KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang21/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   31

HỘI ĐỒNG NHÂN DAN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Số: 23/BC-HĐND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013



B ÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh

về Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ hai của HĐND tỉnh diễn ra vào tháng 4 năm 2013, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết về việc Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban Kinh tế và Ngân sách đã có báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết này, HĐND tỉnh cũng đã xem xét và cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo nghị quyết, riêng phần xử lý chuyển tiếp các dự án xã hội hóa đang hoạt động, HĐND tỉnh chưa đồng ý mà đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, bổ sung, làm rõ hơn.

Hôm nay, tại kỳ họp thường kỳ lần thứ 6 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục trình HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết về Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chỉnh lý, bổ sung theo yêu cầu của HĐND tỉnh. Ban Kinh tế và Ngân sách xin báo cáo ý kiến thẩm tra của Ban đối với dự thảo nghị quyết này như sau:

Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy kết cấu, hình thức, nội dung dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình tại kỳ họp này giống như đã trình tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 2, nhưng có bổ sung, phân tích làm rõ thêm 02 vấn đề sau:



Một là, đã làm rõ cơ sở để tính mức giá cho thuê ưu đãi khi cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực xã hội hóa (Điểm a, Khoản 4.1, Mục 4, Điều 1).

Hai là, đã làm rõ phương thức xử lý chuyển tiếp đối với các dự án xã hội hóa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (Mục 5, Điều 1)

Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất cao với 02 nội dung mới đã được UBND tỉnh bổ sung, làm rõ ở trên, nhất là cách xử lý chuyển tiếp với các dự án xã hội hóa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đã thể hiện quan điểm nhất quán của tỉnh là luôn luôn ủng hộ, quan tâm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án xã hội hóa thuộc 3 lĩnh vực là giáo dục, dạy nghề, văn hóa thể thao và y tế. Các dự án này đều được thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo các Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 và Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 5/7/2011 của UBND tỉnh, gồm 03 dự án hưởng chính sách được giao đất miễn tiền sử dụng đất, 01 dự án được miễn tiền thuê đất và 07 dự án được hưởng chính sách giảm một phần tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có 06 dự án được giảm 40% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chỉ 01 dự án được giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Theo cách xử lý chuyển tiếp mà UBND tỉnh đề xuất thì tất cả 11 dự án trên đều được áp dụng mức ưu đãi đã có, tức là vẫn tiếp tục được giao đất miễn tiền sử dụng đất hoặc được giảm 40% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, riêng dự án Bệnh viện Kim Nguyễn áp dụng mức giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất như cũ. Ngoài ra, ngân sách tỉnh sẽ thực hiện bồi hoàn lại chi phí đền bù GPMB mà các nhà đầu tư đã bỏ ra trước để triển khai dự án với tổng số tiền là 5.916 triệu đồng.

Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng cách xử lý chuyển tiếp theo dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh vừa đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư vừa đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Ban kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua dự thảo nghị quyết.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 3181/TTr-UBND





Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 7 năm 2013


TỜ TRÌNH

V/v đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Căn cứ Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt điều chỉnh đề cương và khái toán tổng kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến 2025 (sau này đã được UBND tỉnh cho phép điều chỉnh thời gian quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến 2030);

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉnh lý, hoàn chỉnh dự án. Đến nay, dự án đã hoàn chỉnh với các nội dung sau:



1. Quan điểm

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh. Phát triển du lịch gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa.



2. Mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu chung

Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.



2.2. Mục tiêu cụ thể

- Từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.

- Dự báo về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

+ Khách du lịch đến Huế

Năm 2015 thu hút hơn 03 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 1,2 triệu lượt.

Năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 2 triệu lượt.

Năm 2025 thu hút 8,8 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt.

Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt.



+ Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

Năm 2015 thu hút hơn 2.3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 986 nghìn lượt; tăng trưởng khách du lịch 10%/năm.

Năm 2020 thu hút hơn 3.9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt; tăng trưởng khách du lịch 11%/năm.

Năm 2025 thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2,9 triệu lượt; tăng trưởng khách du lịch 12%/năm.

Năm 2030 thu hút hơn 10.4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 4,3 triệu lượt; tăng trưởng khách du lịch 8%/năm.

+ Số lượng cơ sở lưu trú

Năm 2015 số lượng phòng lưu trú là 12.800 phòng tăng 15%.

Đến năm 2020 số lượng phòng lưu trú là 22.600 phòng tăng 12%.

Đến năm 2025 số lượng phòng lưu trú là 38.100 phòng tăng 11%.

Đến năm 2030 số lượng phòng lưu trú là 61.400 phòng tăng 10%.

+ Chỉ tiêu việc làm

Năm 2015 du lịch tỉnh tạo việc làm cho khoảng hơn 13.000 lao động trực tiếp.

Đến năm 2020 là khoảng 22.000 lao động.

Đến năm 2025 là khoảng 37.000 lao động.

Đến năm 2030 là khoảng 62.400 lao động.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2030 là 11%.

+ Tổng thu nhập xã hội của du lịch

Tổng doanh thu du lịch năm 2015 là khoảng 9.200 tỷ đồng. Trong đó:

Doanh thu từ khách quốc tế là khoảng 5.600 tỷ đồng

Doanh thu khách nội địa là 3.600 tỷ đồng

Tổng doanh thu du lịch năm 2030 là khoảng 75.700 tỷ đồng. Trong đó:

Doanh thu từ khách quốc tế là khoảng 50.900 tỷ đồng

Doanh thu khách nội địa là khoảng 24.800 tỷ đồng

+ Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch

Mức chi tiêu bình quân trong cơ sở lưu trú

Năm 2015 ước đạt hơn 1.1 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 0.51 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

Năm 2020 ước đạt hơn 1.2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 0.66 triệu đồng đối với khách nội địa.

Năm 2025 ước đạt hơn 1.4 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 0.83 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

Năm 2030 ước đạt hơn 1.7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 1.05 triệu đồng đối với khách nội địa.

Mức chi tiêu bình quân ngoài xã hội

Năm 2015 ước đạt hơn 2.7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 1.3 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

Năm 2020 ước đạt hơn 3.1 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 1.6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

Năm 2025 ước đạt hơn 3.6 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 2.1 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

Năm 2030 ước đạt hơn 4.2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế; 2.6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Chỉ tiêu GDP du lịch và tỷ trọng trong GDP tỉnh.

Năm 2012: là 1.700 tỷ VNĐ (tỷ trọng 10,47% so với GDP toàn tỉnh);

Dự báo:

Năm 2015: là 3.080 tỷ VNĐ (tỷ trọng 11,7% so với GDP toàn tỉnh).



Năm 2020: là 6.182 tỷ VNĐ (tỷ trọng 13,1% so với GDP toàn tỉnh).

Năm 2030: là 25.025 tỷ VNĐ (tỷ trọng 17,2% so với GDP toàn tỉnh).



3. Các định hướng phát triển

3.1 Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa

- Khách du lịch nội địa

+ Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước. Chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển…

- Khách du lịch quốc tế

Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của các nước Đông Bắc Á và ASEAN.

3.2. Phát triển sản phẩm du lịch

- Phát triển các loại hình du lịch truyền thống


+ Du lịch văn hóa.


Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà…, các sản phẩm chính bao gồm:

Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới.

Du lịch lễ hội


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương