 483.- (c). 484.- (b). 485.- (a). 486.- (d). 487.- (d). 488.- (c). 489.- (c). 490.- (b).

491.- (b). 492.- (a). 493.- (c). 494.- (a). 495.- (a). 496.- (c). 497.- (b). 498.- (c). 499.- (d). 500.- (c).



Phật Giáo hoạt động dân chủ. Phật Giáo gìn giữ dân chủ trong tôn giáo, dân chủ trong xã hội, và dân chủ trong chính trị.
Tiến sĩ Bimrao Ramji Ambedkar (1891-1956)

Nhà cách mạng xã hội Ấn, chính trị


Cỏ Cát Tường

khi Phật đến ngồi dưới gốc cây Tất Bát La (Pippala), gặp Người chăn bò đem cúng dường Ngài một thứ cỏ gọi là "Cát Tường" để làm toà ngồi thiền định.


Lá Bồ Đề

Đức Thích Tôn ngồi dưới gốc cây Tất Bát La (Pippala) để tu Thiền Định và thành ngôi Chánh Giác, nên cây Tất Bát La này gọi là cây Bồ Đề.



"Bảng khai sinh" của Đức Phật

Trụ đá do A Dục Vương sắc dựng vào thế kỷ thứ III trước kỷ nguyên, để kỷ niệm nơi Đức Phật giáng sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), cao 7m8, các nhà khảo cổ Tây phương tìm thấy được năm 1897.

Bản Sắc văn khắc trên trụ đá của Vua A Dục.

Bản Sắc văn này có 5 hàng chữ như sau:

1.- Devanapiyena piyadasina lagina visativasabhisitena.

2.- Atana agaca mahi yite hidabudhe jata sakyamuniti.

3.- Sila vigadabhica kalapita silathabheca usapapite.

4.- Hida thagavam jateti Lumminigane ubalikekate.

5.- Athabhagiyeca.

Tạm dịch: "Vua Thiên Ái Thiện Kiến (A Dục Vương) tức vị năm thứ 25, thân tới nơi này chiêm bái; Đức Phật Đà, dòng họ Thích Ca đi Xuất Gia, quả thực Đản Sinh ở nơi đây. Vua liền Sắc dựng "Thạch Trụ" để kỷ niệm nơi Đức Thích Tôn Đản Sinh; Thôn Lumbini, nơi Đức Thích Tôn Đản Sinh thì được miễn thuế khóa để được đội ơn nhà Vua".


Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành. Tịnh Chư Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo.


  • Tài liệu đã được GĐPT Kim Quan (Sacramento, California, Hoa Kỳ) in sách. Bản mềm (soft copy) này, do anh Quảng Quý - Huỳnh Kim Lân cung cấp (ngày 1/10/08), cần được trình bày lại (thành viên Hoa Lam của gdal@yahoogroups.com đã sửa được 65 câu). Tài liệu ở dạng MS Word với kiểu font Unicode.

  • Bản 1.0 (14/20/08): Nhật Quang Đạo chuyển sang dạng Unicode

  • Bản 1.1 (Ngày 16/10/08): Nhờ Hoa Lam duyệt lại và góp ý, NQĐ thêm hình cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì và sửa các câu:

    • 16,17,18,19: Sư Ma Y = Sư Ma Ý

    • 155 c Bỗn = Bổn

    • 188:  Ôây là = Đây là

    • 190 & 198: Ơng cúng = Ứng cúng

    • 210 b: O^ia ngục = Địa ngục

    • 312 b: ẩm Trach = Ẩm Trạch

    • 313: Ôan sanh = Đản sanh

    • 357d: Quán Ôanh = Quán Đảnh

    • 365b: ma Ơm = ma ám

    • 388d. hết phần VII

    • VIII. Nghịch Duyên

Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương