KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang23/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Số: 24/HĐND-KTNS



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030”




Chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách đã làm việc nhiều lần với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch, tham gia các hội nghị do UBND tỉnh để thẩm tra “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030”. Ban Kinh tế và Ngân sách xin báo cáo kết quả thẩm tra và cung cấp một số thông tin, luận cứ để các vị đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận, quyết định như sau:


I. Về hồ sơ của quy hoạch.

Ban Kinh tế và Ngân sách đã được UBND tỉnh cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2030 gồm: Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh thông qua quy hoạch; báo cáo tổng hợp quy hoạch; dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về quy hoạch; báo cáo thẩm định dự thảo nghị quyết của Sở Tư pháp; công văn tham gia ý kiến của Tổng cục Du lịch. Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy hồ sơ của quy hoạch đã đầy đủ các văn bản, tài liệu cần thiết, đủ điều kiện để trình HĐND tỉnh xem xét theo quy định của pháp luật.



II. Về phương pháp tiếp cận trong xây dựng quy hoạch và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Trước hết, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy Báo cáo quy hoạch đã đáp ứng đầy đủ các quy định về nội dung của một quy hoạch du lịch tại Điều 19, Chương III của Luật Du lịch. Đây là một công trình được xây dựng công phu, thu thập được nhiều tư liệu về du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế, nghiên cứu sâu và luận chứng được nhiều vấn đề. Báo cáo quy hoạch đã thể hiện được quyết tâm và phương hướng thực hiện của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển sắp tới nhằm đưa du lịch tỉnh nhà vươn lên, thực sự trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.



1. Về phương pháp tiếp cận trong xây dựng quy hoạch.

Ban Kinh tế và Ngân sách đánh giá cao phương pháp tiếp cận trong xây dựng quy hoạch của đơn vị tư vấn. Bằng phương pháp tiếp cận phức hợp và tổng hòa, đơn vị tư vấn đã xây dựng được Báo cáo quy hoạch tổng thế phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2013 – 2030 với tầm nhìn đột phá, sáng tạo nhưng không phá vỡ những quan điểm quy hoạch đã có mà bổ sung, chỉ ra những quan điểm mới, những lựa chọn mới và cách thức thực hiện cho một tiến trình phát triển mới của du lịch Thừa Thiên Huế.

Nét nổi bật của phương pháp tiếp cận này là đơn vị tư vấn đã tham khảo quy hoạch gốc của kinh thành Huế là một quy hoạch chuẩn, một đỉnh cao về quy hoạch kiến trúc; trên nền tảng đó, với tư duy tổng hòa, đơn vị tư vấn đã thiết kế và xây dựng những điểm đến của du lịch Huế hiện đại, xứng tầm và cân đối với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới mà UNESCO đã công nhận. Hình ảnh điểm đến Huế được mô tả trong bản quy hoạch có tầm nhìn đột phá, táo bạo như: Huế - một điểm đến xanh, mẫu mực xanh của du lịch thế giới; một điểm đến du lịch di sản, trái tim của trọng điểm du lịch di sản Việt Nam; một điểm đến di sản thiên nhiên và văn hóa hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương… Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình cao với quan điểm của đơn vị tư vấn khi xây dựng quy hoạch du lịch của Huế đó là “ Chúng ta nên mạnh dạn suy nghĩ theo cách nghĩ của du khách để phát triển du lịch, chứ không phải chỉ suy nghĩ theo cách nghĩ truyền thống”.

Một điểm nổi bật khác của phương pháp tiếp cận này là đơn vị tư vấn đã xem xét, đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ không chỉ với các tỉnh, thành trọng điểm về du lịch trong nước mà cả với các trung tâm du lịch lớn của khu vực Đông Nam Á và cả thế giới. Kết quả phân tích, đánh giá du lịch Huế (phân tích SWOT) của quy hoạch đã chỉ ra được những thách thức, hạn chế, yếu kém, cũng như những tiềm năng, thế mạnh, cơ hội cho du lịch Huế mà các quy hoạch trước chưa làm được. Ban đề nghị HĐND tỉnh nên dành nhiều thời gian thảo luận về kết quả phân tích đánh giá thực trang trạng du lịch Huế của quy hoạch để có thể quyết định đúng các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho du lịch tỉnh nhà trong thời gian đến cũng như bàn, quyết định các giải pháp khả thi để thực hiện quy hoạch.

Tuy vậy, báo cáo quy hoạch vẫn còn một số tồn tại liên quan đến việc sử dụng số liệu thống kê và dữ liệu về hiện trạng du lịch của tỉnh, về sử dụng từ ngữ khi chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt...đã được Ban Kinh tế và Ngân sách, các sở, ngành, địa phương và Tổng cụ Du lịch tham gia ý kiến. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị sau khi được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh cần chỉ đạo đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch trước khi phê duyệt để tổ chức thực hiện.

2. Về nội dung dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Bản dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh hiện nay đã được tiếp thu ý kiến tham gia nhiều lần của Ban Kinh tế và Ngân sách. Nội dung và bố cục thể hiện rõ ràng, đúng theo quy chuẩn một nghị quyết của HĐND tỉnh. Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo nghị quyết, nhưng xin được phân tích, luận giải thêm một số vấn đề cũng như đề nghị điều chỉnh một số nội dung để HĐND tỉnh xem xét, nghiên cứu, quyết định như sau:



2.1. Về mục tiêu chung: Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình cao với mục tiêu chung của quy hoạch đã được UBND tỉnh đề nghị. Ban cho rằng, mục tiêu này thể hiện quyết tâm, hoài bão lớn lao nhưng cũng tương đối phù hợp với thực tiển của lãnh đạo và nhân dân tỉnh nhà nhằm phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành một địa danh du lịch của thế giới.

2.2. Về các mục tiêu cụ thể:

a. Về chỉ tiêu khách du lịch đến Huế: Ban Kinh tế và Ngân sách nhất trí cao với chỉ tiêu này. Các mức tăng trưởng khách du lịch 10%/năm cho giai đoạn 2013 - 2015, 11%/năm giai đoạn 2016 - 2020... theo đề nghị của UBND tỉnh là hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể đạt cao hơn nếu kinh tế thế giới sớm phục hồi và chúng ta sớm khắc phục được các điểm yếu của du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên, đề nghị nên điều chỉnh lại tên của chỉ tiêu là “ Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế” thay vì “Khách du lịch đến Huế”, để khỏi nhầm lẫn chỉ tiêu này chỉ tính riêng cho thành phố Huế.

b. Về chỉ tiêu số lượng cơ sở lưu trú và chỉ tiêu việc làm: Ban Kinh tế và Ngân sách nhất trí với chỉ tiêu mức tăng trưởng về số lượng cơ sở lưu trú và việc làm qua các giai đoạn như trong dự thảo nghị quyết, nhưng đề nghị nên xác định các chỉ tiêu này theo từng mốc thời gian năm 2015, 2020, 2025 và 2030 thay vì theo khoảng thời gian 5 năm (2015 - 2020), (2021 - 2025), (2026 - 2030) để phù hợp với cách tính của các chỉ tiêu quy hoạch khác cũng như với cách tính trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dựa vào số liệu phòng lưu trú (9.709 phòng) và số lao động trực tiếp hiện có (10.500 người) vào cuối năm 2012 do Cục Thống kê cung cấp và mức tăng trưởng các chỉ tiêu trên do UBND tỉnh đề xuất, Ban Kinh tế và Ngân sách đã đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch cùng tính toán được số liệu các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú và việc làm cho từng mốc thời gian như sau:



+ Chỉ tiêu về số lượng cơ sở lưu trú

Năm 2015 số lượng phòng lưu trú là 12.800 phòng ;

Năm 2020 số lượng phòng lưu trú là 22.600 phòng ;

Năm 2025 số lượng phòng lưu trú là 38.100 phòng ;

Năm 2030 số lượng phòng lưu trú là 61.400 phòng ;

+ Chỉ tiêu việc làm

Năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 13.000 lao động  trực tiếp ;

Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 22.000 lao động trực tiếp ;

Năm 2025 tạo việc làm cho khoảng 37.000 lao động trực tiếp ;

Năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 62.400 lao động trực tiếp .

c. Về chỉ tiêu mức chi tiêu bình quân của khách du lịch: Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình với chỉ tiêu về mức chi tiêu bình quân của khách du lịch ở trong cơ sở lưu trú và ngoài xã hội như đề xuất của UBND tỉnh. Theo các số liệu đã công bố, thì mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong cơ sở lưu trú vào năm 2012 đạt 0,99 triệu đồng/ngày/khách quốc tế (45 USD) và 0,44 triệu đồng/ngày/khách nội địa (20 USD). UBND tỉnh đề xuất mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế trong cơ sở lưu trú vào các năm 2015, 2020, 2025 và 2030 lần lượt là 1,1 triệu đồng, 1,2 triệu, 1,4 triệu và 1,7 triệu đồng và mức chi tiêu bình quân của của khách nội địa lần lượt là 0,51 triệu đồng, 0,66 triệu, 0,83 triệu và 1,05 triệu đồng. Như vậy, tính bình quân thì mức tăng trưởng cho cả giai đoạn 2013 - 2030 là 3% đối với khách quốc tế và 5% đối với khách nội địa. Đây chỉ tiêu phấn đấu là hoàn toàn khả thi.

d. Về chỉ tiêu tổng thu nhập xã hội của du lịch: UBND tỉnh chỉ đề xuất chỉ tiêu tổng doanh thu du lịch cho 2 mốc thời gian 2015 và 2030. Cụ thể:

+ Năm 2015 : 9.200 tỷ đồng. Trong đó: doanh thu từ khách quốc tế 5.600 tỷ đồng và doanh thu khách nội địa là 3.600 tỷ đồng

+ Năm 2030 : 75.700 tỷ đồng. Trong đó: doanh thu từ khách quốc tế 50.900 tỷ đồng và doanh thu khách nội địa 24.800 tỷ đồng.

Việc UBND tỉnh chỉ đề xuất chỉ tiêu tổng doanh du lịch cho 2 mốc thời gian đầu và cuối kỳ quy hoạch mà không tính toán cho các năm 2020, 2025 là chưa hợp lý, chưa lôgich với các chỉ tiêu quy hoạch khác. Ban đã làm việc với Cục Thống kê để thẩm tra chỉ tiêu này. Báo cáo của Cục Thống kê cho biết tổng doanh thu du lịch xã hội của tỉnh trong năm 2012 là 4.800.587 triệu đồng, với cơ cấu như sau:

+ Thuê phòng : 1.262.350 triệu đồng

+ Ăn uống : 977.440 triệu đồng

+ Đi lại  : 886.406 triệu đồng

+ Mua hàng hóa  : 707.578 triệu đồng

+ Tham quan  : 468.874 triệu đồng

+ Vui chơi, giải trí  : 150.786 triệu đồng

+ Y tế  : 61.146 triệu đồng

+ Chi khác  : 286.007 triệu đồng

Đây là kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch bằng phiếu điều tra. Tuy nhiên, theo Cục Thống kê thì chỉ có số liệu doanh thu thuê phòng là khá chính xác, còn các số liệu doanh thu còn lại chỉ có tính chất tham khảo do mẫu điều tra không lớn và bị trùng lặp vì có tính gộp các khoản chi tiêu của khách du lịch cả trên địa bàn các tỉnh lân cận và tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn cử như số doanh thu tham quan đến 468,8 tỷ đồng, nhưng số thu bán vé tham quan của các di tích của tỉnh trong năm 2012 chỉ hơn100 tỷ đồng, phần lớn trong số 368 tỷ đồng còn lại là chi phí vé tham quan và đi lại của khách du lịch trên địa bàn các tỉnh đã được tính gộp trọn gói vào trong giá tour của khách, không thể bóc tách ra được.

Điều này cho thấy chỉ tiêu tổng thu nhập xã hội của du lịch là một chỉ tiêu khó tính toán để có thể dự báo một cách khoa học và chính xác, nên cũng sẽ rất khó để đánh giá kết quả thực hiện. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh không đưa chỉ tiêu này vào nghị quyết.



e. Về chỉ tiêu GDP du lịch và vốn đầu tư : UBND tỉnh đề xuất chỉ tiêu tỷ trọng GDP du lịch/GDP toàn tỉnh là 11,7% vào năm 2015, 13,1% vào năm 2020 và 17,2% vào năm 2030, trong lúc theo số liệu của Cục Thống kê thì tỷ trong GDP du lịch/GDP toàn tỉnh trong năm 2012 chỉ đạt 4,6%. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì chỉ tiêu tỷ trọng GDP du lịch/GDP cả nước trong các năm 2015, 2020, 2025, 2030 lần lượt là : 6%, 7%, 7,25 và 7,5%.

Như vậy, chỉ tiêu tỷ trọng GDP du lịch/GDP toàn tỉnh của Thừa Thiên Huế hơn gấp 2 lần chỉ tiêu chung của cả nước. Đây là một chỉ tiêu khá táo bạo. Do chỉ tiêu GDP du lịch cao kéo theo chỉ tiêu nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch cũng cao theo. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho du lịch trong thời kỳ quy hoạch là 374.000 tỷ đồng tương đương 17 tỷ USD, trong đó: Giai đoạn từ 2011 - 2015 là 44.000 tỷ đồng (2 tỷ USD); giai đoạn 2016 - 2020 là 110.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) và giai đoạn 2021 - 2030 là 220.000 tỷ đồng (10 tỷ USD).

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh nên thảo luận để tính toán lại chỉ tiêu này cho phù hợp với khả năng phát triển du lịch của tỉnh. Trong trường hợp HĐND tỉnh vẫn quyết định giữ nguyên chỉ tiêu như đề nghị của UBND tỉnh thì cần phải đưa ra được những giải pháp đột phá để có thể thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của toàn tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi kết quả thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, bởi đây là khu vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, do đó tỉnh cần tập trung cao độ nhân lực và vật lực để đề ra được các giải pháp khả thi nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế này. Trước mắt, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để hấp thụ nhanh, hết 875 triệu USD vốn đầu tư của Dự án khu du lịch Laguna Lăng Cô do Tập đoàn Banyan Tree làm chủ đầu tư; tạo điều kiện để triển khai Dự án khu du lịch Bãi chuối Việt Nam và hơn 10 dự án du lịch khác đã đăng ký vốn tại khu kinh tế này, nhằm tạo động lực mạnh mẽ để tiếp tục thu hút được những dự án đầu tư lớn khác cho du lịch. Đồng thời, Tỉnh cần có giải pháp để sớm thu hút được nhà đầu tư cho 10 dự án trọng điểm mà báo cáo quy hoạch du lịch đã đề nghị; yêu cầu Công ty Akitek Tenggara, đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch du lịch hoàn thành trách nhiệm thu hút được từ 5 đến 10 nhà đầu tư để triển khai các dự án trọng điểm như đã cam kết với tỉnh.



2.3. Về định hướng phát triển và các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch:

Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình với các định hướng phát triển về thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức không gian du lịch và 7 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch do UBND tỉnh đề nghị.

Các sản phẩm du lịch được định hướng phát triển như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE; các dự án du lịch trong điển; các mô hình không gian phát triển du lịch: Huế - Một công viên tự nhiên, Huế và mô hình nông thị, Thành phố xanh Chân Mây - Lăng Cô, phát triển không gian du lịch nước đã được thiết kế và đề nghị dựa trên tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế, nhất là những lợi thế cạnh tranh của tỉnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa. Các nhóm giải pháp đã nêu bật được những công việc cần phải làm để thực hiện đạt các mục tiêu của quy hoạch.

Từ những ý kiến tham gia của Ban đối với dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình, Ban Kinh tế và Ngân sách đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của dự thảo nghị quyết; bản dự thảo nghị quyết do Ban đề nghị được đính kèm theo báo cáo thẩm tra này để gửi đến quý vị đại biểu HĐND tỉnh.



Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương