Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Phải cải cách đồng bộ nền hành chính công và tài chính công



tải về 3.48 Mb.
trang33/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47

4. Phải cải cách đồng bộ nền hành chính công và tài chính công

4.1. Tổ chức nền hành chính quốc gia, mà khâu đột phá là tổ chức lại chính quyền địa phương theo nguyên tắc nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của địa phương nhằm bảo đảm tính linh hoạt của thị trường, đang là xu hướng chung trong quản trị công của thế giới ngày nay. Xu hướng này ở nước ta thường gọi là mở rộng việc phân cấp của Chính phủ cho chính quyền địa phương. Việc phân cấp cần được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Mở rộng phân cấp, nhưng đồng thời phải tạo cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương. Cụ thể là Chính phủ cần tập trung vào 3 nhiệm vụ: hoạch định chính sách; ban hành các quy định và kiểm tra giám sát chế tài vi phạm. Còn các quyết định cụ thể liên quan đến đời sống kinh tế ở mỗi địa phương, nên để địa phương thực hiện. (2) Việc phân cấp cần dựa trên nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia nhưng không đồng nhất, bảo đảm tính chất của một nhà nước đơn nhất, nhưng phải đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị. Xu hướng chung của thế giới là mở rộng quyền tự quản về ngân sách và cung cấp dịch vụ đô thị của chính quyền các đô thị. (3) Việc phân cấp cần được thực hiện theo hướng việc gì cấp dưới, địa phương làm tốt thì giao cho cấp đó thực hiện; cấp nào giải quyết sát thực tế hơn, có điều kiện thực hiện và có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó. (4) Nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ (tự quyết, tự quản đối với công việc được giao; không trùng lắp giữa việc do Trung ương làm với việc của địa phương làm và công việc giữa các cấp chính quyền trong phạm vi một địa phương với nhau nhằm tránh sự đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong hoạt động). Từ các nguyên tắc trên mối quan hệ giữa trung ương và địa phương thực hiện theo 3 cơ ch : Phân quyền, ủy quyền và phân cấp. Tuy đặc điểm của mỗi địa phương sẽ có sự lựa chọn khác nhau trong việc áp dụng 3 cơ chế nêu trên.



Những nguyên tắc nêu trên là cơ sở để xây dựng các đạo luật có liên quan như: Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) mà trong năm 2015 này Quốc hội sẽ thông qua. Nếu không đổi mới đồng bộ nền hành chính và tài chính công theo những nguyên tắc trên, thì rất khó cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh như kỳ vọng, dù các luật doanh nghiệp, luật đầu tư có tiến bộ đến đâu.

4.2. Chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự. Điển hình là trong các loại thủ tục hành chính tư pháp của nước ta dường như Nhà nước đã làm thay trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự như: hoạt động công chứng; thi hành án dân sự; hộ tịch… Tư duy bao cấp trách nhiệm của Nhà nước trong các quan hệ dân sự đang để lại dấu ấn rất nặng nề trong hệ thống pháp luật có liên quan. Cách quản lý này vừa không phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước ngày càng “phình to” nhưng bất cập.

4.3. Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ. Hiện nay luật pháp nước ta chưa chế định các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận. Cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, dịch vụ đô thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư v.v… do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư; không phân biệt ai là chủ sở hữu được thành lập để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu tư không thu lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển). Để thực hiện vai trò này của Nhà nước cần sớm xây dựng một đạo luật về các tổ chức dịch vụ công phi lợi nhuận. Khi có đạo luật này, thì vai trò quản lý Nhà nước chính là giám sát sự hoạt động của các tổ chức trên, chứ không phải làm thay các tổ chức này.

4.4. Xây dựng nền tài chính công lành mạnh cần đặt trong khuôn khổ cấu trúc lại thị trường tài chính nước ta. Sử dụng đồng bộ các chính sách công cụ tài chính-tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thường gắn liền với các mục tiêu ngắn hạn, còn chính sách tài khoá sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các mục tiêu trung-dài hạn. Do đó, cần hướng đến vai trò của chính sách tài khóa như sau:

(1) Về mặt tổng thể cần nghiên cứu đầy đủ cấu trúc và động thái của thị trường tài chính nước ta trong giai đoạn từ 2006 đến nay, bao gồm nghiên cứu cả cấu trúc tài chính của doanh nghiệp; đặc biệt DNNN, cấu trúc nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước để qua đó xây dựng chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng chuyển dần chức năng cung cấp nguồn vốn trung - dài hạn từ hệ thống NHTM sang các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng; tạo điều kiện để phát triển thị trường sơ cấp trong hoạt động của TTCK. Chính sách tài chính - tiền tệ cần đi vào mục tiêu từng bước giải quyết vấn đề căn cơ nói trên, hạn chế dần các biện pháp tình thế mang tính chất ứng phó.

(2) Chính phủ nên hạn chế thấp nhất việc bảo lãnh tín dụng, cho vay lại từ nguồn vay của ngân sách đối các dự án đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xóa bỏ cơ chế ưu đãi bù giá cho doanh nghiệp như giá điện chẳng hạn. Buộc doanh nghiệp tự huy động vốn bằng chính năng lực của mình. Chúng ta cần giảm dần việc đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án bằng sự nhận xét chủ quan của mình, mà để chức năng đó cho thị trường. Đối với các dự án đầu tư cần thiết cho nền kinh tế,nhưng hiệu quả tài chính thấp, thì nhà nước hỗ trợ theo phương thức tài trợ một phần, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chịu trách nhiệm huy động vốn là của chính doanh nghiệp (Tp. Hồ Chí Minh đã làm cách này đối với các dự án xã hội hóa y tế, giáo dục, di dời ô nhiễm... từ năm 2000 đến năm 2006).Nhà nước chỉ nên bảo lãnh một phần tín dụng đối với các dự án đầu tư dưới hình thức PPP như một sự bù đắp một phần chi phí dự án. Thực hiện chính sách thuế ưu đãi cao nhất đối với loại hình đầu tư này.

(3) Nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp tăng vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên thị trường và các doanh nghiệp mua bán - sáp nhập (M&A) để cấu trúc lại tài chính;chuyển dần chức năng tài trợ tín dụng của Ngân hàng phát triển Việt Nam theo mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp; các dự án đầu tư mạo hiểm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty cỗ phần đại chúng để khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc tăng phát hành chứng khoán vốn trên thị trường.

(4) Sử dụng chính sách sách thuế có điều kiện để thúc ép các doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm và hình thành nhưng “cứ điểm sản xuất”- Cluster- nhằm chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất. Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong việc chuyển nền kinh tế từ giai đoạn gia công sang giai đoạn sản xuất là sử dụng linh hoạt và hiệu quả chính sách thuế để định hướng đầu tư cho doanh nghiệp.

(5) Nghiên cứu chứng khoán hóa một số sản phẩm của thị trường bất động sản, tạo kênh dẫn giữa thị trường vốn với thị trường bất động sản. Một khi các dự án bất động sản được minh bạch hóa trên thị trường chứng khoán, thì tự nó sẽ bảo đãm tính hiệu quả.Nghiên cứu thí điểm cho ra đời định chế " Quỹ đầu tư tín thác bất đốnganr" ( REIT) để chuyển dần sự đầu tư cá nhân thị trường bất động sản sang đầu tư của tổ chức và minh bạch hóa sự đầu tư này. Điều kiện để ra đời loại định chế REIT là sử dụng chính sách thuế ưu đãi cho nhà đầu tư.

(6) Sử dụng chính sách thuế như là công cụ để khuyến khích sự ra đời và mở rộng tầm hoạt động của các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng; vai trò của các quỹ đầu tư, công ty đầu tư, công ty tài chính... đối với hoạt động của thị trường vốn (trung - dài hạn).

(7) Về ngân sách đề nghị sửa đổi Luật ngân sách nhà nước theo hướng tách biệt 2 loại ngân sách: ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Nhà nước thống nhất về thể chế tài chính công, còn thiết lập và thực thi ngân sách thì giao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương đối với ngân sách địa phương (HĐND quyết định); ngân sách quốc gia do Quốc hội quyết định (bao gồm phần trợ cấp cho địa phương); tiến tới việc xây dựng luật ngân sách hàng năm theo quy trình xây dựng luật của Quốc hội.

(8) Thực hiện chính sách tài chính công tích cực, tức là xây dựng ngân sách với mức bội chi hợp lý để tăng nhanh đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cùng với việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm chủ động duy trì mức lạm phát phù hợp với điều kiện của từng năm để kích thích tăng trưởng và tăng nguồn lực đầu tư của nhà nước (mức lạm phát chủ động ở đây được xem là một loại thuế vô hình, mà xã hội có thể chấp nhận được).

Để thúc đẩy việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng,việc sử dụng chính sách thuế, ngân sách và đầu tư công là những công cụ có tác dụng lớn nhất và trong điều kiện của nước ta hiện nay còn nhiều dư địa cho việc thực hiện các chính sách công cụ này.

Kết luận:

1. Đề nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta trong điều kiện hội nhập khu vực và toàn cầu, việc cải cách thủ tục hành chính bước đầu là cần thiết. Trên thực tế đang mang lại kết quả. Tuy nhiên, thủ tục hành chính chỉ là sản phẩm của một nền hành chính, nên nếu không cải cách đồng bộ cả 3 bộ phận: thể chế hành chính, bộ máy và con người, thì tác dụng của cải cách thủ tục hành chính rất hạn chế và nhanh chóng giảm hiệu quả.

2. Hoàn thiện thể chế kinh tế không chỉ là việc hoàn thiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, mà phải đặt nó trong một nội hàm rộng hơn, bao gồm cả hệ thống quản trị quốc gia, với 3 trụ cột: thể chế kinh tế, nền hành chính công và nền tài chính công. Mọi cải cách cần phải mang tính đồng bộ của cả hệ thống. Đây là yêu cầu rất bức xúc đang đặt ra, khi mà chúng ta muốn đầy nhanh tiến độ xây dựng các đạo luật có liên quan.

3. Để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trước hết cần nhận thức lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường. Nhà nước theo đuổi mục tiêu phát triển của quốc gia, chứ Nhà nước không theo đuổi mục tiêu kinh doanh kiếm lời. Kinh doanh kiếm lời là chuyện của thị trường.Thu hẹp lãnh vực hoạt động của DNNN hiện nay chính là tạo điều kiện để thị trường phân bố có hiệu quả các nguồn lực phát triển và tạo lập đầu tư kinh doanh bình đẳng.Trong điều kiện nước ta hiện nay, để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh tùy thuộc vào 3 nhân tố:kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường pháp lý tốt và nền hành chính mang tính phục vụ. Đây chính là ba nhân tố hỗ trợ lớn nhất cho DN phát triển và hội nhập tốt, chứ không phải các chính sách ưu đãi nào khác của Nhà nước./.



TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

PGS.TS. Dương Đăng Huệ

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế - Dân sự, Bộ Tư pháp

  1. Vai trò của pháp luật kinh tế đối với nền kinh tế

Mọi nền kinh tế, bất luận là kinh tế kế hoạch hóa tập trung như trước đây hay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, đều không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa vào pháp luật. Tuy nhiên, do nền kinh tế thị trường, xét về bản chất, là một nền kinh tế tự thân vận động là chủ yếu (thông qua nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm và tự do cạnh tranh), nên so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây thì nền kinh tế này cần pháp luật hơn nhiều.

Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế thị trường được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Một là, bằng pháp luật, Nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường. Không có những nguyên tắc cơ bản như tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh thì Nhà nước sẽ không thể thiết kế được một mô hình nền kinh tế là nền kinh tế thị trường định hướng XNCN mà mình mong muốn tại Việt Nam (các nguyên tắc này được quy định chủ yếu trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành khác).

- Hai là, nền kinh tế thị trường chính là nền kinh tế tự thân vận động là chủ yếu, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không cần đến sự quản lý, điều hành và sự can thiệp ở một mức độ nhất định từ phía Nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước quy định địa vị pháp lý một cách đầy đủ, rõ ràng cho các cơ quan trong bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước, giúp bộ máy này dù có phức tạp, đồ sộ đến đâu vẫn có được sự đồng bộ về mặt tổ chức, sự nhịp nhàng, thông suốt trong sự quản lý điều hành, góp phần làm cho việc quản lý nền kinh tế trở nên có hiệu quả và hiệu lực.

- Ba là, nền kinh tế thị trường không thể thiếu được các nhân vật trung tâm của nó là các doanh nghiệp. Bằng pháp luật, Nhà nước tạo lập ra các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh (chủ yếu là dưới hình thức các doanh nghiệp) để không chỉ góp phần cá thể hóa các chủ thể tham gia quan hệ thị trường với nhau, mà còn với các cơ quan nhà nước, làm cho các chủ thể này tuy khác nhau về tên gọi, về hình thức sở hữu, về hình thức tổ chức, về quy mô kinh doanh và lĩnh vực đầu tư, nhưng vẫn có được sự tách bạch, độc lập về mọi mặt để có thể tham gia vào quan hệ thị trường một cách bình thường. Nói cách khác, không có pháp luật để xác định một cách rõ ràng địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, thì các chủ thể này sẽ không thể thiết lập các quan hệ trao đổi hàng hóa - loại quan hệ chủ yếu nhất và phổ biến nhất của nền kinh tế thị trường.

- Bốn là, nhờ có pháp luật, Nhà nước quy định các biện pháp chế tài (dân sự, hành chính, hình sự) nhằm trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật từ phía các doanh nghiệp, qua đó góp phần bảo đảm cho quan hệ thị trường được ổn định, không bị tùy tiện vi phạm. Tóm lại, nhờ có pháp luật mà Nhà nước có thể tạo lập được một môi trường kinh doanh có trật tự, an toàn - một yêu cầu không thể thiếu được của bất cứ nền kinh tế thị trường bình thường nào.

- Năm là, bằng pháp luật, Nhà nước có thể khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế, một địa phương nào đó, một vùng lãnh thổ nào đó, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế đồng đều, hài hòa ở nước ta.


  1. Thực trạng pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay

2.1.Ưu điểm

Sau gần 30 năm đổi mới, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau đây:



- Một, đã hình thành một hệ thống pháp luật kinh tế tương đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh do thực tiễn hoạt động của nền kinh tế đặt ra. Cụ thể là:

    • Ghi nhận đầy đủ các loại chủ thể tham gia quan hệ thị trường, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã với tư cách là những chủ thể chủ yếu đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Các loại chủ thể này được quy định chủ yếu trong Luật doanh nghiệp (2014) và Luật hợp tác xã (2012).

    • Điều chỉnh các quan hệ hàng hóa – tiền tệ (quan hệ hợp đồng) phát sinh trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm (pháp luật về hợp đồng). Vai trò chính trong việc điều chỉnh các quan hệ thị trường thuộc về Bộ luật Dân sự (1995 và 2005). Ngoài ra, các quan hệ thị trường phát sinh trong các lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành cũng đã được các luật chuyên ngành quy định một cách cụ thể như Luật các tổ chức tín dụng (2010), Luật kinh doanh bất động sản (2014), Luật kinh doanh bảo hiểm (2014), Luật xây dựng (2014), Luật nhà ở (2014), v.v...

    • Việc phá sản doanh nghiệp cũng đã được điều chỉnh bởi Luật phá sản (1994, 2004 và 2014). Đạo luật này có tác dụng giúp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ rút khỏi thị trường một cách trật tự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình và của các chủ nợ.

    • Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã được Nhà nước quan tâm, thể hiện ở việc ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự (2004) với tư cách là công cụ pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh, và Luật trọng tài thương mại với tư cách là công cụ pháp lý để trọng tài thương mại – tổ chức phi nhà nước – thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thương mại trên cơ sở những nguyên tắc có nhiều điểm khác biệt với Tòa án để đáp ứng nhu cầu được tự do lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hai là, xét về mặt nội dung thì hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành của Việt Nam đã ghi nhận và tạo điều kiện để triển khai thực hiện trên thực tế những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể là:

    • Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc xác định ngành nghề nào bị cấm, ngành nghề nào kinh doanh phải có điều kiện, ngành nghề nào được tự do kinh doanh mà không cần bất kỳ điều kiện gì. Đặc biệt, đã có nhiều quy định để hạn chế đến mức thấp nhất việc can thiệp của các cơ quan công quyền vào hoạt động của các doanh nghiệp.

    • Ghi nhận quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh, lĩnh vực đầu tư. Quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp (1992) và (2013), Bộ luật Dân sự (2005), Luật doanh nghiệp (2014), v.v...

    • Ghi nhận nguyên tắc tự do sở hữu, theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu bất cứ tài sản nào trừ những trường hợp có sự hạn chế bằng luật.

    • Ghi nhận nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, chống lạm dụng vị trí thống lĩnh để vi phạm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh (Luật cạnh tranh (2004)).

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công rất cơ bản như vừa nêu trên, pháp luật kinh tế hiện hành của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế sau đây:

- Một là, nhiều đạo luật có nội dung còn chung chung, do đó cần phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để cụ thể hóa và điều này đã làm chậm quá trình thực thi luật vào cuộc sống. Ví dụ, Luật đất đai (2013) đã có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2014, nhưng cho đến năm nay vẫn có một số Nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Ví dụ còn 2 Nghị định chưa được ban hành, đó là:

1) Nghị định của Chính phủ quy định bổ sung một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2) Nghị định của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.

- Hai là, pháp luật kinh tế chưa đảm bảo tính đồng bộ, do đó nhiều quy định mang tính nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chưa được thực thi. Ví dụ, luật quy định không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, nhưng những ngành nghề đó là gì thì lại chưa được xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Luật quy định những ngành nghề nào phải có điều kiện thì mới được kinh doanh, nhưng những điều kiện đó là điều kiện gì thì trong nhiều trường hợp lại chưa được xác định đầy đủ và rõ ràng. Tính không đồng bộ giữa luật và các văn bản hướng dẫn luật về những vấn đề nêu trên đã làm cho nguyên tắc tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp đã không được thực hiện một cách dễ dàng, triệt để trong thực tế.



- Ba là, về mặt nội dung, nhiều quy định không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do việc khảo sát, đánh giá thực tiễn về những vấn đề có liên quan chưa được thực hiện tốt. Ví dụ, vốn pháp định đối với một ngành nghề nhiều khi được xác định một cách tùy tiện, cao thấp rất khác nhau nhưng không được lập luận một cách thuyết phục, dẫn đến việc không nhận được sự đồng tình của các doanh nhân. Các điều kiện kinh doanh khác, nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành, nhiều khi được xác định một cách tùy tiện và không được lập luận một cách thuyết phục, và hậu quả là đã cản trở một cách bất hợp lý quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

- Bốn là, các thiết chế thực thi pháp luật chậm được xây dựng và hoàn thiện, do đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Ví dụ, Luật phá sản (2014) đã thay thế chế định tổ quản lý và thanh lý tài sản bằng một chế định mới là quản tài viên. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chưa hình thành đội ngũ này; họ chưa được đào tạo về mặt nghiệp vụ pháp lý cũng như quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Do đó, chắc chắn việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản cũng như để tăng cường quản lý nhà nước đối với sự vận hành của các tài sản ở Việt Nam, đặc biệt là đối với bất động sản, thì một yếu tố rất quan trọng là phải xây dựng được hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và đăng ký bất động sản. Tuy nhiên cho đến này, các cơ quan này ở Việt Nam đang tồn tại một cách phân tán, biệt lập, thiếu sự liên thông và còn yếu kém về nhiều mặt khác. Chính tình trạng này cũng có ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các mục tiêu mà việc đăng ký nêu trên phải đảm nhiệm.

  1. Phương hướng hoàn thiện

Một là, đề cao vai trò của luật với tư cách là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, tăng cường việc ban hành luật để thay thế dần các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hai là, quán triệt nguyên tắc luật càng cụ thể càng tốt để trên cơ sở đó, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc ban hành các văn bản dưới luật, qua đó khắc phục tình trạng cồng kềnh, không đồng bộ, tính khó tiếp cận của hệ thống pháp luật kinh tế nước ta.

Ba là, xây dựng pháp luật kinh tế để thúc đẩy sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường theo hướng tất cả những gì cản trở quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, cản trở cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh đều cần phải được loại bỏ càng sớm càng tốt.

Bốn là, bảo đảm pháp luật kinh tế không chỉ phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mà còn phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới, vì đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Năm là, bên cạnh việc tăng cường ban hành luật, cần phải tiếp tục xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh thông về nghiệp vụ để bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc (không chỉ quan tâm đến việc xây dựng mà còn phải quan tâm hơn nữa đến việc thực thi pháp luật).

Sáu là, tăng cường học tập kinh nghiệm lập pháp, lập quy của các nước có điều kiện kinh tế, xã hội giống như Việt Nam để bảo đảm tính khoa học, tính hội nhập của pháp luật nước ta với pháp luật của thế giới. Cụ thể là:

- Chấm dứt cách thức xây dựng pháp luật như hiện hành, theo đó Quốc hội thường bãi bỏ toàn bộ một đạo luật được ban hành trước đó, mà thay vào đó ban hành một đạo luật mới tương tự dưới hình thức luật sửa đổi. Điển hình nhất của phương pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật kiểu này là Bộ luật Dân sự: năm 1995 Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự đầu tiên của Nhà nước ta với 838 điều, sau 10 năm, Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự mới thay thế toàn bộ Bộ luật Dân sự 1995 với 777 điều, và nay, sau 10 năm (tức 2015) lại chuẩn bị ban hành một Bộ luật Dân sự mới thay thế cho Bộ luật Dân sự 2005. Cách thức xây dựng pháp luật kiểu này không chỉ gây tốn kém thời gian, tiền bạc mà còn tạo ra không ít khó khăn trong việc theo dõi và thi hành Bộ luật Dân sự không chỉ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan, mà còn cả đối với các cơ quan nhà nước. Vì vậy, sắp tới cần mạnh dạn chấm dứt phương pháp hoàn thiện pháp luật kiểu này, và thay thế nó bằng phương pháp ban hành các luật nhằm bổ sung mà không hoàn toàn thay thế các đạo luật ban hành trước đó. Theo phương pháp này thì bộ luật (ví dụ Bộ luật Dân sự) vẫn tồn tại và nó được sửa đổi, bổ sung bằng các đạo luật do Quốc hội ban hành sau này. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 đến nay vẫn tồn tại nhưng nó không phải là bất biến, mà luôn được sửa đổi, bổ sung bằng các đạo luật do Quốc hội Pháp ban hành trong hơn 100 năm qua. Cũng chính nhờ phương pháp này mà Bộ luật Dân sự Pháp luôn luôn giữ được tên gọi cũ nhưng nội dung vẫn được hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh của nước Pháp trong từng thời kỳ.

- Mạnh dạn sử dụng các khái niệm, phạm trù khoa học pháp lý đã thông dụng trên thế giới để giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam, ví dụ khái niệm "luật chung" và "luật chuyên ngành", khái niệm "vật quyền" và "trái quyền", "trật tự công" và "lẽ công bằng", cũng như các khái niệm, phạm trù khác miễn là chúng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Việc khước từ các khái niệm này chỉ làm cho pháp luật Việt Nam trở nên nghèo nàn và lạc lõng trong hệ thống pháp luật thế giới và kìm hãm quá trình hội nhập quốc tế của Nhà nước ta mà thôi.

- Trong hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế, cần nghiên cứu, tiếp thu các quy định trong pháp luật của các nước, vì những vấn đề mà Việt Nam đang tiếp cận hôm nay đã từng được cộng đồng quốc tế nghiên cứu, giải quyết bằng pháp luật một cách thỏa đáng và khoa học. Việc tiếp thu các quy định này một mặt giúp chúng ta không tốn thời gian và công sức, mặt khác góp phần làm cho pháp luật Việt Nam trở nên tương thích hơn với pháp luật của các nước trên thế giới, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta./.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương