Kinh tế VẬt tải hàng không chưƠng I: khái quát về hoạT ĐỘng vthk



tải về 1.21 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích1.21 Mb.
#33960
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Ở đây ta gặp một loạt khái niệm về chi phí hàng không cần nắm rõ.




  • CHI PHÍ CỐ ĐỊNH (Fixed Cost – FC) là phí tổn bằng tiền phải trả mà không phụ thuộc vào lượng hàng hoá hàng không được sản xuất ra.

Dễ dàng nhận thấy, rằng chi phí cố định FC (ở cột 2) luôn cố định ở mức 135 triệu đồng bất kể lượng hành khách được vận chuyển trên chuyến bay là bao nhiêu. Chi phí cố định của chuyến bay bao gồm : chi phí cho máy bay, chi phí cho đội bay, chi phí cho nhiên liệu bay, chi phí cho cảng hàng không, chi phí cho dịch vụ điều hành bay ...

  • CHI PHÍ BIẾN ĐỔI (Variable Cost – VC) là những phí tổn bằng tiền thay đổi tỷ lệ với lượng hàng hoá hàng không được sản xuất ra.

Không khó để nhận thấy, rằng chi phí biến đổi VC (ở cột 3) luôn tăng lên cùng với sự tăng lên của lượng hành khách được vận chuyển trên chuyến bay. Chi phí biến đổi của chuyến bay bao gồm : chi phí xuất vé máy bay, chi phí suất ăn và đồ uống trên máy bay ...

  • TỔNG CHI PHÍ (Total Cost – TC) là tổng phí tổn bằng tiền phải trả để sản xuất ra lượng hàng hoá hàng không tương ứng.

Nhận thấy, rằng tổng chi phí TC (ở cột 4) cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của lượng hành khách. Ngoài ra, mức tăng của tổng chi phí TC đúng bằng mức tăng của chi phí biến đổi VC. Đó là vì ứng với lượng hành khách, tổng chi phí luôn bằng chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi, hay TC(Pax) = FC(Pax) + VC(Pax) = const + VC(Pax).

  • CHI PHÍ BIÊN (Marginal Cost – MC) là khoản phí tổn bằng tiền tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá hàng không.

Trong thí dụ này, chi phí biên MC cho biết, hãng hàng không phải chi thêm bao nhiêu tiền khi có thêm một hành khách trên chuyến bay. Chi phí biên MC ứng với lượng hành khách Pax được tính theo công thức MC(Pax) = TC(Pax) – TC(Pax–1) = VC(Pax) – VC(Pax–1).

  • CHI PHÍ TRUNG BÌNH TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ HÀNG HOÁ (Average – total Cost – AC) là khoản phí tổn bằng tiền bình quân để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá hàng không tính trên tổng lượng hàng hoá hàng không được sản xuất.

Trong thí dụ này, chi phí trung bình AC cho biết, với lượng hành khách trên máy bay đã biết thì hãng hàng không phải chi bình quân bao nhiêu tiền cho mỗi hành khách.

Trong phân tích chi phí hàng không, có những khái niệm liên quan cần nắm vững, đó là : 1) Quy luật lợi tức giảm dần và hiệu ứng quy mô sản xuất; 2) Chi phí cho các nguồn lực; 3) Chi phí biên; 4) Chi phí cơ hội; 5) Chi phí không thể vãn hồi; và 6) Quy đổi các chi phí về cùng một thứ nguyên.



Q
Lợi tức – Chi phí
Chi phí

biên

Lợi tức biên
Sản lượng
UY LUẬT LỢI TỨC GIẢM DẦN VÀ HIỆU ỨNG TĂNG QUY MÔ SẢN XUẤT.
Đây là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa quy mô sản xuất và chi phí sản xuất. Trong giai đoạn ngắn hạn, đơn vị hàng không chỉ có thể điều chỉnh các đầu vào biến đổi (nguyên vật liệu, lao động ...), còn các đầu còn lại (máy móc, nhà xưởng, công nghệ ...) vẫn cố định. Mối quan hệ giữa quy mô sản xuất và chi phí sản xuất được thể hiện bằng quy luật lợi tức giảm dần. Quy luật này được phát biểu như sau : Xét về ngắn hạn, bắt đầu từ một thời điểm nào đó trở đi, việc đưa thêm các nguồn lực biến đổi vào liên kết với các nguồn lực cố định khiến cho lợi tức biên giảm dần, tức là chi phí biên tăng dần.

X


Chi phí sản xuất

AC

Hiệu ứng Hiệu ứng

dương âm

Sản lượng

Điểm tới hạn


ét về dài hạn, đơn vị hàng không có đủ thời gian điều chỉnh mọi yếu tố đầu vào. Khi đó, mối quan hệ giữa quy mô sản xuất và chi phí sản xuất được thể hiện qua hiệu ứng tăng quy mô sản xuất, còn được gọi là hiệu ứng sản xuất lớn hay tiết kiệm nhờ tăng quy mô sản xuất. Hiệu ứng này được phát biểu như sau : Xét về dài hạn, việc tăng sản lượng kéo theo việc giảm chi phí bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm AC, được gọi là hiệu ứng dương. Tuy nhiên, từ một thời điểm nào đó trở đi, việc tăng sản lượng lại làm tăng chi phí bình quân AC, được họi là hiệu ứng âm.

Hiệu ứng tăng quy mô sản xuất đóng vai trò đặc biệt trong phân tích tài chính hàng không. Hầu hết các đơn vị hàng không, đặc biệt là các đơn vị khai thác kết cấu hạ tầng hàng không như cảng hàng không và đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý bay, đều có hiệu ứng dương đối với tăng quy mô sản xuất, có nghĩa là chi phí bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm hàng không có xu hướng giảm dần khi tăng quy mô sản xuất.



CHI PHÍ CHO CÁC NGUỒN LỰC. Sản xuất hàng không suy cho cùng là quá trình biến đổi các nguồn lực đầu vào (còn gọi là các yếu tố sản xuất) thành các sản phẩm và dịch vụ hàng không. Bởi vậy, chi phí sản xuất thực chất là chi phí cho các nguồn lực này. Trong kinh tế hàng không, người ta quy ước chia tất cả các nguồn lực đầu vào thành ba nhóm cơ bản, đó là : 1) Nguồn nhân lực; 2) Đất đai và tài nguyên thiên nhiên; và 3) Tư bản. Chi phí cho mỗi yếu tố sản xuất được xác định bằng giá cả của yếu tố đó nhân với khối lượng yếu tố được sử dụng.

  • Yếu tố lao động. Giá cả của yếu tố lao động là tiền lương (Wage, ký hiệu là w) tính theo đơn vị người – giờ, người – ngày, người – tháng ...

Giả sử mức lượng của lao động giản đơn trong hàng không dân dụng là 50.000 đồng/người – ngày. Nếu đơn vị hàng không thuê 10 lao động giản đơn trong 1 năm, thì chi phí cho số lao động này là : 10 lao động x 50.000 đồng/người – ngày x 21 ngày/tháng x 12 tháng/năm = 126 triệu đồng.

  • Yếu tố tư bản. Tư bản (Capital, ký hiệu là c) – đó là nguồn lực có giá trị sử dụng lâu dài, được tạo nên với mục đích sản xuất hàng hoá và dịch vụ với khối lượng nhiều hơn. Người ta phân chia tư bản thành hai loại cơ bản : 1) Tư bản vật chất và 2) Tư bản con người.

Tư bản vật chất bao gồm máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, kho vật tư nguyên liệu và các bán thành phẩm. Tương tự như lao động, tư bản vật chất cũng được sử dụng thông qua thuê mướn. Thí dụ, giá cả của chiếc máy bay là 80 triệu USD, nhưng hãng hàng không trả chi phí không phải cho bản thân chiếc máy bay này, mà trả chi phí cho việc sử dụng chúng. Giá cả của tư bản vật chất là tiền thuê (Rentals, ký hiệu là r) tính theo đơn vị máy móc – giờ, máy móc – ngày, máy móc – tháng ...

Giả sử giá tiền thuê một văn phòng tại cảng hàng không quốc tế là 15.000 USD/tháng. Nếu đơn vị hàng không thuê văn phòng này trong 6 tháng, thì chi phí cho tư bản vật chất này là : 15.000 USD/tháng x 6 tháng = 90.000 USD.

Để có được tư bản đòi hỏi phải đầu tư. Đó là việc dành một phần tiêu dùng hôm nay vào việc làm tăng thêm vốn tư bản với hy vọng có được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Khi hãng hàng không đầu tư mua máy bay với giá 80 triệu USD và cho thuê khô (1) với tiền thuê là 1,2 triệu USD/năm, điều mà hãng hàng không cần quan tâm là hiệu quả của đầu tư, thể hiện qua sự đánh giá xem mỗi năm đơn vị thu được bao nhiêu phần trăm từ khoản đầu tư này. Chỉ số này được gọi là tỷ suất lợi tức tư bản (Rate of Return on Capital). Từ các dữ liệu trên, dễ dàng tính được tỷ suất lợi tức vốn trong trường hợp này là : 1,2 triệu USD/năm : 8 triệu USD = 15%/năm. Xét một cách tổng quát, tỷ suất lợi tức tư bản RRc được xác định theo công thức

RRc = [TRc – TCc] / c x 100 (%)

trong đó, TRc – tổng doanh thu hàng năm từ khoản đầu tư tư bản; TCc – tổng chi phí hàng năm để khai thác tư bản đó; và c – tổng giá trị tư bản được đầu tư.

Đầu tư tư bản được xem là có hiệu quả khi tỷ suất lợi tức tư bản lớn hơn lãi suất thương mại.



Tư bản con người – đó là những kỹ năng cần thiết cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ hàng không.



Bổ trợ 3.1. Tư bản con người

Tư bản con người (Human Capital) – đó là những kỹ năng do những cá nhân tạo ra bằng cách đầu tư thời gian và tiền của vào việc học tập, đào tạo, huấn luyện và những dạng hoạt động khác nhằm mục đích làm cho cá nhân đó có năng suất cao hơn. Khi đầu tư vào tư bản con người, tạm gác thu nhập trước mắt với hy vọng tăng thu nhập trong tương lai. Tỷ suất lợi tức của đầu tư có thể được tính theo cùng cách như tính đối với tư bản vật chất. Tất nhiên, tồn tại những khác biệt đáng kể giữa hai dạng tư bản này. Quyền sở hữu đối với tư bản vật chất có thể được mua bán, trong khi chúng ta không thể mua bán nguồn nhân lực mà chỉ có thể mua bán các dịch vụ của những kỹ năng tương ứng.

Khi bắt đầu chương trình đào tạo, huấn luyện của mình, đánh giá giá trị của chương trình này. Nó bao gồm chi phí đào tạo và các hao phí khác, tuy nhiên hao phí chủ yếu đó là khoản tiền thu nhập không được nhận, bị bỏ lỡ trong khoảng thời gian học tập.

Thí dụ, việc học tập kéo dài bốn năm ở trường đại học đảm bảo tư bản con người. Tất nhiên, có cả những cái được khác ngoài các khoản thu nhập bằng tiền trở nên có thể sau khi học xong, trong đó có cả sự thoả mãn có được từ các dạng hoạt động tham gia với tư cách là cử nhân. Tuy nhiên, nhiều sinh viên quyết định lựa chọn học ở trường đại học là chính vì hy vọng nhận được công việc được trả lương cao hơn trong tương lai. Liệu sự đào tạo nhận được ở trường đại học là đầu tư tốt vào tư bản con người?

Kinh nghiệm chỉ ra, rằng những người tốt nghiệp đại học kiếm được nhiều tiền hơn so với những người không có bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, rất khó xác định được phần nào của thu nhập đó là kết quả của việc đào tạo cao hơn. Ngoài ra, nếu những người có năng lực nhập học đại học, thì suy cho cùng họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với những người khác ngay cả khi không có bằng đại học

Nguồn : D.N. Hyman. Modern Microeconomics : Analysis and Application, T. II, 2-nd Edition. Rusian Version. Moscow: Financy i Statistica, 1992, p. 214.





  • Yếu tố đất đai. Giá cả của việc thuê sử dụng đất đai là tô (Rent, ký hiệu là r) tính theo đơn vị m2 – tháng, m2 – năm, mẫu – năm ...

Thí dụ, khu đất ở trung tâm thành phố có tô (giá thuê đất) là 500.000 đồng/m2 – năm. Đơn vị hàng không cần thuê 100m2 đất ở đó trong thời hạn 5 năm để thành lập văn phòng bán vé máy bay. Vậy chi phí để thuê diện tích đất này trong khoảng thời gian đó là : 500.000 đồng/m2 – năm x 100 m2 x 5 năm = 250 triệu đồng.

  • Yếu tố tổng hợp – vay tiền. Không ít người bị nhầm lẫn tiền với tư bản. Bản thân tiền không phải là tư bản, điều này có thể dễ dàng kiểm tra từ định nghĩa về tư bản. Tiền là một dạng nguồn lực đặc biệt, việc có được nó giúp có được các yếu tố sản xuất mong muốn. Dân gian ta có câu : “Có tiền mua tiên cũng được” – điều này đúng trong trường hợp nền kinh tế thị trường thuần tuý.

Giá cả của tiền vay là lãi suất (Interest, ký hiệu là i) tính theo đơn vị %/ngày, %/tháng, %/năm ... Lãi suất – đó là số tiền mà người được vay tiền phải trả cho người cho vay tiền để có được quyền sử dụng khoản tiền không thuộc sở hữu của mình trong một khoảng thời gian nào đó.

Thí dụ, mức lái suất 10%/năm có nghĩa phải trả cho người cho vay tiền 10 US cents cho mỗi USD tiền vay để sử dụng trong một năm.

Tuy nhiên, đối với lãi suất cần đặc biệt lưu ý đến một tính chất đặc thù của đồng tiền – đó là sự trượt giá của nó theo thời gian. Hãy xét thí dụ đơn giản sau đây : Giả sử đơn vị hàng không vay 1 tỷ đồng trong vòng 3 năm theo mức lãi suất 10%/năm và trả một lần vào cuối năm thứ ba. Vậy chi phí cho khoản tiền vay này là bao nhiêu? Nếu lập tức trả lời : “300 triệu đồng, vì 1 tỷ đồng x 10%/năm x 3 năm = 300 triệu đồng”, thì không phải. Số tiền mà đơn vị hàng không phải trả lớn hơn 300 triệu đồng. Nguyên nhân là vì trong năm thứ hai đơn vị đã vay cả số tiền lãi 100 triệu đồng mà lẽ ra phải trả cho người cho vay tiền, nên tổng số tiền được vay khi đó trở thành 1,1 tỷ đồng chứ không còn là 1 tỷ đồng nữa (“Lãi mẹ đẻ lãi con”). Tương tự như vậy, trong năm thứ ba đơn vị hàng không phải trả lãi suất cho khoản tiền 1,11 tỷ đồng do gộp thêm 10 triệu đồng từ “lãi con”. Cụ thể là :

Chi phí trong năm thứ nhất : 1 tỷ đồng x 10%/năm x 1 năm = 100 triệu đồng

Chi phí trong năm thứ hai : 1,1 tỷ đồng x 10%/năm x 1 năm = 110 triệu đồng

Chi phí trong năm thứ nhất : 1,11 tỷ đồng x 10%/năm x 1 năm = 111 triệu đồng



Tổng cộng : 321 triệu đồng

CHI PHÍ BIÊN. Không ít người thường có cách tư duy cực đoan theo kiểu “hoặc tất cả, hoặc không gì hết”. Thí dụ, quyết định dành hai giờ đồng hồ để học ôn lại môn kinh tế hàng không để chuẩn bị cho buổi thi ngày mai. Bạn đang ngồi học thì người bạn của Bạn xuất hiện và đề nghị Bạn cùng đi xem phim. Khi Bạn từ chối vì còn bận học ôn thì người bạn của Bạn liền cự nự rằng Bạn coi môn kinh tế hàng không quan trọng hơn người đó. Sự thực thì sao? Dĩ nhiên là Bạn coi trọng bạn của mình hơn môn kinh tế hàng không, nhưng Bạn lại đánh giá hai giờ tối nay với môn kinh tế hàng không hơn hai giờ với người Bạn đó. Đây là hai cách tư duy khác hẳn nhau – trong khi người bạn của Bạn tư duy theo kiểu cực đoan “hoặc với tôi, hoặc với môn kinh tế hàng không”, thì Bạn lại tư duy theo giá trị biên “nếu thêm chút nữa, thì lợi gì và hại gì”. Sở dĩ Bạn từ chối lời đề nghị của bạn mình là vì Bạn cho rằng : Thêm hai giờ đi xem phim với người bạn của Bạn là rất thú vị (cái lợi), nhưng nếu vậy thì sẽ có thể thi trượt môn kinh tế hàng không (cái hại). Vì cái hại lớn hơn cái lợi, nên Bạn đã quyết định đúng.

Các nhà kinh tế hàng không luôn tư duy theo cách giá trị biên (Marginal Way of Thinking). Thí dụ, đứng trước vấn đề mua máy bay, nhà kinh tế hàng không không tư duy theo kiểu nên mua hay không nên mua máy bay, mà là nên mua bao nhiêu máy bay, trong đó số lượng máy bay nên mua có thể bằng 0, tức là không mua chiếc nào. Bạn có bao giờ từng tư duy theo cách giá trị biên chưa? Có đấy, thậm chí thường xuyên nữa là khác. Bạn quyết định tối nay chỉ ăn hai gói mỳ tôm là vì khi ăn gói thứ hai thì cái lợi (ngon miệng, đỡ đói) lớn hơn cái hại (tốn tiền); nhưng khi ăn gói thứ ba thì cái hại (quá no, tốn thêm tiền) lại lớn hơn cái lợi. Các nhà kinh tế hàng không cũng làm tương tự – chừng nào với chiếc máy bay có thêm mà cái lợi lớn hơn cái hại thì còn tiếp tục mua thêm máy bay và ngược lại, chừng nào với chiếc máy bay có thêm mà cái hại vượt quá cái lợi thì ngừng mua thêm máy bay (1).

Đối với chi phí biên MC, Bạn nên nhớ những kiến thức cơ bản sau đây :


  • Trong thực tế, đường chi phí biên MC thường có hình chữ U – trong giai đoạn đầu thì nó giảm dần cho đến khi đạt điểm tối thiểu, sau đó bắt đầu tăng lên.

  • Đường tổng chi phí TC càng dốc thì chi phí biên MC càng lớn và ngược lại, đường tổng chi phí TC càng thoải thì chi phí biên MC càng nhỏ.

  • K


    Chi phí MC

    AC
    M
    Lượng sản phẩm
    hi chi phí biên MC thấp hơn chi phí trung bình AC thì nó kéo chi phí trung bình xuống và ngược lại, khi chi phí biên MC cao hơn chi phí trung bình AC thì nó kéo chi phí trung bình lên. Ngoài ra, tại giao điểm M của đường chi phí trung bình AC và chi phí biên MC, chi phí trung bình AC đạt giá trị thấp nhất. Như vậy, khi chi phí trung bình bằng với chi phí biên thì sản phẩm hàng không đạt mức giá thành thấp nhất.

CHI PHÍ CƠ HỘI. Dân gian Việt Nam có câu “xay lúa thì thôi ẵm em”. Nói rộng ra, khi dành thời gian, công sức và tiền của cho một công việc thì cũng có nghĩa là mất đi cơ hội dành chúng cho một công việc khác. Giá trị của cái phải từ bỏ được gọi là chi phí cơ hội (Opportunity Cost).

Thí dụ, hãng hàng không chỉ có một máy bay và quyết định dùng nó để khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng. Khi đó, hãng hàng không mất đi cơ hội dùng chiếc máy bay này khai thác đường bay khác, thí dụ như Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội. Giả sử việc khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng mang lại cho hãng hàng không khoản doanh số bán ròng (khoản doanh số bán còn lại sau khi trừ đi mọi khoản chi phí bằng tiền) là 100 triệu đồng/tháng. Vậy, liệu có phải là hãng hàng không được lãi 100 triệu đồng/tháng hay không? lập tức câu trả lời : “Tất nhiên là đúng thế. Doanh số bán ròng chính là lợi nhuận (trước thuế). Hãng hàng không rõ ràng có lời 100 triệu đồng/tháng”. Câu trả lời có phần vội vàng khi trả lời như vậy. Nếu như việc khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội mang lại doanh số bán ròng cho hãng hàng không 150 triệu đồng/tháng? Đó chính là chi phí cơ hội mà hãng hàng không phải từ bỏ khi khai thác đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng. Trong trường hợp cụ thể này, hãng hàng không không phải được lãi 100 triệu đồng/tháng, mà bị lỗ 50 triệu đồng/tháng do chi phí cơ hội vượt quá doanh số bán ròng.

Hãy xét thí dụ khác. Bạn đang làm việc cho Vietnam Airlines với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng và quyết định nghỉ việc để về nhà bán phở do gia đình của Bạn không đủ sống với mức lương “còm” đó. Bạn dùng một nửa ngôi nhà của Bạn làm nơi bán phở. Công việc mới này mang lại cho Bạn doanh số bán ròng 10 triệu đồng/tháng. Vậy, quyết định thôi việc ở Vietnam Airlines có đúng đắn hay không? Do Bạn đã sập bẫy ở thí dụ trước nên lần này Bạn tỏ ra thận trọng hơn trước khi đưa ra câu trả lời vì còn phải tìm cho ra chi phí cơ hội trong trường hợp này là gì. Bạn thận trọng như vậy là đúng. Chi phí cơ hội ở đây liên quan đến nửa ngôi nhà mà Bạn dùng làm nơi bán phở. Nửa ngôi nhà đó Bạn có thể cho thuê và tính đúng đắn trong quyết định của Bạn tuỳ thuộc vào tiền thuê nửa ngôi nhà này : Nếu người ta chỉ trả tối đa 4 triệu đồng/tháng để thuê nó thì quyết định của Bạn là đúng đắn, vì chi phí cơ hội (5 triệu đồng/tháng tiền lương + 4 triệu đồng/tháng tiền cho thuê nửa ngôi nhà) thấp hơn doanh số bán ròng; ngược lại, nếu có người đồng ý thuê nó với giá 6 triệu đồng/tháng, thì quyết định đó của Bạn gây thiệt hại cho Bạn 1 triệu đồng/tháng.

Như vậy, chi phí cơ hội là khái niệm rất quan trọng trong phân tích chi phí hàng không nhằm tính toán đầy đủ các khoản chi phí liên quan đến mỗi dạng cụ thể của hoạt động hàng không. Vấn đề khiến nhièu người lúng túng nhất ở đây là làm sao xác định được đúng chi phí cơ hội, bởi chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất, trong khi cái “tốt nhất” đó lại khá trừu tượng và khó xác định. Liệu đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội đã phải là “tốt nhất” cho hãng hàng không của Bạn hay chưa? Nhỡ còn đường bay khác, thí dụ như Thành phố Hồ Chí Minh – Pnom Penh còn tốt hơn thì sao? Liệu mức giá thuê nửa ngôi nhà của Bạn mà người ta đã trả có phải là cao nhất hay chưa? Nhỡ có người còn trả cao hơn thì sao? v.v... và v,v...

Cần nhớ, rằng khái niệm chi phí cơ hội là công cụ để tư duy về tài chính hàng không, chứ không phải là công cụ để tính toán chi phí hàng không. Nó là khái niệm tương đối, chứ không tuyệt đối như các khoản chi phí bằng tiền. Khái niệm chi phí cơ hội nhắc cần cân nhắc thật kỹ thiệt hơn trước khi ra quyết định làm việc gì đó bằng cách lưu tâm đến những cái lẽ ra có được khi không làm việc này. Đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội có phải là tốt nhất hay không là không quan trọng, mà quan trọng là đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng không phải là tốt nhất vì có đường bay còn sinh lời nhiều hơn và vì vậy cần cân nhắc lại việc khai thác đường bay này. Mức thuê nửa ngôi nhà 6 triệu đồng/tháng có phải là cao nhất hay không là không quan trọng, mà cái chính ở đây là việc bỏ việc ở Vietnam Airlines sẽ gây thiệt hại cho thu nhập hàng tháng.

CHI PHÍ KHÔNG THỂ VÃN HỒI. Mua một vé máy bay khứ hồi chặng Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội của Vietnam Airlines, đồng thời đặt chỗ trên chuyến bay lúc 12h00 ngày Chủ nhật tới. Sau đó, vì lý do công việc, không thể bay chuyến bay đó và dự định trả lại Vietnam Airlines vé máy bay này. Khoản tiền chênh lệch giữa số tiền đã trả và số tiền mà Vietnam Airlines hoàn lại gọi là chi phí không thể vãn hồi (Sunk Cost). Không thể cãi lý với nhân viên phòng vé, rằng vé máy bay đó trị giá 3 triệu đồng do hôm qua đã phải bỏ ra bấy nhiêu để có nó, vì đó là giá trị ngày hôm qua của chiếc vé máy bay và không hề có ý nghĩa gì với việc ra quyết định trong ngày hôm nay.

Giả sử Vietnam Airlines chỉ đồng ý hoàn lại 2,7 triệu đồng. Liệu khách hàng có chấp nhận hay không? Nếu chấp nhận, thì khách hàng có thêm 2,7 triệu đồng trong tài khoản (Phương án A). Nếu không chấp thuận, thì hoặc khách hàng giữ chiếc vé máy bay này làm kỷ niệm và không có thêm một đồng nào trong tài khoản (Phương án B), hoặc khách hàng thực hiện chuyến bay đã đặt chỗ cho “khỏi chịu thiệt” (Phương án C). Phương án B rõ ràng là kém phương án A, vì có thêm 2,7 triệu đồng đương nhiên là hơn so với không được đồng nào. Phương án C sẽ chỉ tốt hơn phương án A nếu chuyến bay ra thăm Hà Nội đáng giá hơn 2,7 triệu đồng (chứ không phải là 3 triệu đồng). Như vậy, số tiền 3 triệu đồng hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong lựa chọn của khách hàng . Điều đó có nghĩa là chi phí không thể vãn hồi không hề ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải pháp kinh tế.

Trở lại thí dụ về chuyện cho thuê nửa ngôi nhà với giá 6 triệu đồng/tháng. Do đã đánh tiếng với Vietnam Airlines về việc dự định nghỉ việc ở đó, nên họ đã tuyển người khác thế chỗ và chỉ có thể dành cho Bạn công việc mới mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Nhẩm tính và thấy rằng ở nhà bán phở cho thu nhập cao hơn (10 triệu đồng/tháng nhờ bán phở ở nhà  3 triệu đồng/tháng thu nhập từ Vietnam Airlines + 6 triệu đồng/tháng tiền cho thuê nửa ngôi nhà) và Bạn quyết định đòi lại nửa ngôi nhà đã cho thuê. Do hợp đồng thuê nhà phải 12 tháng nữa mới hết hạn, nên người thuê nhà đòi Bạn phải trả khoản bồi thường do đơn phương huỷ hợp đồng là 8,4 triệu đồng. Dĩ nhiên là Bạn đồng ý, vì mất 8,4 triệu đồng tương đương (nếu bỏ qua lãi suất) với mất 0,7 triệu đồng/tháng trong 12 tháng, vẫn còn cao hơn so với làm công việc mới ở Vietnam Airlines. 8,4 triệu đồng là khoản chi phí không thể vãn hồi.

Bạn có thể thắc mắc : “Cùng là chuyện cho thuê nửa ngôi nhà, khi thì nó là chi phí cơ hội, khi thì lại là chi phí không thể vãn hồi. Vậy ở đây có gì lẫn lộn hay không?”. Hoàn toàn không có gì lẫn lôn ở đây. Điểm khác nhau cơ bản giữa chi phí cơ hội và chi phí không thể vãn hồi là ở chỗ : chi phí cơ hội là khoản chi phí chưa xảy ra vì Bạn quyết định không tận dụng nó (6 triệu đồng/tháng là chi phí cơ hội chỉ khi Bạn quyết định không cho thuê nửa ngôi nhà mà dùng để bán phở); còn chi phí không thể vãn hồi là khoản chi phí đã xảy ra sau khi Bạn ra quyết định tận dụng nó (8,4 triệu đồng là chi phí không thể vãn hồi sau khi Bạn đã quyết định cho thuê nửa ngôi nhà).

Nhà kinh tế nổi tiếng được nhận giải thưởng Nobel người Mỹ Paul A. Samuelson có một câu nói rất hay về chi phí không thể vãn hồi : “Hãy đừng nhắc đến chuyện cũ. Đừng quay đầu nhìn lại. Đừng luyến tiếc vô vọng hay rầu rĩ về mất mát của ngày hôm qua. Hãy tính toán sát sao những chi phí gia tăng mà Bạn sẽ phải chịu do bất kỳ quyết định nào và so sánh chúng với những lợi thế tăng thêm”.



tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương