Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang43/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Rốt cuộc thì ngày 28-8-2014, Bộ Tài chính cũng ra thông tư bãi bỏ quy định phải có mức sàn tài sản cố định là 1 tỉ đồng, doanh nghiệp mới được đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Quy định này nằm trong Thông tư 219, cũng do bộ ban hành theo nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục thuế.

Rốt cuộc thì ngày 17-8-2014, Bộ Công an cũng ra thông tư “đính chính” Thông tư 28 quy định về công tác điều tra hình sự cho phép điều tra viên được “xử lý vi phạm” của luật sư trong quá trình làm việc với thân chủ, sau khi bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam phản đối vì vượt quá thẩm quyền của điều tra viên so với Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định về quyền và điều cấm đối với luật sư.

Trên đây chỉ là ba ví dụ gần nhất, nếu tìm kiếm trên Google, chỉ với từ khóa “đính chính thông tư” thì danh sách kết quả còn dài hơn.

Điều đáng nói là những quy định vượt quyền, gây khó cho doanh nghiệp như được dẫn ở trên đã từng bị dư luận lên tiếng phản ứng ngay từ giai đoạn dự thảo hoặc khi mới ban hành. Đính chính là việc phải làm, nhưng nếu như chúng không được ra đời để không phải đính chính thì tốt hơn. Bởi lẽ, trong thời gian đã “lỡ” có hiệu lực đó, biết bao hệ lụy đã xảy ra. Nhưng như vậy cũng còn may, vì không thể biết có bao nhiêu thông tư “có vấn đề khác” đang tồn tại.

Quy trình tiền kiểm thông tư, nếu được áp dụng, cũng không thể nào chặt chẽ hơn quy trình “tiền kiểm” luật, nghị định. Nếu cứ thả gà ra bắt thì sẽ bắt không xuể!

Vấn đề là vì sao như vậy? Vì việc xây dựng, ban hành thông tư hiện nay đang theo một “chu trình khép kín” trong phạm vi nội bộ mỗi bộ, như phân tích của bài viết Cần "tiền kiểm” thông tư đăng trên TBKTSG số 38 ra ngày 18-9-2014. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp giải quyết phần ngọn của vấn đề.

Có “tiền kiểm” tốt bao nhiêu thì cũng khó có thể lạc quan về hiệu quả trước thống kê được nêu ra tại tờ trình Dự thảo Luật Văn bản pháp luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp này: hiện thông tư, thông tư liên tịch chiếm tới... 78% tổng số văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương ban hành. Con số tuyệt đối của tỷ lệ này là bao nhiêu?

Có thể nhìn từ một thống kê khác, của TS. Nguyễn Minh Tuấn, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành một Hiến pháp sửa đổi, 17 luật, 22 nghị quyết của Quốc hội; 3 pháp lệnh, 8 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 215 nghị định của Chính phủ; 703 thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 106 thông tư liên tịch.

Hơn nữa, một điều chắc chắn là quy trình tiền kiểm thông tư, nếu được áp dụng, cũng không thể nào chặt chẽ hơn quy trình “tiền kiểm” luật, nghị định. Nếu cứ thả gà ra bắt thì sẽ bắt không xuể!
Con số khổng lồ của các thông tư trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay phản ánh điều gì? Trên thực tế, không có thông tư thì hầu như không thể thực hiện được luật, nghị định vì tính chất “khung”, “ống” của nó. Đối với người dân hay doanh nghiệp, thông tư mới là... luật vì nó điều chỉnh trực tiếp các đối tượng, hành vi.

Điều đó khiến cho TS. Tuấn đặt câu hỏi về thẩm quyền “lập pháp nguyên gốc” của Quốc hội và hệ quả của việc “ủy quyền lập pháp” tràn lan xuống các bộ như hiện nay.

Đó không chỉ là hệ quả của tình trạng luật ban hành ra mà chưa thể thực thi do tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn (theo báo cáo tổng kết, trung bình chỉ 60% văn bản được ban hành đúng hạn, thời gian nợ phổ biến là...sáu tháng). Hiện nay, nhiều văn bản hướng dẫn của cấp dưới còn trái với nội dung văn bản cấp trên hoặc làm phát sinh quy định mới gây khó cho đối tượng thực hiện.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Một cách chung nhất, do năng lực soạn thảo thông tư của các bộ yếu kém. Nhưng bóc tách ra, “còn có cả yếu tố lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, ngành và cũng không loại trừ có tiêu cực tham nhũng chi phối mà tôi hay nói là lobby đen”, theo đúc kết của TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, sau 10 năm hoạt động của cục này.

Cần đặt sự yếu kém và vị lợi nói trên trong bức tranh tổng thể về chuyện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay.

Nếu muốn hạn chế việc ban hành thông tư hướng dẫn, việc căn bản đầu tiên là phải nâng cao năng lực làm luật, nghị định một cách chi tiết.

Đặt vấn đề “tiền kiểm” thông tư thì phải xem lại thực tế tiền kiểm không mấy hiệu quả hiện nay ngay đối với luật, nghị định. Liệu ban soạn thảo có ghi nhận được ý kiến của đông đảo người dân và thực sự tiếp thu chúng?

“Hậu kiểm” cũng là một vấn đề. Báo Hà Nội mới, trong bài viết Chỉ nhắc nhở, phê bình, điều chỉnh... ai sợ? dẫn số liệu: “Trong 10 năm, từ năm 2003-2013, các cơ quan kiểm tra văn bản phát hiện hơn 50.000 văn bản sai trái, trong khoảng 1,7 triệu văn bản được tiếp nhận, kiểm tra”. Tuy nhiên, không dễ có thống kê cụ thể về số phận của các văn bản bị phát hiện sai phạm này, bởi quy trình kiểm tra mang tính hành chính nội bộ hiện nay chỉ dừng lại ở việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi hay bãi bỏ mà không có chế tài bắt buộc.

Nếu việc các bộ ban hành thông tư hay soạn dự thảo nghị định vướng nút thắt lợi ích cục bộ thì cũng tương tự như vậy đối với Chính phủ khi hiện nay, đây là nơi chuẩn bị hầu hết các dự án luật. Một Quốc hội chuyên nghiệp, với những đại biểu chuyên nghiệp, nhìn từ năng lực tự soạn thảo, ban hành luật là mục tiêu phải hướng đến.


Kỳ họp Quốc hội này Chính phủ sẽ trình dự luật Văn bản pháp luật, một luật mới chứ không phải là sửa luật cũ, như giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Theo đó, sẽ quy định chặt chẽ hơn khâu “tiền kiểm” với hai đầu mối cho ý kiến đóng góp là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; mở rộng khâu “hậu kiểm” với việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có quyền dừng việc thi hành những văn bản sai trái của cấp bộ, HĐND, UBND và kiến nghị việc thay đổi (trong khi một cơ chế tài phán cao hơn đối với luật, nghị định chưa được đề cập). Vấn đề trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh cũng được đặt ra. Hy vọng sẽ có sự thay đổi mang tính đột phá, dù từ quy định của luật đến triển khai trong thực tế là cả quá trình, phụ thuộc rất lớn vào năng lực cũng như thái độ của con người thực thi.

 



Những Công văn "siêu" luật:

Trong một cuộc hội thảo gần đây, ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Thương mại) đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng dùng công văn để điều chỉnh các chính sách liên quan đến thương mại, dịch vụ đang tồn tại khá phổ biến ở các bộ, ngành. Điều này dẫn đến cam kết của Việt Nam với WTO về vấn đề minh bạch hóa có thể bị vi phạm nghiêm trọng.

Công văn thay cho luật Nếu vào website của một số bộ, ngành, chúng ta có thể tìm thấy nhiều công văn mang đậm hơi hướng của những văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan này sử dụng để điều hành.

Thử xem một công văn đề ngày 9-4-2007 được đăng trên website của Tổng cục Hải quan - Công văn số 2012/TCHQ-GSQL gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố, có nội dung hướng dẫn thủ tục hải quan đối với “xe mui kín” nhập khẩu năm 2001, 2002. Nói hướng dẫn nhưng thực chất ở đây Tổng cục Hải quan đã đặt ra những quy định về thủ tục hải quan mà cục hải quan các tỉnh, thành phố cũng như các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo. Hoặc một công văn khác, số 2222/TCHQ-GSQL ngày 20-4-2007, hướng dẫn về vấn đề chậm nộp C/O. “Trong khi chờ bổ sung sửa đổi văn bản pháp luật có liên quan..., đề nghị... vẫn xử lý các vụ việc về chậm nộp C/O theo hướng dẫn tại mục 2 công văn số...”. Như vậy, với hướng dẫn nói trên toàn bộ hoạt động về chậm nộp C/O của các doanh nghiệp đều phải nhất nhất theo công văn chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, thay vì theo một quy định pháp luật nào đó.

Ở website của Bộ Tài chính, chúng ta có thể tải xuống Công văn số 4916/BTC-TCT 11-4-2007 hướng dẫn về việc thu tiền sử dụng đất. Trong phần hướng dẫn khấu trừ tiền bồi thường đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, công văn nói trên quả đang thực hiện chức năng của một văn bản quy phạm pháp luật khi tự đặt ra các trường hợp nhằm cụ thể hóa một nghị định của Chính phủ về vấn đề này. Công văn số 7450/BTC-TCT ngày 19-6-2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thu thuế GTGT đối với điện bán cho tiêu dùng sinh hoạt nông thôn cũng đóng vai trò tương tự. Sau khi căn cứ vào công văn chỉ đạo của Thủ tướng và một công văn trước đó của mình, Bộ Tài chính tự quy định: điện do các tổ chức kinh doanh điện nông thôn bán cho tiêu dùng sinh hoạt hộ nông thôn thuộc đối tượng miễn thuế GTGT...

Khá nhiều công văn tương tự cũng được tìm thấy với các cơ quan khác như Bộ Bưu chính-Viễn thông, Bộ Thương mại, Tổng cục Thuế, Văn phòng Chính phủ... Ví dụ, Công văn số 1515/BBCVT-VT ngày 1-8-2006 của Bộ Bưu chính - Viễn thông hướng dẫn thi hành Thông tư liên tịch số 60 về quản lý trò chơi trực tuyến. Dù chỉ là một công văn hướng dẫn do một phó vụ trưởng Vụ Viễn thông ký nhưng trong văn bản này lại có những quy phạm mới nhằm chi tiết hóa các điều kiện về kinh doanh trò chơi trực tuyến. Một sự kiện đang gây sự quan tâm của giới chứng khoán là Công văn số 495/ĐMDN ban hành ngày 19-4-2007 do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký, yêu cầu dừng ngay việc giảm giá bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược. Có thể nhận thấy rất rõ mục đích tốt đẹp của công văn này là nhằm ngăn chặn thiệt hại cho Nhà nước trước tình hình giá cổ phần của một số doanh nghiệp nhà nước được đấu giá quá thấp (đã thấp mà còn bán ưu đãi nữa thì càng thiệt đơn thiệt kép). Nhưng khổ nỗi, yêu cầu nói trên gần như đi ngược với Nghị định 187 của Chính phủ cho phép nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần với giá ưu đãi.

Cần chấm dứt Quản lý, điều hành bằng công văn thay cho văn bản pháp luật bắt nguồn từ cách quản lý bằng mệnh lệnh hành chính trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho thấy chính việc chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật đã làm phát sinh các công văn để lấp vào chỗ trống. Hàng loạt vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành do chưa có pháp luật điều chỉnh đã buộc các cơ quan nhà nước phải dùng công văn như một biện pháp tạm thời thay thế. Ví dụ, Bộ Thương mại hôm 10-4 vừa rồi có Công điện số 6 TM/CSTTT yêu cầu từ nay đến khi Nghị định 55 có hiệu lực các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường. Rõ ràng, từ nay cho đến khi Nghị định 55 có hiệu lực là một khoảng trống về pháp luật, từ đó buộc Bộ Thương mại phải dùng công điện nói trên để điều hành, quản lý.

Tuy nhiên, dù vì lý do nào đi nữa thì với một nhà nước pháp quyền, một thành viên WTO, Việt Nam không thể tiếp tục điều hành nền kinh tế theo lối cũ. Ông Trần Quốc Khánh cho biết, để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải dành hẳn một điều khoản cam kết bãi bỏ hoàn toàn việc dùng công văn để điều chỉnh các chính sách về thương mại, dịch vụ. Cách quản lý, điều hành “trọng công văn hơn trọng pháp” không chỉ vi phạm cam kết của chúng ta với WTO mà còn gây ra thiệt thòi đáng kể cho các doanh nghiệp. Minh bạch hóa, theo yêu cầu của WTO, có nghĩa là khi Nhà nước ban hành những thông tin liên quan đến các chính sách thương mại, dịch vụ, mọi thương nhân đều có điều kiện tiếp cận. Nhưng với thông tin ở dạng công văn thì doanh nghiệp rất khó có thể tiếp cận, vì nó không được xây dựng, ban hành theo một quy trình công khai nào cả. Về mặt pháp lý, công văn cũng không phải là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết, các công văn đều chỉ lưu hành trong nội bộ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong khi chúng lại có liên quan mật thiết, thậm chí có thể quyết định số phận của cả doanh nghiệp. “Chúng tôi đang nhập hàng về. Chỉ cần có một công điện của Tổng cục Hải quan gửi vô thôi, bảo loại hàng đó không cho nhập là mọi việc phải dừng lại hết”-một doanh nghiệp tại TPHCM nói. Việc bán cổ phần với giá ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ phải dừng lại lập tức sau Công văn 495 của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.

Hậu quả trong những trường hợp tương tự là pháp luật sẽ bị vô hiệu hóa bởi những công văn “siêu luật”.

Chính việc chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật đã làm phát sinh các công văn để lấp vào chỗ trống. Hàng loạt vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành do chưa có pháp luật điều chỉnh đã buộc các cơ quan nhà nước phải dùng công văn như một biện pháp tạm thời thay thế.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn



Assessment of the investment and business environment in Vietnam from the perspective of European investors

European Chamber of Commerce in Vietnam










16/04/2015






ASSESSMENT OF THE INVESTMENT AND BUSINESS ENVIRONMENT IN VIETNAM FROM THE PERSPECTIVE OF EUROPEAN INVESTORS
European Chamber of Commerce in Vietnam

The European Chamber of Commerce in Vietnam (“EuroCham”) welcomes this opportunity to share its perspective on the investment and business environment in Vietnam. This position paper is an illustration of EuroCham’s wish to work together with the Vietnamese authorities to achieve improvements and resolve challenges for the benefit of Vietnamese and foreign businesses, and of Vietnamese citizens.

The conclusions presented in this paper are the result of research and consultations with the European business community conducted by EuroCham throughout the year, as well as of the issues and recommendations identified by our members in the last edition of our Whitebook.

EuroCham, is one the main voices of the business community in Vietnam. The chamber was established in 1998 to help Vietnam develop into an attractive investment destination and trading partner for European businesses. It now counts close to 800 members. It works closely with the Delegation of the European Union in Vietnam to provide them with market-specific information and make sure European businesses present a strong and unified voice to the authorities.

The general assessment of the business environment by our members is generally positive. EuroCham publishes quarterly its Business Climate Index (“BCI”) survey. The purpose of this survey is to assess business confidence and the expectations of the business community for the future. The results of the 17th quarterly BCI survey, conducted in December 2014, show that the business community’s confidence increased a little bit from the previous quarter, going from 74 to 78 points. This result is very close to the highest results obtained to date, in early 2011. This rise continues to be driven by a wide perception of favourable macroeconomic conditions. It is also likely that the on-going negotiations of the EU-Vietnam free trade agreement (“FTA”) created high expectations for the future amongst European businesses.

Overall, the macroeconomic outlook for Vietnam is positive, according to the latest edition of the BCI. However, a slight rise in concerns could be observed amongst participants, with more participants expecting a “deterioration of the macroeconomic conditions” than in the previous edition.

In general, some concerns remain amongst European investors. This paper aims at identifying them and proposing solutions for a general improvement of Vietnam’s business climate.

I. Foreign trade and investment in Vietnam in the days of the FTA

The Vietnamese Government is currently negotiating several free trade agreements that have the potential of providing a long-term boost to the Vietnamese economy. The agreement between Vietnam and the EU, as well as the Trans Pacific Partnership (“TPP”) with the United States and other countries in the Pacific region will likely bring considerable change once they enter into force. In an increasingly globalised world, regional and economic organisations are getting more and more powerful. In this context, the current times are a turning point for the country, where reforms of its legal framework and the removal of protectionist mechanisms are crucial to ensure success.

EuroCham has been following closely the negotiations for the EU-Vietnam FTA that took place over the last few years and intensified in 2014 and 2015. The European business community is now hoping for a swift agreement on the content of a strong and implementable agreement for the benefit of both local and foreign businesses.

We believe the conclusion of the EU-Vietnam FTA will help Vietnam achieving reforms of its economy that will in turn increase the confidence of international investors and encourage trade exchanges at the global level.

EuroCham’s stance on Vietnam’s further economic integration is to encourage Vietnam to open its market as widely and rapidly as possible in order for its companies – including State Owned Enterprises (“SOEs”) – to maintain their competitiveness at the national and international level in view of the entry into force of the ASEAN Economic Community (“AEC”) in 2015. Indeed, this will allow Vietnamese companies to adapt to global market standards and help maintaining the quality of products and services available to Vietnamese consumers. If properly implemented, the FTA and the AEC will obviously facilitate trade through the removal of tariffs but the FTA could also help Vietnam align its safety and quality standards with European ones via a stable regulatory framework. Further opening the market to foreign direct investment will lead to an increased transfer of skills and technology, which will avoid the so-called ‘middle-income trap’. European businesses in Vietnam are calling for better and greater access to the Vietnamese market as well as more favourable conditions to invest in Vietnam.

II. Development of infrastructure via Public-Private Partnerships

European businesses regularly call for a development of modern and efficient infrastructure to enhance economic growth and lower the costs of doing business in Vietnam. The development of the country calls for more roads, airports, ports, hospitals, but also power, waste and water treatment infrastructure. At present, the Government debt does not allow for investment in big logistics projects. Indeed, the State budget is estimated to be able to meet only around 50% of Vietnam’s infrastructure needs, estimated at USD 170 billion between 2011 and 2020.212

Solutions to this issue would include favouring private investment in the form of Public-Private Partnerships (“PPPs”) and Build-Operate Transfers (“BOTs”). Several factors have been identified by European businesses as contributing to the difficulties in financing PPPs/BOTs in Vietnam.

First of all, a clear legal framework is essential to the implementation of PPPs and BOTs. Recent progress made by the Vietnamese authorities has been duly noted, including the adoption of a new Law on Public Procurement specifically regulating PPPs,213 as well as a new PPP Decree,214 which will bring clarity to the legal framework applicable to PPPs. In comparison, other ASEAN countries have adopted stronger PPP frameworks and they actually manage to attract projects. These countries will remain more attractive in the eyes of foreign investors if Vietnam does not further clarify its existing legal framework and if Vietnam does not manage to successfully implement a number of PPP projects in practice. EuroCham welcomes the changes brought by the new Decree as they are likely to provide more clarity to the existing framework and hopes it will revive the interest in PPP investments as it will remove some of the confusion created by the legal framework previously in place.

European investors also flag lengthy and complicated procedures as a turn-off for banks to invest in PPP projects in the country. Decision 631, adopted in April 2014, lists 127 national projects seeking foreign investment, of which around 35 should be developed under the form of a PPP investment.215 In addition, the creation of the Project Development Facility that will be used to assess the feasibility of potential PPP projects, as well as the new Viability Gap Fund created by the Government to support projects that would not otherwise be financially viable, are two initiatives that send a positive message to foreign investors. However, SOEs keep an unfair advantage in comparison with the private sector and tend to be granted projects without a competitive tender. To align better with international practice, EuroCham suggests the Government to take the lead in identifying potential PPP projects, assessing them and organising a competitive and open tendering procedure. EuroCham encourages the Government of Vietnam to facilitate foreign investors that are interested in PPP projects as much as possible.

III. State Owned Enterprise reform

Equitisation of SOEs has been at the core of the policy debate in Vietnam over the last years. Policy statements have emphasised it as a priority for the coming years. On the other hand, progress observed on equitisation of SOEs has been relatively modest as they continue to dominate the Vietnamese economy. In general, equitisation in Vietnam is found to target small SOEs and not the larger ones, and it does not address the efficiency problem with State ownership since the State typically remains a controlling shareholder of the equitised SOE. European investors are often not interested to invest in SOEs when they cannot obtain a sufficient amount of shares in order to have real influence in the decision-making of the company.

Equitisation of SOEs is one of the three major economic areas which need urgent and comprehensive restructuring,216 along with the banking sector and the public investment programme. It is also an essential element for Vietnam to obtain the market economy status (“MES”) that it is aiming for. Indeed, the criteria to obtain MES can be defined as follows: (i) low degree of Government influence over resource allocation and enterprise decisions; (ii) absence of State-induced distortions in the operation of enterprises linked to privatisation and the use of non-market trading or compensation system; (iii) the existence and implementation of a transparent and non-discriminatory company law that ensures adequate corporate governance; (iv) the existence and implementation of a coherent, effective and transparent set of laws ensuring the respect of property rights and a functioning bankruptcy system; and (v) the existence of a genuine financial sector operating independently from the State and which is subject to sufficient guarantee provisions and adequate supervision.

EuroCham encourages Vietnam to further pursue the reform of SOEs it has initiated in order to ensure the fairness of competition. It is understandable that SOEs may handle “sensitive” or “conditional” issues, but in EuroCham’s view they should not benefit from advantages such as a facilitated access to loans, direct or indirect subsidies by the Government, etc. EuroCham recognizes the Government’s good efforts with regard to corporate governance of SOEs under the newly issued Law on Enterprises, but it encourages further improvements of the business environment in Vietnam by the creation of a level playing field in all business sectors between SOEs and private companies. EuroCham calls for transparent and accountable policies, and a continued reform of the administration.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương