Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò: A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải



tải về 2.05 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.05 Mb.
#36290
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

CAO TUỔI

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, lứa tuổi người có tuổi là:

A. 45-59.

@B. 60-74.

C. 75-90.

D. 90-100.

E. Trên 100 tuổi.

Tuổi thọ trung bình của giới nữ Việt nam (tài liệu 1992):

A. 51.

B. 57.


C. 57,7.

D. 58,7.


@E. 66.

Chi tiết sau đây không phải là đặc điểm bệnh lý tuổi già:

A. Tính chất đa bệnh lý.

@B. Triệu chứng bệnh thường điển hình.

C. Tuổi già không phải là bệnh nhưng sự già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.

D. Khả năng phục hồi chậm.

E. Cần chú ý công tác phục hồi chức năng.

Bệnh tim mạch thường gặp ở người có tuổi là:

A. Thấp tim.

B. Bệnh tim bẩm sinh.

C. Bệnh vô mạch (Takayashu).

@D. Cơn đau thắt ngực.

E. Hạ huyết áp.

Bệnh phế quản, phổi thường gặp ở người lớn tuổi là:

@A. Viêm phế quản mạn.

B. Viêm phổi thùy.

C. Hen phế quàn ngoại sinh.

D. Viêm xoang.

E. Viêm tai giữa.

Bệnh lý tuyến giáp hay gặp ở người lớn tuổi là:

A. Basedow.

B. Hashimoto.

C. Cushing.

D. Addison.

@E. Suy giáp.

Tình hình tử vong của người có tuôíi ỏ Bệnh viên Bạch Mai:

@A. Đa số chết vào mùa lạnh.

B. Đa số chết vào mùa nóng.

C. Đa số chết vào ban chiều.

D. Đa số chết trong ngày đầu vào viện.

E. Nguyên nhân chủ yếu là bệnh máu ác tính.

Nguyên tắc điều trị bệnh tuổi già:

A. Điều trị luôn luôn phải dùng thuốc vì cơ thể già đềì kháng kém.

@B. Điều trị toàn diện.

C. Thuốc nên dùng đường tiêm để có tác dụng tối ưu.

D. Nên dùng thuốc trợ tim rộng rãi.

E. Phải dùng nhiều loại thuốc phồi hợp vì người già luôn luôn có nhiều bệnh.

Vấn đề phục hồi chức năng ở người già:

A. Luôn luôn có thầy thuốc giúp đỡ.

B. Tự tập luyện.

C. Bằng những bài tập thể dục cho người lớn.

@D. Tiến hành tự giác trên cơ sở khoa học.

E. Chỉ tiến hành sau khi khỏi bệnh hòan tòan.

Vệ sinh phòng bệnh ở người có tuổi:

@A. Ăn uống hợp lý.

B. Không nên dùng thuốc ngủ cho người già.

C. Cường độ vận động tối đa có thể được.

D. Đã nghỉ hưu thì không nên tham gia công việc.

E. Trời nắng nên tắm nước lạnh.

Tác dụng thuốc ở người già:

A. Hấp thu thuốc vào tổ chức dễ hơn.

B. Tốc độ chuyển hoá nhanh hơn

C. Khả năng chống độc tốt hơn.

D. Bài xuất tốt hơn.

@E. Tất cả ý trên sai.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc ở người già:

@A. Hay gặp hơn ở người trẻ.

B. Ít gắp hơn ở người trẻ.

C. Ngắn hơn ở người trẻ.

D. 2 ý b, c đúng.

E. 2 ý a, c đúng

Nguyên tắc dùng thuốc ở người già:

A. Càng nhiều càng tốt.

@B. Chọn đường dùng an toàn

C. Cần tăng cao liều.

D. Cần giảm liều.

E. Thuốc không độc không cần đề phòng.

Phẩu thuật với lão khoa:

A. Mọi trường hợp cấp cứu phải mỗ.

@B. Đối với mỗ phiên, cần tiền mê tốt trước khi mỗ.

C. Không cần công tác tư tưởng.

D. 2 ý a, c đúng.

E. 2 ý a, b đúng.

Phục hồi chức năng ở người già:

A. Không vội vàng.

B. Bắt đầu sớm

C. Trên cơ sở khoa học.

D. 2 ý a, c đúng.

@E. 2 ý b, c đúng.

ĐIỆN GIẬT

Dòng điện xoay chiều có điện thế dưới bao nhiêu V là ít nguy hiểm:

A. 32

B. 30


C. 28

D. 26


@E. 24

Dòng điện xoay chiều có cường độ bao nhiêu Hz và mA là chỉ gây giật nhẹ:

@A. 60 Hz và 1,1 mA

B. 61 Hz và 1,2 mA

C. 62 Hz và 1,4 mA

D. 63 Hz và 1,6 mA

E. 64 Hz và 1,8 mA

Dòng điện xoay chiều có cường độ bao nhiêu Hz và mA gây tử vong khi đi qua tim:

A. 52 Hz và 72 mA

B. 54 Hz và 74 mA

C. 56 Hz và 76 mA

D. 58 Hz và 78 mA

@E. 60 Hz và 80 mA

Dòng điện có ngưỡng mấy mA gây giảm trương lực cơ cánh tay:

A. 9.0 -21.0

B. 9.1 -21.1

C. 9.3 -21.3

D. 9.5 -21.5

@E. 9.7- 21.7

Dòng điện có ngưỡng mấy mA gây tử vong do co cứng cơ hô hấp:

A. 9.0 -21.0

B. 9.1 -21.1

C. 9.3 -21.3

D. 9.5 -21.5

@E. 9.7- 21.7

Trục tiếp xức nào với điện là nguy hiểm nhất:

A. Tay phải đến tay trái

B. Chân phải đến chân trái

C. Tay phải đến chân phải

@D.Tay trái đến chân phải

E. Tay trái đến chân trái

Dòng điện bao nhiêu V đi qua trục điện tim trong bao nhiêu giây thì gây rung thất:

A. 90 V và 20 giây

B. 95 V và 30 giây

C. 100 V và 40 giây

D. 105 V và 50 giây

@E. 110 V và 60 giây

Dòng điện xoay chiều với điện thế 110-220 V có tần số mấy Hz hay gây rung thất:

A. 30

B. 35


C. 40

D. 45


@E. 50

Dòng điện một chiều gây tổn thương tim nếu quá mấy W/giây:

A. 200

B. 250


C. 300

D. 350


@E. 400

Rối loạn tim mạch do điện giật nguy hiểm nhất là:

A. Rung nhĩ

B. Ngoại tâm thu dày

C. Bloc nhĩ thất

D. Suy mạch vành cấp

@E. Rung thất

Suy thận sau điện giật thường do nguyên nhân nào sau đây:

A. Giảm cung lượng tim

B. Rối loạn nhịp tim

C. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất

D. Suy mạch vành cấp

@E. Huỷ hoại tổ chức cơ

Rối loạn tâm thần kinh sau khi điện giật gồm các dấu chứng sau ngoại trừ

A. Sãng

B. Lú lẫn



C. Nhức đầu

D. Động kinh

@E. Viêm dây thần kinh thị

Thời gian can thiệp tối ưu sau điiện giật là trong vòng bao nhiêu phút:

@A. 03

B. 04


C. 05

D. 06


E. 07

Các động tác cấp cứu khi bị điện giật được tiến hành theo tuần tự nào sau đây:

@A. Cắt điện, đề phòng bệnh nhân ngã, chống giật hàng loạt, hô hấp mũi miệng và xoa bóp tim.

B. Xoa bóp tim, hô hấp nhân tạo, cắt điện, đề phòng ngã, chống giật hàng loạt.

C. Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim, cắt điện, đề phòng ngã và chống giật hàng loạt.

D. Đề phòng ngã, cắt điện, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim,và chóng giật hàng loạt.

E. Chống giật hàng loạt, cắt điện, đề phòng ngã, xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo.

Theo dõi điện tim ở bệnh nhân bị điện giật nên kéo dài bao nhiêu giờ nếu có rối loạn nhịp do điện giật:

A. 6

B. 12


C. 18

@D. 24


E. 48

Thực hiện sốc tim được tiến hành nếu có rung thất:

@A. Ngay tại chổ

B. Khi chuyển lên xe

C. Ghi điện tim rồi mới sốc tim

D. Thở O2 rồi mới sốc tim

E. Chống toan bằng dung dịch kiềm rồi mới sốc tim

RẬN CẮN

Loài rắn nào sau đây có móc cố định:

@A. Rắn hổ.

B. Rắn đuôi kêu.

C. Rắn lục.

D. Các ý trên đều đúng.

E. Các ý trên đều sai.

Rắn Hyđrophiea:

@A. Tất cả các ý sau đều đúng:

B. Thuộc họ có móc cố định.

C. Đầu tron.

D. Đuôi dẹt.

E. Họ rắn biển.

Elapidea:

A. Tất cả các ý sau đều sai:

@B. Thuộc họ rắn hổ.

C. Đầu không tròn.

D. Họ rắn biển

E. Vẩy đầu rất nhỏ.

Ở Việt Nam có rắn sau:

A. Hổ mang.

B. Cạp nong.

C. Hổ trâu.

D. Rắn ráo.

@E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Họ rắn đuôi kêu:

A. Đầu nhọ.

B. Có hõm nhỏ giữa mũi và mắt.

C. Đuôi có bộ phận rắn như sừng.

D. Khi quẫy đuôi có thể kêu thành tiếng.

@E. Tất cả ý trên đều đúng.

Họ rắn lục có ở Việt Nam:

A. Rắn lục đá.

@B. Rắn lục đất.

C. Rắn lục biển.

D. Rắn luc cát.

E. Rắn lục sông

Rắn ở Việt Nam có khoảng:

A. 5 loài.

B. 35 loài.

C. 85 loài.

D. 225 loài.

@E. 135 loài.

Một gam nọc độc rắn hổ mang có thể giết chết:

A. 1 người.

B. 10 người

C. 56 người.

@D. 167 người.

E. 300 người.

Neurotoxin trong nọc rắn gây:

A. Độc lên tim.

@B. Tác dụng lên xinap thần kinh.

C. Gây tan huyết.

D. Gây đông máu.

E. Gây chảy máu.

Nói chung nọc rắn lục gây:

@A. Tất cả các ý sau đều đúng:

B. Tan máu.

C. Đông máu trong lòng mạch.

D. Phá huỷ mô ở vết cắn.

E. Phá huỷ mô xung quanh vết cắn.

Lâm sàng do rắn hổ cắn:

A. Tại chỗ cắn không đáng kể.

B. Dấu hiệu toàn thân nặng.

C. Xuất huyết.

@D. Các ý A, B đúng.

E. Các ý B, C đúng.

Lâm sáng do rắn lục cắn:

A. Dấu hiệu tại chỗ rất nặng.

B. Rối loạn đông máu.

C. Liệt dây thần kinh sọ não.

@D. Các ý A, B đúng.

E. Các ý B, C đúng.

Điều trị rắn độc cắn, tại chỗ:

A. Chạy nhanh đến trạm y tế.

@B. Buột garô ngay trên vết cắn 5-10cm.

C. Đập đầu rắn cho đến chết.

D. Xoa bóp quanh chỗ cắn.

E. Tất cả ý trên đều đúng.

Tiêm huyết thanh chống nọc rắn:

A. Phải tiêm ngay sau khi bị cắn.

B. Tiêm dưới da xung quanh chỗ bị cắn.

C. Nếu đã bị cắn quá 20 phút cũng nên chích tại chỗ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

@E. Các ý A, B đúng.

Điều trị triệu chứng và hồi sức:

A. Cho 1500 đơn vị SAT.

B. Kháng sinh chống bội nhiễm.

C. Truyền máu nếu có huyết tán.

D. Corticoid tĩnh mạch nếu có choáng.

E. Tất cả các ý trên đều đúng.

SUY THẬN CẤP

Trong suy thận cấp, yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh là:

@A. Bệnh nguyên.

B. Tuổi già.

C. Cơ địa suy yếu.

D. Suy các tạng khác kèm theo.

E. Tất cả các yếu tố trên.

Suy thận cấp do mất nước, điện giải là loại suy thận cấp:

A. Tăc nghẽn.

@B. Chức năng.

C. Thực thể.

D. Phối hợp.

E. Phản xạ.

Suy thận cấp tại thận là loại suy thận cấp:

A. Chức năng

@B. Thực thể

C. Tắc nghẽn

D. Nguyên phát

E. Phối hợp.

Suy thận cấp sau thận còn được gọi là :

A. Suy thận cấp chức năng

B. Suy thận cấp thực thể

@C. Suy thận cấp tắc nghẽn

D. Suy thận cấp nguyên phát

E. Suy thận cấp phối hợp

Nguyên nhân nào sau đây không phải của suy thận cấp trước thận:

A. Suy tim nặng

B. Mất nước điện giải qua đường tiêu hóa

C. Mất máu cấp

D. Bỏng nặng

@E. Sốt rét đái huyết cầu tố.

Nguyên nhân suy thận cấp sau thận thường gặp nhất ở Việt nam là:

@A. Sỏi niệu quản.

B. U xơ tuyến tiền liệt.

C. Ung thư tuyến tiền liệt.

D. Các khối u vùng tiểu khung.

E. Lao tiết niệu làm teo hẹp niệu quản.

Thời gian của giai đoạn khởi đầu trong suy thận cấp phụ thuộc vào:

A. Cơ địa bệnh nhân.

B. Tuổi người bệnh.

@C. Nguyên nhân gây suy thận cấp.

D. Đáp ứng miễn dịch của người bệnh.

E. Tất cả các yếu tố trên.

Thời gian trung bình của giai đoạn thiểu niệu trong suy thận cấp là:

A. 10 - 20 giờ.

B. 1 - 2 ngày.

C. 5 - 7 ngày.

@D. 1 - 2 tuần.

E. 4 tuần.

Biểu hiện chính trong giai đoạn thiểu, vô niệu của suy thận cấp là:

A. Hội chứng tán huyết.

B. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

@C. Hội chứng tăng Urê máu.

D. Hội chứng phù.

E. Hội chứng thiếu máu.

Bệnh nhân suy thận cấp kèm với vàng mắt vàng da thường gặp trong:

A. Choáng do xuất huyết tiêu hóa.

B. Choáng sau hậu phẩu.

C. Choáng do chấn thương.

@D. Sốt rét đái huyết sắc tố.

E. Sỏi niệu quản hai bên.

Tổn thương thường gặp nhất trong suy thận cấp là:

A. Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh

@B. Viêm ống thận cấp

C. Viêm thận bể thận cấp nặng

D. Viêm thận kẽ cấp nặng

E. Hẹp động mạch thận nặng.

Rối loạn điện giải thường gặp nhất trong suy thận cấp là:

A. Tăng Natri máu.

B. Hạ Natri máu.

@C. Tăng kali máu.

D. Hạ Kali máu.

E. Tăng Canxi máu.

Biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn tiểu nhiều của suy thận cấp là:

A. Nhiễm trùng.

B. Suy tim.

@C. Mất nước, điện giải.

D. Viêm tắc tĩnh mạch.

E. Tiểu máu đại thể.

Trong các chức năng dưới đây, chức năng hồi phục chậm nhất sau khi bị suy thận cấp là:

A. Lọc cầu thận.

B. Bài tiết nước tiểu.

@C. Cô đặc nước tiểu.

D. Tạo máu qua men Erythropoietin.

E. Chuyển hóa Canxi, Phospho.

Đặc điểm quan trọng khi theo dõi bệnh nhân suy thận cấp là:

A. Không hồi phục.

@B. Có thể hồi phục.

C. Diễn tiến thành mạn tính.

D. Luôn dẫn đến tử vong

E. Có nguy cơ chuyển thành bán cấp

Kali máu trong suy thận cấp tăng nhanh gặp trong nguyên nhân:

A. Nhiễm trùng nặng

B. Huyết tán

C. Chấn thương nặng

D. Hoại tử

@E. Tất cả đều đúng.

Trong suy thận cấp, tăng kali máu nặng thêm thường do:

@A. Toan máu

B. Giảm canxi máu

C. Giảm natri máu

D. Chỉ A và B đúng

E. A, B và C đúng

Trong suy thận cấp tiên lượng nặng thường do nguyên nhân:

A. Viêm tuỵ cấp

B. Sau phẫu thuật kèm nhiễm trùng

C. Viêm phúc mạc

D. Đa chấn thương

@E. Tất cả các nguyên nhân trên.

Đặc tính của suy giảm chức năng thận để chẩn đoán Suy thận cấp là:

A. Xảy ra một cách từ từ, ngày càng nặng dần.

@B. Xảy ra một cách đột ngột, nhanh chóng.

C. Xảy ra từng đợt ngắt quảng.

D. Xảy ra một cách tiềm tàng không biết chắc khi nào.

E. Luôn luôn xảy ra ở một người mà trước đó không có suy thận.

Chẩn đoán suy thận cấp ở người có Créatinin máu căn bản trước đây trên 250mmol/l khi Créatinin máu tăng:

A. >25 mmol/l

B. >50 mmol/l

C. >75 mmol/l

@D. >100 mmol/l

E. >150 mmol/l.

Chẩn đoán nguyên nhân nào dưới đây là của suy thận cấp do rối loạn huyết động tại thận:

A. Xuất huyết tiêu hoá nặng

B. Hẹp động mạch thận

C. Suy thận cấp chức năng chuyển sang

@D. Do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, AINS

E. Tất cả đều đúng.

Triệu chứng có giá trị để chẩn đoán suy thận cấp:

A. Thiểu, vô niệu

B. Tăng kali máu

C. Toan máu

@D. Tăng urê, Créat máu

E. Tất cả đều đúng

Triệu chứng nào dưới đây là quan trọng nhất để chẩn đoán gián biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn:

A. Thiếu máu.

B. Tăng huyết áp.

C. Phù.

D. Tăng Urê máu cao.



@E. Kích thước thận.

Mục đích của Chẩn đoán thể bệnh suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thể là để phục vụ:

A. Tiên lượng

@B. Điều trị

C. Theo dõi

D. Đánh giá độ trầm trọng

E. Tìm nguyên nhân

Điều trị dự phòng suy thận cấp chức năng chủ yếu là:

A. Lợi tiểu.

@B. Bù lại thể tích máu bằng dịch, máu...

C. Kháng sinh.

D. Thận nhân tạo.

E. Tất cả các yếu tố trên.

Thuốc lợi tiểu được lựa chọn để sử dụng trong suy thận cấp là:

A. Hypothiazide.

B. Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone.

@C. Lasilix.

D. Truyền Glucose ưu trương 10%.

E. Truyền Manitol 20%.

Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất đối với suy thận cấp là:

A. Thực hiện chế độ ăn hạn chế Protid.

B. Lợi tiểu.

C. Thẩm phân màng bụng.

@D. Thận nhân tạo.

E. Ghép thận.

Liều lượng thuốc lợi tiểu furosémid được áp dụng trong vô niệu do suy thận cấp là:

A. 20 - 40mg/ngày

B. 40 - 80mg/ngày

C. 80 - 160 mg/ngày

D. 120 - 180 mg/ngày

@E. 1000 - 1500 mg/ngày

Thuốc được điều trị ngay lập tức khi tăng kali máu có biến chứng tim mạch là:

@A. Canxi Chlorua

B. Dung dịch kiềm

C. Lợi tiểu quai

D. Đường


E. Đường và Insulin

Liều lượng Dopamin được sử dụng trong suy thận cấp với liều lợi tiểu khi:

@A. 1 - 5 mg/kg/phút

B. 5 - 8 mg/kg/phút

C. 8 - 10 mg/kg/phút

D. 10 - 15 mg/kg/phút

E. 15 - 20 mg/kg/phút

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

Xuất huyết tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng các bệnh cảnh sau đây, trừ một:

A. nôn ra máu

B. đi cầu phân đen

C. chảy máu ẩn

D. xuất huyết ồ ạt nhưng không có nôn và đi cầu ra máu

@E. xuất huyết ổ bụng

Nôn ra máu thường có các tính chất sau, trừ một:

A. có thể có tiền triệu cồn cào, lợm giọng

B. máu đỏ tươi, bầm đen hoặc máu đen

@C. thường kèm đờm giải

D. thường kèm thức ăn và dịch vị

E. thường kèm theo đi cầu phân đen

Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:

A. cần thăm trực tràng một cách hệ thống

B. chỉ thăm trực tràng khi không có điều kiện đặt xông dạ dày

@C. cần đặt xông dạ dày và thăm trực tràng hệ thống

D. nếu không có máu khi đặt xông dạ dày thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa

E. nếu không có máu khi thăm trực tràng thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa

Nôn ra máu thường có tính chất sau

A. chất nôn thường kèm nước bọt và đờm giải

B. thường nôn sau khi có ho nhiều

C. thường có triệu chứng đau ngực, khó thở

@D. chất nôn thường kèm thức ăn và cục máu bầm

E. thường không có tiền triệu

Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:

@A. quan sát chất nôn hoặc phân có giá trị hơn hỏi bệnh sử

B. hỏi bệnh sử thường là đủ để chẩn đoán

C. nếu không có nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa

D. luôn cần thử pH dịch nôn để chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

E. nếu trong chất nôn không có máu thì có thể loại trừ chảy máu tiêu hóa cao

Xuất huyết tiêu hóa cao được định nghĩa là xuất huyết từ:

A. hành tá tràng trở lên

B. từ dạ dày trở lên

C. từ hỗng tràng trở lên

@D. từ góc Treitz trở lên

E. từ van hồi manh tràng trở lên

Xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao là:

A. công thức máu

B. nhóm máu

@C. nội soi dạ dày tá tràng

D. chụp dạ dày có baryt

E. đếm số lượng tiểu cầu

Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao

A. nội soi dạ dày

B. chụp dạ dày tá tràng có baryt

@C. công thức máu

D. siêu âm bụng

E. chụp động mạch

Xét nghiệm nào sau đây cần làm cấp cứu trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao

A. men gan

B. tỷ prothrombin

@C. nhóm máu

D. đường máu

E. albumin máu

Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán và xử trí một bệnh nhân chảy máu tiêu hóa cao:

A. công thức hồng cầu

B. nhóm máu

C. nội soi dạ dày tá tràng

D. chụp dạ dày có baryt

@E. chức năng thận

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường gặp nhất là:

A. xơ gan mất bù

B. ung thư dạ dày

@C. loét dạ dày tá tràng

D. ung thư dạ dày

E. hội chứng Mallory-Weiss

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao ít gặp nhất trong các nguyên nhân sau ở nước ta là:

@A. loét dạ dày tá tràng

B. viêm dạ dày

C. ung thư dạ dày

D. chảy máu đường mật

E. vở tĩnh mạch trướng thực quản

Một bệnh nhân nghiện rượu mạn, vào viện vì nôn ra máu tươi không kèm thức ăn, không đau thượng vị, chẩn đoán ưu tiên đặt ra là:

@A. xuất huyết tiêu hóa cao do vở tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ gan

B. lóet dạ dày tá tràng biến chứng xuất huyết

C. hội chứng Mallory-Weiss

D. viêm dạ dày cấp do rượu

E. viêm thực quản do rượu

Một bệnh nhân vào viện vì đi cầu phân đen, đau thượng vị, tiền sử nhũn não và đang điều trị aspirin liều thấp để chống ngưng tập tiểu cầu. Chẩn đoán có khả năng nhất được đặt ra là:

@A. Xuất huyết từ dạ dày tá tràng do aspirin

B. Loét dạ dày chảy máu

C. chảy máu đường mật

D. xuất huyết ruột non

E. chảy máu trực tràng do cơn cao huyết áp

Một bé gái 6 tuổi vào viện vì đi cầu ra máu tươi nhiều lần, không kèm đau bụng, không sốt, đi ra máu tươi cuối bãi. Chẩn đoán được ưu tiên đặt ra là :

A. trĩ nội

B. trĩ ngoại

@C. polyp trực tràng

D. polyp đại tràng

E. nứt hậu môn

Một bệnh nhân có tiền sử cơn đau quặn gan nhiều lần, vào viện vì đi cầu phân đen, sốt nhẹ 38oC kèm vàng da nhẹ. Chẩn đoán cần đặt ra trước tiên là:

@A. chảy máu đường mật

B. viêm dạ dày chảy máu

C. vở tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ gan

D. xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân viêm gan có giảm tỷ prothrombin

E. loét dạ dày chảy máu

Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hóa thường dựa vào các yếu tố sau đây, trừ một:

A. công thức hồng cầu

B. mạch, huyết áp

C. số lượng máu nôn ra

D. số lượng nước tiểu

@E. tình trạng chướng bụng

Một bệnh nhân vào viện vì nôn ra máu, xét nghiệm có sự không tương xứng giữa số lượng hồng cầu rất thấp (1triệu 5) so với huyết động gần như bình thường (mạch 90 lần/phút và huyết áp 100/70 mmHg). Tình trạng này có thể được giải thích hợp lý nhất là do:

@A. mất máu nhẹ trên một bệnh nhân thiếu máu mạn

B. đếm số lượng hồng cầu không chính xác

C. đánh giá huyết động không chính xác

D. do bình thường mạch bệnh nhân vốn rất chậm

E. không có cách giải thích nào trên đây là hợp lý cả

Một trong các yếu tố sau đây không phải là yếu tố tiên lượng nặng trong loét dạ dày tá tràng chảy máu:

A. lớn tuổi

B. ổ loét lớn

C. xơ vữa động mạch

D. chảy máu tiến triển

@E. ổ loét ở mặt trước hành tá tràng

Nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân tai biến mạch máu não là:

A. Do tổn thương mạch máu

B. Do dùng Aspirin

@C. Loét cấp do stress

D. Do cơn cao huyết áp làm vở các mạch máu nhỏ

E. Do đặt xông dạ dày không đúng cách

Hội chứng Mallory -Weiss thường có các đặc điểm sau đây, trừ một:

A. Thường gặp ở người uống rượu nhiều

B. Thường do nôn nhiều

C. Lúc đầu thường nôn chưa có máu

D. Thương tổn trên nội soi là các vết rách ở tâm vị

@E. Thường dai dẳng và dễ tái phát

Xuất huyết trong ung thư dạ dày thường có đặc điểm sau:

@A. Dai dẳng, dễ tái phát

B. Luôn xuất hiện ở bệnh nhân có tiến sử đau thượng vị

C. Khám thượng vị luôn phát hiện được một mảng mảng cứng

D. Luôn luôn có yếu tố làm dễ như kháng viêm không steroid

E. Thường kèm theo hội chứng hẹp môn vị

Điều trị nội khoa hữu hiệu nhất đối với loét dạ dày tá tràng chảy máu là:

@A. kháng tiết đường tiêm

B. Kháng toan đường uống hoặc bơm vào xông dạ dày

C. Băng niêm mạc đường uống

D. Thuốc chống co thắt



  1. E. Somatostatin

Thuốc được dùng trong điều trị nội khoa đối với vở tĩnh mạch trướng thực quản là:

@A. Somatostatin

B. Polidocanol

C. Vitamin K

D. Adrenoxyl

E. Băng niêm mạc

Điều trị cầm máu qua nội soi hứu hiệu nhất đối với vở tĩnh mạch trướng thực quản là:

A. Chích xơ bằng Polidocanol

@B. Buộc tĩnh mạch trướng bằng vòng trun

C. Dùng xông Blake-more

D. Chích cầm máu bằng Adrenalin

E. Chích cầm máu bằng dung dịch muối ưu trương

Chỉ định truyền máu trong xuất huyết tiêu hóa cấp thường được đặt ra khi :

@A. Hemoglobin dưới 70 g/l

B. Hemoglobin dưới 60g/lit

C. Hemoglobin dưới 90g/lit

D. Hct dưới 35%

E. Hct dưới 40%

Điều trị nội khoa đặc hiệu nhất trong hội chứng Mallory-Weiss là:

A. băng niêm mạc

B. kháng tiết

C. kháng toan

@D. chống nôn

E. chống co thắt

Glypressin thường được dùng trong điều trị:

A. loét dạ dày chảy máu

B. loét tá tràng chảy máu

@C. vở tĩnh mạch trướng thực quản

D. hội chứng Mallory-Weiss

E. chảy máu đường mật

Đặt xông dạ dày trong xuất huyết tiêu hóa cao thường có các ý nghĩa sau, trừ một:

A. chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao

@B. chẩn đoán nguyên nhân

C. theo dõi diễn biến xuất huyết

D. hút các cục máu đông

E. bơm các thuốc kháng toan qua xông

Chỉ định điều trị trong xuất huyết nặng từ túi thừa Meckel là:

A. kháng sinh

B. kháng tiết

C. băng niêm mạc

@D. phẫu thuật

E. adrenoxyl



Каталог: books -> y-duoc -> bac-si-da-khoa

tải về 2.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương