Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang31/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   47

KẾT LUẬN


Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn trên nhiều mặt, được thừa nhận rộng rãi cả trong và ngoài nước. Bản chất đổi mới của 30 năm qua về cơ bản là tự do hóa thị trường ở trong nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Tuy vậy, thực tế hiện nay cho thấy, cải cách tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ và nhất quán hơn sang kinh tế thị trường có trình độ phát triển cao hơn đang trở nên hết sức cần thiết và cấp bách không kém so với khởi đầu cải cách chuyển sang kinh tế thị trường cách đây gần 30 năm.

Nền kinh tế thị trường mà Việt Nam hướng đến phải là nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại tương tự như kinh tế thị trường tại các nước thành viên OECD. Hiện vẫn còn khoảng chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển của thị trường của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế của các quốc gia nói trên và có sự khác biệt trước hết về tư duy và quan niệm. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống vẫn chưa tin vào thị trường và kinh tế thị trường; trong khi đó, ở các nền kinh tế như OECD, người ta tin vào thị trường như thể chế hữu hiệu nhất trong huy động và phân bổ nguồn lực; thị trường là “trung tâm” của thể chế kinh tế; nhà nước và xã hội dân sự là các trụ cột vừa bổ sung, vừa khắc phục các khiếm khuyết của thị trường để làm cho thị trường vận hành tốt hơn, hoàn hảo hơn. Ở các nền kinh tế thị trường khác, nhà nước và thị trường được coi như hai bàn tay của con người, vô hình và hữu hình, cùng hoạt động và bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh; còn ở Việt Nam thì “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… là nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”. Như vậy, nhà nước không phải là bàn tay hữu hình của nền kinh tế, không song hành và bổ sung cho thị trường, mà đứng trên thị trường, điều khiển thị trường; nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, một cơ chế do bộ máy nhà nước thiết lập nên, chứ không phải là thị trường như một thể chế khách quan. Khác biệt cơ bản này là nguyên nhân tạo nên hàng loạt khác biệt khác và cũng là nguyên nhân cơ bản tạo nên hàng loạt nút thắt thể chế ngăn cản hoặc làm chậm tiến trình cải cách kinh tế đang dang dở ở Việt Nam. Các nút thắt đó vừa hạn chế sự hình thành và phát triển các loại thị trường, vừa tạo thêm méo mó, sai lệch thị trường, nhất là thị trường yếu tố sản xuất. Thị trường về cơ bản chưa làm tốt chức năng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực suy giảm. Do đó, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình ngay khi mức thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp.



Bản chất của các nút thắt nói trên lại nằm ở phía nhà nước. Nhà nước rõ ràng chưa thực hiện được chức năng cơ bản nhất của mình là thiết lập thể chế hỗ trợ và bảo đảm thị trường các loại vận hành một các đầy đủ nhất có thể; mà trái lại đang làm cho thị trường trở nên méo mó; làm đậm thêm thất bại của cả nhà nước và thị trường. So với các nền kinh thế thị trường hiện đại, nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có khác không chỉ về quy mô, phạm vi, cơ cấu tổ chức nhà nước và các cơ qua nhà nước, mà cả về tư duy, cách thức, công cụ, năng lực và thái độ của đội ngũ công chức trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nói chung và của cán bộ, công chức nói riêng. Có thế nói, cải cách 30 năm qua ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào giảm và thu hẹp vai trò và chức năng của nhà nước, mà chưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước; chưa thay đổi cơ bản tư duy về kinh tế thị trường, về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Về cách thức quản lý, thì công cụ và mệnh lệnh hành chính vẫn được sử dụng phổ biến; chế độ “làm việc tập thể” kéo dài từ hệ thống cũ, khiến cho bộ máy, các qui trình ra quyết định và việc điều hành, thực thi các quyết định của nhà nước rất khó cải thiện được tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nhà nước pháp quyền chưa hình thành đầy đủ; chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, tính độc lập cũng như cơ chế phân công, phối hợp và giám sát lẫn nhau giữa 3 bộ phận của hệ thống quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) chưa thật minh bạch, hợp lý, gây trở ngại cho cả ba trong phát huy vai trò đích thực của mình. Năng lực bộ máy đã tỏ ra không còn phù hợp với trình độ phát triển cao hơn của thị trường; vì vậy, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, làn sóng đổi mới lần 2 đã trở nên rất cần thiết. Có một số điểm giống và khác nhau giữa làn sóng đổi mới lần 1 và đổi mới lần 2. Điểm tương đồng cơ bản là nội hàm của đổi mới vẫn chuyển mạnh mẽ và chuyển dứt khoát sang kinh tế thị trường. Tuy vậy, đổi mới lần 1 nhà nước thu hẹp phạm vi, vai trò và chức năng của mình tạo dư địa cho thị trường và khu vực tư nhân tồn tại và hoạt động; còn đổi mới lần 2 là phải nâng cấp trình độ phát triển thị trường của nền kinh tế; làm cho thị trường các loại, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự; khắc phục các hạn chế hay thất bại của thị trường. Nội dung đổi mới lần 2 vừa tiếp tục thu hẹp phạm vi, vừa đổi mới vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước nói chung và từng nhánh của bộ máy nhà nước nói riêng. Có thể nói, đổi mới lần 2 khó khăn hơn bội phần so với đổi mới lần 1 cách đây 30 năm. Tuy khó khăn và đầy thách thức, nhưng đổi mới lần 2 đã trở thành mệnh lệnh, không thể không làm./.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ban kinh tế Trung ương (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam (Báo cáo trình Bộ Chính trị).

Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Daron Acemoglu và James A. Robinson (2013), Why nations fail: The origins of power, prosperity and poverty

Đinh Tuấn Minh (2014),

Gwartney, James, and Robert Lawson, with William Easterly (2006). Economic Freedom of the World: 2006 Annual Report. Vancouver, BC: The Fraser Institute.

IMF (2002), Building Institutions (Chapter III), http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2005/02/pdf/chapter3.pdf

Institute of Economic & Resource Management, Beijing Normal University (2003), A Report on the Development of China’s Market Economy 2003, China Foreign Economic Relations & Trade Publishing House.

Janos Kornai (1990), The Road to a Free Economy. Shifting from a Socialist System: The Example of Hungary. New York: W. W. Norton and Budapest: HVG Kiadó (Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Nguyễn Quang A dịch, Hội tin học Việt Nam xuất bản năm 2001, 2002)

Janos Kornai (1992), The Socialist system. The Political Economy of Communism. Princeton: Princeton University Press and Oxford: Oxford University Press (Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Phúc, Phạm Hoàng Hà dịch năm 2002)

Luật Doanh nghiệp năm 2005

Luật Doanh nghiệp năm 2014

Luật Đầu tư 2014

Ngân hàng Thế giới (2003), Phát triển bền vững trong thế giới năng động: thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống, (Sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê hàng năm (2000-2013)

Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc (2013), Phương án hành động và tư duy cơ bản của vòng cải cách mới (“Phương án 383”)

UNDP (2013), Chỉ số công lý: Thực trạng công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012, Hà Nội, tháng 7/2013 (http://www.vn.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Justice%20index%20VN_FINAL%207%20Oct.pdf)

VCCI

Website: http://chinhphu.vn; http://www.heritage.org/



MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG

CỦA THAM NHŨNG VÀ CHI PHÍ PHI CHÍNH THỨC

Lê Đăng Doanh

Tham nhũng là một tệ nạn nghiêm trọng ở nhiều nước và ở Việt Nam, đã gây tác hai tiêu cực nhiều mặt đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trần Hữu Dũng139 (1999) đã phân tích tác dụng của tham nhũng đến nhiều mặt khác nhau của chính sách kinh tế và thể chế:



Tham nhũng bóp méo phân bố nguồn lực

- làm méo mó phân bổ nguồn lực, nguồn vốn sẽ chảy vào những lĩnh vực và dự án ngoài cơ cấu đầu tư tối ưu cho nền kinh tế;

- tham nhũng ảnh hưởng đến phân bổ tài năng con người, một số tài năng sẽ bị hút vào những ngành tham nhũng vì có thu nhập cao hơn ngành khác trong khi doanh nhân mất nhiều thời gian và tiền bạc để đáp ứng các yêu cầu của tham nhũng. Nghiêm trọng hơn, một số chức vụ quan trọng được trao cho những người kém năng lực và dạo đức (vì họ đút lót), họ sẽ có những quyết định sai lầm về kinh tế để kiếm lợi ích tham nhũng. Người có tài năng sẽ nản trí và bị gạt ra bên lề. Người trẻ nhìn thấy tấm gương của nhưng người tiến thân nhờ tham nhũng, sẽ không học hành nghiêm túc , chỉ tìm cách "quan hệ, móc nối", đút lót để tiến thân, giáo dục sẽ bị biến dạng nghiêm trọng;

- Tham nhũng sẽ làm méo mó nguyên tắc cạnh tranh của kinh tế thị trường, cạnh tranh không còn phản ánh chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp đút lót nhiều hơn sẽ được nhiều ưu đãi hơn và có thể thành đạt hơn doanh nghiệp có hiệu quả nhưng đút lót ít hơn. Doanh nghiệp lương thiện, không đút lót sẽ bị thiệt thòi nhiều mặt, chán nản vì không thể cạnh tranh.Tham nhũng dẫn đến an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường v.v. không được kiểm soát vì có thể đút lót thanh tra để tiếp tục vi phạm. Đặc biệt, tham nhũng trong đấu thầu, xây dựng cơ bản làm đối chi phí lên cao, chất lượng công trình thấp, không an toàn, dễ hư hỏng.



Tham nhũng làm méo mó chính sách kinh tế và thể chế

- Tham nhũng làm ngân sách bị hụt thu vì một bộ phân doanh nghiệp trốn thuế hay không nộp đủ thuế vì đã đút lót cho quan chức, viên chức ngành thuế. Đồng thời, tham nhũng sẽ dẫn đến lạm chi ngân sách cho dầu tư và chính sách xã hội vì bị lạm dụng. Hệ quả là ngân sách luôn luôn bội chi và bội chi ngày càng tăng lên. Để cắt giảm bội chi ngân sách, nhà nước sẽ giảm chi cho chính sách xã hội và tăng thu thuế, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phâm, dịch vụ so với doanh nghiệp nước ít tham nhũng hơn.

Tham nhũng cũng làm giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính sách thu, chi ngân sách, người ta tự hỏi tiền thuế tôi nộp sẽ về đâu, tiền chi ngân sách ai hưởng lợi và họ ít sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình hơn.

- Tham nhũng tác động đến chính sách tiền tệ, tín dụng qua ba kênh:

+ Người đi vay phải chi tiền "lót tay" "lại quả dưới gầm bàn" để được tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp hơn, chất lượng dự án được vay không được coi trọng. Lượng tín dụng được cấp tăng lên quá mức, dẫn đến lạm phát. Ví dụ điển hình là kho cà phê của Công ty Trường Ngân được thế chấp tại 7 ngân hàng, vay được 7 lần, khi mở kho cà phê thì phát hiện rất cỏ khô, lá khô.

+ Nếu doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi tiếp cận tín dụng, được cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi theo quyết định hành chính thì cơ hội tham nhũng lại đặc biệt lớn. Kinh nghiệm của Vinashin cho thấy nguy cơ này là có thật và dẫn đến tăng trưởng tín dụng kém chất lượng, dẫn đến lạm phát.

+ Tham nhũng dẫn đến nhu cầu chuyển tiền lậu ra nước ngoài, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng cao một cách giả tạo, gây sức ép lên cân đối ngoại tệ và làm suy yêu nội tệ.

- Tham nhũng làm chậm và hạn chế quá trình cải cách thể chế, hạn chế công khai minh bạch vì lợi ích nhóm. Chinh sách về đất đai, chính sách phân cấp đã dẫn đến những cơ hội mầu mỡ cho tham nhũng về đất đai, thông qua chênh lệch giá đất (rent seeking), khai thác tài nguyên rừng, mỏ v.v.

Tham nhũng làm sai lạc những quy định của pháp luật, gây tác hại khôn lường từ ô nhiễm nguồn nước, không khí, khói bụi đến vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, tai nạn giao thông v.v. vì cán bộ tham nhũng có thể "phạt cho tồn tại", doanh nghiệp có thể tiếp tục gây ô nhiễm, thực phẩm, thuốc không an toàn có thể được lưu hành, xe không an toàn vẫn được hoạt động v.v.

Tham nhũng mở cửa cho xuất-nhập khẩu lậu, hạn chế, thậm chí giết chết doanh nghiệp nội địa trong khi cho phép tài nguyên chảy ra nước ngoài.

Vụ chìm phà Seowo ở Hàn Quốc đã gây chấn động lớn vì chủ tàu có thể thông qua đút lót cơi nới tàu không an toàn v.v. đã làm cho xã hội Hàn Quốc thức tỉnh, cương quyết ngăn chặn tham nhũng.

Tham nhũng dẫn đến phân hóa thu nhập, dẫn đến bất công xã hội

Tham nhũng dẫn đến gia tăng chênh lệch giàu-nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội.Sự chênh lệch giàu-nghèo do tham nhũng bóp méo động lực thị trường vì thu nhập từ tham nhũng không liên quan gì đến năng lực kinh doanh, sáng tạo, năng động, cần cù của nhà kinh doanh. Trái lại, thu nhập bất chính từ tham nhũng làm sói mòn tín nhiệm của bộ máy nhà nước. Khi bội chi ngân sách trở nên nguy hiểm, mất an toàn, chính phủ sẽ cắt giảm các khoản chi phúc lợi xã hội, gây ra bất bình và bất ổn xã hội.



Tham nhũng sẽ nuôi và tạo ra tham nhũng mới

Quan chức tham nhũng có động lực và nhu cầu tham nhũng nhiều hơn vì họ phải thu hồi chi phí đã "đầu tư" dể nhận được vị trí này, phải có lãi để tiếp tục "đầu tư" leo lên vị trí cao hơn, có khả năng tham nhũng lớn hơn và vì nhiều lý do khác. Thực tế cho thấy chưa có trường hợp quan chức tham nhũng tự nguyện ngừng hay từ bỏ tham nhũng. Hơn thế nữa, quan chức tham nhũng sẽ bổ nhiệm cán bộ và người kế nhiệm là người tham nhũng với hy vọng người đó sẽ giữ bí mật tham nhũng của mình, bất chấp tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức. Vì vậy, tham nhũng sẽ nuôi tham nhũng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau và làm bộ máy ngày càng kém cỏi hơn. Vị trí có khả năng tham nhũng càng cao thì "giá trị" của vị trí đó trên thị trường tham nhũng càng được đẩy lên cao hơn, sự chống đối đối với các nỗ lực cắt giảm tham nhũng sẽ càng mạnh hơn. Tham nhũng sẽ "tái sản xuất mở rộng" tham nhũng và nuôi dưỡng tham nhũng.



Tham nhũng có tác dụng tích cực nào không?

Chúng ta thường nghe lập luận cho rằng tham nhũng là "bôi trơn" bộ máy, "có ăn, có làm", nhận tiền rồi thì tích cực làm việc, giải quyết cho doanh nghiệp. Thâm chí, có người còn nghĩ rằng tham nhũng kích thích cán bộ làm việc có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những lập luận đó không được thực tế chứng minh. Cán bộ tham nhũng sau khi nhận được một khoản tiền sẽ sẵn sàng nghĩ thêm những rào cản mới để vòi thêm tiền. Có thể tham nhũng sẽ thực hiện nhanh hơn các thủ tục hợp pháp nhưng nếu tham nhũng xử lý nhanh buôn lậu, vi phạm môi trường, an toàn giao thông thì cán bộ làm càng nhanh thì gây tác hại càng lớn.

Tài sản tiền vốn tích tụ từ nguồn tham nhũng ít khi được đem ra kinh doanh một cách hợp pháp mà thường được đem tiêu xài xa hoa, ăn chơi hoặc chuyển tiền ra nước ngoài để chạy trốn pháp luật. Vì vậy, tham nhũng không phải là kênh tích tụ vốn lành mạnh, đáng khuyến khích.

Người ta phân biệt tham nhũng vặt (petty corruption) với tham nhũng cơ cấu (structủal corruption) , tham nhũng lớn gắn với những người có quyền lực ở cấp rất cao, liên quan đến khối lượng tiền rất lớn.

Trong bài này chỉ đề cập đến tham nhũng ở cấp thấp, liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

Điều tra tại Việt Nam chứng minh các giả thiết này sẽ được trình bày trong phần sau.

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được xếp hạng thấp dước trung bình và chậm được cải thiện, trong khi một số nước trong khu vực có tiến bộ đáng kể như như Malaysia và Thái Lan. Một nguyên nhân là sự yếu kém về thể chế và tham nhũng.

Các chỉ số về năng lực cạnh tranh GCI và chỉ số Môi trường kinh doanh, chỉ số Cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đều ở mức thấp và chậm được cải thiện.



Năm 2014, Ngân Hàng Thế Giới đã cải cách phương pháp xếp hạng và Việt Nam tiếp tục tụt lùi trong xép hạng về môi trường kinh doanh:

Những chỉ tiêu chủ yếu về môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá không cao

Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới cũng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam:



Chỉ số GCI của Việt Nam so với các nước ASEAN luôn ở mức thấp và chậm được cải thiện:



Trong đó, nối bật là các chỉ tiêu về thể chế được đánh giá thấp hơn nhiều so với xếp hạng của nền kinh tế nói chung:



Bảng xếp hạng về thể chế trong Báo cáo GCI 2014-2015 của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới140 cho thấy yếu kém về thể chế và tham nhũng đã làm môi trường kinh doanh xấu đi , trong đó đáng chú ý là xếp hạng về đút lót trong xuất-nhập khảu xếp 121, thấp hơnnhiều so với xếp hạng thể chế chung. Xếp hạng về đút lót trong quyết định tư pháp 117 cũng rất thấp. Đáng chú ý là xếp hạng về công khai trong xây dựng chính sách của chính phủ chỉ xếp thứ 116. Không nghi ngờ gì nữa, yếu kém về thể chế và tham nhũng đã làm giảm năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Thể chế

Xếp hạng (trên 144 nước

Điểm (1-&)

A.Thể chế công

85

3,5

1.Quyền sở hữu

104

3,4

Quyền sở hữu (tài sản)

101

3,6

Quyền sở hữu trí tuệ

105

3,1

2. Đạo đức và tham nhũng

75

3,2

Tùy tiện sử dụng công quỹ

76

3,2

Tin tưởng vào chính khách

49

3,4

Chi ngoài pháp luật và đút lót

109

3,2

Chi ngoài pháp luật và đút lót trong xuất-nhập khẩu

121

2,6

Chi ngoài pháp luật và đút lót trong dịch vụ công

93

4,2

Chi ngoài pháp luật và đút lót trong thu thuế hàng năm

104

3,5

Chi trả ngoài pháp luật và đút lót trong nhận hợp đồng công

89

2,9

Chi trả ngoài pháp luật và đút để được nhậ quyết định thuận lợi của tư pháp

117

2,9

3. Gây ảnh hưởng quá đáng

83

3,2

Độc lập tư pháp

88

3,4

Thiên vị trong quyết định của quan chức chính quyền

74

3,0

4.Hiệu quả của Chỉnh phủ

91

3,2

Lãng phí trong chi tiêu công

83

2,9

Gánh nặng của điều hành chính phủ

101

3,1

Hiệu quả của khung pháp luật xử lý tranh chấp

89

3,4

Hiệu quả của quy định pháp luật đề nghi sửa đổi điều hành

80

3,2

Công khai trong xây dựng chính sách của chính phủ

116

3,5

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, thể hiện qua xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc Tế (TI):

Theo đó, Việt Nam xếp thứ 119 trên 175 nền kinh tế, có điểm số 31 trên 100 điểm. Báo cáo của chuyên gia tổng hợp các nguồn thông tin và điều tra khác nhau về tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam141 cho răng nạn tham nhũng vặt (petty corruption) dựa trên hệ thống hành chính quan liệu ở Việt Nam rất phổ biến không chỉ giới hạn đối với doanh nghiệp mà còn liên quan đến người dân khi sử dụng dịch vụ công.

Báo cáo chi tiết của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nỗ lực của Việt Nam thực hiện Công ước chống tham nhũng (UNCAC)142 đã chỉ ra những điều cần cải thiện để có thể chống tham nhũng có hiệu quả hơn.

Mới đây. Nhật Bản thông qua tổ chức JICA, Hàn Quốc và Ngân Hàng Thế Giới đã phát hiện những dấu hiệu tham nhũng, đút lót ở Việt Nam liên quan đến quá trình nhận thầu và đấu thầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.

Ngày 1.4.2015, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam đã tuyên bố : "Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng xảy ra với các dự án ODA của Nhật Bản. Nếu có vụ thứ ba tôi nghĩ là nhân dân Nhật Bản sẽ lên tiếng buộc Chính phủ Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam. Nếu có vụ thứ ba sẽ không có lối thoát"143 Tuyên bố trên thực sự là một điều nhục nhã cho Việt Nam, đáng báo động, cho thấy phía Nhật Bản đã mất kiên nhẫn đối với tình trạng tham nhũng kéo dài, lặp đi lặp lại ở Việt Nam.

Đáng chú ý là các vụ đưa hối lộ của công ty JTC và vụ Đại lộ Đông-Tây đều do phía Nhật Bản phát hiện, vụ JTC đã được phái Nhật Bản kết luận, phái JTC đã nhận tội nhưng hiện nay phía Việt Nam vẫn chưa có kết luận được công bố công khai về vụ này.

Tương tự như vậy, các phát hiện của phía Hàn Quốc về tham nhũng và đút lót của tập đoàn POSCO trong quá trình tham gia đấu thầu ở Việt Nam, nhưng quan chức Việt Nam đã tuyên bố ngay là vụ việc này không liên quan đến Việt Nam.

Ngày 4.2.2015, Ngân Hàng Thế Giới đã ra cấm không cho tập đoàn Louis Berger Group (LBG) của Mỹ tham gia đấu thầu một năm do có tham nhũng ở hai dự án ở Việt Nam, là dự án Đường Giao thông Nông thôn thứ ba và Dự án Đầu tư kết cấu hạ tầng ưu tiên ở Đà Nẵng là hai dự án LBG đã "chi tiền tham nhũng cho quan chức chính phủ"144, nhưng cho đến nay phía Việt Nam chưa phát hiện và xác định được vụ việc xảy ra.145

Các dự án ODA là dự án tín dụng hỗ trợ phát triển chính thức, Việt Nam đi vay nước ngoài để đầu tư, với tình trạng tham nhũng như đã phát hiện, chắc chắn các nhà tài trợ sẽ không hào hứng để tăng tín dụng cho Việt Nam.

Báo cáo của về tổn thất tham nhũng ở Việt Nam được công bố tháng 8.2014 dựa trên điều tra doanh nghiệp và tính toán theo mô hình kinh tế lượng cho thấy những tổn thất nhiều mặt tới nền kinh tế, doanh nghiệp mà tham nhũng gây ra.

Trong Báo cáo, "DEPOCEN phát hiện thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế ở cấp quốc gia."

"Khi nghiên cứu mối quan hệ nhân quả gián tiếp của tham nhũng đối với tăng trưởng, có một số cấu phần chịu sự tác động này bao gồm đầu tư, nguồn nhân lực, sự ổn định chính trị, v.v. Trong trường hợp không có kênh truyền dẫn nào, nếu Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) của Việt Nam (trong bài này cũng dịch ra là Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng) tăng lên một đơn vị, mức tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 20002012 có thể tăng lên bình quân 0.23% mỗi năm. Lấy ví dụ, CPI của Việt Nam trong năm 2012 tăng lên một đơn vị, như vậy mức tăng trưởng từ 2012 đến 2013 sẽ lên"

Như vậy, tham nhũng làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm sai lệch phân bố nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư.



Nghiên cứu của VCCI trong Báo cáo này cho thấy rằng "nếu các khoản chi phí không chính thức ít hơn và do đó nếu các doanh nghiệp giảm số tiền chi trả cho các khoản không chính thức, thì nguồn lực này sẽ có thể được chuyển hướng vào đầu tư và tạo việc làm. Cụ thể, nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần suất tham nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có chi trả các khoản không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,7%, việc làm tư nhân sẽ tăng tăng 1%, và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5%. Nếu giảm 1% đơn vị gánh nặng tham nhũng (tỷ lệ chi phí không chính thức trên thu nhập của doanh nghiệp), đầu tư tư nhân sẽ tăng 6,4%, số việc làm tư nhân sẽ tăng 1,8%, và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 2,3%. Đồng thời, nếu tăng 1% đơn vị tính dự báo của tham nhũng (đo lường bằng tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết rằng họ nhận được dịch vụ mong muốn khi trả chi phí không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,6%, việc làm tư nhân sẽ tăng 1% và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 1,9%."

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương