Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang35/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   47

Nguồn: Câu hỏi điều tra PCI-FDI Số B3A, “Bạn so sánh như thế nào về môi trường kinh doanh ở Việt Nam và ở các nước khác đã cân nhắc đầu tư?”

Nhìn chung, các kết quả trên tương đối nhất quán với kết quả xếp hạng của Việt Nam trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015 (GCI) được công bố mới đây. Theo Chỉ số này, Việt Nam đứng ở thứ hạng 92/144 nước về trục Thể chế. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 75 về tham nhũng và 101 về gánh nặng hành chính. Tương tự, Việt Nam xếp hạng 81 về cơ sở hạ tầng và 96 về giáo dục và đào tạo.153 Trong khi đó, trên các khía cạnh này, Thái Lan và Malaysia có vẻ vượt trội trong các nước quốc gia cạnh tranh của Việt Nam, mặc dù các dữ liệu này cũng chỉ mang tính minh họa. Cả hai nền kinh tế này đều có tiềm năng lớn hơn trong thu hút nhà đầu tư lĩnh vực công nghệ và giá trị gia tăng cao, vốn là các ngành mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam luôn muốn thu hút.



3. Đánh giá chi tiết môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Phần này sẽ phân tích sâu hơn những nhân tố cụ thể về môi trường kinh doanh Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định lựa chọn địa điểm hoạt động, gồm bốn điểm mạnh và bốn điểm hạn chế.



3.1. Điểm mạnh

#1: Mức thuế thấp

Theo khảo sát PCI-FDI, khoảng 76% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), 80% đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT),154 và 81,3% phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động có mức lương cao. Một số loại thuế mà nhà đầu tư nước ngoài ít phải nộp gồm thuế Tiêu thụ đặc biệt (chỉ 4,5% doanh nghiệp FDI tham gia điều tra nộp), thuế sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất (21%), và các loại thuế hải quan (59%).

Cảm nhận của nhà đầu tư dựa trên so sánh với mức thuế suất thực tế của các quốc gia cạnh tranh của Việt Nam. Thuế GTGT trung bình của Việt Nam 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp (22% năm 2013, 25% những năm trước) tương đồng với nhiều quốc gia cạnh tranh khác. Trung Quốc, Indonesia, Malaysia đều có thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 25%. Phi-lip-pin và My-an-ma có thuế TNDN cao hơn một chút 30% và thuế GTGT 12%. Trong khi đó, Thái Lan có mức thuế tương đối thấp (20%). Chính vì vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước có mức thuế thấp.155 Đối với các doanh nghiệp FDI quy mô vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm thấp hơn 952.000USD, thì mức thuế của Việt Nam thậm chí còn hấp dẫn hơn 20%, do có sự thay đổi trong luật Thuế TNDN vào năm 2013.156

Mặc dù nhiều hình thức ưu đãi được áp dụng rộng rãi ở cấp trung ương và địa phương tại Việt Nam, nhưng những biện pháp này lại tỏ ra không mấy hiệu quả. Khoảng 62% doanh nghiệp FDI tham gia trả lời điều tra cho biết được hưởng ít nhất một hình thức ưu đãi thuế khi họ đầu tư lần đầu, và 61% cho biết được hưởng cả hai ưu đãi về giảm và ân hạn thuế trung bình khoảng 40 tháng. 12% doanh nghiệp chỉ được giảm thuế, trong đó 3% chỉ được ân hạn thuế. Khoảng 32% cho biết ưu đãi thuế chủ yếu mà họ được hưởng là giảm phí sử dụng đất. Cần lưu ý là trong 92% trường hợp, những ưu đãi này chỉ là một phần trong chương trình ưu đãi chung của chính quyền trung ương và/hoặc địa phương mà không phải là sự đàm phán hai chiều với nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, 71% nhà đầu tư cho biết ưu đãi nhận được từ tỉnh mà họ đã quyết định lựa chọn đầu tư cũng giống như hoặc thậm chí tệ hơn ưu đãi mà các tỉnh khác cố gắng chào mời.

Nổi bật hơn, 62% nhà đầu tư nước ngoài trả lời rằng họ sẽ vẫn đầu tư vào địa phương hiện tại ngay cả trong trường hợp không có các ưu đãi về thuế, vì các yếu tố khác như địa điểm, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực mới đóng vai trò quan trọng đối với các kế hoạch chiến lược của họ. Nói cách khác, trong rất nhiều trường hợp, chính quyền các cấp trung ương và địa phương Việt Nam có thể đã bỏ mất một nguồn thu thuế để hy vọng thu hút các nhà đầu tư, mà không biết rằng họ có thể vẫn quyết định đầu tư mà không màng đến những ưu đãi này.

#2: Rủi ro bị thu hồi tài sản thấp

Điều tra PCI-FDI đặt một số câu hỏi cụ thể về tính ổn định đất đai của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều khá ngạc nhiên là các doanh nghiệp tham gia điều tra đánh giá rủi ro bị thu hồi tài sản ở Việt Nam thấp. Lý do đưa ra là trước năm 2009, nhà đầu tư nước ngoài hầu như không thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).157 Đa số các nhà đầu tư lựa chọn hình thức liên doanh hoặc thuê đất, điều này khiến họ luôn phải chịu rủi ro do bị phụ thuộc vào các kế hoạch bất ổn của đối tác liên doanh hay chủ cho thuê đất. Để tránh tình trạng này, một số doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN). Mặc dù GCNQSDĐ do ban quản lý KCN nắm giữ, tuy nhiên họ được đảm bảo ổn định hơn do hợp đồng ký kết dài hạn. Hiện nay, khoảng 50% doanh nghiệp được hỏi đặt tại các KCN trên cả nước và được đảm bảo ổn định về tài sản đất đai.



Kể từ năm 2009, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 và một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật được thông qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép nhà đầu tư nước ngoài được cấp GCNQSDĐ.158 Mặc dù không hoàn toàn đúng với tên gọi, nhưng giấy tờ này cho phép thế chấp, chuyển nhượng và có sự ổn định hơn hợp đồng hợp tác liên doanh hay thuê ngắn hạn. Như Bảng 1 cho thấy, số doanh nghiệp FDI nắm giữ GCNQSDĐ tăng 10% trong năm 2014. Tương tự, thời gian để được cấp GCNQSDĐ sau khi nộp đơn của doanh nghiệp trung vị cũng giảm (từ 42 xuống 30 ngày).

Bảng 1: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và mặt bằng kinh doanh

Năm

Doanh nghiệp FDI nắm giữ GCNQSDĐ (%)

Số ngày trung bình để nhận được GCNQSDĐ (sau khi nộp đơn)

GCNQSDĐ do Đối tác liên doanh nắm giữ (%)

Thuê đất từ người có GCNQSDĐ (%)

Doanh nghiệp FDI đặt tại KCN (%)

Câu hỏi

D4=1

D4.2

D4=3

D4=2

D2

2011

28.86

 

6.32

64.82

46.86

2012

26.1

 

1.79

72.12

51.23

2013

27.31

42.5

2.86

69.83

48.2

2014

37.25

30

4.26

58.49

49.58

Hình 4 ghi nhận sự thay đổi về rủi ro thu hồi tài sản trong mẫu PCI-FDI theo thời gian. Mỗi đồ thị thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có rủi ro bị thu hồi tài sản thấp hoặc rất thấp hàng năm, bằng việc tính % số doanh nghiệp có GCNQSDĐ hoặc đặt tại KCN trên tổng số doanh nghiệp trong mẫu. Ba điểm quan trọng cần lưu ý về đồ thị, đó là: Thứ nhất, rủi ro bị thu hồi tài sản giảm mạnh đối với tất cả các doanh nghiệp trên cả nước theo thời gian. Trong giai đoạn 2010-2012, 46% nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rủi ro bị thu hồi tài sản là thấp hoặc rất thấp. Tuy nhiên, sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết cảm thấy ổn định về mặt bằng kinh doanh là 82%. Đáng chú ý là, rủi ro được đánh giá giảm đúng vào thời điểm Quốc Hội họp thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi. Thứ hai, sự khác nhau về rủi ro bị thu hồi tài sản giữa doanh nghiệp sở hữu và những doanh nghiệp không sở hữu GCNQSDĐ là rất ít. Việc đặt địa điểm tại các KCN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong năm 2010 với bằng chứng cho thấy 90% khoảng tin cậy không bị trùng lặp. Tuy nhiên, sau năm 2011, đất đai ngoài KCN được đánh giá là ổn định như phần đất nằm trong KCN.

Hình 4: Rủi ro bị thu hồi mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp FDI theo thời gian

#3:Bất ổn chính sách thấp

Các doanh nghiệp FDI cho biết có thể dự báo thay đổi chính sách ở Việt Nam tốt hơn tất cả các quốc gia cạnh tranh gần nhất của nước này. Điểm xếp hạng tiêu chí này cải thiện theo thời gian. Năm ngoái, khả năng dự báo chính sách ở Việt Nam thấp hơn ở Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên năm nay, có lẽ vì các sự kiện chính trị xảy ra ở hai nước này mà các nhà đầu tư cho biết rằng họ chắc chắn về quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam hơn. Như hình dưới cho thấy, có lẽ không phải sự thay đổi tính dự báo tương đối của Việt Nam là kết quả của sự thay đổi chính sách trong nước. Trong điều tra PCI-FDI hàng năm, nhà đầu tư nước ngoài được yêu cầu đánh giá khả năng dự báo của các quy định pháp luật trung ương và sự thực thi quy định của các địa phương trên thang điểm 5 với mức 5 ngụ ý luật và thực thi luật có tính dự báo cao nhất. Các đồ thị cho thấy tính dự báo hầu như không đổi theo thời gian kể từ năm 2010. Khả năng dự báo việc thông qua luật trung bình là 2.0 -2.4 trong suốt thời kỳ, trong khi đó tính dự báo của việc thực thi luật trung bình ở mức thấp là 1.8-2.1. Như vậy, có bằng chứng cho thấy cần phải cải thiện hơn nữa tính minh bạch của môi trường hoạch định chính sách. Mặc dù điểm số của cả hai lĩnh vực này đều cải thiện theo thời gian, tuy nhiên không có bằng chứng nào chỉ ra những cải cách lớn về mặt nội dung.



Hình 5: Khả năng dự báo của luật và quy định theo thời gian



#4:Mức độ ảnh hưởng chính sách cao

Nhà đầu từ nước ngoài tại Việt Nam cho rằng họ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách hơn ở các địa điểm tiềm năng khác ở Châu Á, dù giảm nhẹ so với năm 2014. Điểm số này nhiều khả năng phản ánh hoạt động mạnh mẽ của các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại và hoạt động góp ý trực tuyến dự thảo luật, quy định, chính sách cũng như các diễn đàn riêng có tại Việt Nam như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã mở ra cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đối thoại trực tiếp với chính quyền các cấp của Việt Nam.

Để xác định những kênh tác động,các doanh nghiệp được hỏi nêu ra những hành động mà họ thực hiện khi họ tin rằng một sự thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến mình. Doanh nghiệp có thể chọn đánh dấu vào tất cả các mục mà họ thấy phù hợp. Kết quả phân tích này được thể hiện trong Hình 6. Theo đó, có thể thấy các nhà đầu tư cho rằng sự liên kết tạo nên sức mạnh. Trên 36% cho biết kết nối với các doanh nghiệp khác để phối hợp tương tác với các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng cách trở thành thành viên tham gia trong các hiệp hội hay phòng thương mại để tăng khả năng kết nối. Trên 32% doanh nghiệp trả lời điều tra là thành viên của một hình thức hiệp hội doanh nghiệp bao gồm các đoàn thể quốc gia (ví dụ Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) & Phòng Thương mại Mỹ (AMCHAM), các nhóm ngành (ví dụ Hiệp hội nhựa Việt Nam) và các tổ chức địa phương (như Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài Đài Loan tại Bình Dương). Trong số những doanh nghiệp không tham gia thành viên, 31% tìm kiếm tham gia vào một loại hình tổ chức. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) là hình thức kết nối lớn nhất và có tổ chức nhất cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các ngành lĩnh vực khác nhau có cơ hội đối thoại trực tiếp với chính quyền các cấp của Việt Nam về những bất cập trong môi trường kinh doanh. Đồng thời nhiều hội nghị cởi mở hơn cũng được tổ chức rộng rãi và nhà đầu tư cho biết hài lòng về khả năng được tham gia tác động đến những thay đổi chính sách ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ.

Hình 6:Phương pháp tiếp cận của doanh nghiệp FDI về tác động quá trình chính sách

Một chiến lược phổ biến khác mà doanh nghiệp áp dụng đó là sử dụng sự hỗ trợ quốc tế như thông qua các đại diện ngoại giao ở đại sứ quán hay lãnh sự quán. Khoảng 15% nhà đầu tư thực hiện chiến thuật này. Cũng khoảng 20% nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ tác động với cán bộ tỉnh hoặc là để thay đổi chính sách chung (15%) hoặc để xin miễn áp dụng quy định cụ thể cho họ. Việc tiếp cận cấp địa phương dường như được áp dụng phổ biến hơn tiếp cận ở cấp trung ương.



3.2. Điểm yếu

#1:Tình trạng tham nhũng cao

Tham nhũng là lĩnh vực mà Việt Nam gần đây bị các nhà đầu tư đánh giá khá thấp trong các bảng xếp hạng quốc tế. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 119 trên 175 nước trong Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, xếp thứ 126 trong Chỉ số kiểm soát tham nhũng của Ngân hàng Thế giới và đứng thứ 74 trong Xếp hạng đánh giá rủi ro quốc gia. Trong tất cả các xếp hạng này, Việt Nam có số điểm khá xa so với điểm trung vị - nghĩa là 34% các quốc gia xếp hạng giữa Việt Nam và nước trung vị.159



Để hiểu kỹ hơn về hoạt động tham nhũng tại Việt Nam, điều tra PCI-FDI đã đặt ra nhiều câu hỏi về những hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với tham nhũng, bao gồm những câu hỏi về trả tiền bôi trơn khi xin giấy phép đầu tư, khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước, hoặc khi làm thủ tục hải quan, khi thực hiện thủ tục hành chính, và khi giải quyết tranh chấp tại tòa. Bảng 2 dưới đây trình bày kết quả điều tra tổng hợp về vấn đề này.

Bảng 2: Các câu hỏi về tham nhũng trong Điều tra PCI

Loại chi phí không chính thức (tỷ lệ doanh nghiệp trả tiền bôi trơn hoặc trả lời đồng ý với các nhận định)

Năm

Trả chi phí không chính thức khi xin giấy phép đầu tư1

Trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu1

Trả chi phí không chính thức khi thực hiện dịch vụ ở cảng khi xuất, nhập khẩu.

Sử dụng việc giám sát tuân thủ để đòi hỏi chi phí không chính thức

Có tranh chấp nhưng không đưa ra toà vì cho rằng tình trạng “chạy án” là phổ biến

Công việc được giải quyết đúng sau khi chi trả chi phí không chính thức

Câu hỏi

C6

E11

F9

E9

I3

E10.1

2010

18.5%

NA*

64.4%

31.4%

8.9%

47.3%

2011

9.9%

9.5%

53.3%

23.5%

8.2%

46.2%

2012

9.0%

12.0%

56.2%

24.1%

12.7%

54.5%

2013

19.7%

10.3%

57.4%

43.9%

13.9%

59.2%

2014

17.2%

31.4%

66.2%

60.1%

22.3%

58.2%

Khoản chi cho chi phí không chính thức (phần trăm trong tổng thu nhập), Câu hỏi E10.

Năm

0%

<1%

1-2%

2-5%

5-10%

>10%

2010

22.1%

40.5%

17.0%

10.9%

6.8%

2.9%

2011

31.0%

33.5%

19.7%

7.7%

6.5%

1.6%

2012

30.3%

40.7%

17.4%

8.2%

2.6%

0.9%

2013

19.5%

48.6%

18.4%

8.6%

3.2%

1.7%

2014

18.9%

42.5%

20.1%

11.9%

4.7%

2.0%

* Câu hỏi về đấu thầu không được hỏi trong năm 2012.

1. Là kết quả tính toán của việc sử dụng kỹ thuật đếm không khớp hoặc kỹ thuật ước lượng liệt kê, căn cứ trên hai mẫu phiếu khảo sát ngẫu nhiên. Trong mẫu phiếu thứ nhất, người tham gia khảo sát nhận được một danh sách liệt kê ba hoạt động không có tính nhạy cảm và được hỏi đã tham gia vào mấy hoạt động nêu trên. Trong mẫu phiếu thứ hai, người tham gia khảo sát nhận được một danh sách liệt kê ba hành đông không có tính nhạy cảm và một hành động nhạy cảm (hoạt động tham nhũng), và họ cũng được hỏi đã tham gia vào mấy hoạt động nêu trên. Sự khác biệt trong phần trả lời giữa hai bản khảo sát sẽ cho biết tỷ lệ tham gia vào hành động nhạy cảm mà không nhất thiết khiến người tham gia khảo sát phải trực tiếp thừa nhận hành động nhạy cảm đã làm.


Hai cột đầu tiên của Bảng 2 thể hiện kết quả của câu hỏi liệt kê về hành vi hối lộ khi thực hiện đăng ký kinh doanh hoặc khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước. Khi phân tích các câu trả lời này, chúng ta cần lưu ý rằng những con số này là tỷ lệ doanh nghiệp đã thực sự trực tiếp tham gia vào các hoạt động tham nhũng chứ không phải là những doanh nghiệp nghe nói về tham nhũng hoặc chỉ gián tiếp trả tiền thông qua môi giới hay công ty tư vấn. Theo các cuộc khảo sát tín nhiệm quốc tế, xếp hạng của Việt Nam không mấy tích cực. Khoảng 17% các doanh nghiệp FDI thừa nhận rằng họ đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư, và 31% trả hối lộ khi cạnh tranh giành các hợp đồng của chính phủ. Hành vi bôi trơn trong quá trình xin cấp phép không quá khác với tình trạng các năm trước và thực tế cho thấy có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2013. Ngược lại, hối lộ trong quá trình ký kết giành hợp đồng thì lại tăng cao đáng ngạc nhiên – gấp ba lần số điểm ghi nhận trong năm ngoái!

Câu hỏi tiếp theo trong bản điều tra PCI-FDI 2014 là doanh nghiệp có gặp bất lợi trong quá trình đấu thầu nếu họ từ chối chi tiền hoa hồng không. 89% trả lời họ ít nhiều đều gặp bất lợi với tần suất khác nhau (29% luôn luôn, 32% thường xuyên và 28% thỉnh thoảng). Kết quả này cho thấy ‘văn hóa chi trả hoa hồng” trong ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thể cản trở việc lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, dẫn đến chi phí cao hơn và chất lượng kém hơn.

Ba cột tiếp theo của Bảng 2.8 thể hiện số điểm của câu hỏi được hỏi trực tiếp: 1) Doanh nghiệp đã chi trả tiền chi phí không chính thức để thúc đẩy việc thực hiện dịch vụ tại cảng (tại bất kỳ công đoạn nào trong quá trình xuất nhập khẩu tại cảng;160)?; 2) Doanh nghiệp có cho rằng các cán bộ nhà nước sử dụng việc giám sát tuân thủ pháp luật ở địa phương để đòi hỏi chi phí không chính thức từ các doanh nghiệp; và 3) Doanh nghiệp có tranh chấp nhưng không đưa ra tòa án do lo ngại tình trạng “chạy án” phổ biến. Kết quả khảo sát qua tất cả các câu hỏi này cho thấy, theo đánh giá của doanh nghiệp FDI, tình trạng tham nhũng trong năm 2014 có xu hướng gia tăng đáng kể. Trên 66% doanh nghiệp đã chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục tại cảng, tăng gần 9 điểm % so với năm ngoái và là con số cao kỷ lục qua tất cả các kỳ điều tra PCI-FDI. Trên 60% doanh nghiệp đồng ý với nhận định rằng các cán bộ nhà nước sử dụng việc giám sát tuân thủ pháp luật ở địa phương để đòi hỏi chi phí không chính thức từ các doanh nghiệp, tăng hơn 14 điểm % so với năm ngoái và cao gấp hai lần tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định này trong các năm trước. Và 22% doanh nghiệp lựa chọn không sử dụng tòa án khi có tranh chấp vì họ quan ngại về tình trạng “chạy án” trong quá trình giải quyết. Một lần nữa, đây cũng là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay trong điều tra PCI-FDI.161

Cũng theo đó, các chi phí hối lộ cũng tăng lên kể từ năm 2013. Năm ngoái, khoảng 32% doanh nghiệp cho biết tổng số tiền chi trả bôi trơn của họ lên tới hơn 1% thu nhập mỗi năm, năm nay con số này là 38%. Quy mô hối lộ trung bình ở Việt Nam được điều tra PCI-FDI ghi nhận là cao nhất kể từ năm 2011.



Điểm yếu #2 và #3: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công yếu kém

Đáng ngạc nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài xếp hạng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công của Việt Nam tệ hơn so với hầu hết các nước đối thủ tiềm năng khác mà họ cân nhắc thay thế. Đánh giá này thật rất bất ngờ khi mà Việt Nam đã dành rất nhiều nỗ lực và nguồn lực vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế công cộng.162

Kể từ năm 2010, điều tra PCI-FDI có câu hỏi yêu cầu doanh nghiệp FDI đánh giá một số loại cơ sở hạ tầng, tiện ích và dịch vụ quan trọng trên thang điểm 1-6 với (1) rất kém đến (6) rất tốt. Hình 2.19 hiện thị các loại cơ sở hạ tầng. Với mười bốn loại cơ sở hạ tầng khác nhau để xếp hạng, số điểm tối đa có thể đạt là 84, tuy nhiên đánh giá trung bình hàng năm thường chỉ đạt xoay quanh 60 điểm. Kết quả điều tra năm nay cho thấy các nhà đầu tư tương đối thất vọng, với con số thống kê trung bình đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng giảm từ 63 điểm trong năm 2013 xuống còn 57 điểm năm 2014.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương