Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò: A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải



tải về 2.05 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.05 Mb.
#36290
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

UNG THU PHỔI

Tìm một ý SAI: Cơ chế gây ung thư phổi của khói thuốc lá là:

A. Làm chậm sự thanh thải nhầy lông

B. Giảm khả năng thực bào của bộ máy hô hấp

C. Các enzyme của niêm mạc phế quản biến các chất trong khói thuốc lá thành các chất gây ung thư

D. Gây nhiễm độc lâu dài các tế bào đường hô hấp

@E. Tăng IgA trong dịch tiết phế quản

Tỉ lệ ung thư phổi cao trong:

A. Bệnh hen phế quản

B. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

@C. Bệnh bụi phổi amiant (thạch miên)

D. Bệnh lao kê

E. Xơ phổi sau lao

Tìm một yếu tố không gây ung thư phổi

A. Khói xe hơi

B. Khói kỹ nghệ

C. Khói thuốc lá

@D. Khói sinh hoạt( khói bếp )

E. Bụi của các kim loại nặng

Ho trong ung thư phổi có đặc điểm

A. Ho dai dẵng

B. Ho nhiều vào buổi sáng

C. Ho nhiều vào lúc nửa đêm về sáng

D. Ho máu

@E. Ho dai dẵng và ho ra máu

Ho ra máu thường gặp trong ung thư phổi vì:

A. Rối loạn chức năng đông máu như giảm tiểu cầu...

B. Mạch máu tân sinh dày đặc chung quanh khối u

C. Bội nhiễm tại khối u

D. Giảm chức năng gan

@E. Nhiều mạch máu quanh khối u bị loét và vỡ do bội nhiễm, do ho.

Tìm một ý không gặp trong viêm phổi do nghẽn :

A. Viêm phổi lặp đi lặp lại tại cùng một vị trí

B. Kém đáp ứng kháng sinh thích hợp

C. Dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm phổi thông thường

@D. Thường gặp là phế quản phế viêm

E. Viêm phổi trên nền xẹp phổi

Tìm một ý không phù hợp với hội chứng xẹp phổi:

A. Khối u làm tắc lòng phế quản

B. Giảm thể tích thuỳ phổi tương ứng với phế quản bị tắc

C. Tim và trung thất bị kéo về phía khối u

D. Cơ hoành bị kéo về phía khối u

@E. Khoảng liên sườn giãn rộng

Tìm một câu không phù hợp với tràn dịch màng phổi do ung thư phổi:

A. Do khối u lan đến màng phổi

B. Do khối u di căn đến màng phổi

C. Do màng phổi phản ứng với tình trạng xẹp phổi

D. Thường hay gặp là tràn máu màng phổi

@E. Thường gặp là dịch tiết, BC > 300/ml, neutrophil chiếm ưu thế

Hội chứng Pancoast Tobias gặp trong:

A. Viêm khớp vai

B Hội chứng vai gáy do thoái hoá cột sống cổ

@C. Khối u xâm lấn vào đám rối thần kinh cánh tay

D. Viêm cơ delta

E. Viêm đầu trên xương cánh tay

Ung thư phế quản-phổi di căn nhiều nhất vào:

@A. Hệ thần kinh trung ương

B. Gan


C. Xương cột sống

D. Tuyến thượng thận

E. dạ dày

U phổi thường di căn đến hệ thần kinh trung ương vì:

A. Phổi ở gần não

@B. Lưu lượng máu từ phổi lên não rất lớn

C. Lưới mao mạch ở não dày đặc

D. Tế bào ung thư có ái lực cao với tổ chức não

E. Hệ thống miễn dịch chống ung thư ở não kém

Tìm một ý sai :Trong u phổi có thể có hội chứng Cushing với đặc điểm:

A. Tập trung nhiều mỡ ở mặt, cổ, ngực, bụng, tay chân lại teo cơ

@B. Do tế bào ung thư tiết ra chất ACTH

C. Do tế bào ung thư tiết ra chất tương tự ACTH

D. Khi cắt bỏ u phổi, hội chứng Cushing biến mất

E. Có thể đi kèm với cường các nội tiết tố khác

Hội chứng Claude-Bernard-Horner là do u phổi xâm lấn vào:

@A. Hạch giao cảm cổ dưới

B. Đám rối thần kinh cánh tay

C. Tuỷ cổ

D. Hạch giao cảm ngực

E. Cả bốn câu trên đều đúng

Tìm một dấu không có trong chèn ép tĩnh mạch chủ trên:

A. Mặt phù tím

@B. Cổ bạnh

C. Hai hố thượng đòn đầy, không lõm

D. Phù hai chân

E. Phù hai tay

Tìm một dấu không có trong chèn ép tĩnh mạch chủ dưới:

A. Phù nửa dưới ngực và bụng

B. Phù hai chân

C. Phù tím, mềm, ấn lõm

@D. Gan lớn và phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)

E. Tuần hoàn bàng hệ nổi rõ ở phần có phù

Gan trong chèn ép tĩnh mạch chủ dưới có đặc điểm:

A. Gan bình thường

@B. Gan lớn toàn bộ

C. Gan teo

D. Phản hồi gan- tĩnh mạch cổ (+)

E. Gan mềm di động theo nhịp thở

Chèn ép động mạch dưới đòn phải thì:

A. HA tay phải> HA tay trái

B. HA tay phải< HA tay trái khoảng 10mmHg

@C. HA tay phải< HA tay trái trên 20mmHg

D. Mạch quay tay phải nẩy mạnh

E. Tay phải phù

Tìm một dấu KHÔNG gặp trong chèn ép dây thần kinh quặt ngược một bên

A. Liệt dây thanh âm một bên

B. Khàn giọng

C. Nói hai giọng

D. Tắc tiếng

@E. Khó thở thì thở ra

Tìm một dấu không có trong hội chứng Claude Bernard Horner:

A. Tổn thương thần kinh giao cảm cổ

B. Đồng tử co lại

C. Khe mắt hẹp lại

@D. Lác trong

E. Gò má đỏ hồng

Triệu chứng gợi ý nhất cho hẹp phế quản do chèn ép:

A. Khoảng gian sườn hẹp

B. Sụt cân nhanh

C. Có nhiều hạch cổ

@D. Nghe phổi có tiếng rít wheezing

E. Khó thở.

Xét nghiệm có giá trị nhất để thăm dò khối u trong lòng phế quản lớn là:

A. Chụp nhuộm phế quản với chất cản quang

B. Phim phổi chuẩn

C. Chụp cắt lớp vi tính phế quản phổi

@D. Nội soi phế quản và sinh thiết khối u

E. Sinh thiết xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của siêu âm

Trước khi điều trị ung thư phổi phải thiết lập một bilan gồm:

A. Chẩn đoán tế bào học của khối u

B. Xác định chính xác vị trí, kích thước khối u

C. Xác định được hạch di căn

D. Xác định các di căn đến các cơ quan khác

@E. Tất cả yếu tố trên

Xếp vào nhóm T3 nếu: không kể kích thước nhưng khối u đã:

A. Xâm lấn vào trung thất

B. Xâm lấn vào cơ hoành và tràn dịch màng phổi

C. Xâm lấn vào thành ngực, vào cơ hoành và vào trung thất

@D. Xâm lấn vào thành ngực hay cơ hoành hay trung thất

E. Kích thước khối u < 1cm

Trong ung thư phổi, xếp vào nhóm T3 nếu:

A. Khối u < 1cm

@B. U cách chĩa phế quản gốc < 2cm

C. Chưa di căn xa

D. chưa có hạch vùng

E. Không có tràn dịch màng phổi

Trong ung thư phổi, không kể kích thước u, nếu có tràn dịch màng phổi phải xếp vào T3 vì:

A. Tràn dịch màng phổi là tổn thương màng phổi cả lá tạng lẫn lá thành

B. Tổn thương lá thành nghĩa là tổn thương thành ngực

C. Tổn thương thành ngực là tổn thương một cơ quan khác

D. Tổn thương thành ngực là đã có di căn

@E. Cả 4 ý trên đều đúng

Yếu tố quyết định cách thức điều trị ung thư phổi là:

A. Bản chất tế bào học của khối u

B. Di căn

C. Hạch vùng

D. Kích thước khối u

@E. Cả bốn yếu tố trên

Tìm một ý KHÔNG đúng với ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá :

A. Phẩu thuật không có hiệu quả

B. Tế bào ung thư rất non nên nhân lên nhanh và di căn sớm

C. Tế bào ung thư rất non nên rất ác tính

D. Hoá trị và xạ trị là chính

@E. Phải xác định chính xácT, M, N

Tìm một câu sai: Trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ không biệt hoá

A. Đa hoá trị liệu có thể giúp một trường hợp” không mổ được” chuyển sang “có thể mổ được”

B. Xạ trị liệu không có kết quả nhiều

C. Nếu có chỉ định mổ thì tốt nhất

D. Chỉ định mổ phải dựa vào phân độ TNM

@E. Tế bào ung thư rất non và ác tính

Nếu ung thư phổi cách chĩa phế quản gốc < 2cm là nhóm T3 vì:

A. U dễ gây khó thở

B. U hay gây ho ra máu

@C. U dễ lan rộng sang phế quản gốc bên đối diện

D. Thường là ung thư tế bào nhỏ

E. Có thể cắt đốt qua đường nội soi phế quản

Trong u phổi, toàn bộ một phổi bị xẹp có nghĩa là:

A. U phổi rất lớn

B. Viêm phổi do nghẽn

@C. Khối u làm tắc phế quản gốc

D. Khối u làm tắc phế quản thuỳ đáy

E. Khối u làm tắc phế quản thuỳ trên

XƠ GAN

Nguyên nhân xơ gan hay gặp nhất ở nước ta là:

A. Do chất độc.

B. Do rượu.

C. do suy tim

D. Do suy dưỡng

@E. Do viêm gan siêu vi

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là do:

1. Tĩnh mạch cửa bị chèn ép do tổ chức xơ phát triển.

2. Các nốt tế bào gan tân tạo chèn vào tĩnh mạch cửa.

3. Do tăng áp tĩnh mạchchủ dưới

4. Tăng áp tĩnh mạch lách.

A. Tất cả các nguyên nhân trên.

B. 1,2,3 đúng.

C. 2,3 đúng.

D. 3,4 đúng

@E. 1 2,4 đúng.

Chẩn đoán xác định xơ gan còn bù dựa vào:

A.Lâm sàng..

@B. Sinh thiết gan

C. Siêu âm gan

D. Soi ổ bụng.

E. Sinh hóa

Hồng ban lòng bàn tay trong suy gan là do:

A. Giảm tỷ prothrombin.

B. Men SGOT,SGPT tăng.

C. Giảm fibrinogen.

@D. Các chất trung gian gĩan mạch, Oestrogen không được giáng hóa

E. Thành mạch dễ vỡ.

Trong xơ gan, chảy máu dưới da và niêm mạc là do:

A. Tăng áp thủy tĩnh.

B. Giảm áp lực keo.

C. Oestrogen không bị giáng hóa.

D. Chất giãn mạch nội sinh

@E. Giảm yếu tố V.

Tăng Bilirubin trong xơ gan là do:

A. Thiếu máu động mạch gan.

@B. Tổ chức xơ nhiều gây chèn ép đường mật, suy gan nặng.

C. Suy gan nặng và cổ trướng quá lớn.

D. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.

E. Do huyết tán.

Tuần hoàn bàng hệ chính trong xơ gan là :

A. Chủ- chủ.

@B. Cửa- chủ..

C. Thận- chủ dưới

D. Tĩnh mạch lách- tĩnh mạch cửa.

E. Tĩnh mạch thận- tĩnh mạch chủ

Thiếu máu trong xơ gan là do:

A. Kém hấp thu.

@B. Chảy máu, giảm tổng hợp albumin, do miễn dịch.

C. Rối loạn Prothrombin..

D. Huyết tán

E. Thiếu vitamin K

Báng trong xơ gan là do các nguyên nhân sau đây ngoại trừ:

A. Tăng áp lực cửa.

B. Giảm áp lực keo.

@C. Giảm prothrombin làm tăng tính thấm thành mạch.

D. Ứ máu hệ tĩnh mạch tạng, giảm thể tích tuần hoàn hiệu lực.

E Tăng Aldosteron thứ phát.

Cường lách trong xơ gan có biểu hiện:

A. Giảm hai dòng tế bào máu ngoại vi.

@B. Giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi.

C. Giảm hồng cầu,nhưng bạch cầu và tiểu cầu bình thường.

D. Giảm ba dòng tế bào máu ở ngoại vi và ở tủy.

E. Tiểu cầu giảm, tủy hoạt động mạnh.

Trong xơ gan, xét nghiệm nào sau đây là đặc hiệu chứng tỏ có hội chứng viêm:

Điện di protein có albumin máu giảm.

@B. Điện di protein có globulin tăng.

C. Điện di protein có globulin giảm

D. Fibrinogen giảm

E. Bổ thể giảm

Nguyên nhân nào sau đây làm giảm tỷ prothrombin

A. Suy gan kèm lách lớn.

B. Tăng áp tĩnh mạch cửa.

@C. Tắc mật hoặc suy gan.

D. Liệt ruột

E. Albumin máu giảm.

Trong xơ gan mất bù, biến chứng nhiễm khuẩn theo thứ tự hay gặp là:

1. Viêm phổi.

2. Nhiễm trùng báng.

3. Viêm ruột.

4. Nhiễm trùng đường tiểu.

A. Tất cả các nhiễm khuẩn trên.

B. 3,4 đúng..

@C. 3,2,1.

D 1,2.3 đúng

E. 1,2 đúng

Chảy máu tiêu hóa trong xơ gan mất bù có thể do:

1. Tăng áp lực cửa nặng

2. Tắc mật

3. Suy gan nặng.

4. Viêm, loét dạ dày

A. Tất cả các nguyên nhân trên.

B. 1,2,3 đúng.

@C. 1,3,4.

D .1,2 đúng

E. 2, 3 đúng

Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản có đặc điểm:

A. Ồ ạt, máu tươi, đau sau xương ức

B.Nôn máu kèm nuốt nghẹn

@C.Nôn máu tươi ồ ạt không có triệu chứng baúo trước

D. Có hội chứng nhiễm trùng đi trước.

E. Đi cầu phân máu tươi trước khi nôn máu tươi.

Hội chứng não gan thường do:

1. Tăng áp cửa nặng.

2. Suy gan nặng.

3. Rối loạn điện giải.

4. Nhiễm khuẩn

5. Tắc mật nặng và kéo dài.

A.1,2,3 đúng

B.1,2,3,4 đúng

C.2,4 đúng.

@D.2,3,4 đúng

E. Tất cả đều đúng

Các biểu hiện của hôn mê gan là do:

A.Thiếu máu não cục bộ.

@B.Vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh giả.

C. Não thiếu năng lượng.

D. Tăng Kali máu.

E. Tăng Aldosteron thứ phát.

Triệu chứng sớm của hôn mê gan là :

@A. Rối loạn định hướng, ngủ gà.

B. Run tay

C.Hoa mắt

D. Rối loạn tuần hoàn với mạch nhanh,huyết áp tăng

E. Yếu nữa người.

Dấu rung vỗ cánh có đặc điểm:

A. Cử động bàn tay với biên độ nhỏ, đối xứng hai bên.

@B. Cử động bàn tay với biên độ lớn, không đều, không đối xứng.

C Bàn tay rủ xuống, không đối xứng

D. Cử động cánh tay liên tục.

E. Tay bắt chuồn chuồn.

Hôn mê gan thường có đặc điểm:

A. Liệt nửa người đi kèm

B. Mất phản xạ gân xương

C. Có dấu Babinski 1 bên

@D. Tăng phản xạ gân xương, không có dấu thần kinh khu trú

E. Kèm liệt mặt

Điều trị đặc hiệu suy gan là:

A. Vitamin B12 liều cao.

B. Thuốc tăng đồng hóa protein.

C. Vitamin B1,C,A.

D. Colchicin liều cao.

@E. Không có điều trị đặc hiệu.

Các biện pháp điều trị cổ trướng trong xơ gan:

1. Nghĩ ngơi, tiết thực, lợi tiểu.

2. Chọc tháo báng .

3. Dùng kích thích tố nam.

4. Truyền albumin lạt

A.1,2 đúng

B. 1,2,3 đúng

@C. 1,2,4 đúng

D. 2,4 đúng

E. Tất cả các biện pháp trên

Xét nghiệm để theo dõi khi điều trị lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan mất bù:

A. Tỷ prothrombin

B. Điện não đồ.

C. Dự trữ kiềm.

@D. Điện giải đồ máu và nước tiểu

E. NH3 máu

Điều trị chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản thường áp dụng theo thứ tự:

A. Thuốc cầm máu, chẹn giao cảm , truyền máu.

B. Truyền máu, đặt xông Blakemore, chích xơ-, Sandostatin.

@C. Truyền máu- sandostatin- Đặt xông Blake - more - chích xơ- chẹn giao cảm 

D. Đăt xông Blakemore- chẹn giao cảm 

E. Nối thông cửa- chủ vào giai đoạn sớm.

Thuốc ứ chế dẫn truyền thần kinh giả hiện nay được ưa chuộng:

A. L-dopa.

B. Dopamin.

C. 5- hydroxytryptamin.

@D. Flumazenil

E. Corticoides.

Dùng cho câu 31, 32: Bệnh nhân nữ 45 tuổi, xơ gan mất bù. Vào viện vì sốt, đau bụng. Khám thực thể cho thấy: da vàng, sốt (38,1 độ C), mạch 100l/phút. Bụng to, căng bè, đau, phù chân. Cận lâm sàng: Bilirubin máu: 13,6 mg%, Hb: 12,2 g%. Bạch cầu máu: 14.500/mm3. Tiểu cầu: 98.000/mm3. tỷ Prothrombin 64%. Albumin máu 28g/lít. Dịch báng: Albumin 9g/l. BC: 650/mm3. Neutro: 90% Mono: 10%. Nhuộm Gram không có vi khuẩn.

Điều nào sau đây là đúng :

A. Phải đợi đến khi điều chỉnh được thời gian Prothrombin (bằng vitamin K hay tủa lạnh) mới được chọc dò báng để chẩn đóan.

B. Cổ trướng là thứ phát do tăng áp cửa.

@C. Xét nghiệm tế bào gợi ý có viêm phúc mạc và có chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng.

D. Chọc dò báng chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

E. Một khi đã kiểm sóat nhiễm trùng, có chỉ định ghép gan.

Có cần chọc dò màng bụng lần 2 không và thực hiện khi nào ?

A.Không cần chọc lại.

B.Chỉ chọc lại sau 2 ngày điều trị mà bệnh nhân chưa hết sốt.

@C.Chọc lại lần 2 sau 5 ngày điều trị

D.Không cần chọc lại mà phải chuẩn bị ghép gan.

E.Cần chọc hằng ngày để theo dõi

Điều trị báng mức độ trung bình ở bệnh nhân xơ gan:

A.Hạn chế Natri <80mg/ngày.

B. Rút nước báng và bù lại bằng truyền albumin sẽ cải thiện tỷ lệ sống.

C. Hạn chế năng lượng : 1500 calori/ngày.

@D. Lợi tiểu để giảm cân 2kg/ngày.

E. Cho protein vaò ít nhất 60g/ngày (trừ khi bệnh nhân bị não gan).

Vi khuẩn hay gặp nhất trong nhiễm trùng báng là:

A.Phế cầu.

B.Liên cầu.

C.Tụ cầu vàng.

@D. E.Coli.

E.Pseudomonas.

Điều trị nhiễm khuẩn báng nhưng cấy dịch báng âm tính là:

A.Kháng sinh có hoạt phổ rộng.bằng đường uống

B.Kháng sinh diệt khuẩn gram (+) và kỵ khí.

C.Kháng sinh diệt khuẩn gram (-) và kỵ khí.

@D.Kháng sinh diệt khuẩn gram (-) và kỵ khí bằng đường tiêm.

E.Dùng kháng sinh tại chổ.

Trong dịch báng cấy có E. Coli, điều trị tốt nhất là:

A.Phối hợp Ampicilline 2gr/ ngày và Gentamycine.80 mg/ngày trong 5 ngày

B.Phối hợp Cloramphenicol 1gr/ngày và Ampicilline 2gr/ ngày trong 5 ngày

C.Phối hợp Metronidazole 1,5 gr/ ngày và Roxitromycine 300mg/ngày trong 5 ngày

D.Cephadroxil 1,5 gr/ngày. trong 5 ngày

@E.Claforan 2 gr mỗi 8 giờ trong 5 ngày.

Điều trị dự phòng chảy máu tái phát từ tĩnh mạch trướng thực quản tốt nhất là:

A.Chích xơ tĩnh mach trướng định kỳ mỗi 3 tháng.

B.Thắt tĩnh mạch trướng mỗi 6 tuần.

C.Uống thuốc chẹn ß giao cảm và thuốc giãn mạch 5 Mono- Isosorbide hằng ngày.

@D.Phối hợp thắt tĩnh mạch trướng với chẹn ß giao cảm và thuốc giãn mạch 5 Mono- Isosorbide .

E.Thắt tĩnh mạch trướng xen kẻ với chích xơ

NGẤT NƯỚC

Khi hít nước vào phổi gây ra các hiện tượng sau:

@A. Giảm sức căng bề mặt phế nang.

B. Tăng sức căng bề mặt các phế nang.

C. Làm tăng thông khí phổi.

D. Làm tăng chỉ số thông khí / khuyếch tán.

E. Không làm thay đổi chỉ số thông khí/ khuyếch tán.

Khi ngạt trong nước mặn thể tích máu thay đổi:

A. Tăng thể tích.

@B. Giảm thể tích.

C. Lúc đầu tăng sau giảm.

D. Lúc đầu giảm sau tăng.

E. Không thay đổi.

Trong ngạt nước ngọt thiếu máu là do:

A. Máu bị hoà loảng.

B. Co mạch.

C. Vỡ màng hồng cầu.

@D. Máu bị hoà lỏang và vỡ màng hồng cầu.

E. Tăng méthemoglobine.

Trong ngạt loại nước nào sau đây thì gây tăng thể tích máu.

A. Nước đầm phá.

B. Nước biển.

@C. Nước sông.

D. Nước biển và nước đầm phá.

E. Nước biển và nước sông.

Trong ngạt nước; loại nước nào sau đây thì gây giảm thể tích máu.

A. Nước sông.

B. Nước ao hồ.

C. Nước đầm phá.

@D. Nước biển.

E. E. Nước suối.

Ngạt nước được định nghĩa là:

A. Tình trạng suy hô hấp cấp.

B. Tình trạng bệnh nhân bị co thắt phế quản cấp.

@C. Tình trạng bệnh nhân bị rơi đột ngột vào trong nước và suy hô hấp.

D. Là tình trạng bệnh nhân bị rơi vào nước và uống quá nhiều nước

E. Là tình trạng bệnh nhân bị rơi đột ngột vào nước và không thở được mặc dù nước chưa vào trong phổi.

Chết đuối là tình trạng sau:

A. Nước vào trong phế quản cấp.

@B. Thiếu khí cấp do co thắt thanh quản và nước tràn vào phế quản gây ra rung thất và ngừng tim.

C. Ngưng tim đột ngột.

D. Rơi xuống nước và suy hô hấp cấp.

E. Không câu nào đúng.

pH máu trong ngạt nước:

A. Tăng nhiều.

B. Tăng ít.

C. Không tăng.

@D. Giảm.

E. Tất cả đều sai.

Trong ngạt nước chức năng thận bị rối loạn là do:

A. Thận bị nhiểm độc.

B. Do tắt nghẻn ống thận.

C. Nhiểm trùng.

@D. Thiếu khí.

E. Tất cả đều đúng.

Khi chết đuối vào nước ngọt có thể gây ra tình trạng sau.

A. Bội nhiểm phổi.

B. Cô đặc máu.

C. Giảm thể tích máu.

@D. Tăng thể tích máu.

E. Tất cả đều đúng.

Khi ngạt nước thân nhiệt hạ là vì:

A. Giảm chuyển hoá.

B. Do ảnh hưởng của môi trường.

C. Nước ngấm vào máu.

@D. Môi trường và nước ngấm vào máu.

E. Do đường máu hạ.

Khi hít nước ưu trương vào phổi sẽ gây:

A. Tăng áp lực thẩm thấu máu.

@B. Phù phổi.

C. tăng bài niệu.

D. Giảm lượng nước tiểu.

E. Không làm thay đổi chức năng sinh lý.

Khi bệnh nhân bị ngạt trong nước bẩn thường gây:

A. Viêm phế quản.

B. Viêm đỉnh phổi.

C. Viêm đáy phổi trái.

@D. Viêm đáy phổi phải.

E. Tràn dịch màng phổi.

Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân ngạt nước:

A. Đường máu.

B. Thời gian cấp cứu.

C. Tình trạng nhiểm toan.

D. Chỉ số Glasgow.

@E. Thời gian cấp cứu, tình trạng nhiểm toan, chỉ số Glasgow.

Trong ngạt nước hạ thân nhiệt có mục đích:

@A. Giảm chuyển hoá.

B. Làm ổn đinh nhịp tim.

C. Tránh động kinh.

D. Tăng sức đề kháng của cơ thể.

E. Không câu nào đúng.

Bệnh nhân ngạt nước pH máu thấp thường gây ra các biến chứng:

A. Xuất huyết tiêu hoá.

B. Ngừng thở.

@C. Ngừng tim.

D. Động kinh.

E. Không câu nào đúng.

Ba cơ quan nào sau đây thường bị tổn thương trong ngạt nước:

@A. Phổi ,tim, thận.

B. Phổi, tim, não.

C. Tim, thận, tiêu hoá.

D. Phổi, thận, ruột.

E. Gan, tuỵ, ruột.

Trong chết đuối các biến chứng nào sau đây là thường gặp nhất.

A. Ngừng tim đột ngột.

B. Ngừng thở đột ngột.

@C. Ngừng tim và ngừng thở đột ngột.

D. Tụt huyết áp.

E. Phù phổi cấp.

Trong ngạt nước, khí máu cho thấy:

A. Nhiểm kiềm hô hấp.

B. Nhiểm kiềm chuyển hoá.

C. Nhiểm toan hô hấp.

@D. Nhiểm toan chuyển hoá.

E. Không câu nào đúng.

Trong chết đuối thường thấy tổn thương phổi trên XQ như sau:

A. Phế quản phế viêm.

B. Viêm phế quản cấp.

C. Viêm đáy phổi trái.

@D. Viêm đáy phổi phải.

E. Tràn dịch màng phổi.

Tổn thương phổi trên XQ ở bệnh nhân chết đuối có hình ảnh sau:

A. Phù phổi.

B. Đặc phổi

C. Xẹp phổi

@D. Tất cả đều đúng

E. Câu A, B đúng

Trong ngạt nước tỉ lệ nước hít vào phổi thường là:

A. 50ml/kg

B. 40ml/kg

C. 30ml/kg.

@D. 20ml/kg.

E. Tất cả đều sai.

Khi lượng nước hít vào phổi khoảng 1 lít thì tỉ lệ bệnh nhân chết đuối là:

A. 30%.

B. 40%


C. 60%.

D. 70%.


@E. 85%.

Trong chết đuối xét nghiệm nước tiểu có Hemoglobine là do:

A. Hồng cầu quá ưu trương.

B. Thiếu men G6 PD.

C. Màng hồng cầu bị thương tổn.

@D. Hồng cầu quá nhượt trương.

E. Tất cả sai.

Thao tác theo thứ tự khi đưa bệnh nhân ra khỏi nướcnhư sau:

A. Ấn mạnh vào bụng, hô hấp nhân tạo

B. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, ấn mạnh vào bụng.

@C. Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu cần

D. Không câu nào đúng

E. Tất cả đêu đúng.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân là thời gian ngạt nước là:

@A. Nhiễm toan nặng khi pH< 7,1,.

B. Vô tâm trương.

C. Chỉ số Glasgow > 5

D. Khó thở

E. Không câu nào đúng.

Bệnh nhân ngạt nước cho thở oxy cần theo dõi:

A. Đường máu.

B. Uré máu.

C. Điện giải đồ.

@D. Khí máu.

E. Créatinine máu.

Trong sơ cứu bệnh nhân bị ngạt nước việc cần làm đầu tiên là.

A. Ấn mạnh vào bụng.

B. Xổ nước trong dạ dày ra.

C. Sưởi ấm cho bệnh nhân.

D. Chống bội nhiểm.

@E. Xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo.

Trong ngạt nước dùng furosemide liều cao nhằm mục đích:

A. Hạ uré máu.

B. Hạ natri máu.

@C. Tránh phù phổi.

D. Hạ kali máu.

E. Không câu nào đúng.

Dùng kháng sinh trong điều trị dự phòng bội nhiểm ở bệnh nhân ngạt nước là nhắm đến cơ quan:

A. Tiêu hoá.

B. Tiết niệu.

C. Da niêm mạc.

@D. Hô hấp.

E. Thần kinh.

VIÊM GAN MÃN

Nguyên nhân gây VGM chủ yếu là:

A. Do VGSV B

B. Do rượu.

C. Do sốt rét.

D. Do VGSV A.

@E. Do VGSV B và C.

VGM virus B thường gặp ở:

A. Châu Âu.

B. Châu Mỹ.

C. Châu Á.

D. Châu Uïc.

@E. Vùng Đông Nam Á.

Bệnh sinh VGM là:

A. Do tác động trực tiếp của độc chất.

@B. Do hiện tượng viêm miễn dịch.

C. Do độc tố của vi khuẩn.

D. Do suy dưỡng.

E. Do sốt rét.

Các yếu tố nào sau đây cho thấy hoạt tính nhân lên của virus viêm gan B.

A. Sốt và vàng da.

B. Sốt và gan lớn.

@C. HBeAg (+) và HBV-DNA (+)

D. HBsAg (+) và anti HBsAg(+).

E. HBsAg (+) và HBeAg(+).

Bệnh Lupus, PCE và Hashimoto thường phối hợp với:

A. Viêm gan mạn B.

B. Viêm gan mạn C.

C. Viêm gan mạn Delta.

@D. Viêm gan mạn tự miễn.

E. Viêm gan mạn do thuốc.

Các triệu chứng thường gặp nhất đi kèm trong VGM là:

A. Xuất huyết dưới da.

B. Cổ trướng.

@C. Vàng mắt.

D. Phù.


E. Đi cầu ra máu.

Trong VGM hoạt động:

A. Gan không lớn.

@B. Gan lớn chắc, ấn tức

C. Gan lớn rất đau.

D. Gan teo.

E. Gan lớn mềm.

VGM là viêm gan kéo dài:

A. > 3 tuần lễ.

B. > 3 tháng.

C. > 1 năm.

D. > 2 năm.

@E. > 6 tháng.

Phân loại thường dùng nhất hiện nay trong viêm gan mạn là:

A. Dựa vào nguyên nhân.

B. Dựa vào hình thái tổn thương.

C. Dựa vào hoạt tính viêm.

@D. Dựa vào hoạt tính viêm và giai đoạn tổn thương.

E. Dựa vào nguyên nhân và hình thái tổn thương.

Thời gian trung bình của viêm gan mạn virus C đưa đến ung thư gan là:

A. 2 năm.

B. 5 năm.

C. 10 năm.

D. 15 năm.

@E. 20 năm.

Thời gian trung bình của viêm gan mạn virus B đưa đến ung thư gan là:

A. 2 năm .

B. 4 năm.

@C. 10 năm.

D. 20 năm.

E. 25 năm.

Viêm gan virus nào sau đây có thể đưa đến viêm gan mạn:

@A. Viêm gan B và C.

B. Viêm gan B và A.

C. Viêm gan B, C và A.

D. Viêm gan B. C và E.

E. Viêm gan A, B và D.

Trong các loại viêm gan mạn nào sau đây lâm sàng ít lộ rõ:

A. Viêm gan mạn B.

B. Viêm gan mạn tự miễn.

C. Viêm gan mạn do thuốc.

@D. Viêm gan mạn virus C.

E. E. Không câu nào đúng.

Biến chứng thường gặp nhất của viêm gan mạn là:

A. Xuất huyết tiêu hoá.

@B. Xơ gan.

C. Ung thư gan.

D. Suy gan .

E. Tăng áp tỉnh mạch cửa.

VGM hoạt động có các đặc tính sau:

A. Diễn tiến tự khỏi.

B. Teo gan vàng cấp.

@C. Xơ gan và K gan.

D. Xơ gan.

E. Gan nhiễm mỡ.

Xét nghiệm chính để chẩn đóan VGM:

A. Bilirubine.

@B. Sinh thiết gan.

C. Men transaminase.

D. Điện di protide máu.

E. Siêu âm gan.

Để chẩn đoán viêm gan virus B hoạt động cần dựa vào:

A. Triệu chứng vàng da.

B. Dấu gan lớn.

@C. Sinh thiết gan.

D. Dựa vào men transaminase.

E. Dựa vào HBeAg.

Trong VGM hoạt động:

@A. Men transaminase > 5 lần bình thường

B. Men transaminase giảm.

C. Men transaminase tăng 2-3 lần bình thường

D. Men transaminase tăng > 10 lần bình thường

E. Men transaminase không thay đổi

Trong VGM tồn tại, tổn thương mô học của gan là:

A. Tổ chức xơ xâm nhập tiểu thùy gan.

B. Gan nhiễm mỡ.

C. Có nhiều nốt tân tạo.

@D. Tế bào viêm đơn nhân chỉ khu trú ở khoảng cửa.

E. Không câu nào đúng.

VGM hoạt động có các tổn thương mô học sau:

A. Tế bào hoại tử mủ.

@B. Tế bào viêm đơn nhân và tổ chức xơ vượt quá khoảng cửa

C. Chỉ là tổ chức xơ.

D. Tế bào viêm đơn nhân xâm nhập khoảng cửa.

E. Tế bào viêm nằm ở khỏang cửa.

Trong VGM hoạt động virus B, xét nghiệm có giá trị nhất là:

A. AgHBS (+).

B. Men transaminase tăng.

@C. AND virus và AND polymérase (+).

D. Bilirubine máu tăng.

E. Anti HBC (+).

Trong VGM tự miễn, các xét nghiệm sau có giá trị:

A. VS tăng.

B. CTM.


@C. Kháng thể kháng nhân, kháng cơ trơn, kháng ty lạp thể.

D. Men transaminase tăng.

E. AgHBC (+).

Về sinh hóa, để phân biệt VGM hoạt động và tồn tại, cần dựa vào:

A. Bilirubine máu.

@B. Men transaminase.

C. Cholestérol máu.

D. Uré máu.

E.  Foetoproteine.

Viêm gan mạn nào sau đây khó chẩn đoán nhất.

@A. Viêm gan mạn do thuốc.

B. Viêm gan mạn virus B.

C. Viêm gan mạn virus C.

D. Viêm gan mạn tự miễn.

E. Viêm gan mạn virus D.

Chẩn đóan VGM Delta dựa vào:

A. AgHBS.

B. HDVAg.

C. AgHBS (-).

D. Men transaminase.

@E. HDVAg và HDV-RNA.

Chẩn đóan phân biệt VGM tồn tại và hoạt động, dựa vào:

A. Men transaminase tăng.

B. Nồng độ bilirubine máu tăng.

C. Hội chứng Sjogren.

@D. Sinh thiết gan

E. AgHBC (+).

Cách sử dụng liều thuốc chủng ngừa viêm gan virus B:

A. 3 mũi cách nhau 1 tháng, có thể lập lại sau 1 năm

B. 2 mũi cách nhau 1 tháng, có thể lập lại sau 5 năm.

C. 3 mũi cách nhau 1 tháng, có thể lập lại sau 3 năm.

@D. 3 mũi cách nhau 1 tháng, có thể lập lại sau 5 năm

E. Không câu nào đúng.

Vidarabin có đặc tính sau:

@A. Ức chế hoạt động DNA polymerase.

B. Diệt trừ virus.

C. Ức chế sự nhân lên của virus.

D. Làm giảm bilirubine máu.

E. Có tác dụng khác.

Liều dùng của Vidarabin:

@A. 1500 mg/ngày.

B. 150 mg/kg/ngày.

C. 5 mg/kg/ngày.

D. 15 mg/kg/ngày / tuần.

E. 15 mg/kg/ngày.

Liều dùng của Interferon trong viêm gan mạn virus C là:

A. 10 triệu đv/ngày.

B. 1g/ngày.

C. 1 triệu đv/ngày.

D. 5 triệu đv/ngày.

@E. 3,5 triệu đv x 2lần / tuần.


Каталог: books -> y-duoc -> bac-si-da-khoa

tải về 2.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương