KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


TỜ TRÌNH Về việc đề nghị thông qua Đề án đặt tên đường tại thị trấn Sịa



tải về 2.3 Mb.
trang15/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   31

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thông qua Đề án đặt tên đường tại thị trấn Sịa,

huyện Quảng Điền đợt I, năm 2013



Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện chương trình công tác năm 2013, Uỷ ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ 6 Đề án đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt I, năm 2013 với những nội dung chính như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Thị trấn Sịa là địa bàn trung tâm của huyện Quảng Điền, được thành lập năm 1997 theo Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính và thành lập thị trấn Sịa.

Từ những năm 2005 trở lại đây, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn Sịa có những bước phát triển tích cực. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận; mạng lưới giao thông đô thị đã được đầu tư và phát triển khá nhanh.

Để đáp ứng quy mô phát triển đô thị phù hợp với định hướng quy hoạch; đồng thời, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước cũng như dân sinh theo hướng duy trì và nâng cao công tác giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay thì việc đặt tên đường ở thị trấn Sịa là cấp thiết.



II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính và thành lập thị trấn Sịa.

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về ban hành quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.

d) Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xếp loại thị trấn Sịa là đô thị loại V.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Thị trấn Sịa và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên.

b) Căn cứ vào quỹ tên đường đã được hệ thống theo nội dung, tính chất ý nghĩa và quy mô, tính chất của từng cấp đường và khu dân cư.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Thống kê, phân loại đường

a) Tổng số đường theo quy hoạch: 40 đường.

- Số đường hiện có: 25 đường.

- Số đường chưa đặt tên đợt này: 15 đường.

Lý do: Đường chưa nâng cấp, chưa mở rộng; Đường trong quy hoạch chưa thi công.

- Tổng số đường hiện nay cần được đặt tên (đợt 1): 25 đường.

b) Thông số các tuyến đường:

- Chiều dài tuyến đường:

+ Đường trên 1.000m: 11 đường.

+ Đường từ 500m đến 1.000m: 09 đường.

+ Đường dưới 500m: 05 đường.

- Chiều rộng mặt đường:

+ Đường từ 5,5m đến dưới 10m: 21 đường.

+ Đường từ 10m trở lên: 04 đường.

- Nền đường (lộ giới):

+ Đường trên 31m: 02 đường.

+ Đường từ 19,5m đến 31m: 04 đường.

+ Đường dưới 19,5m: 19 đường.

- Loại mặt đường:

+ Bê tông nhựa (hoặc tráng nhựa): 15 đường.

+ Bê tông xi măng: 09 đường.

2. Về tên đường

a) Tên đường đặt theo sự kiện lịch sử: 01/25 đường (chiếm 4%): 25 tháng 3.

b) Tên đường đặt theo địa danh, danh lam thắng cảnh: 04/25 đường, (chiếm 16%), gồm: Đan Điền, Hóa Châu, Tam Giang, Nam Dương.

c) Tên đường đặt theo nhân vật lịch sử: 20/25 đường (chiếm 80%), trong đó:

- Nhân vật lịch sử trước năm 1945: 08/25 đường (chiếm 32%), gồm: Lê Tư Thành, Trần Trùng Quang, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ, Trần Đạo Tiềm, Trương Thị Dương, Nguyễn Súy.

- Nhân vật lịch sử sau năm 1945: 12/25 đường (chiếm 48%), gồm: Nguyễn Vịnh, Nguyễn Kim Thành, Trần Bá Song, Nguyễn Dĩnh, Nguyễn Minh Đạt, Nguyễn Hữu Đà, Trần Quang Nợ, Nguyễn Đình Anh, Phạm Quang Ái, Lê Thành Hinh, Trương Bá Kìm, Lê Xuân.



(Có Đề án và các văn bản liên quan kèm theo)

Uỷ ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ 6 thông qua Đề án đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt 1 năm 2013./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN


Đặt tên đường tại tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt 1, năm 2013

(Kèm theo Tờ trình số: 3126 /TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013

của Ủy ban nhân dân tỉnh)




I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Quảng Điền là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, được hình thành và phát triển khá sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhân dân Quảng Điền vốn cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, từ đó vun đắp và hình thành nên những yếu tố văn hóa mang tính đặc thù riêng của một vùng đất. Ngoài ra, Quảng Điền còn là thủ phủ của Chúa Nguyễn với những tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như: Thành Hóa Châu, Phủ Phước Yên, Phủ Bác Vọng. Những người con ưu tú của Quảng Điền đã tô thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc như: Trần Thúc Nhẫn, Đặng Hữu Phổ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Nhà thơ Tố Hữu... Nhiều nhân vật lịch sử của đất nước không phải quê quán ở đây nhưng cũng để lại những dấu ấn khá sâu sắc trên mảnh đất Quảng Điền….

Quảng Điền là huyện đồng bằng, có diện tích 163,29km2, gồm 10 xã và thị trấn Sịa. Thị trấn Sịa là địa bàn trung tâm của huyện, được thành lập năm 1997 theo Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính và thành lập thị trấn Sịa. Ngày 15 tháng 01 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND xếp loại thị trấn Sịa là đô thị loại V

Từ những năm 2005 trở lại đây, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn Sịa có những bước phát triển tích cực. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận; mạng lưới giao thông đô thị đã được đầu tư và phát triển khá nhanh.



Vì vậy, để đáp ứng quy mô phát triển đô thị phù hợp với định hướng quy hoạch; đồng thời, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước cũng như dân sinh theo hướng duy trì và nâng cao công tác giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay thì việc đặt tên đường ở thị trấn Sịa là cấp thiết.

II. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Nghị định số 80/CP ngày 22 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về Việc phân chia ranh giới hành chính các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính và thành lập thị trấn Sịa.

c) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

d) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ.

e) Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà.

g) Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xếp loại thị trấn Sịa là đô thị loại V.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 -2015 và những năm tiếp theo.

b) Căn cứ Hồ sơ Quy hoạch đã được phê duyệt về mạng lưới giao thông đô thị thị trấn Sịa và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên.

c) Căn cứ Quỹ tên đường đã được hệ thống theo nội dung, tính chất và ý nghĩa, trong đó quan tâm đặt tên đường đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước cấp quốc gia, các danh nhân địa phương đã có công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước; các nhân vật có quê quán tại Thừa Thiên Huế và Quảng Điền; các địa danh, di tích lịch sử; các sự kiện lịch sử, sự kiện cách mạng.

III. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

1. Hình thành quỹ tên đường

a) Tên các anh hùng dân tộc, các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, các vị lãnh đạo cách mạng, nhà khoa học, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của cả nước và địa phương.

b) Các sự kiện lịch sử, sự kiện cách mạng.

c) Các địa danh lịch sử - văn hóa tiêu biểu, mang tính truyền thống.

d) Các danh lam thắng cảnh của quê hương.

2. Đảm bảo tính toàn diện, cân đối

Việc đặt tên đường cần phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa các nhóm tên đường, giữa các thời kỳ lịch sử, giữa tính tiêu biểu và phổ biến. Chọn lựa thứ tự ưu tiên theo thời gian; từ phạm vi quốc gia đến phạm vi địa phương; phải gắn với nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của Thị trấn Sịa và đô thị kéo dài trong tương lai.



3. Đảm bảo tính quan hệ về nội dung

Những tên có mối liên hệ gần gũi về nội dung, tính chất, thời gian hay các mối quan hệ khác về lịch sử, văn hoá, xã hội thì được đặt cho những tuyến đường hay cụm đường nằm gần nhau, hoặc liên thông với nhau. Cần đặc biệt chú ý các tên đường gắn với địa danh văn hoá truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá.



4. Đảm bảo tính đặc thù

Để tên đường góp phần làm nổi bật tính đặc thù của quê hương, địa phương gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc, độc đáo, cần đặc biệt chú ý đến các nhân vật quê quán ở Thừa Thiên Huế, Quảng Điền hoặc sinh quán nơi khác nhưng đã từng gắn bó với quê hương và các sự kiện lịch sử, sự kiện cách mạng, các địa danh lịch sử, văn hoá. Đó là những tên gọi đã ăn sâu trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ.



5. Đảm bảo tính thống nhất

Việc đặt tên đường không tạo nên sự phức tạp trong quá trình quản lý và ảnh hưởng tâm lý người dân. Phải có dự trữ quỹ tên đường, tránh sự trùng lặp về nội dung, tính chất và ý nghĩa. Hạn chế tối đa mọi xáo trộn ở những đường đã có tên khi điều chỉnh và đặt tên đường mới trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội về sau.

Chỉ chọn tên của những danh nhân đã qua đời và địa danh địa phương để đặt tên đường. Các danh nhân, sự kiện còn có ý kiến tranh luận, chưa thống nhất thì chưa chọn đưa vào đề án để đặt tên.

IV. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG, PHẠM VI ĐỊA BÀN VÀ SỐ ĐƯỜNG CẦN TIẾN HÀNH ĐẶT TÊN

1. Thống kê, phân loại đường

a) Tổng số đường theo quy hoạch: 40 đường.



- Số đường hiện có: 25 đường.

- Số đường chưa đặt tên đợt này: 15 đường.

Lý do: Đường chưa nâng cấp, chưa mở rộng; Đường trong quy hoạch chưa thi công.

- Tổng số đường hiện nay cần được đặt tên (đợt 1): 25 đường.

b) Thông số các tuyến đường:

- Chiều dài tuyến đường:

+ Đường trên 1.000m: 11 đường.

+ Đường từ 500m đến 1.000m: 09 đường.

+ Đường dưới 500m: 05 đường.

- Chiều rộng mặt đường:

+ Đường từ 5,5m đến dưới 10m: 21 đường.

+ Đường từ 10m trở lên: 04 đường.

- Nền đường (lộ giới):

+ Đường trên 31m: 02 đường.

+ Đường từ 19,5m đến 31m: 04 đường.

+ Đường dưới 19,5m: 19 đường.

- Loại mặt đường:

+ Bê tông nhựa (hoặc tráng nhựa): 15 đường.

+ Bê tông xi măng: 09 đường.

2. Phạm vi, địa bàn dự kiến đặt tên

Việc đặt tên đường được thực hiện căn cứ vào hệ thống mạng lưới đường quy hoạch Thị trấn Sịa, trong đó bước 1 đặt tên trong trung tâm Thị trấn, gồm các đường chính trung tâm, đường chính khu dân cư, bao gồm các khu dân cư cũ và mới.



3. Phân tích các tên đường dự kiến đặt tên

a) Tên đường đặt theo sự kiện lịch sử: 01/25 đường (chiếm 4%): 25 tháng 3.

b) Tên đường đặt theo địa danh, danh lam thắng cảnh: 04/25 đường, (chiếm 16%), gồm: Đan Điền, Hóa Châu, Tam Giang, Nam Dương.

c) Tên đường đặt theo nhân vật lịch sử: 20/25 đường (chiếm 80%), trong đó:

- Nhân vật lịch sử trước năm 1945: 08/25 đường (chiếm 32%), gồm: Lê Tư Thành, Trần Trùng Quang, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ, Trần Đạo Tiềm, Trương Thị Dương, Nguyễn Súy.

- Nhân vật lịch sử sau năm 1945: 12/25 đường (chiếm 48%), gồm: Nguyễn Vịnh, Nguyễn Kim Thành, Trần Bá Song, Nguyễn Dĩnh, Nguyễn Minh Đạt, Nguyễn Hữu Đà, Trần Quang Nợ, Nguyễn Đình Anh, Phạm Quang Ái, Lê Thành Hinh, Trương Bá Kìm, Lê Xuân.



4. Dự kiến đặt tên: phụ lục 1.

5. Tiểu sử các tên đường: phụ lục 2.

6. Tên đường dự trữ: phụ lục 3.

7. Quy định việc cắm bảng tên đường, đánh số nhà

a) Cắm bảng tên đường:

- Bảng tên đường được cắm ở điểm đầu và điểm cuối tuyến và các điểm giao nhau ở các tuyến đường chính.

- Kinh phí làm bảng tên đường và cắm bản tên đường do ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm.

b) Đánh số nhà: Biển số nhà thống nhất theo mẫu quy định; việc đánh số nhà, gắn bảng số nhà... thực hiện theo quy định hiện hành. Kinh phí do các gia đình đóng góp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sau khi được HĐND tỉnh thông qua Đề án, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền và các cơ quan chức năng tổ chức triển khai, thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.


ỦY BAN NHÂN DÂN

PHỤ LỤC I

DỰ KIẾN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN SỊA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN ĐỢT 1, 2013




Số

TT


Đường

hiện tại


Điểm

đầu


Điểm

cuối

Chiều

dài (m)

Rộng

Loại mặt đường

Tên đường

Hiện

tại

(m)

Quy

hoạch

(m)

01

Tỉnh lộ 19


Giáp Quảng Vinh

(1)


Giao tỉnh lộ 4

(1’)


4.700

26- 32

32- 48

BTN


Nguyễn Vịnh

(Nguyễn Chí Thanh)



02

Tỉnh lộ 11A

Cầu Đan Điền

(2)


XN Gỗ Hoài Ân

(2’)


2.100

26

32

BTN

Nguyễn Kim Thành

(Tố Hữu)


03

Đường tránh lũ Sịa

Hạt Kiểm Lâm

(3)


Giáp Quảng Vinh

(3’)


2.800

26

26

BTN


25 tháng 3

04

Tỉnh lộ 4

Múi cầu Đan Điền

(4)


Giao đường ven phá

(4’)


2.500

5,5

16,5

BTN



Tam Giang

05

Đường liên thôn Tráng Lực - Thạch Bình-An Gia

Đầu thôn Khuông Phò Đông

(5)


Giao đường TL 4

(5’)


2.800

7,5

16,5

BTXM


Lê Tư Thành

(Lê Thánh Tông)




06

Đường từ Cầu Bộ Phi - Đình Văn Căn

Cầu Bộ Phi

(6)


Giao tỉnh lộ 11A

(Đình Văn Căn)

(6’)


2.000

7,5

16,5

BTN

Trần Trùng Quang

(Trần Quý Khoáng)



07

Đường từ trường MN Bình Minh- Uất Mậu

Trường MN Bình Minh

(7)


Giao đường tránh lũ

(7’)


1.400

5,5

16,5

BTN


Đặng Hữu Phổ

08

Đường nội thị qua UBND thị trấn Sịa

Cuối xóm 3

Thạch Bình (8)



Cuối TTTM huyện

(8’)


950

5,5– 9,5

16,5

BTN


Hóa Châu

09

Đường

Giang Đông



Giao TL 4

(9)


Cuối thôn Giang Đông (9')

1.450

7,5

16,5

BTXM


Trần Bá Song

10

Đường TL4 nối dài về sông Diên Hồng

Khu vực tổ chức lễ hội SNTG

(10)


Giáp sông Diên Hồng

(10’)


1.300

5,5

32

BTN


Đan Điền

11

Đường Cầu Vĩnh Hòa- Đan Điền

Cầu Vĩnh Hòa

(11)



Cầu Đan Điền

(11’)


400

6,0

16,5

BTN



Nam Dương

12


Đường Uất Mậu- Khuông Phò

DNTN Tri thức trẻ

(12)


Giao đường Đặng Hữu Phổ

(12’)


900

7,5

16,5

BTXM


Nguyễn Dĩnh

13

Đường nội thị


Cửa hàng xăng dầu HTX Đông Phước (13)

Giao đường nội thị TT Sịa- Q.Phước (13’)

530

5,5

16,5

BTN



Nguyễn Minh Đạt

14

Đường Văn Căn – Lương Cổ

Cuối thôn Lương Cổ (đình Lương Cổ)

(14)


Cuối thôn Văn Căn (giáp sông Nang)

(14’)

1.800

7,5

16,5

BTXM



Đặng Huy Cát

15

Đường từ Ngân hàng NN và PTNT đi Sơn Tùng

Ngân hàng NN và PTNT

(15)


Trường Cấp 2-3 Quảng Điền cũ

(15’)

800

5,5

16,5

BTN



Trần Đạo Tiềm

16

Đường vào

Uất Mậu


Cổng Uất Mậu

(16)


Giao đường Uất Mậu- Khuông Phò (16’)

780

5,5

16,5

BTXM



Nguyễn Hữu Đà

17

Đường trước cơ quan Huyện ủy

Giao tỉnh lộ 11A

(17)


Giao đường Trung tâm Y tế – Văn Căn (17’)

830

26

26

BTN



Trần Quang Nợ

18

Đường nối từ TL4 đi Phước Lập


Giao TL 4

(18)


Giáp Quảng Phước

(18')

1.100

7,5

19,5

BTN



Trương Thị Dương

19

Đường Hương Quảng

Giao tỉnh lộ 4

(19)


Giáp Quảng Phước

(19')


850

5,5

16,5

BTXM

Nguyễn Súy

20

Đường Uất Mậu – Khuông Phò

Huyện đội (bên trái)

(20)

Đền TNLS huyện

(20’’)

400

7,5

16,5

BTXM



Nguyễn Đình Anh

21

Đường Thủ Lễ Nam

Giao tỉnh lộ 11A

(21)


Giao đường Trần Trùng Quang (21’)

530

6,0

16,5

BTXM

Nguyễn Cảnh Dị

22

Đường Giang Đông nối TL4

Giao đường Giang Đông (22)

Giao TL4

(22’)


800

7,0

16,5

BTN


Phạm Quang Ái

23

Đường TL4 nối dài qua nhà thờ Thạch Bình

Giáp ranh giới trường Trung cấp Nghề

(23)


Xóm cụt Thạch Bình

(23’)


300

5,5

16,5

BTN


Lê Thành Hinh

24

Đường vào khu dân cư Cồn Kiêu

Giao tỉnh lộ 19

(24)


Khu dân cư Cồn Kiêu (24’)

270

5,5

16,5

BTXM

Trương Bá Kìm

25

Đường phía Bắc TT thương mại huyện

Giao tỉnh lộ 19

(21)


Cuối TTTM huyện

(21')

250

5,5

7,5

BTXM



Lê Xuân


PHỤ LỤC II

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁC NHÂN VẬT VÀ ĐỊA DANH

ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG Ở THỊ TRẤN SỊA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

(ĐỢT I - NĂM 2013)




TT

Tên nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử

Tóm tắt tiểu sử nhân vật, địa danh


1

Nguyễn Vịnh

(Nguyễn


Chí

Thanh)

Nguyễn Vịnh (tên thật của Nguyễn Chí Thanh) (1914-1967), nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, quê làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.


Năm 17 tuổi, ông đã cùng một số thanh niên đấu tranh chống thực dân Pháp, tham gia tích cực hoạt động cách mạng, vào Đảng cộng sản Đông Dương năm 1937 và lần lượt được cử làm Bí thư Chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Năm 1943, ông bị địch bắt, tháng 3 năm 1945, ra tù ông tiếp tục hoạt động ở Nam Trung Bộ. Tháng 8/1945, Hội nghị Đảng họp tại Tân Trào bầu ông vào BCHTW cử làm Bí thư Xứ ủy Trung bộ, rồi cử ông làm Bí thư phân khu ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ phụ trách công tác gây dựng giúp đỡ cách mạng Lào. Tại Hội nghị này, Ông được gặp Bác Hồ và được Bác đặt cho tên mới: Nguyễn Chí Thanh.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II năm 1951 của Đảng, ông được bầu vào Bộ chính trị, được cử làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, năm 1959 được phong quân hàm Đại tướng - là 1 trong 2 vị Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Ông là ủy viên Hội đồng quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong chống Mỹ ông vào Nam làm Bí thư TƯ Cục miền Nam, Chính ủy lực lượng giải phóng Miền Nam Việt Nam. Ông còn là Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Sau 1 cơn đau tim đột ngột, ông đã qua đời tại Hà Nội ngày 6/7/1967, ở tuổi 53. Do công lao to lớn của mình, Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công và nhiều phần thưởng cao quý khác…



2

Nguyễn Kim Thành

(Tố Hữu)


Nguyễn Kim Thành (1920-2002) là tên thật của nhà thơ Tố Hữu, quê quán làng Phù Lai (Tân Xuân Lai) xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Là 1 nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ ca cách mạng Việt Nam

Năm 13 tuổi, Ông vào trường Quốc Học (Huế). Tại đây được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của CacMac, Ăngghen, LêNin...qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ (Lê Duẫn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng cộng sản năm 1938.

Năm 1945 là Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Thừa Thiên; năm 1946, ông là Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, sau đó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng về công tác văn nghệ trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên chính thức Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho đến năm 1986.

Năm 1996, Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I)

Do có công lao, thành tích đối với cách mạng, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương kháng chiến hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.


3

25 tháng 3

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị: quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975, cùng với cả tỉnh, trong những ngày đầu, tháng đầu của năm 1975, quân và dân Quảng Điền đã cùng với bộ đội chủ lực tổ chức các đợt tấn công, nổi dậy đánh địch, làm chủ tình hình. Qua thời gian đấu tranh, đến ngày 25 tháng 3 năm 1975 toàn huyện Quảng Điền đã hoàn toàn giải phòng.

Ngày 25 tháng 3 là ngày giải phóng quê hương Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.



4

Tam Giang

Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, với nhiều thủy, hải sản và là một vùng đất phát triển du lịch đầm phá.

Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy 2 - 3 dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước phá Tam Giang rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú.

Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thương phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm tiếp nối vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế. Để từng bước khai thác tiềm năng của vùng đầm phá rộng lớn này, những năm qua Quảng Điền đã tổ chức thành công lễ hội "Sóng nước Tam Giang" và đã để lại nhiều dấu ấn với du khách trong và ngoài địa phương.


5

Lê Tư Thành

(Lê Thánh Tông)



Lê Tư Thành là tên thật của vua Lê Thánh Tông, vị vua thứ 4 của nhà Hậu Lê, ông lên ngôi năm 1460, lúc 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức. Triều đại ông là giai đoạn thịnh vượng, thực hiện được nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa; là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, sáng lập ra hội Tao Đàn gồm 28 vị đại thần khoa bảng, gọi là Nhị thập bát tú, mà ông đích thân làm Tao Đàn đô nguyên soái. Ông đã mở rộng bờ cõi nước Đại Việt vào tận núi Thạch Bi, Đại Lãnh, ban hành Bộ luật Hồng Đức, cho vẽ Hồng Đức bản đồ, đặt lệ dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu. Ngoài việc trị nước, ông còn là một nhà thơ tài hoa, để lại nhiều tác phẩm văn học sáng giá, đặc biệt là Hồng Đức quốc âm thi tập…

Với Quảng Điền, vào năm 1470, khi quân Chiêm vào đánh Hóa Châu, quan giữ thành là Phạm Văn Hiếu phải tập trung quân và dân vào thành Hóa Châu để cố thủ, rồi cho người cấp báo về Kinh. Vua Lê Thánh Tông đã trực tiếp cầm quân vào giải vây thành, cho đóng quân ở thành Hóa Châu, thao diễn luyện tập binh trận, trưng dụng kho thóc ở thành Hóa Châu để cung cấp cho quân lính rồi từ Hóa Thành kéo quân vào Nam bình định Chiêm Thành



6

Trần Trùng Quang

(Trần Quý Khoách)



Trần Trùng Quang ( Trần Quý Khoách) (? - 1414) Vua nhà hậu Trần, hiệu là Trùng Quang Đế. Có sách chép là Khoách hay Khuyết, con của Trang Định vương Trần Ngạc, cháu nội vua Trần Nghệ Tông. Quê ở làng Tức Mặc, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

Khi quân Minh xâm lược, ông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đón vào Nghệ An tôn lên làm Vua, ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu, lấy hiệu là Trùng Quang Đế, thay thế Giản Định Đế (Trần Ngỗi). Năm Qúy Tỵ 1413, Trương Phụ đưa quân đi đánh Nghệ An, ông lui vào Hoá Châu, sai Nguyễn Biểu đến trại Trương Phụ điều đình. Phụ giết Nguyễn Biểu, tiến đánh Hoá Châu, rồi vào Thuận Hoá; ông và Tướng Đặng Dung bị bắt, Đặng Dung bị giết, còn ông thì chúng giải về Trung Quốc cùng với tướng Nguyễn Suý.

Trên chiến thuyền giải đi, dọc đường ông nhảy xuống biển tự tử vào năm Giáp Ngọ 1414. Ông còn làm bài thơ Nôm tiễn Nguyễn Biểu đi sứ, và khi nghe tin Nguyễn Biểu hy sinh, ông làm bài văn tế bằng chữ Nôm rất thống thiết.


7

Đặng Hữu Phổ

Đặng Hữu Phổ (1854-1885), người làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con của Đặng Huy Cát và công chúa Huệ Phố (Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa). Năm 24 tuổi, ông làm quan đến chức Thị độc Nội các. Trong phong trào Cần Vương, cha con Đặng Hữu Phổ cùng đại thần Tôn Thất Thuyết đã chiêu mộ đội quân Đoàn kiệt, đồng thời đến Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) lập hậu cứ, để có chỗ kháng chiến lâu dài.

Đêm 4, sáng ngày 5/7/1885, khi Tôn Thất Thuyết đang chỉ huy cuộc tập kích quân Pháp ở Huế, thì cha con ông cũng lãnh đạo đội Đoàn kiệt đánh vào huyện nha Quảng Điền (đóng tại Hạ Lang). Cuộc đánh chiếm thất bại, hai cha con ông đều bị bắt. Đặng Hữu Phổ bị xử tử tại bến đò Quai Vạc (thôn Bác Vọng Đông – Quảng Phú).

Hiện Miếu và Mộ của ông ở tại làng Bác Vọng, xã Quảng Phú, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia


8

Hóa Châu

Hóa Châu là địa danh lịch sử và thắng cảnh ở tỉnh Thừa Thiên Huế, địa danh một châu thời vua Trần Anh Tông, gồm đất tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và một phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay. Lại có cả thành Hóa Châu – nơi đóng cơ quan đầu não của cả châu Hóa thời ấy. Năm 1353, Trương Hán Siêu từng đóng quân Thần sách ở đây. Thời Trần Dụ Tông, năm 1366, vua sai tướng Đỗ Tử Bình đem quân vào đắp lại thành trên nền cũ, vững chắc hơn. Nay di chỉ thành cổ Hóa Châu vẫn còn tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

9


Trần Bá Song

Trần Bá Song (1911-1952), quê làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tham gia Đảng 1937, sau khi Nguyễn Chí Thanh tham gia ở tỉnh đồng chí là Bí thư chi bộ Niêm Phò và sau đó là Bí thư Chi Bộ Quảng Điền. Tháng 9/1939 bị địch bắt giam ở Lao Thừa Phủ. Đầu năm 1942, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vượt ngục Buôn Mê Thuột trở về địa phương trong sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân. Tháng 2/1942 vận động nhân viên y tế trong nhà lao là cơ sở Cách mạng xét nghiệm đồng chí Trần Bá Song bị lao nặng nên được thả về địa phương, cùng với các đồng chí còn lại trong huyện và khu 3 Phú Lộc tổ chức thống nhất tổ chức Đảng. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh triệu tập hội nghị cán bộ Đảng và truyền đạt tinh thần Nghị Quyết Trung ương về vận động giải phóng dân tộc và lập Mặt trận Việt Minh.

Ngày 10/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa huyện Quảng Điền thành lập do Trần Bá Song lãnh đạo. Ngày 12/8/1945 Trần Bá Song lãnh đạo cuộc biểu tình tuần hành để hạ uy thế Tri huyện, làm chủ tình hình địa phương. Ngày 25/8/1945 ra mắt chính quyền nhân dân do Trần Bá Song làm Bí thư Huyện ủy, Chủ nhiệm Việt Minh kiêm Chủ tịch UBND cách mạng huyện.

Từ năm 1948 Đồng chí Trần Bá Song là Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBKCHC huyện Quảng Điền.

Là một cán bộ trung kiên của Đảng, đồng chí Trần Bá Song cùng tập thể cấp ủy lãnh đạo phong trào huyện vùng sâu kháng chiến đến thắng lợi.

Đồng chí hy sinh trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.



10


Đan Điền



Đan Điền là địa danh ở Thừa Thiên. Tên huyện có từ thời nhà Lê. Theo Ô Châu cận lục của Lê Quý Đôn: huyện Đan Điền gồm có 52 làng, xã. Đến thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành huyện Quảng Điền. Nơi đây có 2 lần các chúa Nguyễn chọn đóng thủ phủ là Phủ Phước Yên (1626-1636) và Phủ Bác Vọng (1712-1738). Đây cũng là quê hương của các nhân vật lịch sử: Trần Thúc Nhẫn, Nguyễn Văn Thành, Đặng Tất, Đặng Dung, Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ…; giai đoạn sau này có Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu...

11

Nam Dương

Nam Dương là tên của một làng thuộc xã Quảng Vinh huyện Quảng Điền, nơi đây đã diễn ra Hội nghị Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vào ngày 15/3/1947 do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Mục đích của Hội nghị này là để gây dựng lại phong trào, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài sau khi mặt trận Huế bị vỡ, cuộc kháng chiến chống Pháp tại Thừa Thiên Huế chuyển sang một giai đoạn cực kỳ khó khăn gian khổ.

Hội nghị đã ra nghị quyết sớm ổn định phong trào cách mạng, tiếp tục kháng chiến, phát động chiến tranh du kích. Cán bộ, đảng viên, bộ đội kiên quyết trở lại đồng bằng bám đất, bám dân với ý chí và quyết tâm: “mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng thôn, từng người dân, chúng ta không thể mất dân, chết không rời cơ sở, chúng ta nhất định thắng”.

Hội nghị Nam Dương đã tạo bước chuyển biến mới về tư tưởng, cổ vũ tinh thần kháng chiến cho quân và dân toàn tỉnh; gắn liền với vai trò, tên tuổi và những công lao đóng góp của đồng chí Nguyễn Chí Thanh đối với phong trào cách mạng ở Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đầy thử thách gian lao.

Địa điểm Hội nghị Nam Dương đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng di tích Lịch sử Cách mạng cấp tỉnh theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2008.



12

Nguyễn Dĩnh

Nguyễn Dĩnh (1917 - 1947), sinh năm 1917 tại làng Niêm Phò, Quảng Thọ, Quảng Điền, tham gia cách mạng từ 1937. Từ năm 1940 – 1945 bị giặc Pháp bắt giam tại Buôn Mê Thuột. Tham gia Ban lãnh đạo Đảng ở nhà đày Buôn Mê Thuột, có thời gian làm Trưởng ban.

Sau Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 ra tù, hoạt động phục hồi tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng mặt trận Việt Minh tỉnh Thừa Thiên.

Đồng chí là nhân vật đóng góp vào sự thành công của Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ở Đầm Cầu Hai ngày 23/5/1945 bàn kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế tháng 8/1945. Tại hội nghị này Đồng chí được bầu vào Uỷ viên Thường vụ Việt Minh.

Sau cách mạng tháng 8, Đồng chí được Đảng điều động vào làm Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận - cực Nam Trung bộ, còn có tên là Nguyễn Chí Dân. Đồng chí hy sinh năm 1947 tại Bình Thuận. Đ/c đã được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.



13

Nguyễn Minh Đạt

Đồng chí Nguyễn Minh Đạt, tên thật Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1924, quê ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Điền.

Sinh ra ở làng quê vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đồng chí đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động Cách mạng vào năm 1944, kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương năm 1945; cuối năm 1946 được bổ sung vào Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền. Sau Hội nghị tháng 3/1947 của tỉnh tại Nam Dương do đồng chí Nguyễn Chí Thanh chủ trì, đồng chí Nguyễn Minh Đạt được chỉ định làm Bí thư huyện ủy Quảng Điền. Giữa năm 1948 được điều động về làm Chánh văn phòng Tỉnh ủy; tại Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1950 được bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh và sau đó được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phân công làm Chính trị viên tỉnh đội và tỉnh đội trưởng Thừa Thiên lúc bấy giờ. Từ giữa năm 1956 được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, giữa năm 1957 được phân công Quyền Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Cuối năm 1957, trong quá trình hoạt động đã bị địch phát hiện và bắt giam tại nhà lao Chín Hầm và hy sinh tại nhà lao này.



Với công lao và thành tích, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất.

14

Đặng Huy Cát

Đặng Huy Cát (1832 - 1899), người làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đi thi Hương khoa Nhâm Tý (1852), bài thi tốt nhưng do phạm trường quy nên bị đánh rớt. Năm sau được chọn làm Phò mã (lấy công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa). Bấy giờ, thực dân Pháp xâm chiếm toàn cõi Đông Dương, triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Giáp Thân…nhưng một bộ phận chủ chiến trong triều đình (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) không cam tâm làm nô lệ nên sau khi vua Hàm Nghi lên ngôi, Tôn Thất Thuyết lập đội Phấn Nghĩa giao cho Trần Xuân Soạn chỉ huy; lập Đội Đoàn Kiệt giao cho Đặng Huy Cát chỉ huy. Cuộc chiến nổ ra ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1885), Đặng Huy Cát và Đặng Hữu Phổ bị bắt. Đặng Huy Cát bị kết án trảm giam hậu và bị giam vào ngục tối, mãi đến khi vua Thành Thái lên ngôi mới xóa án cho ông. Ông trở về Thanh Lương chiêu mộ dân khẩn hoang lập ấp, lập đền thờ những người đã hy sinh vì tổ quốc, rèn luyện võ nghệ, binh thư cho trai tráng với mong ước có ngày lấy lại non sông…

15

Trần Đạo Tiềm

Tiến sĩ Trần Đạo Tiềm (1859-1907), người làng Đồng Lâm, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông đỗ Cử nhân khoa Mậu Dần, Tự Đức năm 31 (1878) và sau đó được bổ chức Huấn đạo huyện Quảng Điền. Trong kỳ thi Hội khoa Canh Thìn (1880), ông đỗ Phó bảng, được đặc cách thi Đình, nhưng rồi do bài thi văn sách bị thiếu chữ nên ông bị đánh rớt xuống Cử nhân. Trong khoa thi Hội năm Ất Dậu (1885), ông lại đỗ Hội nguyên, sau đó vào thi Đình nhưng do binh biến Kinh đô nên chưa kịp truyền lô thì Kinh thành thất thủ. Sách Thực lục ghi lại sự kiện này như sau: “…khoa Điện thí vẫn chưa truyền lô, xin nên đình lại. Duy kỳ thi Hội đã yết bảng tất cả 14 người (từ Trần Đạo Tiềm đến Đặng Quỹ) vẫn theo như trước đêm làm hạng chánh, phó trúng cách, đợi sang năm chuẩn cho vào thi Điện, sẽ hãy chia ra chánh bảng, phó bảng”. Năm 31 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu Thành Thái năm thứ 1 (1889); sau đó được bổ chức Tri phủ Hoài Nhơn, Bình Định rồi thời gian sau chuyển về sung chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1900, ông chuyển về chức Quản giáo Trường Quốc Học Huế rồi sau đó về làm quan đường bộ Lễ với chức Thị Lang, rồi chức Tham tri. Ông mất năm 1907 và được thăng hàm Thượng thư bộ Lễ. Hiện tên ông có trên văn bia của Văn Miếu Huế, ở vị trí bia số 23.

16

Nguyễn Hữu Đà

Nguyễn Hữu Đà (1926- 1961), là Bí thư Huyện ủy Quảng Điền, cán bộ tình báo cánh mạng, bí danh là Tạo, quê làng Nam Dương, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Là người sớm giác ngộ cách mạng, trước cách mạng tháng 8/1945, ông đã tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng tháng 8/1945, ông là trung đội trưởng Quyết tử quân của xã. Năm 1947 là Chính trị viên Huyện đội Quảng Điền, sau đó được bổ sung vào Huyện ủy, đến năm 1949 được bổ sung Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền.

Năm 1952, Ông chuyển sang ngành tình báo, cấp bậc Trung Đoàn phó. Trong quá trình hoạt động bí mật, ông bị địch bắt vào khoảng cuối năm 1958, bị tra tấn đến trọng thương qua các nhà giam ở Huế nhưng vẫn không khai nửa lời. Sau chúng đưa ông lên giam ở căn hầm số VIII nhà ngục Chín Hầm. Lo sự trước làn sóng đấu tranh của đồng bào miền nam nói chúng và Thừa Thiên Huế nói riêng, chúng biết không thể nào lung lạc được ý chí kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ tình báo nên tháng 2 năm 1961, bọn Mỹ, Diệm đã hèn hạ sát hại đồng chí Nguyễn Hữu Đà cùng nhiều đồng chí khác bị giam ở tử ngục Chín Hầm.

Xét những công lao, thành tích và sự cống hiến của đồng chí, Đảng và Nhà nước đã phong tặng Liệt sĩ, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Kháng chiến hạng ba và truy phong Trung đoàn trưởng.



17

Trần Quang Nợ

Trần Quang Nợ (1914-1948), sinh ra tại thôn An Xuân, xã Quảng An. Xuất thân trong một gia đình cách mạng, Trần Quang Nợ sớm được giác ngộ và đi theo cách mạng. Thời niên thiếu làm nhiệm vụ liên lạc cho cách mạng, đến năm 1945 tham gia vào Đội tự vệ của huyện. Với bản chất nhanh nhẹn, mưu trí và dũng cảm, đồng chí đã lập nên nhiều chiến công vang dội: Tham gia khởi nghĩa giành chính quyền thành công trong Cách mạng tháng Tám/1945, tiến công tiêu diệt quân Pháp tại khách sạn Morin năm 1946, diệt trừ nhiều tên Việt gian ác ôn khét tiếng, tiến công bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càng quét của Pháp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch... Trong một lần thực hiện nhiệm vụ luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để tiêu diệt địch, kế hoạch bị bại lộ, đồng chí bị địch bắt đưa về đồn Sịa, chúng đã dùng mọi cực hình tra tấn thời trung cổ nhưng vẫn không khai thác được gì, điên cuồng chúng đã đưa anh ra bắn và thủ tiêu luôn cả thi hài.

Với những thành tích đặt biệt xuất sắc và gương hy sinh anh dũng của Liệt sỹ Trần Quang Nợ, đồng chí đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.



18

Trương Thị Dương

Trương Thị Dương (1874-1957), là người làng Hà Đồ, xã Quảng Phước huyện Quảng Điền. Bà là một chí sĩ yêu nước có nhiều công lao trong cuộc đấu tranh chống Pháp đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân (1916), bà được vua Duy Tân cử làm phái viên liên lạc với hai chí sỹ yêu nước Thái Phiên, Trần Cao Vân để bàn định thời gian tiến hành khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, vua Duy Tân bị đi đày, Thái Phiên và Trần Cao Vân bị Pháp xử tử và chôn tại bãi chém An Hòa. 9 năm sau ngày hai ông mất, bất chấp nguy hiểm, bà Trương Thị Dương đã bí mật đưa thi hài của Thái Phiên và Trần Cao Vân từ bãi chém An Hòa về chôn tại đồi Thủy Xuân, thành phố Huế. Bà cũng là một chí sỹ trong tổ chức “Việt Nam quang phục hội” của cụ Phan Bội Châu, từng che chở, nuôi giấu hai chị em ông Nguyễn Tất Đạt và bà Nguyễn Thị Thanh (anh, chị ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh) khi bà Thanh và ông Đạt vào hoạt động tại Quảng Trị và Thừa Thiên.

Hiện nay ngôi mộ chung của hai nhà chí sĩ yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.


19


Nguyễn Súy

Nguyễn Súy (? - 1413), dũng tướng thời Trần (1407 - 1413). Không rõ quê quán, năm sinh. Đời Trùng Quang Đế ông giữ chức Thái Phó. Ông là người đã phụng mệnh đưa Giản Định Đế về hợp tác cùng vua Trùng Quang Đế để chung lo việc đánh giặc Minh.

Trương Phụ đến đánh Hóa Châu, vào khoảng tháng 9 năm Quý Tỵ 1413 thì đến Thuận Hóa; Nguyễn Súy, Đặng Tất cùng nghĩa quân đến tấn công tại trại giặc, lên được thuyền Trương Phụ định bắt sống y nhưng không biết mặt nên họ Trương trốn thoát được.

Tiếp đó vua Trùng Quang bị bắt, Nguyễn Súy hay được tin đã từ biệt vợ rồi chịu để cho giặc bắt để được đi theo vua Trùng Quang, giữa đường Trùng Quang nhảy xuống sông tự vẫn. Nguyễn Súy một lòng trung thành với vua, với đất nước nên đã đánh chết tên giám thủ của giặc Minh rồi trầm mình chết theo vua. Để khen ngợi khí tiết của ông sau này trong Việt sử tổng vịnh Vua Tự Đức có làm bài thơ ca ngợi ông.


20

Nguyễn Đình Anh

Nguyễn Đình Anh sinh năm 1924, quê quán ở thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.

Ngày tham gia cách mạng: 10/1944. Ngày vào Đảng: 9/1946. Ngày hy sinh: 20/7/1957. Chức vụ lúc hy sinh: Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ - kiêm Bí thư chi bộ xã Quảng Hưng.

Đồng chí Nguyễn Đình Anh tham gia cách mạng từ tháng 4 năm 1944 đến lúc hy sinh, từ 1 chiến sĩ đội tự vệ, đội trưởng chỉ huy lực lượng tự vệ cùng nhân dân cướp chính quyền tháng 8/1945 thành công - rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được phân công giữ chức Phó Bí thư Chi bộ, Bí thư Chi bộ và Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ. Ở trên cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành và lập nhiều chiến công xuất sắc.

Trong quá trình tham gia kháng chiến, đồng chí đã bị địch bắt, tra tấn dã man. Sau gần 1 tháng giam giữ, chúng không thể làm gì được nên đã thủ tiêu (chôn sống) đồng chí Nguyễn Đình Anh vào ngày 20/7/1957 tại rú Ba Ngàn.

Với những thành tích trên và sự cống hiến của mình, liệt sĩ Nguyễn Đình Anh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Giải phóng hạng Hai; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba. Đặc biệt, năm 2009, liệt sĩ Nguyễn Đình Anh đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.


21

Nguyễn Cảnh Dị

Nguyễn Cảnh Dị (? - 1413) quê làng Ngọc Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là con của Nguyễn Cảnh Chân - danh tướng chống giặc Minh. Sau khi cha bị Giản Định đế giết, ông chỉ huy quân vào Thuận Hóa theo khởi nghĩa Trần Quý Khoách (tức vua Trùng Quang). Ông làm Thái Bảo, dẫn quân đến Bình Than (huyện Chí Linh, Hải Dương) đánh nhau với giặc Minh do Trương Phụ dẫn đầu. Năm 1410, ông chỉ huy quân đội phá tan quân giặc do Đô đốc giặc Minh là Giang Hạo chỉ huy tại Hạ Hồng (Ninh Giang), rồi thừa thắng xông lên. Tướng giặc là Trương Phụ kéo quân đánh Nghệ An, ông cùng Nguyễn Súy chống cự quyết liệt nhưng quân giặc quá đông nên ông cùng toàn quân rút theo đường biển. Đến cuối năm 1413, Trương Phụ bắt được ông cùng Nguyễn Súy, giặc ra sức dụ hàng nhưng ông không khuất phục và mắng Trương Phụ “Tao muốn giết mày”. Trương Phụ giết rồi ăn gan ông.

22

Phạm Quang Ái

Phạm Quang Ái (1927-1947), quê quán thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: 8/1945; ngày hy sinh : 5/10/1947; Chức vụ lúc hy sinh: Bí thư Chi bộ xã Quảng Sỹ. Cách mạng tháng Tám/1945 đồng chí Phạm Quang Ái sớm giác ngộ cách mạng và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí Ái đã tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau đó được điều động lên huyện Quảng Điền.

Đầu năm 1947, sau khi mặt trận Huế bị vỡ, hội nghị cán bộ của Đảng bộ huyện Quảng Điền chủ trương phải tăng cường cán bộ vào các vùng tạm bị địch chiếm để xây dựng cơ sở lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch. Đồng chí Phạm Quang Ái được Huyện ủy quyết định tăng cường về làm Bí thư Chi bộ xã Quảng Sỹ, là nơi đang gặp khó khăn nguy hiểm nhất. Trong quá trình hoạt động vào tháng 10/1947, đồng chí đã bị giặc bắt.

Thông qua bọn Việt gian ở địa phương, thực dân Pháp biết đồng chí Ái là cán bộ Việt Minh quan trọng nên chúng chuyển ngay về đồn Tây Thành xã Quảng Đại. Tại đây bọn địch đã tra tấn hết sức dã man nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản, không hề run sợ trước kẻ địch... Sau mấy ngày bị tra tấn dã man, tàn bạo, kẻ địch thấy không thể làm lay chuyển được ý chí của người cộng sản kiên trung nên đến ngày 05/10/1947, kẻ thù đã tính đến chuyện sát hại đồng chí để uy hiếp phong trào cách mạng, làm nhụt ý chí của đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân. Chúng đưa đồng chí ra xử bắn tại chợ Tây Ba - xã Quảng Đại vào lúc 10 giờ sáng (lúc chợ họp đông người nhất).

Với những cống hiến đó, năm 2009, liệt sĩ Phạm Quang Ái đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.



23

Lê Thành Hinh

Đồng chí Lê Thành Hinh sinh năm 1918, quê ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; tham gia Cách mạng vào năm 1940-1942, vào Đảng ngay sau đó. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tham gia thanh niên Trung Bộ, sau đó ra công tác ở Liên khu IV. Sau 1954, công tác ở Ban Tài chính Trung ương.

Vào năm 1959, sau khi trở về địa phương, đồng chí là Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy Phong Điền phụ trách thêm huyện Quảng Điền.

Đồng chí hy sinh năm 1960


24

Trương Bá Kìm

Đồng chí Trương Bá Kìm quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú. Có 2 lần giữ chức Bí thư Huyện ủy Quảng Điền từ giữa 1953 và vào tháng 10/1966.

Tháng 7/1967: Hy sinh khi đang đi làm nhiệm vụ



25

Lê Xuân

Đồng chí Lê Xuân (1953 - 1966), sinh ra tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

Năm 1965 khi Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ - Ngụy đã tiến hành thực hiện chiến lược “bình định” nông thôn, đồng bằng với chiến thuật “thiết xa vận” dùng sức mạnh quân sự để tiến hành càn quét. Nhưng với sự anh dũng của nhân dân Quảng Điền đặt biệt là quân và dân Quảng Thái đã làm suy yếu và hạn chế được các cuộc càn quét của địch, giữ vững vùng giải phóng. Tiêu biểu cho ý chí quật cường đó là thiếu niên Lê Xuân - là một Chiến sĩ du kích thiếu niên dũng cảm, tham gia nhiều trận đánh, mưu trí liên lạc, phối hợp chiến đấu diệt nhiều địch.

Đồng chí hy sinh năm 1966, lúc mới 13 tuổi. Với sự mưu trí và dũng cảm của mình, đồng chí Lê Xuân được mọi người mến phục gọi là dũng sĩ diệt Mỹ. Nhân dân Quảng Điền ca ngợi, tự hào Lê Xuân “Viết bài ca niên thiếu” và “Trên trời thêm một vì sao” (Thơ Hồng Minh).



PHỤ LỤC III

DỰ PHÒNG CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ, NHÂN VẬT LỊCH SỬ

ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN SỊA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN



TT

Tên nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử

Tóm tắt tiểu sử nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử


01

Hoàng Văn Diệm

Hoàng Văn Diệm (1910-1997), sinh tại làng Hạ Lang, xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Vào Đảng Cộng Sản năm 1930 hoạt động ở Huế. Bị địch bắt tù đày lên Lao Bảo tháng 10 năm 1930.

Năm 1937, ra tù được Đảng chuyển ra mở hiệu thuốc tây và hoạt động bí mật ở Đồng Hới - Quảng Bình.

Ông tham gia phát triển cơ sở Đảng và xây dựng phong trào cách mạng ở Quảng Bình - là Uỷ viên Uỷ ban khởi nghĩa, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Quảng Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Bình trong cách mạng tháng 8 /1945.

Lúc mới khởi nghĩa và trong chống Pháp: Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính Liên Khu 4.

Sau năm 1954: Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Ông là Đảng viên lớp đầu tiên của Đảng bộ Thừa Thiên Huế.

Ông mất năm 1997, tại thành phố Hồ Chí Minh.


02

Trần Hiến

Trần Hiến (1915 - 1992), cán bộ tình báo cách mạng, bí danh Thanh Đình, quê làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống yêu nước. Hơn 10 tuổi, Trần Hiến mồ côi cha. Với trí thông minh, giàu nghị lực, ông tự học tiếng Pháp, rồi sau này trở thành Sĩ quan phiên dịch của cơ quan tình báo quân đội Viễn chinh Pháp.

Năm 1946, ông chủ động tham gia cách mạng, được giao nhiệm vụ hoạt động trong lòng địch và đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo quân sự Miền Tây Nam Bộ, giành thế chủ động chiến trường gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

Cuộc đời hoạt động tình báo quân sự của Trần Hiến là một câu chuyện dài đầy huyền thoại, là một tấm gương mẫu mực được đồng chí, đồng đội kính phục, “Anh xứng đáng với tên gọi "Người tình báo nhân dân”.



03

Trần Hữu Khác

Tiến sĩ Trần Hữu Khác (1851-?) người xã Thạch Bình, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên; nay là thôn Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu (1873) và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu (1877). Trước khi ra thi Hội, ông đã từng làm quan ở Tư vụ Bộ Lễ. Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Ngự sử; sau đó bị cách chức không rõ lý do, rồi được phục hồi chức Biên tu. Trên Văn Miếu - Huế, tên Tiến sĩ Trần Hữu Khác ở vị trí bia số 21.

04

Nguyễn Văn Mại

Nguyễn Văn Mại (1858 - 1945), người làng Niêm Phò, (nay thuộc xã Quảng Thọ), huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; hiệu là Tiểu Cao, ông đậu Cử nhân năm 1884 và đậu Phó Bảng năm 1889.

Năm 1890, ông làm Tri phủ An Nhơn (Bình Định), sau đó về Huế giữ chức Viên Ngoại ở Cơ Mật Viện. Năm 1894, làm Tham biện trong Sứ bộ đi dự cuộc đấu xảo ở pháp. Năm 1895, được bổ làm Án Sát Quảng Nam. Năm 1897, làm Quản giáo ở trường Quốc Học Huế. Năm 1902, được bổ chức Bố Chánh kiêm Tuần Phủ tỉnh Hà Tỉnh, sau đó vào làm Bố chánh Khánh Hoà. Năm 1911, về Huế làm Thị Lang Bộ Học. Năm 1913, làm Bố Chánh Nghệ An, năm sau ra làm Bố Chánh Thanh Hoá. Năm 1916, vào làm Tuần phủ Quảng Trị. Năm ấy, ông còn được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi Hội, rồi về hưu với hàm Tổng đốc. Năm 1924, ông được thăng thọ hàm Thượng Thư Bộ Lễ hưu trí. Đến năm 1945, ông tạ thế tại quê nhà.

Ông để lại một số tác phẩm có giá trị: “Tây Hành nhật ký”, “Việt Nam Phong sư”, “Lô Giang tiểu sử”…


05

Nguyễn Văn Thành

Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817), người làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; ông theo giúp lực lượng họ Nguyễn khi còn lưu vong ở trong Nam.

Ông từng giữ chức Cai đội, Chưởng Cơ, rồi Khâm sai Chưởng Tiền quân Bình Tây Đại Tướng quân với tước Quận công.

Sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, ông giữ chức Tổng trấn Bắc thành từ năm 1802 đến năm 1810. Năm 1811, đổi về Kinh làm Trung quân. Từ năm 1812, ông giữ chức Tổng Tài trong việc biên soạn Bộ luật Gia Long (hoàn tất năm 1815) và được khắc in với cái tên chính thức là “Hoàng Việt luật lệ”.

Năm 1817, ông uống thuốc độc tự tử vì bị triều đình Gia Long nghi oan ông làm phản do một bài thơ khẩu khí của con trai ông là Nguyễn Văn Thuyên đã làm để gửi cho một người bạn.

Nguyễn Văn Thành là người có tài cả văn lẫn võ. Bài “Văn tế Trận Vong tướng sĩ” do ông soạn vào năm 1802, là một trong những áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam.


06

Cao Đăng Đệ

Tiến sĩ Cao Đăng Đệ (1847-?) người xã Phước Yên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên; nay là thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867) và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Hợi (1875). Sau khi được bổ làm quan Thị độc ở Nội các triều đình một thời gian, đến thời Hàm Nghi nguyên niên (1885), ông được bổ nhiệm làm Án sát Phú Yên, nhưng không hiểu vì lý do gì được đổi chuẩn vào làm quan Nội các cho đến triều Đồng Khánh. Do kiêng húy chữ Đăng nên trên văn bia Tiến sĩ Văn Miếu Huế và trong Quốc triều khoa bảng, Tiến sĩ Cao Đăng Đệ đều chỉ ghi là Cao Đệ. Trên Văn Miếu Huế, tên Tiến sĩ Cao Đăng Đệ ở vị trí bia số 21.

07




Phan Đình Bình

Phan Đình Bình (1831 - 1888), người làng Phú Lương, Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Tự là Nhẫn Trai, hiệu là Nguyệt Đình, ông đậu Tiến sĩ năm 1856.

Làm quan trải qua các chức Tri phủ Tiên Hưng, Tuần phủ Hưng Yên, Lang Trung Bộ Binh, Biện lý Sự vụ Bộ Lễ, Hữu Tham tri Bộ Binh, Tuần Phủ Ninh Bình, Tổng đốc Định Yên. Sau sự kiện Kinh thành thất thủ (1885), ông giữ chức Thượng thư Bộ Hộ rồi Bộ Lại, sung Cơ mật Viện đại thần. Đầu thời Đồng Khánh, ông là cố mệnh Lương Thần, Thự Văn Minh Điện Đại Học sĩ, Tá Quốc Huân thần, sung Quốc Sử Quán Tổng tài, tước Phù Nghĩa Tử. Đầu năm 1887, được chuẩn thực Thự Văn Minh Điện Đại Học sĩ, giữ chức Thượng Thư Bộ Hộ. Sau đó, ông bị nghi có lòng phản trắc với vua trong việc đưa vua lên ngôi nên bị tống giam và chết trong ngục.

Sau khi vua Thành Thái lên ngôi (1889), vì ông là ông ngoại của nhà vua nên được truy phục chức hàm như cũ. Năm 1892, ông được truy tặng hàm Thái Bảo, phong là Phù Quốc Công và làm từ đường ở làng Phú Lương để thờ ông. Ông có để lại tập “Nguyệt Đình tạp ký”.


08

Đặng Chiêm

Đặng Chiêm (1429 - ?), một danh sĩ đời Lê Nhân Tông (1413-1459), thuộc dòng dõi Đặng Dung đời hậu Trần. Quê ở huyện Tiên Lộc Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh, sau dời ra ở thị xã Mạc Bồ huyện Sơn Vi, phủ Lầm Lao, tỉnh Phú Thọ.

Năm 1453, ông đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ, đời Lê Thánh Tông ông làm đến Thừa Chính Sứ ở đất Hóa Châu. Cuộc đời ông hết lòng mưu phúc cho dân cho nước, được sĩ phu trọng vọng.





HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 26/BC-VHXH Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 7 năm 2013




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương