LỜi giới thiệu nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



tải về 0.74 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.74 Mb.
#16310
1   2   3   4   5   6   7   8

VI.9. La Hầu La


  1. La Hầu La là:

    1. Con của Thái Tử Tất Đạt Đa và Công Chúa Da Du Đà La.

    2. Cháu Nội của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da.

    3. Cháu Ngoại của Vua Thiện Giác và Cam Lộ Vương Phi.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Vị Sa Di đầu tiên là:

    1. Rahula.

    2. Jaya.

    3. Nan Đà.

    4. Vijaya.




  1. Thầy Bổn Sư của La Hầu La là:

    1. Xá Lợi Phất.

    2. Mục Kiền Liên.

    3. Ma Ha Ca Diếp.

    4. Phú Lâu Na.




  1. Để tẩy trừ tập khí Vương giả quen thói chỉ tay năm ngón, Đức Phật đã bảo Ngài Xá Lợi Phất giao cho La Hầu La hằng ngày làm công việc:

    1. Rửa chén bát, lau chùi phòng vệ sinh.

    2. Quét dọn sân vườn Tịnh Xá.

    3. Trồng hoa tưới nước khắp cả sân vườn Tịnh Xá.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Nguyên nhân mà Đức Phật cho Sa Di được ở chung phòng với Tỳ Kheo là vì:

    1. Một khách Tăng chiếm ngụ phòng, nên La Hầu La đã phải mang Y Bát ra sân ngủ, thình lình trời mưa nên La Hầu La lại phải khăn gói chạy vào phòng vệ sinh để tránh mưa và ngủ ở đó.

    2. Công Chúa Da Du Đà La đến thăm, nên La Hầu La đã phải nhường phòng cho Mẹ ở, còn Ngài thì ra ngoài trời mà ngủ.

    3. La Hầu La ở riêng một phòng nên buông lung phóng túng, vì vậy nên Đức Phật đã cho phép Sa Di được ở chung phòng với Tỳ Kheo để quý Ngài dễ kiểm soát dạy dỗ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Phải biết Nhẫn Nhục thì mới có thể thấy Phật, thuận Pháp, gần Tăng; mới có được an lạc, tiêu trừ họa hoạn mà phát sinh Trí Tuệ - Lời này, Đức Phật đã dạy trong trường hợp nào:

    1. Khi biết - Ngài Xá Lợi Phất đã bị một vị Tỳ Kheo vu khống, nhục mạ.

    2. Khi biết - La Hầu La đã nỗi Sân khi bị một tên mất dạy đã dùng gậy đánh vào đầu, còn trong bình bát của Ngài Xá Lợi Phất thì bị bỏ đầy cát.

    3. Khi thấy - Đề Bà Đạt Đa phản ngịch, phá hoại Tăng Đoàn.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đức Phật đã phương tiện đạp bể chậu nước dơ, nhằm sửa trị:

    1. Tánh lếu láo thường hay toa rập nhau quấy rối, làm những điều ngỗ ngáo, gây phiền não trong Tăng Đoàn của nhóm Lục Quần Tỳ Kheo.

    2. Tánh bông đùa dối gạt để mua vui của La Hầu La.

    3. Thói đàng điếm ăn chơi thường hay ghẹo nguyệt trêu hoa của Ca Lưu Đà Di.

    4. Tánh chuộng Đa văn mà không trọng Giới Hạnh của Ngài A Nan.




  1. La Hầu La là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, được Tôn là:

    1. Mật Hạnh số một.

    2. Thuyết Pháp số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Trí tuệ số một.


VI.10. A Nan


  1. Trong số các Vương Tử cùng xuất gia một lần với Ưu Bà Di, về sau có hai vị cũng được dự vào hàng Thập Thánh Chúng, đó là:

    1. A Nan và Đề Bà Đạt Đa.

    2. A Na Luật và Bà Sa.

    3. A Nan và A Na Luật.

    4. Đề Bà Đạt Đa và Bà Sa.




  1. A Nan là con của:

    1. Bạch Phạn Vương.

    2. Hộc Phạn Vương.

    3. Cam Lộ Phạn Vương.

    4. Cam Lộ Vương Phi.




  1. Anh ruột của Ngài A Nan là:

    1. A Na Luật.

    2. Bạt Đề.

    3. Đề Bà Đạt Đa.

    4. Ma Ha Nam.




  1. A Nan còn có tên là Khánh Hỷ, vì Ngài sinh trong đêm:

    1. Phật xuất gia.

    2. Phật Thành Đạo.

    3. Phật về thăm Ca Tỳ La Vệ lần đầu tiên.

    4. Phật Nhập Niết Bàn.




  1. A Nan là một trong nhóm Thập Thánh Chúng, được tôn là:

    1. Mật Hạnh số một.

    2. Đa Văn số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Thiên Nhãn số một.




  1. Khi được đề nghị làm thị giả hầu cận Đức Phật, và để tránh những tỵ hiềm trong Tăng Chúng, Ngài A Nan đã có thỉnh nguyện và được Phật chấp thuận, đó là:

    1. Không mặc áo Phật cho, không ăn đồ thừa của Phật và không đi trước mỗi khi có thí chủ thỉnh Phật về nhà riêng cúng dường.

    2. Được ra ngoài hay đi chỗ khác trong khi Phật tiếp Tín Chúng đến hỏi Đạo, nếu sự hiện diện của Thị Giả lúc bấy giờ không cần thiết.

    3. Được tùy tiện sắp xếp hoặc cho hay không cho, mỗi khi có khách muốn đến yết kiến Phật.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Chỉ có câu (a) và (b) đúng mà thôi.




  1. Vì chuộng đa văn mà không chú trọng giới hạnh, nên có một lần Ngài A Nan đã bị một thiều nữ dùng bùa chú ngoại đạo mê hoặc, người dâm nữ ấy tên là:

    1. Bát Cát Đế (Prakrti) thuộc dòng họ Ma Đăng Già (Matanga).

    2. Liên Hoa Sắc con của Trưởng giả thành Đức Xoa Thi Ca.

    3. A Ma La (Ambapala) ở thành Tỳ Xá Ly.

    4. Quỷ Tử Mẫu.




  1. Phật đã bảo Ngài Văn Thù mang Thần Chú đến cứu thoát Ngài A Nan khỏi tay dâm nữ Bát Cát Đế, đó là Thần Chú:

    1. Chú Đại Bi.

    2. Chú Tiêu Tai Cát Tường.

    3. Chú Lăng Nghiêm.

    4. Chú Dược Sư Quán Đảnh.




  1. Việc chuộng đa văn mà không chú trọng đến việc thực tu thực chứng của Ngài A Nan được minh chứng qua việc:

    1. Bát Cát Đế sau khi xuất gia, đã tinh tấn tu học và chứng đắc Thánh Quả A La Hán trước cả Ngài A Nan.

    2. Ngài Chu Lỵ Bàn Đà Già học đâu quên đó mà vẫn chứng đắc Thánh quả trước cả Ngài A Nan.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài A Nan mộng thấy Diện Nhiên Ngạ Quỷ đòi mạng nếu không cúng dương thức ăn đầy đủ cho loài Quỷ đói; do đó, mà Đức Phật đã dạy cách cúng cháo qua Thần Chú:

    1. Tiêu Tai Cát Tường.

    2. Vãng Sanh.

    3. Nhứt Thiết Đức Quang (còn gọi Biến Thực Biến Thủy).

    4. Thất Phật Diệt Tội.




  1. Ngài A Nan là Tổ Thứ Hai sau khi Phật Nhập Niết Bàn, Ngài đã được ai truyền Y Bát:

    1. Đức Phật Thích Ca.

    2. Ngài Xá Lợi Phất.

    3. Ngài Mục Kiền Liên.

    4. Ngài Ma Ha Ca Diếp.




  1. Ngài A Nan chứng quả A La Hán lúc nào:

    1. Sau khi nhận lời làm Thị giả cho Phật.

    2. Sau khi nghe Phật Thuyết giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

    3. Trước lúc Phật sắp Nhập Niết Bàn.

    4. Sau khi Phật Nhập Niết Bàn ba tháng, trước lúc khai mạc đại hội kết tập kinh điển kỳ I.




  1. Ngài A Nan đã bị Tổ Ca Diếp đuổi ra khỏi phòng họp trước lúc kết tập kinh điển kỳ I, vì lý do:

    1. đã có một vài lỗi lầm (tội Đột Kiết La) trong suốt 25 năm làm thị giả cho Phật mà chưa sám hối.

    2. Chưa chứng được Thánh quả A La Hán.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Chỉ có câu (b) đúng mà thôi.




  1. Ngài A Nan giải thích về tội Đột Kiết La đã thỉnh Phật cho phái nữ được thọ giới xuất gia như thế nào:

    1. Vì thương và nhớ ơn công đức nuôi dưỡng Thái Tử Tất Đạt Đa của Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    2. Vì nghĩ rằng Chư Phật ba đời đều có đầy đủ cả Bốn Chúng, thì Đức Phật Thích Ca cũng sẽ phải như vậy mà thôi.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài A Nan giải thích về tội Đột Kiết La đã không dâng nước hầu Phật như thế nào:

    1. Vì lúc bấy giờ có nhiều ngựa voi lội bộ qua sông làm nước cấu đục.

    2. Vì lúc bấy giờ đang ở sa mạc, không tìm ra được nước uống.

    3. Đó là lời dèm pha vu khống của kẻ ác ý, chứ Ngài vẫn luôn làm tròn vai trò thị giả, bách y bách thuận với Phật.

    4. Chỉ có câu (b) đúng.




  1. Ngài A Nan giải thích về tội Đột Kiết La đã không thỉnh Phật trụ thế như thế nào:

    1. Có Sinh thì có Diệt, như vậy thì việc Đức Phật Nhập Niết Bàn là việc đương nhiên, không thể sai khác.

    2. Vì lúc bấy giờ Ngài bị ma ám, chứ không do ác tâm mà không thưa thỉnh Phật trụ thế.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài A Nan giải thích về tội Đột Kiết La đã có lần lấy chân giẫm lên Y Tăng Già Lê của Đức Phật như thế nào:

    1. Đó là lời dèm pha vu khống của kẻ ác ý, chứ Ngài vẫn luôn làm tròn vai trò thị giả, bách y bách thuận với Phật.

    2. Vì Lúc bấy giờ, gió thổi quá mạnh nên sợ chiếc y của Phật bị gió cuống đi mất.

    3. Lúc bấy giờ không có ai bên cạnh để giữ giúp, nên Ngài đã phải dùng chân đè lên chiếc y, chứ thật tâm không phải thiếu cung kính đối với Đức Thế Tôn.

    4. Câu (b) và (c) đúng.




  1. Ngài A Na giải thích về tội Đột Kiết La đã để cho người nữ xem âm tàng tướng của Phật khi nhập niết bàn như thế nào:

    1. Đó là lời dèm pha vu khống của kẻ ác ý, chứ Ngài vẫn luôn làm tròn vai trò thị giả, bách y bách thuận với Phật.

    2. Vì lúc bấy giờ Ngài tự nghĩ rằng: để cho người nữ cũng như người nam thấy như vậy mà phát tâm tinh tấn tu học, sẽ trồng được nhiều phước đức hơn.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.

Toàn cảnh hang viện Ajanta Hang viện này thuộc châu Nizam, cách Jalgaon 35 dặm, khai tạc từ khoảng thế kỷ thứ II trước kỷ nguyên tới thế kỷ thứ VII sau kỷ nguyên, gồm có 29 hang, đều thuộc về mỹ thuật của Phật Giáo. Trong đó có 6 hang thuộc mỹ thuật của Tiểu Thừa Phật giáo, số còn lại thì thuộc về Đại Thừa Phật Giáo. Trong mỗi hang đều có điêu khắc tượng Phật, Chùa, Tháp, Tăng phòng...


Mặt hang thứ nhất của hang viện Ajanta Hang thứ nhất của hang viện Ajanta là Tăng viện, một hang to nhất trong các hang.Hang này rộng 19m392, Tăng viện gồm có 20 cột đá lớn, khai tạc ở khoảng thế kỷ thứ VII. Các cột đá của hang được chạm khắc rất tinh vi diệu xảo. Thân cột thì hoặc vuông, hoặc bát giác, hoặc hình tròn, trên đầu cột có khắc những hình tượng Nhân Thiên thị giả Phật, tượng Phật thuyết pháp và nhiều tượng khác. Hang viện Ajanta này là một kỳ quan trong những kỳ quan của thế giới.
VII. Nữ Giới Xuất Gia


  1. Bốn chúng đệ tử Phật là:

    1. Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di và Sa Di Ni.

    2. Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.

    3. Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na và Sa Di Ni.

    4. Sa Di, Thức Xoa Ma Na, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.




  1. Phật có đủ bốn chúng đệ tử kể từ sau khi:

    1. Năm anh em ông Kiều Trần Như nghe Pháp Tứ Diệu Đế và Quy Y Phật.

    2. Cư sĩ Câu Lê Da xin Quy Y và Thọ Năm Giới.

    3. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 50 phụ nữ được Phật chấp nhận cho xuất gia thọ Tỳ Kheo Ni.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Nữ giới đã được Đức Phật cho phép xuất gia, chính là nhờ công đức của:

    1. Ngài Xá Lợi Phất.

    2. Ngài Ma Ha Ca Diếp.

    3. Ngài A Nan.

    4. Ngài La Hầu La.




  1. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 50 phụ nữ đã được phép xuất gia, sau khi chấp nhận một số Giới riêng, mà trong số các Giới riêng ấy, đứng đầu là:

    1. Lục Hòa Kỉnh.

    2. Bát Kỉnh Giới.

    3. Tứ Nhiếp Pháp.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Nội dung của Bát Kỉnh giới là:

    1. Tỳ Kheo Ni phải cung kính đảnh lễ Tỳ Kheo trước dù tuổi đời hay đạo có lớn hơn; cũng như phải đến chúng Tỳ Kheo cầu Giáo Thọ mỗi nửa tháng.

    2. Tỳ Kheo Ni không được mạ lỵ, phỉ báng, khinh thị cũng như cử tội Tỳ Kheo; nhưng đối với Tỳ Kheo thì được ngược lại.

    3. Tỳ Kheo Ni không được an cư kiết hạ trong vùng không có chúng Tỳ Kheo; cũng như trong ngày Tự Tứ, phải đến trước Chúng Tỳ Kheo cầu xin Tam Sự Tự Tứ (tam sự: Thấy, Nghe hoặc Nghi có tội).

    4. Thức Xoa Ma Na học giới xong phải đối trước hai bộ Tăng cầu thọ giới Cụ Túc; cũng như khi phạm tội Tăng Tàn phải đối trước hai bộ Tăng cầu xin xuất tội.

    5. Tất cả đều đúng.




  1. Nguyên nhân chính mà Đức Phật đã phương tiện chế Bát Kỉnh Giới, là vì e ngại:

    1. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề - Di Mẫu của Ngài quen tánh kiêu căng, khó có thể tinh tấn tu hành.

    2. Nữ giới không có khả năng chứng Thánh Quả.

    3. Sự hiện diện của nữ giới trong Giáo Hội, có thể làm cho Chánh Pháp biến thể và điên đảo.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Người Lãnh Đạo Ni Đoàn là:

    1. Da Du Đà La.

    2. Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

    3. Kế Ma.

    4. Liên Hoa Sắc.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, Ma Ha Ba Xà Ba Đề được tôn là:

    1. Đa Văn số một.

    2. Trí Tuệ số một.

    3. Trì Giới số một.

    4. Pháp Lạp số một.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Trí Tuệ số một là:

    1. Liên Hoa Sắc (Uppadavanna)

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Kế Ma (Khema).

    4. Pháp Dữ (Dhammadinnà).




  1. Sau khi Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề viên tịch, người thay thế điều hành Ni Đoàn là:

    1. Liên Hoa Sắc (Uppadavanna)

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Kế Ma (Khema).

    4. Pháp Dữ (Dhammadinnà).




  1. Kế Ma (Khema) trước khi xuất gia, nguyên là:

    1. Quý Phi của Vua Ba Tư Nặc.

    2. Quý Phi của Vua Tần Bà Sa La.

    3. Vợ thứ của Trưởng giả Cấp Cô Độc.

    4. Vợ thứ của Trưởng giả Cù Sư Di.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Thần Thông số một là:

    1. Liên Hoa Sắc (Uppadavanna)

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Ba Sất Già La.

    4. Pháp Dữ (Dhammadinnà).




  1. Trước khi xuất gia, Liên Hoa Sắc nguyên là:

    1. Con của Vị Trưởng giả tại thành Đức Xoa Thi La, có hai đời chồng.

    2. Gái giang hồ để trả thù đàn ông.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Lý do mà Liên Hoa Sắc làm gái giang hồ để trả thù đàn ông là vì:

    1. Bị Cha Chồng và con Trai hãm hiếp.

    2. Chung chồng với Mẹ chồng và con gỞi.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Thuyết Pháp số một là:

    1. Liên Hoa Sắc (Uppadavanna)

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Ba Sất Già La.

    4. Pháp Dữ (Dhammadinnà).




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Trì Giới số một là:

    1. Liên Hoa Sắc (Uppadavanna)

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Ba Sất Già La.

    4. Pháp Dữ (Dhammadinnà).




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Thiền định số một là:

    1. Tô Na (Sonà).

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Chế Già Lam Đà (Chi Già La Ma Đa; Sigalakamaya)

    4. Cổ Câu La.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Tín Tâm số một là:

    1. Tô Na (Sonà).

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Chế Già Lam Đà (Chi Già La Ma Đa; Sigalakamaya)

    4. Cổ Câu La.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Tinh Tấn số một là:

    1. Tô Na (Sonà).

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Bạt Đà Nhã Đà La.

    4. Cổ Câu La.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Thiên Nhãn số một là:

    1. Tô Na (Sonà).

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Bạt Đà Nhã Đà La.

    4. Cổ Câu La.




  1. Trong giới Tỳ Kheo Ni, người được tôn Tiệp tuệ số một là:

    1. Tô Na (Sonà).

    2. Nan Đà (Kandà).

    3. Bạt Đà Nhã Đà La.

    4. Cổ Câu La.


VIII. Những Nghịch Duyên


  1. Người thiếu nữ bị các lãnh tụ Bà La Môn mua chuộc đã giả bụng chữa để vu khống Phật, tên là:

    1. Bát Cát Đế (Prakriti).

    2. Magandika.

    3. Chiến Già (Cinca).

    4. Tôn Đà Lợi (Sundari).




  1. Người thiếu nữ con vị Đạo Sĩ Bà La Môn bị cha làm vật hy sinh, giết chết và mai táng bên hông Tịnh Xá Kỳ Viên, để vu oan trong Tăng Đoàn có người dang díu với cô ta, tên là:

    1. Bát Cát Đế (Prakriti).

    2. Magandika.

    3. Chiến Già (Cinca).

    4. Tôn Đà Lợi (Sundari).




  1. Người đàn bà không được Đức Phật đối xử đặc biệt, sau trở thành Thứ Hậu của Vua Udena xứ Vamsa, đã dựa vào quyền thế ấy mà trả thù, nhục mạ Đức Phật và Giáo Đoàn, tên là:

    1. Bát Cát Đế (Prakriti).

    2. Magandika.

    3. Chiến Già (Cinca).

    4. Tôn Đà Lợi (Sundari).




  1. Người Em họ và là đệ tử phản nghịch đã nhiều lần âm mưu ám sát Đức Phật, tên là:

    1. Bà Sa.

    2. Bạt Đề (Bhadrika).

    3. Đề Bà Đạt Đa (Devadatta).

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Đề Bà Đạt Đa là con của:

    1. Bạch Phạn Vương.

    2. Hộc Phạn Vương.

    3. Cam Lộ Phạn Vương.

    4. Cam Lộ Vương Phi.




  1. Muốn cướp quyền lãnh đạo Tăng Đoàn, Đề Bà Đạt Đa đã âm mưu ám sát Phật như thế nào:

    1. Thuê bọn thanh niên lực lưỡng đến ám sát Phật tại núi Kỳ Xà Quật.

    2. Sai bọn đệ tử thân tín dùng dao gậy đón đánh Phật trên đường từ núi Kỳ Xà Quật đến thành Vương Xá.

    3. Đích thân Đề Bà Đạt Đa núp trên núi Kỳ Xà Quật, đợi Phật đi ngang qua, từ trên cao lăn đá xuống, quyết giết cho được Phật.

    4. Cấu kết với A Xà Thế tung voi điên ra để chà giết Phật đang trên đường khất thực trong thành Vương Xá.

    5. Tất cả đều đúng.

    6. Tất cả đều sai.




  1. Đề Bà Đạt Đa đã cùng với người đệ tử thân tín đề ra Giáo pháp năm điều nhằm cải tạo toàn bộ sinh hoạt của Tăng Đoàn, người đệ tử ấy tên là:

    1. Câu Ca Lỵ.

    2. Vũ Xá.

    3. Ca Lê Da Na.

    4. Bà Tư Tra.




  1. Muốn dựa vào thế lực chính trị để cướp quyền lãnh đạo Tăng Đoàn, Đề Bà Đạt Đa đã bày mưu xúi dục ai giết cha để cướp ngôi Vua:

    1. A Xà Thế.

    2. Tỳ Lưu Ly.

    3. Thái Tử Kỳ Đà.

    4. Tất cả đều sai.




  1. A Xà Thế là con của:

    1. Vua Tần Bà Sa La và Vi Đề Hy.

    2. Vua Ba Tư Nặc và Mạt Lỵ.

    3. Vua Tần Bà Sa La và Mạt Lỵ.

    4. Vua Ba Tư Nặc và Vi Đề Hy.




  1. A Xà Thế đã Sám Hối và Quy Y Phật là nhờ công thuyết phục của:

    1. Trưởng giả Cấp Cô Độc.

    2. Ngự y Kỳ Bà.

    3. Đại thần Vũ Xá.

    4. Trưởng Lão Xá Lợi Phất.




  1. Sau khi Sám Hối và Quy Y, A Xà Thế đã trở thành một đệ tử Hộ Pháp rất đắc lực, Phật sự đặc biệt đáng kể nhất là:

    1. Xây dựng 84,000 Bảo Tháp để thờ Xá Lợi Phật.

    2. Bảo Trợ đắc lực kỳ kết tập Kinh điển lần thứ nhất do Ngài Ma Ha Ca Diếp Chủ Tọa, ba tháng sau khi Phật Nhập Niết Bàn.

    3. Giáo hóa dân chúng trong nước bắt buộc phải quy hướng Đạo Phật.

    4. Tất cả đều đúng.


IX. Bi vận của Thành Ca Tỳ La Vệ


  1. Tỳ Lưu Ly là Con của:

    1. Vua Tần Bà Sa La và Vi Đề Hy.

    2. Vua Ba Tư Nặc và Mạt Lỵ.

    3. Vua Tần Bà Sa La và Mạt Lỵ.

    4. Vua Ba Tư Nặc và Vi Đề Hy.




  1. Vua Ba Tư Nặc đã phải lưu vong lánh nạn ở Ca Tỳ La Vệ và sau chết tại đây, là vì:

    1. A Xà Thế đem quân đánh chiếm nước Kiều Tất La.

    2. Vua Thiện Giác đem quân đánh chiếm nước Kiều Tất La.

    3. Thái Tử Kỳ Đà cướp ngôi.

    4. Tỳ Lưu Ly cướp ngôi.




  1. Nước Ca Tỳ La Vệ đã mất về tay ai:

    1. A Xà Thế.

    2. Tỳ Lưu Ly.

    3. Vua Thiện Giác

    4. Thái Tử Kỳ Đà.




  1. Lý do mà Tỳ Lưu Ly đánh chiếm nước Ca Tỳ La Vệ là vì:

    1. Vua Ba Tư Nặc đang lưu vong tỵ nạn ở đây, nên ông không chính thức lên ngôi Vua được.

    2. Muốn mở mang bờ cõi cho nước Kiều Tất La thêm rộng lớn.

    3. Để trả thù các Thân Vương dòng họ Thích Ca đã làm nhục ông hồi thuở nhỏ.

    4. Tất cả đều đúng.

    5. Tất cả đều sai.




  1. Nguyên nhân mà các Thân Vương dòng họ Thích Ca đã làm nhục Tỳ Lưu Ly là:

    1. Tỳ Lưu Ly đã phản nghịch cướp ngôi Vua Cha là Ba Tư Nặc và giết anh là Thái Tử Kỳ Đà.

    2. thuở nhỏ, khi đang theo học nghề bắn cung tại Ca Tỳ La Vệ, Tỳ Lưu Ly đã vô tình đi lạt vào Thánh địa của dòng họ Thích Ca.

    3. đã có những hành động dâm loạn vô đạo khi đang theo học nghề bắn cung tại Ca Tỳ La Vệ.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Các Thân Vương dòng họ Thích Ca đã làm nhục Tỳ Lưu Ly như thế nào:

    1. Đuổi Tỳ Lưu Ly ra khỏi Thánh địa với những lời sỉ vả thậm tệ.

    2. Nhục mạ Tỳ Lưu Ly là con của gái nô lệ dòng dõi hạ tiện đã làm hoen ố Thánh địa của họ.

    3. Sai người đào đất cũ ở Thánh địa lên rồi chở đất mới về thay thế.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Tỳ Lưu Ly còn có tên là:

    1. Thiện Sanh Vương.

    2. Ác Sanh Vương.

    3. Trường Thọ Vương.

    4. Phạn Dự Vương.




  1. Đức Phật đã có ba lần trực tiếp ngăn cản, nhưng đến lần thứ tư thì Tỳ Lưu Ly vẫn đem quân đánh chiếm Ca Tỳ La Vệ, là vì:

    1. Đức Phật đang bận bố giáo tại Ba La Nại, nên không về kịp để ngăn cản.

    2. Vua Ma Ha Nam và Các Thân Vương dòng họ Thích Ca kiêu căng ngạo mạn, luôn khiêu khích Tỳ Lưu Ly.

    3. Nghiệp nhân quá khứ đã vay của dòng họ Thích Ca đến lúc phải trả, không ai có thể cứu gỡ được.

    4. Tất cả đều đúng.




  1. Với bi vận của Ca Tỳ La Vệ, càng minh xác:

    1. Nhân sinh quan về Sinh, Lão, Bệnh, Tử và Vũ trụ quan về Thành, Trụ, Hoại, Không - là định luật dĩ nhiên và bất biến.

    2. Giáo lý Nhân Quả, Thiện Ác Nghiệp Báo là định luật tất nhiên và đương nhiên, không một ai có thể thay thế và tránh thoát được.

    3. Tất cả đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.




  1. Ngài Mục Kiền Liên đã vận dụng thần thông để cứu 500 người dòng họ Thích Ca, nhưng cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi cái chết, là vì:

    1. Thần thông tuy là phép tu cao cường, nhưng không phải là pháp tu căn bản để giác ngộ và giải thoát sinh tử, nên không thể nào vượt thắng được nghiệp quả đã đến.

    2. Túc trái tiền khiên của dòng họ Thích Ca đã vay trong quá khứ quá sâu nặng, khi sát hại loài cá trong một hồ ao, mà tiền thân chính là Tỳ Lưu Ly và binh sĩ của ông ta.

    3. Câu (a) và (b) đều đúng.

    4. Tất cả đều sai.

Đầu trụ cột đá A Dục Vương


Đầu trụ của cột đá A Dục Vương thì cao, làm bằng một khối đá lớn, khắc bốn đầu sư tử ở bốn mặt, đặt trên Pháp Luân. Hiện trưng bày tại Bác Vật Quán, Lộc Dã Uyển.
Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương