Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Áp dụng đầy đủ cơ chế và nguyên tắc thị trường trong phân bổ vốn đầu tư nhà nước



tải về 3.48 Mb.
trang28/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   47

3. Áp dụng đầy đủ cơ chế và nguyên tắc thị trường trong phân bổ vốn đầu tư nhà nước.


Luật Đầu tư công là một bước tiến đáng kể trong thiết lập thể chế phân bổ vốn đầu tư của ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ theo nguyên tắc thị trường. Một số thay đổi khá nổi bật gồm: xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp có thẩm quyền trong quyết định, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước; xóa bỏ được cơ chế “xin-cho” tùy ý, tùy tiện phổ biến lâu nay trong phê duyệt dự án và phân bổ vốn đầu tư; về cân đối vốn, thì dự án đầu tư chỉ được phê duyệt khi cân đối được nguồn vốn v.v. Những thay đổi này sẽ góp phần hạn chế “cầu” của dự án và số vốn đầu tư; từ đó, vốn sẽ được phân bổ tập trung hơn; rút ngắn thời gian thực hiện dự án; giảm số dự án dở dang, tăng số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng… Tất cả những kết quả dự kiến nói trên sẽ góp phần cải thiện hiệu quả đầu tư nhà nước. Tuy vậy, về phân bổ vốn đầu tư nhà nước, còn cần thêm nhiều giải pháp khác; và xin kiến nghị một số như sau:

a.Đổi mới thể chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước không thể tách rời khỏi đổi mới vai trò của nhà nước nói chung và vai trò, chức năng của từng cơ quan nhà nước nói riêng; không thể tách rời khỏi phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương theo hướng thu hẹp vai trò và chức năng của nhà nước. Ví dụ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không có chức năng và nhiệm vụ là chủ đầu tư xây dựng các nhà văn hóa, viện bảo tàng,v.v.; do đó, xây dựng đề án, kiến nghị nhà nước đầu tư nhiều chục ngàn tỷ đồng để xây một “hệ thống” các viện bảo tàng và nhà hát không phải là việc của Bộ trưởng, mà là công việc và quyết định của các tổ chức kinh doanh hay cung cấp các dịch vụ bảo tàng, dịch vụ biểu diễn.

b. Đổi mới động lực, tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của chính quyền địa phương. Bỏ chỉ tiêu GDP và tăng trưởng GDP ở các cấp chính quyền địa phương; bỏ mục tiêu và chỉ tiêu về lượng (ví dụ như số giường bệnh/10000 dân), thay vào đó là các chỉ tiêu về chất lượng các loại dịch vụ công (số người đến thăm khám, điều trị, sự hài lòng của bệnh nhân, khách hàng…), các chỉ tiêu về chất lượng môi trường sống, chất lượng môi trường kinh doanh ở địa phương, chỉ tiêu về số lượng và chất lượng việc làm mới được tạo ra, v.v.

c. Phải xác định và thực hiện tuyệt đối nghiêm minh kỷ luật ngân sách (chế độ ngân sách cứng) ở tất cả các cấp, đối với tất cả các khoản chi, kể cả chi đầu tư phát triển, cụ thể là:

- Mỗi dự toán ngân sách đều có ý nghĩa pháp lý bắt buộc, nhất là dự toán chi ngân sách; tương tự như vậy đối với dự toán chi đối với từng dự án đầu tư;

- Trong dự toán, có xác định rủi ro có thể làm gia tăng dự toán chi; và tổng số chi thực tế chỉ có thể được điều chỉnh khi xảy ra rủi ro đó; mức độ điều chỉnh tùy theo mức độ rủi ro thực tế; trong các trường hợp khác, không được điều chỉnh dự toán chi tiêu;

- Trường hợp vượt dự toán chi đối với dự án đầu tư (ngoài chi phí phát sinh do xảy ra các rủi ro đã xác định trong dự toán), thì các bên có liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu các loại) chịu trách nhiệm bù đắp; đối với chi vượt dự toán ngân sách, thì phải được bù bằng nguồn thu của năm ngân sách tiếp theo.

- Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với vượt chi ngân sách nhà nước; các bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về việc vượt chi ngân sách của bộ, địa phương.

d. Giảm và thắt chặt chi tiêu thường xuyên của các cơ quan nhà nước; giảm bội chi ngân sách xuống còn không quá 4% GDP; và tiếp tục giảm dần về trung và dài hạn; từng bước lập dự phòng tài chính quốc gia để có thể đối phó được với các “cú sốc” lớn từ bên ngoài.

Thực hiện nguyên tắc vàng của tăng trưởng cân đối là (i) Sản xuất tăng trưởng với nhịp điệu lành mạnh; (ii) Tính trung bình nhiều năm tổng cầu không tăng nhanh hơn sản xuất; tiêu dùng trên đầu người không được tăng nhanh hơn sản xuất trên đầu người; lương thực tế không được tăng nhanh hơn so với năng suất lao động; (iii) Trong tổng cầu, tính trung bình nhiều năm tiêu dùng không tăng nhanh hơn đầu tư; sự tăng tiết kiệm trong nước không tụt lại sau sự tăng của các khoản đầu tư. Tức là tỉ lệ tài trợ bên ngoài không tăng, đất nước không rơi vào trạng thái nợ nần gia tăng; tốc độ tăng chi đầu tư không thấp hơn tốc độ tăng chi thường xuyên; tốc độ tăng chi không vượt quá tốc độ tăng thu; tổng thu ngân sách phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và dành toàn bộ bội chi và vay nợ dài hạn để đầu tư.

e. Xác định và áp dụng nghiêm túc tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, trong đó, phải tính đầy đủ giá của vốn và chi phí cơ hội của đầu tư để lựa chọn nhiệm vụ và thứ tự ưu tiên của dự án; phải đánh giá lợi ích và chi phí của từng dự án và chỉ chọn và phê duyệt các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong số các dự án được kiến nghị phù hợp với số vốn cân đối được trong kế hoạch đầu tư trung hạn.

f. Quy định mức tối thiểu của trị giá gói thầu và mức trị giá tối thiểu phải đủ lớn để tận dụng kinh tế quy mô, giảm chi phí quản lý;

g. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý thống nhất trong cả nước về đầu tư công; công khai và minh bạch hóa thông tin về đầu tư nhà nước nói chung và từng dự án đầu tư nhà nước nói riêng.

4. Tháo bỏ một số nút thắt cơ bản về thể chế để hình thành và vận hành bình thường thị trường quyền sử dụng đất.


Trình bày trên đây cho thấy quyền sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, chưa được ghi nhận đầy đủ như một loại tài sản và do đó, chưa được bảo vệ một cách chắc chắn; thị trường quyền sử dụng đất hầu như chưa hình thành một cách chính thức; các giao dịch thị trường, nếu có, chủ yếu là phi chính chức; rủi ro và chi phí giao dịch rất cao. Vì vậy, việc chuyển đổi tài sản là quyền sử dụng đất thành vốn tư bản, và thiết lập, hình thành và phát triển thị trường chính thức về quyền sử dụng đất là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại và đầy đủ ở Việt Nam. Để đạt được điều đó, hàng loạt các cải cách thể chế cần được thực hiện.

a. Ghi nhận và thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản; và người sở hữu “ quyền sử dụng đất” là người duy nhất có đầyđủ quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất; đồng thời, thiết lập đầyđủ các thể chế vàđịnh chế để thực hiện có hiệu quả các quyền sở hữu đối với sử dụng đất.

b. Thể chế hóa đầy đủ, đúng nội dung và tinh thần của các điều khoản có liên quan của Hiến pháp. Đó là “người sử dụng đất được quyền chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật”, “nhà nước thu hồi đất do các tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” (Điều 54 Hiến pháp 2013).

c. Ban hành và thực hiện quy trình lập quy hoạch sử dụng đất công khai, minh bạch; cá nhân, hộ gia đình và tổ chức chịu tác động của quy hoạch đang xây dựng phải được tham gia, tham vấn đầy đủ trong suốt quá trình xây dựng quy hoạch; các ý kiến, kiến nghị và đề xuất của họ phải được thể hiện đầy đủ trong báo cáo giải trình quy hoạch; và phải được xử lý, tiếp thu thể hiện trong nội dung quy hoạch. Mọi quy hoạch sử dụng đất đều được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền; tất cả cá nhân, tổ chức đều có quyền tiếp cận không hạn chế.

d. Xóa bỏ cơ chế giao đất, cho thuê đất theo cơ chế hành chính, xin cho. Phát triển thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất bằng cách nhà nước đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất, đấu thầu tìm kiếm nhà đầu tư sử dụng đất thay vì xin, cho cấp phát như hiện nay. Như vậy, đối với đất nhà nước thu hồi để thực hiện dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, nhà nước không giao đất trực tiếp theo biện pháp hành chính như hiện nay, mà phải đấu giá, đấu thầu dự án đầu tư để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp nhất.

đ. Tháo bỏ các điểm nghẽn thể chế, thiết lập nền tảng hình thành thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất (không chỉ là thị trường bất động sản). Bản chất của vấn đề là xác định quyền sử dụng đất là một loại tài sản như trình bày trên đây; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức hiện đã có quyền sử dụng đất (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), bất kể loại đất, thực hiện chuyển nhượng, mua bán một cách dễ dàng. Các điểm nghẽn thể thế phải được tháo bỏ như sau:

- Bỏ mức hạn điền đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

- Bỏ thời hạn quyền sử dụng đất, hoặc trường hợp còn quy định thời hạn, thì mỗi khi có người nhận chuyển nhượng, thời hạn sử dụng của người đó cũng bằng thời hạn ghi trên giấy chứng nhận (50 năm, 70 năm). Biện pháp này nhằm đảm bảo sự ổn định, chắc chắn về pháp lý đối với quyền sử dụng đất, và qua đó, bảo đảm sự ổn định về giá trị của quyền sử dụng đất như một sản phẩm hàng hóa.

- Quản lý mục đích sử dụng đất linh hoạt và phù hợp hơn, nhất là đất nông nghiệp. Chỉ khi chuyển mục đích từ loại này sang loại khác, ví dụ đất sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị, thì mới cần có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất có quyền tự chủ thay đổi mục đích sử dụng đất, nếu không làm thay đổi loại đất theo luật định.

- Quyền sử dụng đất là tài sản của doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyền tự chủ bán quyền sử dụng đất đã được cấp hoặc được thuê để chuyển đến địa điểm khác. Việc di chuyển địa điểm đầu tư, kinh doanh không làm cho doanh nghiệp mất đi quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất đó vẫn là tài sản của doanh nghiệp.

- Việc thay đổi mục đích sử dụng đất không làm thay đổi quyền sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức; thực hiện cơ chế cá nhân, hộ gia đình và tổ chức góp quyền sử dụng đất và tham gia dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Thiết lập hệ thống thông tin quốc gia thống nhất về đất đai, về quyền sử dụng đất; thiết lập quy trình đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch về quyền sử dụng đất đơn giản, thuận lợi tạo điều kiện tự do trao đổi, mua bán quyền sử dụng đất; qua đó, có thể tích tụ ruộng đất, nhất là đất nông nghiệp, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, v.v.

- Giá giao dịch quyền sử dụng đất thực hiện chủ yếu theo thỏa thuận, có đăng ký thông qua cơ quan đăng ký các giao dịch quyền sử dụng đất. Thiết lập chế độ thuế đất, bỏ chế độ nộp tiền sử dụng đất hay tiền thuê đất (nếu nhà đầu tư không trực tiếp thuê đất của nhà nước). Như vậy, các nhà đầu tư chỉ phải trả tiền một lần, đó là tiền thanh toán cho giao dịch mua quyền sử dụng đất, thay vì hai lần như hiện nay; nhà đầu tư có tài sản là quyền sử dụng đất, thay vì phải đi thuê lại chính mảnh đất mà mình đã mua như hiện nay. Thay đổi nói trên chắc chắn sẽ làm tăng nguồn cung, làm tăng độ chắc chắn và an toàn đối với sở hữu quyền sử dụng đất, làm giảm giá đất và chi phí đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư và phát triển.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương