KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang12/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 27/BC-VHXH

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁO THẨM TRA


Về tình hình thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2013

và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013


Chuẩn bị kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc với các sở, ban, ngành và một số địa phương để thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 trình HĐND tỉnh tại kỳ họp. Kết quả thẩm tra như sau:



I. Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm năm 2013:

Sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được duy trì đều đặn và hiệu quả. Ban cơ bản thống nhất với nhận định, đánh giá của UBND tỉnh về nhiệm vụ văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, qua thẩm tra và giám sát, Ban VHXH - HĐND tỉnh đánh giá và nêu thêm một số vấn đề để HĐND tỉnh thảo luận.



1. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo:

Tiếp tục có những biện pháp thiết thực để đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Kết thúc năm học 2012 - 2013, số lượng học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực đạt 173 giải, tăng 48 giải và học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 817 giải, tăng 119 giải so với năm học trước. Ngoài ra, trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc, Thừa Thiên Huế có 05 đề tài tham gia và đạt 02 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải phong trào; có 01 học sinh đạt giải nhì cấp quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42.

Trong năm học 2012 - 2013, đã có thêm 17 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn ngành lên 191 trường/595 trường, tỷ lệ 32,1%.

Về giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường đều có nỗ lực vươn lên để góp phần xây dựng tỉnh nhà trở thành trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước.

Trong thời gian tới, Ban Văn hóa – Xã hội đề nghị các nội dung sau:

Tình hình học sinh bỏ học tuy có giảm so với năm trước, song vẫn cần quan tâm hơn đối với học sinh bậc tiểu học (76 em), THCS (235 em) vì lứa tuổi này còn nhỏ, cần được chăm sóc, giáo dục đầy đủ.

Về phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, toàn tỉnh đã có 2 huyện Nam Đông và A Lưới được công nhận đạt chuẩn, đề nghị các địa phương còn lại nỗ lực hơn nữa để toàn tỉnh phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào giữa năm 2014. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến tỉ lệ ra lớp nhà trẻ còn thấp (22%). Có hình thức tháo gỡ những khó khăn trong việc quản lý các lớp mẫu giáo, nhà trẻ tư thục tư nhân ở thành phố Huế.

Ở cấp Trung học cơ sở và Tiểu học tại một số huyện, thị xã đã xuất hiện tình trạng sĩ số lớp giảm. Một số trường có tỷ lệ học sinh/lớp rất thấp so với qui định ở Thông tư 41 và 12 ban hành Điều lệ trường tiểu học; THCS, THPT của Bộ Giáo dục đào tạo. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, sắp xếp cho hợp lý.

Về công tác đối ngoại, hiện nay, tỉnh ta đang thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho hơn 500 lưu học sinh Lào tại Huế. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có quy chế quản lý lưu học sinh Lào, đề nghị UBND tỉnh quan tâm.

Về học phí, Ban VHXH đã nhận được Tờ trình số 2065/TTr-UBND ngày 6/5/2013 của UBND tỉnh về qui định mức thu học phí của các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà của tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2013 - 2014. Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và mức sống của người dân hiện nay, Ban thống nhất với Tờ trình và đề nghị HĐND tỉnh giữ nguyên mức học phí năm học 2013 - 2014 như Nghị quyết số 14/2011 của HĐND tỉnh.



2. Lĩnh vực văn hóa, thể thao:

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch luôn duy trì được các hoạt động chuyên môn như các chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân; các lễ hội đầu năm mới, Festival Nghề truyền thống Huế với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”; Ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội nghị tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh lần thứ 2; đăng cai và phối hợp tổ chức tốt các giải thể thao quốc gia, quốc tế. Số vận động viên đạt huy chương vàng quốc gia, quốc tế (56/120) tăng hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Cho đến nay có 90% xã, phường trên toàn tỉnh tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao và đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, thành phố, thị xã.

Về biểu diễn ca Huế, UBND tỉnh đã điều chỉnh mức thù lao cho diễn viên, nhạc công biểu diễn ca Huế từ tháng 5/2013 là phù hợp với thực tế, nhằm đảm bảo quyền lợi, công sức cho lực lượng biểu diễn ca Huế.

Ban VHXH có một số ý kiến như sau:

Hiện các tầng lớp nhân dân đang tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu trong thời gian tới để đạt chuẩn “xã văn hóa nông thôn mới” theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng cơ sở vật chất về văn hóa tại 92 xã đang xây dựng nông thôn mới lại là tiêu chí đạt thấp (8,7%). Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải đẩy mạnh tuyên truyền vận động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quán triệt mạnh Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang trong cán bộ, công chức, viên chức nhằm làm gương cho nhân dân noi theo.

Trong 6 tháng đầu năm, việc huy động xã hội hóa trong việc bảo tồn, trùng tu di tích tăng cao so với năm trước (1,1 tỷ đồng) nhưng nguồn vốn để thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện.

Về thể thao thành tích cao, cuối năm 2012, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh. Và tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét thông qua nghị quyết về phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020. Hy vọng rằng, việc làm này của HĐND tỉnh sẽ là động lực góp phần thúc đẩy thể thao thành tích cao của tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Lĩnh vực y tế - dân số:

Hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã khánh thành và bệnh viện đa khoa Chân Mây được đưa vào sử dụng. Việc phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm triển khai có hiệu quả, không có dịch cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Có 80% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn cho các cơ sở y tế của tỉnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã đạt khá cao 60,2%; 27/28 xã điểm đang xây dựng nông thôn mới đều đạt chuẩn về y tế.

Về Bảo hiểm y tế, hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, trong đó có nội dung: “Hàng năm HĐND các cấp cần xây dựng nghị quyết về chính sách bảo hiểm y tế tại các địa phương, đưa chỉ tiêu thực hiện thành chỉ tiêu bắt buộc về kinh tế xã hội”. Tỉnh ta đã có tỷ lệ 75,8% số người dân tham gia BHYT, Ban VHXH đề nghị HĐND tỉnh bổ sung thêm chỉ tiêu đến cuối năm, tỉnh ta phấn đấu đạt tỷ lệ 78%. Đồng thời trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế hiện nay, đề nghị rà soát lại đối tượng cấp thẻ BHYT.

Trong công tác DS - KHHGĐ, tuy đã có đầy đủ 152 cán bộ chuyên trách dân số cấp xã và 2.115 cộng tác viên dân số ở địa bàn dân cư đã được hưởng hệ số phụ cấp 0,2/tháng nhưng tình hình sinh con thứ 3 trở lên 6 tháng đầu năm vẫn tăng cao (18%). Đã xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (hiện đã có 113 nam/100 nữ). Ban VHXH đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị nỗ lực hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, đặc biệt là vùng đồng bằng và ven biển.



4. Lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội:

Bám sát chương trình, kế hoạch đề ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều hoạt động. Tiêu biểu là trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng đã giới thiệu, giải quyết việc làm mới cho 8.700 lao động, vượt kế hoạch đề ra (7.000 lao động), trong đó nổi lên là ngành dệt may. Tỉnh luôn quan tâm chăm lo chính sách cho người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sỹ và đối tượng bảo trợ xã hội. Về công tác trẻ em, đã thực hiện đầy đủ và đảm bảo các chỉ tiêu theo nội dung Nghị quyết của HĐND tỉnh về đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ ở lĩnh vực này, Ban VHXH lưu ý:

Trong công tác giảm nghèo, tuy đã tích cực đẩy mạnh các biện pháp an sinh xã hội cho nhân dân nhưng đời sống của một bộ phận người dân ở vùng tái định canh, định cư còn gặp khó khăn, cần các cấp, các ngành nhanh chóng tháo gỡ cho bà con ổn định cuộc sống, “an cư lạc nghiệp”.

Công tác đào tạo nghề tiếp tục gặp khó khăn vì chỉ đạt 41,2% kế hoạch năm. Việc này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu vẫn là do thiếu sự năng động, linh hoạt trong tổ chức hoạt động dạy nghề bởi hiện có đến 90% cơ sở dạy nghề công lập hoạt động nhờ nguồn kinh phí của Nhà nước.

Hiện nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý đang gặp tình trạng quá tải (nuôi dưỡng và quản lý 500 người). Đề nghị UBND tỉnh quan tâm sớm cải thiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ y tế cho trung tâm.



II. Về các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội năm 2013:

Ban VHXH thống nhất với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ở lĩnh vực văn hóa - xã hội 6 tháng cuối năm 2013 do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp, đồng thời đề nghị HĐND, UBND tỉnh một số nội dung:

- Chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế có những hoạt động ngang tầm nhân kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận Di sản văn hóa vật thể và 10 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể vừa thể hiện là một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của miền Trung và cả nước; đồng thời để kích cầu du lịch thật sự có hiệu quả.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thành công đại hội TDTT cấp xã, phường tiến tới đại hội TDTT cấp huyện thành, thị xã, thành phố trong quý IV năm 2013 và quý I – 2014 đạt hiệu quả cao.

- Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo tổ chức tốt năm học mới 2013 – 2014 theo kế hoạch đề ra.

- Yêu cầu ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

- Chỉ đạo mạnh mẽ công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội để đạt kết quả bền vững, nhất là trong tình hình kinh tế cả nước và của tỉnh đang gặp khó khăn.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban VHXH HĐND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực VH-XH 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Ban Văn hoá - Xã hội kính trình HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định.







TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Công Tuyên




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 19/BC-BPC

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013



BÁO CÁO THẨM TRA

Về tình hình chấp hành pháp luật trong quản lý, điều hành

thực hiện công tác nội chính, tư pháp 6 tháng đầu năm 2013

(trình tại kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa VI)


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Thông báo số 02/TB-HĐND ngày 22/5/2013 của Thường trực HĐND tỉnh về nội dung họp liên tịch chuẩn bị kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa VI về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nội chính, tư pháp 6 tháng đầu năm 2013, kế hoạch nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Ban Pháp chế đã tiến hành thẩm tra các báo cáo do Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chuyển đến.

Kết quả thẩm tra như sau:



1. Tình hình và kết quả hoạt động quản lý, điều hành thực hiện công tác nội chính, tư pháp 6 tháng đầu năm 2013.

Sáu tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng UBND tỉnh đã chú trọng tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý và điều hành, nêu cao trách nhiệm công vụ của người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, kiên quyết thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, đôn đốc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ đã đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, đã chú trọng chỉ đạo thực hiện các dự án, công trình đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, các dự án do các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm chủ đầu tư; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định31, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Công tác nội chính, nội vụ đạt nhiều kết quả, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo, tăng cường công tác pháp chế, thanh tra32; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của công chức, viên chức toàn tỉnh; công tác quốc phòng – an ninh; hoàn thành việc nâng cấp thị trấn Thuận An mở rộng thành đô thị loại IV; công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được đẩy mạnh; tổ chức thành công diễn tập quân sự, quốc phòng; diễn tập Khu vực phòng thủ thành phố Huế và huyện Phú Lộc; thực hiện tốt kế hoạch tổ chức tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt Nam- Lào; thực hiện tốt chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo kịp thời; UBND các cấp, các ngành đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ việc phức tạp, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo UBND các cấp đều tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến của người dân, thể hiện tính dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp để rà soát, chỉ đạo giải quyết dứt điểm 9/10 vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trong tổng số 528 vụ việc trên toàn quốc của Thanh tra Chính phủ rà soát theo kế hoạch 1130/KH-TTCP.

Ngành Tòa án nhân dân và ngành kiểm sát nhân dân hai cấp đã khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu, không để xảy ra sai sót, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hầu hết các loại án đều được giải quyết trong hạn luật định. Chất lượng xét xử nhìn chung đảm bảo các nguyên tắc, thủ tục tố tụng; đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật; không có trường hợp nào xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân chặt chẽ, kịp thời và đạt hiệu quả.

Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng ngành Ngành Tòa án nhân dân và Kiểm sát nhân dân hai cấp được thường xuyên quan tâm, hiện đang tập trung xây dựng Tòa án kiểu mẫu, đề án thành lập Tòa sơ thẩm khu vực, đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, xây dựng phương án thành lập Viện Kiểm sát khu vực theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.



Bên cạnh các kết quả và tiến bộ đã đạt được, công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp còn một số hạn chế và tồn tại, đó là:

a. Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn khó khăn và hạn chế. Công tác phòng ngừa và công khai minh bạch trên một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí như: đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, chi tiêu công, công tác tuyển dụng biên chế,... ở một số nơi chưa thực hiện tốt; công tác tự kiểm tra để phát hiện hành vi tham nhũng ở trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong quan hệ giao dịch hành chính vẫn còn, gây bức xúc trong nhân dân; hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

b. Công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế, chỉ số PCI tụt 8 bậc, hiệu quả nền hành chính chưa cao so với cả nước; Năng lực, trách nhiệm tham mưu xử lý công việc của một số bộ phận cán bộ công chức còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Trách nhiệm người đứng đầu một số ngành, lĩnh vực chưa được thể hiện rõ. Trong tổ chức bộ máy và quản lý, sử dụng biên chế vẫn còn những tồn tại và khó khăn nhất định.

c. Tình hình tội phạm tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 201233. Hành vi và thủ đoạn của một số tội phạm rất nguy hiểm; tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy tăng 4 vụ (đã đưa từ các tỉnh phí Bắc vào địa bàn 10 bánh heroin để tiêu thụ, toàn tỉnh có 428 người sử dụng ma túy, tăng 31 người, riêng thành phố Huế có 270 người sử dụng chiếm 63,08%, việc sử dụng ma túy đã tái xâm nhập học đường), tham ô tài sản tăng 2 vụ, tội phạm kinh tế tăng 2 vụ, tội đánh bạc tăng 11 vụ (tăng 110 bị can, có vụ bị can toàn là nữ), tội xâm hại tình dục trẻ em 10 vụ tăng 7 vụ (xảy ra tại địa bàn một số huyện); vi phạm pháp luật về môi trường diễn biến phức tạp đặc biệt là tình trạng khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép,...đáng chú ý là đã xuất hiện tội phạm kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và sử dụng Internet để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng chục tỉ đồng.



2. Về phương hướng, nhiệm vụ chấp hành pháp luật trong quản lý, điều hành thực hiện công tác nội chính, tư pháp 6 tháng cuối năm 2013.

Ban Pháp chế cơ bản nhất trí với nhiệm vụ và các giải pháp đã đề ra của UBND, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 góp phần tạo tiền đề thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và các giải pháp đã đề ra, UBND tỉnh, chính quyền các cấp và các ngành nội chính cần tập trung tăng cường công tác quản lý, điều hành; xem cải cách hành chính là khâu đột phá quan trọng nhất; trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, kiện toàn bộ máy và đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây khó khăn, nhũng nhiễu đối với nhân dân. Có các giải pháp tích cực và quyết liệt để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong năm 2013. Gắn việc chỉ đạo tổ chức thực hiện theo các Chương trình, dự án với tăng cường kiểm tra, đánh giá; tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

Trên đây báo cáo của Ban Pháp chế qua thẩm tra các báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nội chính, tư pháp 6 tháng đầu năm 2013, kế hoạch nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và thông qua các nghị quyết liên quan./.








TM. BAN PHÁP CHẾ

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Bùi Thanh Hà



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 3287/TTr-UBND





Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 7 năm 2013



TỜ TRÌNH

Về việc thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn

giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh.


Thực hiện chương trình công tác năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, với một số nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn (NSVMĐT&NT), giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế; hình thành những nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.



2. Một số chỉ tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2013 - 2015:

- Đối với đô thị:

+ 92% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 95% tổ dân phố đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa; trên 80% hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị; giảm mạnh tình trạng bạo lực gia đình, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội phát sinh;

+ 95% cơ quan, đơn vị và 80% doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa;

+ 95 - 100% hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường, không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, đặt biển quảng cáo sai qui định, gây mất mỹ quan đô thị;

+ 100% các điểm di tích, các điểm sinh hoạt công cộng có khu vệ sinh, chấm dứt tình trạng đeo bám khách du lịch.

- Đối với nông thôn:

+ 95% làng (thôn, bản) được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa; 92% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa;

+ 85 - 90% hộ gia đình được tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, trong sinh hoạt cộng đồng; giảm mạnh bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, nạn tảo hôn, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội phát sinh.

+ 100% hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới.

b) Giai đoạn 2016- 2020: Giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2013 - 2015, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể sau:

- 100% hộ gia đình đô thị và nông thôn nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.

- 100% hộ gia đình không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;

- 95% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa; 97% làng (thôn, bản) được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa;

- 100% cơ quan, đơn vị và 90% doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa;

- 100% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

3. Một số nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn:

a) Đối với đô thị:

- Xây dựng thành phố Huế trở thành “Thành phố không khói thuốc”, “Thành phố không có ăn xin, đeo bám”, “Thành phố xanh, sạch, đẹp”;

- Nghiêm cấm việc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán, đặt biển quảng cáo và tình trạng nâng giá, ép giá, tranh giành, đeo bám khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch, khách sạn, nhà hàng...;

- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; không treo, dán quảng cáo, rao vặt trên cây xanh, cột điện, các công trình công cộng...; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự đến những nơi tôn nghiêm, các di tích lịch sử, văn hóa;

- Tích cực vận động nhân dân: tang lễ để không quá 3 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang; các gia đình sử dụng thùng để đốt vàng mã; không mê tín dị đoan, bói toán, đồng bóng...

- Các gia đình thu gom và đặt rác thải đúng giờ, đúng nơi quy định; không đổ chất phế thải ra vỉa hè, lòng lề đường; trong khu dân cư không có các điểm thu gom, buôn bán phế liệu;

- Ban hành quyết định quy định một số tuyến phố ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà và Hương Thủy (đặc biệt là những tuyến phố du lịch) không được rải vàng mã khi đưa tang.

- Ban hành các bộ tiêu chí và tổ chức xử phạt các hành vi vi phạm trong việc xây dựng nếp sống văn minh theo quy định của pháp luật hiện hành; thiết lập các đường dây nóng, thành lập các đội kiểm tra liên ngành để kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nếp sống văn minh đô thị.

b) Đối với nông thôn:

- Không sử dụng lòng đường để họp chợ, bày bán hàng hoá, kinh doanh;

- Tích cực vận động nhân dân: tang lễ để không quá 3 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường khi đưa tang; các gia đình sử dụng thùng để đốt vàng mã; không có mê tín dị đoan, bói toán, đồng bóng;

- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông;

- Không vứt rác, chất phế thải, xác động vật ra đường, sông, ao, hồ; các gia đình thu gom và đặt rác thải đúng nơi quy định;

- Hạn chế các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, tảo hôn;

- Nghiên cứu xây dựng mô hình “Tổ dân phố, thôn/làng/bản không rác”;

- Ban hành các bộ tiêu chí và tổ chức xử phạt các hành vi vi phạm trong việc xây dựng nếp sống văn minh theo quy định của pháp luật hiện hành; thiết lập các đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nếp sống văn minh nông thôn.

4. Một số giải pháp:

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục:

Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục NSVMĐT&NT sâu rộng và đồng bộ. Qua đó tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong xây dựng và thực hiện xây dựng NSVMĐT&NT. Xây dựng các chuyên đề phản ánh việc làm tốt, kịp thời phản ánh những vi phạm để ngăn ngừa các hiện tượng có khả năng xảy ra.

b) Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng không gian, cảnh quan văn minh, hiện đại:

- Tập trung chỉnh trang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn đồng bộ, như: điện đường, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, hệ thống cây xanh..., chú trọng đến những địa điểm công cộng, các khu du lịch, các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các khu danh lam thắng cảnh...

- Lồng ghép việc chỉnh trang hạ tầng cơ sở nông thôn với các dự án xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện xây dựng NSVM nông thôn.

c) Phát huy vai trò của quy ước, hương ước xây dựng văn hóa:

- Hoàn thiện, bổ sung hệ thống quy ước, hương ước làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giáo dục ý thức chấp hành quy ước, hương ước; tạo dư luận xã hội nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người.

d) Sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng:

Lồng ghép trong chỉ đạo triển khai và sơ kết, tổng kết thực hiện xây dựng NSVMĐT&NT cùng với Phong trào TDĐKXDĐSVH ở các ngành, các cấp. Định kỳ sơ kết hàng năm, tổng kết giai đoạn, kịp thời khen thưởng, biểu dương các điển hình, cá nhân có thành tích trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

5. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Ngân sách nhà nước (tỉnh, huyện, thị xã, thành phố).

b) Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, nguồn vốn hạ tầng giao thông.

c) Kinh phí từ các cơ quan, đơn vị.

d) Huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

6. Tổ chức thực hiện:

Sau khi Đề án được thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; đồng thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương; chỉ đạo xây dựng các bộ tiêu chí, quy định một số tuyến đường không rãi vàng mã khi đưa tang và quy định xử phạt các hành vi vi phạm NSVMĐT&NT theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020 (Có Đề án kèm theo).

(Tờ trình này thay thế Tờ trình số 3143/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương