Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Chương 2 ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2014



tải về 3.48 Mb.
trang2/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

Chương 2

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2014


Năm 2014, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố bất chấp nhiều biến động lớn về kinh tế - chính trị toàn cầu. Chỉ số giá CPI bình quân cả năm chỉ tăng 4.09%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu của Quốc hội và là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Đặt trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đầy biến động, bao gồm khủng hoảng chính trị Ucraina, kinh tế khu vực EU vẫn chưa phục hồi và chịu ảnh hưởng bởi các hành động trừng phạt lẫn nhau với Nga, hay sự nổi nên của nhà nước Hồi giáo IS, tranh chấp trên Biển Đông, thì những thành tựu của Việt Nam trong năm qua có thể được coi là hết sức bất ngờ.

Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Kết quả đạt được là rõ ràng và đáng khích lệ. Điển hình nhất là thời gian doanh nghiệp nộp thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (-290 giờ) chỉ sau 4 tháng trong khi cả 4 năm trước đó, chỉ giảm được tổng cộng 70 giờ). Những yếu tố khác đóng góp vào sự ổn định vĩ mô năm 2014 là sự cải thiện của thị trường tài chính - tiền tệ, tiến trình cổ phần hóa DNNN được đẩy mạnh, thái độ tích cực hơn đối với khu vực tư nhân (được thừa nhận là động lực quan trọng), thu ngân sách tăng và chi ngân sách giảm so với dự toán, dự trữ ngoại hối đạt mức cao.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp rất cao, trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu, trình độ quản trị quốc gia không cao, năng suất lao động thấp, trình độ lao động thua kém nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững và có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp.

2.1. Thị trường tài chính - tiền tệ


Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ hơn với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát, tạo ðiều kiện ổn ðịnh vĩ mô và hỗ trợ tãng trýởng, ðảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. NHNN còn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Hình 2.1. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát



Nguồn: Sao Vàng Capital (2014)

Tính đến 22/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng xấp xỉ 15.99% so với cuối năm 2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 12.62% (Hình 2.1), và tăng trưởng dư nợ huy động tăng 15.76%. Như vậy, dư nợ tín dụng đã trở lại xu hướng đi lên trong hai năm 2013 và 2014. Điều tích cực là tín dụng đã chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp thay vì vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ dễ tạo ra bong bóng như các năm trước đây. So với cuối 2013, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến cuối tháng 11/2014 đã tăng 13.8%; tín dụng cho lĩnh vực công nghệ cao tăng 14.8%; tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thông tăng 12.8% (Công ty Chứng khoán Bảo Việt, 2014).

Về mặt bằng lãi suất, trong năm 2014, lãi suất trên thị trường tiếp tục giảm và dao động ở biên độ hẹp. Thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện nhờ nguồn vốn huy động duy trì ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng cầm chừng.

Đối với lãi suất huy động, NHNN đã hai lần có quyết định cắt giảm trần lãi suất huy động trong năm 2014, làm cho mức lãi suất giảm từ 7% xuống xuống 5.5%/năm kể từ tháng 10/2014. Như vậy, NHNN đã có 9 lần cắt giảm lãi suất liên tiếp kể từ khi trần lãi suất huy động được thiết lập ở mức 14% vào tháng 10/2011. Đây được coi là quyết định mang tính bước ngoặt của NHNN trong nỗ lực điều hành chính sách tiền tệ.

Cùng với diễn biến giảm lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất cho vay năm 2014 tiếp tục xu hướng giảm năm thứ 3 liên tiếp. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 7-9%, trung và dài hạn 10-13%. Đối với những lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giảm thêm 2 điểm phần trăm so với cuối năm 2013 hiện chỉ còn 7%/năm.

Trần lãi suất cho vay giảm, một mặt khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối; mặt khác, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được các nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, hình thành đường cong lãi suất rõ ràng hơn.

Hơn nữa, nó cũng khiến cho các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất với những khoản nợ cũ. Năm 2013, tổng dư nợ cho vay bằng VND chịu lãi suất 15%/năm là 6.3% đã giảm xuống còn 3.9% vào năm 2014; dư nợ cho vay chịu lãi suất từ 13% trở lên cũng giảm từ 19.72% xuống 10.65% trong giai đoạn 2013-20144.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND nhìn chung ổn định và dao động trong biên độ hẹp trong suốt năm 2014 mặc dù NHNN có điều chỉnh tăng 1% trong tháng 6/2014. Tỷ giá trong năm 2014 được giữ ổn định, góp phần cải thiện nền kinh tế vĩ mô. Trong năm 2014, dự trữ ngoại hối Việt Nam được nâng lên hơn 36 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay (Hình 2.4), có tác động hỗ trợ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế.



Hình 2.2. Dự trữ ngoại hối Việt Nam



Nguồn: Tổng hợp

Việt Nam theo đuổi chế độ neo tỷ giá theo USD. Mặc dù điều này giúp làm giảm chi phí và rủi ro giao dịch nhưng đối với thị trường tài chính chưa hoàn thiện của Việt Nam, nó lại tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng. Đồng Việt Nam bị đánh giá cao, gây áp lực lên tỷ giá, dẫn đến đầu cơ, đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối (Tô Trung Thành, 2014). Thực tế cho thấy trong năm 2013, tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh do tâm lý đồn đoán về điều chỉnh tiền đồng. Hơn nữa, đồng Việt Nam bị đánh giá cao, không hỗ trợ xuất khẩu ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế đang là một chủ đề gây chú ý. Nhiều chuyên gia nhận định rằng dòng tiền “nóng” đang đổ vào Việt Nam để tận dụng mức lãi suất cao. Tuy nhiên, lãi suất đang có xu hướng giảm và các dòng tiền này có thể đổi chiều.

Ngoài những điểm nhấn về sự ổn định thị trường, khó khăn của thị trường tài chính - tiền tệ nói chung vẫn nằm ở khâu tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

Đến hết năm 2014, nhiều kết quả của Đề án tái cấu trúc các TCTD theo Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được ghi nhận là tích cực. Trong số 9 ngân hàng được xác định là yếu kém từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án tái cơ cấu. Thông qua phương thức sáp nhập, toàn hệ thống hiện đã giảm được 7 TCTD, 2 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 quỹ tín dụng; 3 ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi hình thức hoạt động.

Cho tới giữa năm 2013, xu hướng chung là tỷ lệ nợ xấu tăng lên (Bảng 1). Từ giữa năm 2013, sự ra đời của VAMC và hoạt động mua nợ xấu của các NHTM đã giúp tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 3.6%. Đến tháng 7/2014, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4.11%. Đến tháng 11/2014. tỷ lệ nợ xấu đã giảm còn 3.8%, nhưng việc giảm này vẫn là nhờ vào cơ chế hoán đổi nợ lấy trái phiếu đặc biệt của VAMC. Như thế, tiến trình tái cơ cấu hệ thống. Kể từ khi ra đời cho đến hết năm 2014, tổ chức này đã mua khoảng 125-130 nghìn tỷ đồng nợ xấu gốc từ các TCTD (Vneconomy5). Tuy vậy, giá trị nợ xấu VAMC thu hồi được là không đáng kể. Tính đến 24/12/2014, chỉ thu hồi được khoảng 4.161 tỷ đồng.

Bảng 2.1. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2014


Thời gian

T12/2011

T6/2012

T12/2012

T6/2013

T12/2013

T7/2014

T11/2014

Tỷ lệ nợ xấu

3.10%

4.50%

4.20%

4.60%

3.60%

4.11%

3.80%

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của tổ chức VAMC tại Việt Nam có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình xử lý nợ xấu (Ngô Trí Long, 2014). Cụ thể hơn, cơ chế hoạt động của một tổ chức như VAMC ở các quốc gia khác thực chất là Nhà nước bỏ tiền ra mua nợ, ôm khoản nợ đó một thời gian, sau đó khi kinh tế phục hồi, thị trường tài chính, bất động sản ấm lên sẽ bán ra thị trường. Nhưng VAMC của Việt Nam không như vậy. VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, được mang giao dịch với NHNN để vay tiền. Bán nợ, cầm giấy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục đòi nợ và mỗi năm, trích dự phòng rủi ro bằng 20% tổng giá trị tờ giấy cầm ấy. Hiện VAMC đang gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thông qua đấu giá, đã tổ chức ba lần đấu giá nhưng đều thất bại.

Như vậy, hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ nói chung có sự ổn định hơn trong năm 2014 so với hai năm trước đó. Nhưng đó dường như chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn ẩn sâu trong tổ chức quản trị, giám sát trên toàn hệ thống vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, rõ ràng nhất là xu hướng gia tăng nợ xấu, xử lý nợ xấu mang tính cơ học, phi thị trường. Các hoạt động mua lại, sáp nhập mà không làm thay đổi căn bản cấu trúc quản trị sẽ khó có thể xoay chuyển tình thế hiện nay. Hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp minh bạch là một yếu tố sống còn, bởi khi đó, những TCTD yếu kém buộc phải tái cấu trúc, còn dòng vốn tín dụng sẽ được chảy vào đúng những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu quả.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương