LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


III. Giáo Đoàn và những Đệ Tử Đầu Tiên



tải về 0.74 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

III. Giáo Đoàn và những Đệ Tử Đầu Tiên


  1. Người đệ tử thứ sáu là Da Xá (Yasa) gặp Phật rồi xin xuất gia trong trường hợp nào:

    1. Bị Cha Mẹ bắt ép cưới cô vợ mà ông không yêu, nên buồn chán bỏ nhà đi lang thang.

    2. Thấy vợ trong lúc ngủ mê hiện chân tướng xấu xí, nên trốn bỏ gia đình đi lang thang.

    3. Đuổi bắt Đức Phật để chặt lấy ngón tay cho đủ số 1,000 để kết thành cái mũ đội, sẽ được sinh lên cõi trời Phạm Thiên, theo như lời ông thầy Bà La Môn đã dạy.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Người Phật Tử tại gia thuộc phái Nam gọi là:

    1. Thiện Nam.

    2. Nam Cư Sĩ.

    3. Ưu Bà Tắc.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Người Thiện Nam đầu tiên là:

    1. Cấp Cô Độc.

    2. Kỳ Bà.

    3. Tần Bà Sa La.

    4. Câu Lê Da.




  1. Câu Lê Da là Cha của ai:

    1. Cấp Cô Độc.

    2. Da Xá.

    3. Xa Nặc.

    4. Kiều Trần Như.




  1. Câu Lê Da Quy Y Tam Bảo trong dịp nào:

    1. Trên đường đi tìm con là Da Xá, đã gặp Phật và được Phật giảng dạy về nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh vô thường.

    2. Sau khi được Phật chấp nhận cho Xuất gia, Da Xá đã trở về khuyên Cha Mẹ nên Quy Y Tam Bảo.

    3. Biết Đức Phật đang giảng Pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như và Da Xá tại vườn Lộc Uyển, nên mang phẩm vật đến cúng dường và được độ.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Người Phật Tử tại gia thuộc phái Nữ gọi là:

    1. Tín Nữ.

    2. Nữ Cư Sĩ.

    3. Ưu Bà Di.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Người Tín Nữ đầu tiên là:

    1. Tỳ Xá Khư.

    2. Mẹ và Vợ của Gia Xá.

    3. Vi Đề Hy.

    4. Mạt Lỵ




  1. Sau khi Câu Lê Da, vợ và dâu Quy Y Tam Bảo, còn phát tâm thọ trì Năm Giới Cấm của Người Phật Tử Tại Gia. Năm Giới ấy là:

    1. Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm.

    2. Không nói dối, không nói lời hung ác và không uống rượu.

    3. Không nói dối và không uống rượu.

    4. không sát sinh, không tà dâm và không uống rượu.

    5. Câu (a) và (b) đúng.

    6. Câu (a) và (c) đúng.

    7. Câu (b) và (d) đúng.




  1. Sau khi Da Xá (Yasa) được Phật chấp nhận cho xuất gia, các bạn bè của Da Xá cũng xin xuất gia, tất cả là bao nhiêu vị:

    1. 27 vị.

    2. 54 vi.

    3. 81 vị.

    4. 108 vị.




  1. Giáo Đoàn được thành lập đầu tiên chia đi khắp nơi để Bố Giáo, gồm có bao nhiêu Tỳ Kheo A La Hán.

    1. 10 vị.

    2. 60 vị.

    3. 80 vị.

    4. 120 vị.




  1. Ba anh em ông Ca Diếp đã Quy Y Phật trong trường hợp nào:

    1. Sau khi thấy Đức Phật hàng phục con độc long.

    2. Sau khi nghe Phật giảng về nguyên ủy của vũ trụ và nguyên lý duyên sinh.

    3. Sau khi nghe Phật giảng về vô ngã và xác nhận vô ngã không phải là hư vô.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Trước khi quy Y Phật, ba anh em ông Ca Diếp theo Đạo nào:

    1. Đạo thờ thần đất.

    2. Đạo thờ thần nước.

    3. Đạo thờ thần gió.

    4. Đạo thờ thần lửa.




  1. Người anh cả là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilva Kàsyapa) có bao nhiêu đệ tử:

    1. 200 đệ tử.

    2. 300 đệ tử.

    3. 400 đệ tử.

    4. 500 đệ tử.




  1. Hai người em là Nan Đề Ca Diếp (Nadi Kàsyapa) và Già Da Ca Diếp (Gayà Kasyapa), mỗi người có bao nhiêu đệ tử:

    1. 200 đệ tử.

    2. 250 đệ tử.

    3. 300 đệ tử.

    4. 350 đệ tử.




  1. Tổng cộng đệ tử của ba anh em Ca Diếp đã Quy Y và trở thành Tỳ Kheo là bao nhiêu người:

    1. 400 người.

    2. 800 người.

    3. 1,000 người.

    4. 1,200 người.




  1. Hai đệ tử lớn nhất của Phật là:

    1. Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

    2. Ngài Ma Ha Ca Diếp và A Nan.

    3. Ngài Phú Lâu Na và Ca Chiên Diên.

    4. Ngài Tu Bồ Đề và Ưu Bà Ly.




  1. Sự quan hệ giữa hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trước khi Quy Y Phật là:

    1. Anh Em Cô Cậu.

    2. Anh Em Bạn Dì.

    3. Anh Em Chú Bác.

    4. Bạn bè tâm giao.




  1. Ngài Xá Lợi Phất đã gặp và Quy Y Phật trong trường hợp:

    1. Trong buổi Lễ Vua Tần Bà Sa La dâng cúng Tịnh Xá Trúc Lâm.

    2. Gặp đệ tử Phật là A Xả Bà Thệ (Asvajit) giảng về Lý Duyên Sanh, Ngài tỉnh ngộ, nên mới theo về yết kiến Phật.

    3. Do người bạn thân là Mục Kiền Liên sau khi Quy Y Phật giới thiệu.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trước khi Quy Y Phật, Hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thuộc phái:

    1. Bà La Môn.

    2. Ni Kiền Tử (Nigantha Nàtaputta) Lỏa hình.

    3. Số Luận (Sàmkhya).

    4. San Xà Dạ, Tỳ La Lê Tử (Sanjaya Belatthiputta).




  1. Trước khi Quy Y Phật, hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên mỗi người lãnh đạo bao nhiêu đồ chúng:

    1. 100 đồ chúng.

    2. 250 đồ chúng.

    3. 350 đồ chúng.

    4. 500 đồ chúng.

Di tích Tịnh Xá Lộc Dã Uyển (Mrigadana) Lộc Dã Uyển hiện nay gọi là Sàranga-natha, gọi tắt là Sarnatha (Lộc Chủ). Vườn Lộc Dã trước kia là thánh địa của Ấn Độ Giáo, ở phương Bắc thành Ba La Nại (Benares) chừng 4 dặm. Đức Thích Tôn sau khi Thành Đạo, Ngài tới vườn này để thuyết pháp lần đầu tiên độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như, nên nơi này còn gọi là "Sơ chuyển Pháp Luân".A Dục Vương sắc dựng một Đại Tháp để kỷ niệm ở nơi này. Ngài Huyền Trang đã ghi chép về quang cảnh của vườn này lúc đương thời: "Lộc Dã Già Lam thì chia làm 8 khu, tháp nối nhau, tường liền vách nhà hiên trùng các, nguy nga tráng lệ, tăng số có hơn 1.500 người". Như vậy, Lộc Uyển Già Lam lúc đương thời là một Đại Tùng Lâm. Nhưng linh địa này từ khoảng thế kỷ thứ VIII trở về sau thì bị phá hủy hoàn toàn, gần đây, các nhà khảo cổ nỗ lực khai quật, và đã thu lượm được nhiều di tích, tàng trữ tại Bác Vật Quán. Hình ảnh này là quang cảnh đã phát kiến được một bộ phận ở di tích đó.


Ham nói không phải là đặc tính của người thông hiểu Giáo Pháp.
Tháp Dhamek
Ý nghĩa chữ Dhamek hãy chưa hiểu rõ ràng, nhưng tiếng Phạn, chữ Dhamar-iksa nghĩa là Pháp Nhãn, đó là ngôi tháp kỷ niệm nơi Đức Di Lặc Bồ Tát được thọ ký thành Phật. Tháp này phát kiến được ở năm 1835.
IV. Những Đại Thí Chủ


  1. Vương Quốc nào mà Đức Phật đến đầu tiên để hóa độ:

    1. Nước Kiều Tất La của Vua Ba Tư Nặc.

    2. Nước Ma Kiệt Đà của Vua Tần Bà Sa La.

    3. Nước Ca Tỳ La Vệ của Vua Tịnh Phạn.

    4. Nước Thiên Tý của Vua Thiện Giác.




  1. Vua Tần Bà Sa La và Dân chúng thành Vương Xá đã đón Phật và Giáo Đoàn như thế nào:

    1. Thiết lập hương án chưng hoa xông trầm, quỳ mọp hai bên vệ đường đợi Phật và Đồ Chúng đi qua để chiêm bái.

    2. Vua Tần Bà Sa La cho Sứ giả đến tận núi Linh Thứu nghênh đón.

    3. Đích thân Vua Tần Bà Sa La ra tận ngoài thành đảnh lễ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Sau khi Quy Y Tam Bảo, Vua Tần Bà Sa La cho xây cất rồi cúng dường Đức Phật một Tịnh Xá ở vườn Ca Lan Đà, cạnh Thủ đô Vương Xá, đó là:

    1. Tịnh Xá Kỳ Viên.

    2. Tịnh Xá Trúc Lâm.

    3. Tịnh Xá Lộc Mẫu.

    4. Tịnh Xá Đại Lâm.




  1. Vợ của Vua Tần Bà Sa La là:

    1. Vi Đề Hy.

    2. Tỳ Xá Khư.

    3. Mạt Lỵ.

    4. Ngọc Da.




  1. Vị Đại Thí Chủ đứng hàng đầu về phía Nam là:

    1. Thái Tử Kỳ Đà.

    2. Vua Tần Bà Sa La.

    3. Vua Ba Tư Nặc.

    4. Trưởng Gia Tu Đạt.




  1. Trưởng Giả Tu Đạt (Sudatta) thường hay Bố Thí, Cứu giúp những kẻ bần cùng cô lộ nên được người đời gọi là:

    1. Cấp Cô Độc (Anathapindika)

    2. Chất Đa (Citta).

    3. Úc Ca (Uggata).

    4. Tu La Am Bà Đa (Ambattha).




  1. Trưởng giả Tu Đạt (Cấp Cô Độc) đã biết đến Đức Phật trong trường hợp nào:

    1. Khi đến hỏi vợ cho con trai tại nhà Trưởng giả Thủ La (Cùda), thì thấy gia đình này đang chuẩn bị thiết Trai cúng dường Phật.

    2. Khi Phật và Tăng ỗoàn mang bình bát khất thực tại thành Ca Tỳ La Vệ trước khi vào Hoàng cung gặp Vua Tịnh Phạn trong chuyến về thăm lần đầu tiên sau ngày Xuất Gia.

    3. Theo hầu Vua Ba Tư Nặc đến nghe Phật Thuyết Pháp tại Tịnh Xá Trúc Lâm.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trưởng giả Cấp Cô Độc sau khi Quy Y, đã tìm mua và xây cất một ngôi Tịnh Xá để cúng dường Phật tại:

    1. Thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà.

    2. Thành Xá Vệ nước Kiều Tất La.

    3. Thành Ba Liên Phất nước Việt Kỳ.

    4. Thành Câu Lỵ nước Thiên Tý.




  1. Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên có nghĩa là:

    1. Vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc có nhiều cây cối kỳ dị.

    2. Cây của Thái Tử Kỳ Đà, mà vườn là của Trưởng giả Cấp Cô Độc dâng cúng Phật làm Tịnh Xá.

    3. ạng Trưởng giả Cấp Cô Độc sau khi dâng cúng khu vườn sẽ sống lâu không hạn kỳ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà bằng cách:

    1. Trải vàng lót khắp mặt đất.

    2. Đổi 500 mỹ nữ.

    3. Đổi 5,000 con bò.

    4. Tất cả ba câu trên.




  1. Việc cúng dường của Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà đã khiến cho Vua nước Kiều Tất La (Kosala) lúc đầu tò mò tìm gặp Phật, rồi phát nguyện Quy Y và trở thành một trong những đệ tử hộ pháp đắc lực nhất là:

    1. Vua A Xà Thế (Ajàtasatru).

    2. Vua Tỳ Lưu Ly (Virùdhaka).

    3. Vua Ba Tư Nặc (Prasenajii)

    4. Vua A Dục (Asoka).




  1. Vị Đại Thí Chủ đứng hàng đầu về phái Nữ là:

    1. Vi Đề Hy (Vaidehi).

    2. Mạt Lợi (Mallika).

    3. Tỳ Xá Khư (Visakha).

    4. Uất Đa La (Khujjutàrà).




  1. Tỳ Xá Khư (Visakha) đã cúng dường Đức Phật và Giáo Đoàn một Tu Viện tại phía đông thành Xá Vệ, tên là:

    1. Đông Viên (Đông Phương, Purvarama).

    2. Trùng Các (Kutagarasala).

    3. Trúc Lâm (Venuvana).

    4. Kỳ Viên (Jetavana).




  1. Trung Tâm của Tu Viện Đông Phương có một Giảng Đường mang tên là:

    1. Cù Sư La (Ghosira).

    2. Lộc Mẫu (Migara).

    3. Trùng Các (Kutagarasala).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Tỳ Xá Khư (Visakha) là con của:

    1. Trưởng giả Sudatta và Punnalakkhana.

    2. Trưởng giả Dhana Jaya và Sumana Devi.

    3. Vua Dandapani và Pamita.

    4. Vua Bimmisara và Ambapala.




  1. (Theo Phật và Thánh Chúng của Cao Hữu Đính) Sự quan hệ giữa Trưởng Giả Tu Đạt và Tỳ Xá Khư là

    1. Cha con.

    2. Vợ chồng.

    3. Anh Em.

    4. Chị Em.

* Ghi Chú: Đối chiếu một số tài liệu, thì Tỳ Xá Khư hay Visakha:



  • Theo Phật và Thánh Chúng thì Tỳ Xá Khư (Visakha) là vợ của Trưởng giả Cấp Cô Độc được tôn là Nữ Thí Chủ số một, trước khi quy y Phật là người đàn bà keo kiệt, bủn xỉn; tương truyền giữa Đức Phật và Bà không có thiện duyên từ nhiều đời kiếp trước, nên việc hóa độ Bà phải nhờ đến Ngài La Hầu La.

  • Theo Phật Pháp GĐPT/VN ấn hành nâm 1990 thì Visakha được tôn là Đoan Trang số một.

  • Theo Đường xưa mây trắng - vợ của Cấp Cô Độc tên là Punnalakkhana.




  1. Vị đại thí chủ [cầm đầu bộ tộc Ly Xá hay Lê Xá (Licchavi)] tại nước Tỳ Xá Ly (Vesali) là:

    1. Trưởng giả Tu Đạt.

    2. Trưởng giả Cù Sư La.

    3. Trưởng giả Sư Tử.

    4. Trưởng giả Thủ La.




  1. Trưởng giả Sư Tử và nhóm Vương Tử Ly Xá đã cúng dường Đức Phật và Giáo Đoàn một Tu Viện, tên là:

    1. Cù Sư La (Ghosira).

    2. Lộc Mẫu (Migara).

    3. Trùng Các (Kutagarasala).

    4. Trúc Lâm (Venuvana).




  1. Cũng tại Tỳ Xá Ly (Vesali), còn có một Nữ đại thí chủ đã cúng dường Phật và Giáo Đoàn không thua gì Trưởng giả Sư Tử là:

    1. Ca nữ Am Ma La (Ambapala).

    2. Dâm Nữ Bát Cát Đế (Prakrti; Pakati).

    3. Hoàng hậu Vi Đề Hi (Vaidehi).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ca nữ Am Ma La (Ambapala) là Mẹ của:

    1. Đại Thần Vũ Xá (Vassakara).

    2. Nghịch Thần Ca Lê Da Na (Karayana).

    3. Ngự Y Kỳ Bà (Kivaka).

    4. Quan hầu Xa Nặc (Channa).




  1. Phong trào dâng y cúng dường Chư Tăng rầm rộ bắt nguồn từ việc:

    1. Dâng Y cúng dường Đức Phật của Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    2. Dâng Y cúng dường của Kỳ Bà.

    3. Dâng Y cúng dường của Vi Đề Hy.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngự Y Kỳ Bà là:

    1. Con riêng của Vua Ba Tư Nặc.

    2. Con riêng của Vua Tần Bà Sa La.

    3. Con riêng của Trưởng giả Cấp Cô Độc.

    4. Con riêng của Vua Thiện Giác.




  1. Ngoài bổn phận chăm sóc sức khoẻ cho Vua Tần Bà Sa La, Ngự Y Kỳ Bà còn là:

    1. Cố vấn cho Đức Phật về vấn đề chính trị.

    2. Cố vấn cho Đức Phật về vấn đề ngoại giao.

    3. Bác sĩ riêng của Đức Phật.

    4. Tất cả đều đứng.




  1. Vị Đại Thí Chủ tại nước Cự Thường Di hay Kiều Thưởng Di [Kosambi (P); Kausambi (S)] tên là:

    1. Trưởng giả Tu Đạt.

    2. Trưởng giả Cù Sư La.

    3. Trưởng giả Sư Tử.

    4. Trưởng giả Thủ La.




  1. Trưởng giả Cù Sư La (Ghosira) đã cúng dường Đức Phật và Giáo Đoàn một Tu Viện lấy tên là:

    1. Cù Sư La (Ghosira).

    2. Lộc Mẫu (Migara).

    3. Trùng Các (Kutagarasala).

    4. Trúc Lâm (Venuvana).




  1. Hai Trung tâm Phật Giáo sáng chói nhất của toàn cõi Ấn Độ thời Phật tại thế là:

    1. Ca Tỳ La Vệ và Ma Kiệt Đà.

    2. Kiều Tất La và Việt Kỳ.

    3. Ca Tỳ La Vệ và Kiều Tất La.

    4. Kiều Tất La và Ma Kiệt Đà.


Không khó khăn gì khi chọn lựa Đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại nhất của nhân loại.

Giáo Sư Saunders

Tổng Thư ký Văn Hóa Y.M.C.A,

Burma, ceylon.


V. Phật Về Quê


  1. Vua Tịnh Phạn biết Đức Phật đang thuyết pháp ở thành Xá Vệ nước Kiều Tất La (cách thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 100 cây số), lần lượt đã sai 9 sứ giả đi Thỉnh Phật về nước, nhưng có đi mà không có về, là vì:

    1. Đức Phật không nhận lời về nước, do đó mà các sứ giả này sợ sẽ bị Vua Tịnh Phạn trừng phạt nên bỏ trốn luôn.

    2. Đức Phật nhận lời sẽ về, nên họ đợi cùng về chung với Đức Phật một lúc cho vui.

    3. Sau khi gặp và nghe Phật thuyết pháp, họ tỉnh ngộ rồi xin xuất gia, nên quên bổn phận Thỉnh Phật về nước.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Cuối cùng, Vua Tịnh Phạn đã sai vị Đại Thần (sinh cùng ngày và là bạn thuở nhỏ với Thái Tử) đi thỉnh Phật, Vị Đại Thần ấy là:

    1. Ưu Đà Di (Udàyin).

    2. Ca Lưu Đà Di (Kàlodayin).

    3. Cả (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi được tin Phật trở về và đang cùng Tăng Đoàn từng bước chậm rãi, vào khất thực từng nhà, bất kể giàu nghèo sang hèn trong khắp thành Ca Tỳ La Vệ, mà chưa chịu về Hoàng cung ngay, nên Vua Tịnh Phạn cấp tốc xa giá đến yêu cầu Phật nhập cung trong tâm trạng:

    1. Hân hoan vui mừng vì Cha Con sắp sum họp sau bao nhiêu năm xa cách.

    2. Xấu hổ tức giận vì Phật mang bình bát đi xin ăn khắp xóm.

    3. Lòng sung sướng hãnh diện vì nghĩ rằng con mình đi tu, nay có nhiều người hâm mộ theo hầu.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Lúc ấy, các bậc trưởng thượng Hoàng Thân Quốc Thích, đã đón tiếp Phật trong tâm trạng:

    1. Tự cao ngã mạn, vì cho Phật thuộc hàng con cháu em út, không đáng cho họ đích thân đón mừng.

    2. Nghiêm trang đảnh lễ, cung kính cuối đầu.

    3. Sai quan quân ra tận ngoài thành đón rước Phật và Tăng Đoàn, cho mở bày tiệc rượu, ca hát ăn mừng suốt bảy ngày đêm.

    4. Câu (b) và (c) đúng.




  1. Để nhiếp phục tính kiêu căng ngã mạn của mọi người trong Vương Tộc, Đức Phật đã:

    1. Thuyết bài pháp: Vô Thường, Vô Ngã, Không.

    2. Sai Ngài Mục Kiền Liên hiện thần thông.

    3. Phật hiện thần thông bay bổng lên không, dùng thần lực khiến cho nước và lửa cùng một lúc phát ra từ lỗ chân lông trong thân của Ngài.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Khi thấy Phật hiện thần thông, Vua Tịnh Phạn đã phản ứng bằng cách:

    1. Đảnh lễ Phật và nói đây là lần lạy thứ ba.

    2. Sanh tâm hoan hỷ, chứng quả A La Hán.

    3. Tức giận, bỏ về cung.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi Đức Phật vừa về đến Hoàng cung, thì tất cả mọi người trong cung từ lớn đến nhỏ đều ra đảnh lễ Phật, duy chỉ có một người ở trong phòng đợi Phật đến thăm, đó là:

    1. Gopa.

    2. Mrgajà.

    3. Da Du Đà La.

    4. Ma Ha Ba Xà Ba Đề.




  1. Lý do mà Công Chúa Da Du Đà La không ra đảnh lễ Phật là vì nghĩ rằng:

    1. Phật trước đây là chồng Bà, thì phải đến thăm Bà trước.

    2. Phật đã bỏ Bà đi tu, nên bây giờ không muốn gặp Phật nữa.

    3. Nếu thật sự trong Bà còn có những Đức Hạnh, thì chính Đức Phật sẽ đến thăm Bà, lúc ấy Bà sẽ đảnh Lễ Phật sau.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật đã an ủi Công Chúa qua việc nhắc lại câu chuyện tiền thân liên hệ giữa Ngài và Công Chúa, đó là chuyện:

    1. Vessantara Jataka.

    2. Dhammapala Jataka.

    3. Candakinnara Jataka.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Nội dung của câu chuyện tiền thân này là:

    1. Bồ Tát Thiện Huệ khẩn khoản nài mua năm cành hoa để cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng.

    2. Cô gái bán hoa nguyện đời đời kiếp kiếp trở về sau được làm vợ của Bồ Tát Thiện Huệ để giúp đỡ trợ duyên hoàn thành chí nguyện giác ngộ và giải thoát chúng sanh của Người.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Bài Pháp mà Đức Phật đã thuyết cho Vua Tịnh Phạn và Hoàng Tộc nghe trong mấy ngày đầu về thăm nhà là:

    1. Giáo lý Nhân Quả, Luân Hồi.

    2. Giáo Lý Thập Nhị Nhân Duyên.

    3. Túc Sanh Truyện [Jataka (chuyện Tiền Thân)].

    4. Tất cả đều sai.




  1. Vua Tịnh Phạn đã chứng được quả A Na Hàm (bậc Thánh thứ ba trong bốn Thánh Quả) sau khi nghe được bài Pháp:

    1. Chuyện Tiền thân của Bồ Tát Vessantara (Vessantara Jataka).

    2. Chuyện Tiền thân của Dhammapala (Trì Pháp) (Dhammapala Jataka).

    3. Chuyện Tiền thân của Candakinnara (Candakinnara Kataka).

    4. Tất cả đều sai.




  1. Vua Tịnh Phạn đã thỉnh cầu Phật một điều mà trong mười mấy năm qua ông đã chịu đựng muôn vàn khổ đau vì cảm thấy một mất mát lớn; và đã được Phật hoan hỷ chấp thuận lời thỉnh cầu ấy là:

    1. Từ đó về sau, không chấp nhận bất cứ một ai xin xuất gia mà không có phép của Cha Mẹ.

    2. Từ đó về sau, không chấp nhận cho những người đã có gia đình vợ con xin xuất gia.

    3. Từ đó về sau, không chấp nhận cho những người còn có Cha Mẹ xin xuất gia.

    4. Tất cả đầu đúng.




  1. (Trước khi rời thành Ca Tỳ La Vệ để trở lại Tịnh Xá Trúc Lâm thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà như lời hứa với Vua Tần Bà Sa La). Đức Phật đã thuyết bài Pháp về Đạo Đức và Chính Trị cho Vua Tịnh Phạn và quần thần, nội dung bài Pháp như thế nào:

    1. Người làm Chính Trị phải nương theo Đạo Đức để thực hiện công bằng và hạnh phúc trong xã hội, qua việc mở rộng lòng thương và sự hiểu biết sáng suốt.

    2. Phải sống đời thanh bạch, giản dị, gương mẫu và phải dồn nổ lực trong tất cả các công việc ích nước lợi dân.

    3. Để được niềm tin và sự ủng hộ của quảng đại quần chúng, Không thể áp dụng Pháp trị mà xa lìa con đường Đức Trị.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Tất cả đều sai.




  1. Khi Phật lần đầu về thăm Vua Tịnh Phạn, các Vương tử phát tâm xin xuất gia, duy chỉ có hai người là Phật phải phương tiện bày kế tạm thời xuất gia, đó là:

    1. La Hầu La và Nan Đà.

    2. La Hầu La và A Nan.

    3. La Hầu La và Đề Bà Đạt Đa.

    4. Đề Bà Đạt Đa và Nan Đà.




  1. Nan Đà là gì của Thái Tử Tất Đạt Đa:

    1. Anh em chú bác.

    2. Anh em ruột.

    3. Anh em cùng cha khác mẹ.

    4. Anh em cô cậu.




  1. Nan Đà là con của Vua:

    1. Tịnh Phạn và Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    2. Tịnh Phạn và Ma Da.

    3. Thiện Giác Vương và Cam Lộ Vương Phi.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Lúc đầu, dụng ý của Phật là chỉ phương tiện bày kế dỗ Nan Đà tạm thời xuất gia một thời gian ngắn để rèn luyện Đức tính trước khi kế vị ngôi Vua, vì thấy rằng:

    1. Vua Tịnh Phạn ngày càng già yếu, mà các lân quốc thì dòm ngó, chờ dịp thuận tiện để thôn tính Ca Tỳ La Vệ.

    2. La Hầu La thì còn quá nhỏ, còn Nan Đà thì ham mê tửu sắc, suốt ngày mãi mê quấn quít bên người vợ trẻ đẹp đa tình.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Để sách tấn Nan Đà cố gắng tu hành, Đức Phật đã phương tiện đưa Nan Đà:

    1. Lên cung trời Đao Lợi để thấy cảnh lạc thú ở Thiên Giới.

    2. Xuống địa ngục để thấy cảnh hải hùng đau đớn của tội nhân, mà cố gắng tu hành.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Khi Vua Tịnh Phạn bệnh nặng, Đức Phật đã về thăm, an ủi và giảng Pháp, nên trước giờ lâm chung, Vua Tịnh Phạn đã chứng được Thánh quả:

    1. Tu Đà Hoàn.

    2. Tư Đà Hàm.

    3. A Na Hàm.

    4. A La Hán.




  1. Ai đã kế vị sau khi Vua Tịnh Phạn băng hà:

    1. Nan Đà.

    2. La Hầu La.

    3. Ma Ha Nam.

    4. A Na Luật.

Di tích Kỳ Viên Tịnh Xá


Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương