Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Cải cách DNNN theo hướng vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện để DNNN được quản trị và hoạt động đầy đủ theo quy luật và kỷ luật của thị trường



tải về 3.48 Mb.
trang29/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   47

5. Cải cách DNNN theo hướng vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện để DNNN được quản trị và hoạt động đầy đủ theo quy luật và kỷ luật của thị trường


Chỉ cần làm những việc đã viết và nói từ rất lâu, bao gồm.

a. Đổi mới tư duy về vai trò và chức năng của DNNN.

- DNNN chỉ được coi là một loại tài sản của nhà nước; trong giai đoạn hiện nay, DNNN có thể giao thực hiện vai trò phát triển của nhà nước; là công cụ đầu tư và kinh doanh ở những ngành mà tư nhân trong nước chưa thể làm, hoặc chưa muốn làm. Với chức năng này, DNNN tập trung vào “những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, độc quyền tự nhiên, cung cấp dịch vụ hàng hóa công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn…”

- DNNN là một tác nhân hay chủ thể thị trường; là tổ chức kinh doanh, phải được đối xử bình đẳng như các tác nhân khác của thị trường;

- Không coi và không sử dụng DNNN làm công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, làm lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế, là công cụ thực hiện một số mục tiêu xã hội của nhà nước.

b. Thành lập cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ chuyên trách và trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, chuyên trách thực hiện vai trò nhà đầu tư, cổ đông hay thành viên trong các công ty có sở hữu nhà nước phù hợp với cơ cấu sở hữu của công ty tương tự như các cổ đông, thành viên khác. Các cơ quan khác của nhà nước không được trực tiếp tham gia vào việc ra quyết định và quản lý điều hành tại DNNN; phải tôn trọng quyền tự chủ và chuyên nghiệp của Hội đồng quản trị; không được can thiệp dưới bất cứ hình thức nào vào hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Nhà nước phải có chính sách sở hữu rõ ràng, cụ thể, minh bạch và thống nhất. Điều này là cần thiết để phân định và tách biệt chính sách sở hữu với các chính sách khác của nhà nước. Chính sách sở hữu của nhà nước bao gồm:

- Quốc hội với tư cách là cơ quan nhà nước cao nhất trực tiếp đại diện cho lợi ích của nhân dân, phải là cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm trước nhân dân về hiệu quả hoạt động và phát triển của DNNN nói chung. Trong vai trò này, Quốc hội phải ban hành chính sách sở hữu riêng dưới hình thức nghị quyết. Nội dung cơ bản của chính sách sở hữu của Quốc hội ít nhất gồm (i) xác định vai trò, chức năng của DNNN trong nền kinh tế133, mục tiêu tổng quát và cụ thể hàng năm và trung hạn (3-5 năm) của DNNN nói chung trong nền kinh tế, phạm vi ngành, nghề kinh doanh của DNNN134, các loại quyết định lớn cần có sự chấp thuận của Quốc hội, v.v. Chính sách sở hữu do Quốc hội ban hành là căn cứ hay cơ sở pháp lý để ủy quyền cho Chính phủ thống nhất quản lý, thống nhất thực hiện quyền chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhân dân đối với hiệu quả của tất cả số vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp.

- Chính phủ được Quốc hội ủy quyền thống nhất thực hiện quyền chủ sở hữu ban hành chính sách sở hữu để cụ thể hóa và triển khai thực hiện chính sách sở hữu của Quốc hội. Nội dung ít nhất cần phải có: (i) Mục tiêu hàng năm và trung hạn của đầu tư nhà nước nói chung và đầu tư của trong từng ngành nói riêng (bao gồm cả mục tiêu tài chính và phi tài chính), cùng với hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá các mục tiêu đã định nói trên; (ii) Các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ; (iii) Các giải pháp thực hiện mục tiêu và cách thức thực hiện, (bao gồm cả cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư), cơ quan chịu trách nhiệm; (iv) Các giải pháp ngăn ngừa và khắc phục các méo mó có thể có do DNNN tạo ra đối với thị trường; và (iv) Cách thức theo dõi, giám sát, đánh giá và báo báo, v.v.

- Cơ quan chủ sở hữu thuộc Chính phủ ban hành chính sách sở hữu đối với từng DNNN cụ thể; trong đó, xác định sứ mệnh, vai trò, vị trí của từng DNNN trong từng ngành, lĩnh vực, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể hàng năm và trung hạn.

Tóm lại, xây dựng, hoàn thiện nội dung chính sách sở hữu ở các cấp khác nhau, trong đó, Quốc hội phải là cơ quan khởi xướng và tiên phong, là nội dung đầu tiên không thể thiếu để hoàn thiện quản trị công ty đối với DNNN.

d. Tách mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ xã hội; trường hợp cơ quan chủ sở hữu giao cho DNNN thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ xã hội, thì phải hạch toán riêng, công khai và minh bạch; Chính phủ phải bù đắp chi phí thực hiện các nhiệm vụ xã hội. Cách tốt nhất trong cung cấp dịch vụ công ích là Nhà nước (Chính phủ) đấu thầu, mua dịch vụ công ích, thay vì trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ.

đ. Phải áp dụng đầy đủ kỷ luật thị trường và chế độ ngân sách cứng đối với DNNN. Các biện pháp và hành vi cụ thể phải thực hiện bao gồm:

- Nhà nước và DNNN phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu”; và nhà nước với tư cách là nhà đầu tư phải là người cuối cùng gánh chịu các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Các cơ quan nhà nước không được ban hành các quy định tạo lợi thế hoặc đặc quyền riêng có cho DNNN. Khi DNNN gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, không ai có quyền xin giảm hay hoãn nộp thuế, giảm, hoãn, khoanh nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hay bất cứ ưu đãi cá biệt nào khác, v.v. Đồng thời, không ai có có quyền “cho”, cấp các ưu đãi và các đặc quyền khác chỉ dành riêng cho một, một số hoặc tất cả DNNN.

- DNNN được coi là bảo toàn và phát triển được vốn đầu tư của nhà nước khi giá trị thực tế vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng thêm hoặc lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu ít nhất bằng lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ ở thị trường trong nước trong cùng thời kỳ.

e. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý của chủ sở hữu, tách khỏi và phân biệt với thông tin quản lý nhà nước; thu thập, tập hợp đầy đủ, thường xuyên, liên tục và kịp thời các thông tin về doanh nghiệp; khắc phục tình trạng doanh nghiệp báo cáo quá nhiều nhưng chủ sở hữu không hiểu và không có thông tin đầy đủ, cần thiết về DNNN nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

f. Trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý của chủ sở hữu kết hợp với các công cụ khác như báo cáo, đánh giá, điều trần, v.v. thực hiện giám sát đa chiều, đa cấp đối với khu vực DNNN nói chung và từng DNNN nói riêng. Hệ thống giám sát, đánh giá đó bao gồm: (i) giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm của Quốc hội đối với Chính phủ trong thực hiện vai trò là cơ quan được Quốc hội ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; (ii) Ciám sát của Chính phủ đối với cơ quan chủ sở hữu, (iii) Giám sát, đánh giá của cơ quan chủ sở hữu (tức các bộ) đối với từng doanh nghiệp cụ thể, và (iv) Giám sát bên ngoài đối với các cơ quan nhà nước có liên quan, kết quả hoạt động của khu vực DNNN nói chung và từng DNNN nói riêng.

g. Đổi mới chế độ và cách thức thanh tra nhà nước đối với DNNN, khắc phục chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn nhau giữa thanh tra trong chức năng quản lý nhà nước và thanh tra trong chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Thanh tra nhà nước các cấp, các loại chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra các vấn đề và nội dung trong thẩm quyền của quản lý nhà nước; không thanh tra các vấn đề và nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu. Ví dụ, thanh tra về đầu tư, kết quả hoạt động kinh doanh, thanh tra về kết quả hoạt động kinh doanh, v.v. là thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu và được thực hiện thường xuyên theo cơ chế giám sát nội bộ của chủ sở hữu như kiến nghị trên đây.

h. Công khai, minh bạch hóa thông tin đối với DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, theo các tiêu chuẩn và thông lệ tốt, tương tự như đối với các công ty cổ phần niêm yết (Nghị định số 69/2014/NĐ-CP mới ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2014 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi về cơ bản đã giải quyết được yêu cầu này).

i. Đổi mới tư duy và cách thức trả lương và các lợi ích khác đối với người quản lý DNNN bằng các giải pháp sau đây:

- Tách biệt và phân biệt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và chức năng của người quản lý doanh nghiệp với các công chức, viên chức khác của nhà nước. Họ chỉ là người quản lý doanh nghiệp, không phải là công chức nhà nước; không áp dụng các chính sách, chế độ, công cụ làm việc, cách thức đánh giá, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, cho thôi việc và trả lương của công chức nhà nước cho người quản lý doanh nghiệp.

- Chế độ tiền lương đối với người quản lý doanh nghiệp phải do Cơ quan chủ sở hữu quy định và quyết định; không phải là thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan quản lý nhà nước về tiền lương) như hiện nay.

- Tiền lương của người quản lý doanh nghiệp phải được trả căn cứ mức độ hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, do Cơ quan chủ sở hữu xác định và giao phó; phù hợp với tiền lương và cung-cầu lao động trên thị trường những người quản lý công ty.

- Toàn bộ tiền lương và thu nhập khác từ doanh nghiệp của người quản lý phải được công khai đầy đủ trong Báo cáo hàng năm về quản trị doanh nghiệp.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương