THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 20/2003/tt-blđtbxh ngàY 22 tháng 9 NĂM 2003 HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của nghị ĐỊnh số 39/2003/NĐ-cp ngàY 18/4/2003 CỦa chính phủ VỀ tuyểN lao đỘNG



tải về 282.77 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích282.77 Kb.
#12494
  1   2   3   4   5
THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 20/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2003/NĐ-CP
NGÀY 18/4/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TUYỂN LAO ĐỘNG

Thi hành Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2003/NĐ-CP), sau khi có ý kiến tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP về tuyển lao động như sau:


I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG


1. Người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP bao gồm:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;

- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có sử dụng lao động không phải là cán bộ, công chức;

- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;

- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;

- Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động không phải là xã viên.

2. Người lao động Việt Nam:

Người lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP, bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang tìm việc làm theo quy định của Bộ Luật Lao động, trừ đối tượng là người lao động Việt Nam làm việc cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (theo quy định tại Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ về tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định này) và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài).


II. THỦ TỤC TUYỂN LAO ĐỘNG


1. Thông báo nhu cầu tuyển lao động:

Thông báo nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Thời gian và hình thức thông báo tuyển dụng:

Người sử dụng lao động phải thông báo ít nhất 07 (bảy) ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động và phải thông báo trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng sau:

- Báo ở Trung ương hoặc địa phương;

- Đài phát thanh ở Trung ương hoặc địa phương;

- Đài truyền hình ở Trung ương hoặc địa phương;

Đồng thời người sử dụng lao động phải niêm yết tại trụ sở ở nơi thuận tiện cho người lao động biết về nhu cầu tuyển lao động.

b) Nội dung thông báo tuyển dụng: Phải đầy đủ, chính xác cho từng vị trí công việc bao gồm:

- Số lượng lao động cần tuyển cho từng vị trí công việc cần tuyển;

- Nghề, công việc cần tuyển cho từng vị trí công việc cần tuyển;

- Trình độ chuyên môn; ngành nghề và cấp đào tạo;

- Thời hạn hợp đồng lao động sẽ giao kết sau khi được tuyển;

- Mức lương và các khoản thu nhập khác cho từng vị trí cần tuyển;

- Điều kiện làm việc của người lao động (địa điểm làm việc, thời điểm bắt đầu làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động);

- Các yêu cầu cần thiết của người sử dụng lao động;

- Các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký dự tuyển;

- Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, thời gian tuyển.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động:

Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được quy định như sau:

- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao sổ lao động (không cần công chứng); trường hợp chưa được cấp sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (không cần công chứng);

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

- Các giấy tờ khác do người sử dụng lao động quy định do tính chất nghiêm ngặt của công việc.

3. Việc nhận và trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động:

- Người lao động phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cho người sử dụng lao động;

- Người sử dụng lao động nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động phải vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho người lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, hồ sơ bao gồm những gì và thời gian tuyển.

- Sau mỗi đợt tuyển, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả tuyển cho từng người lao động tham gia dự tuyển.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển, người lao động không trúng tuyển hoặc không đến dự tuyển có yêu cầu lấy lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, thì người sử dụng lao động phải trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cho người lao động và thu lại giấy biên nhận.

Đối với tổ chức giới thiệu việc làm, sau khi có hợp đồng tuyển lao động với người sử dụng lao động thì nội dung thông báo tuyển lao động, việc nhận và trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển đối với người lao động phải bảo đảm theo quy định tại tiết b điểm 1 và điểm 3 Mục này.

4. Thông báo danh sách lao động đã tuyển:

Trong thời gian 07 (bảy) ngày sau khi kết thúc mỗi đợt tuyển lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thông báo danh sách lao động đã tuyển được với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.


Каталог: resources -> upload -> File -> vanban
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
vanban -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
vanban -> CHÍnh phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 16/2005/NĐ-cp ngàY 07 tháng 02 NĂM 2005 VỀ quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH
vanban -> Quy chế Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nưỚc ngoài trong hoạT ĐỘng xây dựng ở việt nam
vanban -> CỦa bộ khoa họC, CÔng nghệ và MÔi trưỜng số 55/2002/tt-bkhcnmt ngàY 23 tháng 7 NĂM 2002
vanban -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 27/2003/NĐ-cp ngàY 19 tháng 3 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của nghị ĐỊnh số 24/2000/NĐ-cp ngàY 31 tháng 7 NĂM 2000 quy đỊnh chi tiết thi hành luậT ĐẦu tư NƯỚc ngoài tại việt nam
vanban -> 1. Nghị định này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam

tải về 282.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương