KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



tải về 2.3 Mb.
trang18/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN


Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020

(Kèm theo Tờ trình số: 3291/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh)




Phần thứ nhất

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Đặt vấn đề

Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV), trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người. Nhà nước phát triển TTTTC nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của vận động viên để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao.

Phát triển TTTTC là một nhiệm vụ chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước. Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có vai trò tích cực trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước.

Thể thao thành tích cao có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong trào thể thao quần chúng nói riêng. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, TTTTC đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ôtô… và đã trở thành nghề nghiệp của một bộ phận xã hội. Vì vậy ở nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có TTTTC được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể: “Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao; tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao” (Điều 31 Luật Thể dục Thể thao 2006).



2. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Xây dựng Đề án phát triển TTTTC tỉnh Thừa Thiên Huế là luận chứng khoa học về sắp xếp và phân bố có hiệu quả các hoạt động thể thao, các yếu tố phát triển Ngành trong một thời kỳ dài phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế - xã hội trên các vùng và tận dụng tốt mọi tiềm năng của tỉnh, đồng thời nhằm thực hiện Quyết định số 2198/QĐ - TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” đáp ứng đúng vị trí của TDTT đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Những yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp phát triển TDTT đã được xác định trong Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015 về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch là tập trung “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm văn hóa đặc sắc của Việt Nam”, đặc biệt ở lĩnh vực TDTT tập trung “Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao. Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao. Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ ở các môn thể thao trọng điểm và các môn thể thao truyền thống...”

Xây dựng Đề án phát triển TTTTC tỉnh Thừa Thiên Huế còn là yêu cầu tất yếu để TDTT phát triển đúng h­ướng, mạnh mẽ và bứt phá hơn theo một quy hoạch tổng thể, đồng thời tạo ra bước đi hợp lý, khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội đóng góp vào nền TDTT của cả nước.



3. Cơ sở pháp lý

- Luật Thể dục Thể thao số 77/2006/QH11, ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 26/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”.

- Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg, ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định một số chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu.

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”.

- Nghị quyết số 6e/2008/NQCĐ- HĐND, ngày 04/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

- Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND, ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 1355/QĐ-UBND, ngày 09/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

- Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL, ngày 05/4/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”.

- Thông tư liên tịch 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL, ngày 07/11/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND, ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao.


II. THỰC TRẠNG THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Một số thành tựu

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương phát triển TTTTC của Thừa Thiên Huế nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển TDTT quần chúng. Vì vậy, hoạt động TTTTC luôn được duy trì và phát triển tốt, biểu hiện tổng quát ở những điểm sau:



a) Về thành tích

Thể thao thành tích cao của Thừa Thiên Huế duy trì ở vị trí nhóm khá trong các tỉnh, thành phố; thành tích thi đấu các giải thể thao quốc gia, Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc duy trì ở tốp khá so với các tỉnh, thành trong cả n­ước. Trong giai đoạn 2008 - 2012, TTTTC đã từng bư­ớc khẳng định, hệ thống đào tạo từng bước hoàn thiện, v­ươn ra tầm châu lục, khu vực và thế giới. Hằng năm, thể thao Thừa Thiên Huế đều có các đội tuyển tham gia thi đấu tại các giải khu vực, quốc gia, quốc tế và đạt đ­ược nhiều thành tích khích lệ. Số huy ch­ương các loại giành đ­ược qua các năm tăng lên: từ năm 2008 đến 2012, ngành Thể thao tỉnh đã dành đ­ược tổng số 938 huy ch­ương, trong đó 236 HCV, 270 HCB và 346 HCĐ; đạt 85 huy chương quốc tế, trong đó có 61 HCV tập trung ở môn cờ vua, vật. Thừa Thiên Huế đã đóng góp cho đất n­ước nhiều VĐV và HLV trong các kỳ SEA Games và các giải thi đấu quốc tế, tiêu biểu nh­ư môn cờ vua: Hoàng Thị Bảo Trâm - Huy chương bạc ASIAD, Hoàng Thị Như Ý, Kim Phụng - Huy chương vàng, đồng thế giới...

- Ngoài các môn thể thao trọng điểm: Cờ vua, vật, karatedo, điền kinh, bóng đá thì một số môn thể thao khác như­ bơi, Judo, taekwondo, cầu lông, võ cổ truyền... cũng đã có những tiến bộ rõ rệt và xuất hiện nhiều VĐV trẻ nổi bật. Hằng năm, có từ 15 - 17 VĐV ở các môn cờ vua, karatedo, bóng đá, điền kinh, bơi lặn, cầu lông, Judo, taekwondo, vật được tập trung tại các đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, có 14 vận động viên kiện t­ướng quốc gia, 1 đại kiện tướng quốc tế, 3 kiện t­ướng quốc tế và 34 vận động viên cấp I... Hằng năm ngành TDTT đã tổ chức thành công từ 8 - 10 giải thể thao thành tích cao quốc gia, tổ chức thành công giải bóng đá quốc tế Báo Thanh niên, giải cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á mở rộng, giải quần vợt quốc tế U18-ITF...

- So với các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thể thao Thừa Thiên Huế luôn ở trong tốp khá, điều này đ­ược khẳng định qua các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á và các giải thi đấu quốc tế, Thừa Thiên Huế luôn là đơn vị đóng góp cho quốc gia nhiều vận động viên thi đấu và đạt nhiều huy ch­ương. Qua hai kỳ SEA Games 22, 23, các VĐV Thừa Thiên Huế đã giành đ­ược 8 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ. Tuy vậy, thành tích tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc không đạt chỉ tiêu: lần thứ V - 2006 đạt 3 HCV - 6 HCB - 12 HCĐ xếp vị thứ 38/63; lần thứ VI - 2010 đạt được 3 HCV - 14 HCB - 15HCĐ xếp vị thứ 44/63.



b) Công tác đào tạo lực lượng vận động viên

Ngành Thể dục Thể thao Thừa Thiên Huế đang tập trung đào tạo 320 vận động viên ở 10 môn thể thao là cờ vua, karatedo, bóng đá, điền kinh, bơi, lặn cầu lông, Judo, vật, taekwondo, đá cầu.

Số môn thể thao có tăng lên trong 10 năm qua, hiện có 10 môn TTTTC. Số lớp năng khiếu thể thao nghiệp d­ư, số vận động viên năng khiếu đào tạo bán tập trung, tập trung của các môn TTTTC có tăng lên nhưng không đáng kể (320 VĐV). Số vận động viên các lớp năng khiếu thể thao nghiệp d­ư cơ sở trong năm 2012 tăng gấp 1,5 lần năm 2005, đạt khoảng 3.000 vận động viên.

c) Đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng huấn luyện viên, trọng tài

Đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng huấn luyện viên, trọng tài tăng gấp nhiều lần so với 10 năm trước. Từ năm 2008 đến nay đội ngũ cán bộ TDTT của tỉnh có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, 90% cán bộ TDTT từ Trưởng, Phó phòng được đào tạo đúng chuyên ngành TDTT và lý luận chính trị, trong đó 90% có bằng đại học và 9 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 3 cán bộ đang theo học thạc sỹ; có 8/9 huyện, thành phố, thị xã đã có cán bộ phụ trách TDTT, trong đó 5 đơn vị có cán bộ được đề bạt vào chức vụ quản lý. Hằng năm, Ngành đã cử hơn 20 lượt cán bộ, HLV, trọng tài tham gia tập huấn và điều hành các giải thể thao quốc gia và quốc tế.



d) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ TTTTC đư­ợc cải thiện rõ rệt so với 10 năm về tr­ước và đang tiếp tục đ­ược phát triển. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật thể thao phục vụ nhu cầu luyện tập, thi đấu, giải trí của các tầng lớp nhân dân ngày càng được tăng cường. Nhiều công trình thể dục thể thao hiện đại như nhà thi đấu, sân vận động, đường chạy tổng hợp, bể bơi, sân bóng đá… được xây dựng phục vụ việc công tác tập luyện, tổ chức các giải thi đấu thể thao tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Tuy vậy, công tác tập luyện các môn võ thuật hiện nay gặp nhiều khó khăn, do cơ sở tập luyện 87 Nguyễn Huệ tỉnh có quyết định chuyển giao cho các cơ quan thành phố Huế nên một số bộ môn vật, karatedo, teakwondo, Judo không có sân tập luyện ảnh hưởng đến thành tích VĐV.



đ) Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao

Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao ở Thừa Thiên Huế được đẩy mạnh và mở rộng thu hút thêm nhiều nguồn lực của xã hội cho sự phát triển thể dục thể thao đặc biệt là TTTTC. Nhiều tổ chức xã hội về TDTT được hình thành như: Liên đoàn Bóng đá, Liên đoàn Cầu lông, Liên đoàn Cờ, Liên đoàn Quần vợt, Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh… Các mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các sân cỏ nhân tạo bóng đá, nhà tập billards…, các điểm vui chơi được hình thành ở các địa bàn và trong các địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học tạo sân chơi cho thanh thiếu niên tập luyện và thi đấu, là cở sở để tuyển chọn, phát hiện lực lượng VĐV. Hằng năm, nhiều giải thi đấu thể thao trên địa bàn toàn tỉnh được diễn ra với sự tài trợ từ các doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài tỉnh khá lớn. 40% (1 - 2 tỷ đồng), các giải địa phương và quốc gia điều do kinh phí từ tài trợ. Đội bóng đá hạng Nhất Huda Huế giai đoạn 2008 - 2010 nhận nguồn tài trợ 14 tỷ đồng. Liên đoàn bóng đá Na Uy hằng năm đầu tư kinh phí từ 5 - 7 tỷ đồng phát triển bóng đá cộng đồng, Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh, bộ môn billards, vovinam, bóng đá bãi biển… hằng năm chủ động công tác tổ chức thi đấu, tuyển chọn VĐV, bố trí kinh phí hàng trăm triệu đồng tham gia các giải toàn quốc đạt nhiều thứ hạng cao.



2. Nguyên nhân thành tựu đạt đư­ợc

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tốt trong những năm gần đây tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất thể thao cho các cơ quan, ban, ngành, trường học phát triển.

- Sự quan tâm chỉ đạo, đầu t­ư về lĩnh vực TDTT của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự hỗ trợ to lớn của các ban, ngành chức năng trong tỉnh; sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần... cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, huấn luyện viên, VĐV ngành Thể dục Thể thao, h­ướng dẫn viên, giáo viên thể thao của các tr­ường học...

- Sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục Thể thao; sự hợp tác tốt với nhiều tỉnh, thành, các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và sự hỗ trợ quốc tế; sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đạt hiệu quả tốt hơn trong những năm gần đây.



3. Những hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế

- Thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh như­ng ch­ưa đồng đều, số người tập luyện TDTT thư­ờng xuyên, số gia đình thể thao có tăng, nhưng chưa tác động tích cực TTTTC. Thể dục thể thao trường học tuy đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây như­ng ch­ưa đáp ứng yêu cầu góp phần xây dựng nguồn nhân lực của Thừa Thiên Huế và yêu cầu làm nền tảng cho TTTTC. Sự đầu t­ư phát triển TDTT cho các huyện, thị, xã còn hạn chế.

- Thể thao thành tích cao chư­a được đầu t­ư đúng mức đặc biệt đối với một số môn thể thao trọng điểm (số l­ượng nội dung và môn thể thao đầu t­ư đào tạo còn ít, số lượng môn thể thao, số VĐV 5 năm qua không tăng). Hệ thống đào tạo vận động viên trẻ của Thừa Thiên Huế ch­ưa có khâu đột phá cơ bản, chưa có chính sách thu hút nhân tài thể thao. Kế hoạch đào tạo dài hạn cho TTTTC bị tồn đọng, đội ngũ huấn luyện viên TTTTC ch­ưa đồng đều, số huấn luyện viên giỏi chưa nhiều. Chất lượng VĐV thể thao thành tích cao ở các giải vô địch quốc gia chưa cao. Số VĐV, HLV tham gia đội tuyển trẻ và tuyển quốc gia còn hạn chế.

- Công tác tuyển chọn, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục, công tác kiểm tra giám sát vận động viên của Thừa Thiên Huế còn khiếm khuyết, lạc hậu, vẫn dựa trên “chủ nghĩa kinh nghiệm”; vấn đề đầu tư­ chế độ dinh d­ưỡng còn quá thấp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa so các địa phương khác.

- Chưa có quy hoạch tổng thể về xây dựng một trung tâm huấn luyện TTTTC tập trung, các công trình thể thao chủ yếu được xây dựng là để phục vụ công tác tổ chức thi đấu, nên địa điểm tập luyện và sinh hoạt bị phân tán; một số bộ môn, đặc biệt là các bộ môn võ địa điểm tập luyện thiếu và không đảm bảo yêu cầu chuyên môn. 

b) Nguyên nhân

- Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu t­ư ngân sách về xây dựng cơ sở vật chất, làm tăng các công trình TDTT, thay đổi cơ bản cơ sở hạ tầng TDTT như­ng đầu t­ư ngân sách cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao chung (thể thao thành tích cao), chế độ dinh dưỡng, tiền công VĐV còn rất thấp so với yêu cầu và so với các tỉnh thành trong cả n­ước. Việc bố trí ngân sách đội bóng nằm trong ngân sách chung sự nghiệp TDTT do chưa huy động nguồn kinh phí xã hội hóa từ các doanh nghiệp nên cũng phần nào bị chi phối, ảnh h­ưởng lớn đến đầu t­ư các môn thể thao trọng điểm và phát triển TTTTC.

- Chế độ dinh dưỡng, tiền ăn, ở của VĐV phân tán nhiều đơn vị ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý, chế độ đãi ngộ và giải quyết nghề nghiệp cho vận động viên đạt thành tích khi hết tuổi chưa phù hợp dẫn đến bản thân vận động viên, gia đình và dư luận xã hội chưa yên tâm và chưa xem TDTT là một nghề nghiệp.

- Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển TDTT cần tiếp tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Sự phối hợp giữa ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch với các sở, ban, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể còn thiếu đồng bộ. Ch­ưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội (các tổ chức Liên đoàn, Hội thể thao, Câu lạc bộ TDTT) tham gia phát triển TTTTC.


Phần thứ hai

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỂ THAO

THÀNH TÍCH CAO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Quan điểm

a) Phát triển TTTTC là góp phần phát triển nhân tài nhằm nâng cao vị thế tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và đất nước nói chung, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội; trong đó, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ yếu.

b) Đảm bảo tốt quan hệ giữa phát triển thể thao thành tích cao với thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao thành tích cao vừa là động lực, vừa là hạt nhân góp phần phát triển thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao quần chúng và trường học là cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao.

c) Cần phải quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên một cách hệ thống chặt chẽ, đây là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững TTTTC. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế chính sách để thu hút nhân tài, không những các VĐV đã đạt đỉnh cao mà cả đối với những VĐV năng khiếu có tiềm năng phát triển.



2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Phát triển TTTTC tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền thể thao thành tích cao ổn định, vững chắc; đội ngũ HLV, VĐV có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao; phấn đấu đạt vị trí trong tốp 20 tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, đóng góp nhiều VĐV cho các đội tuyển quốc gia và đạt thành tích cao tại các giải thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và quốc tế.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển TTTTC, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao thành tích thi đấu thể thao, tăng cường hội nhập với nền thể thao trong nước và quốc tế, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với các đơn vị mạnh trong toàn quốc.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn từ 2013 - 2015, đầu tư 05 môn thể thao trọng điểm (cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn) tham dự các giải quốc gia đạt 520 huy chương các loại (160 HCV trong đó có từ 20 - 25HCV quốc tế), 45 - 50 VĐV cấp kiện tướng, 100 VĐV cấp I quốc gia; có 40 - 50 VĐV trong thành phần đội tuyển quốc gia, VĐV đội tuyển trẻ quốc gia.



+ Năm 2014, tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII với lực lượng từ 130 - 150 vận động viên của 12 - 15 môn thể thao; phấn đấu đạt 4 - 6 HCV, xếp hạng vị thứ 25 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020, đầu tư 07 môn thể thao trọng điểm (cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn, võ cổ truyền, taekwondo) tham dự các giải quốc gia đạt 1100 huy chương các loại, 130 - 150 VĐV cấp kiện tướng, 150 - 200 VĐV cấp I quốc gia; tham dự các giải quốc tế đạt khoảng 80 - 100 huy chương các loại, có 70 - 80 VĐV trong thành phần đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia.



+ Năm 2018, tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII với lực lượng từ 200 - 300 vận động viên của 15 - 18 môn thể thao; phấn đấu đạt 10 - 15 HCV, xếp hạng 20 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

3. Nhiệm vụ

a) Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao quần chúng

Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng cả về số lượng và chất lượng, nhất là trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh; lấy trường học làm địa bàn trọng điểm để làm nguồn tuyển chọn tài năng thể thao, lấy thành tích thể thao làm hạt nhân tác động trở lại cho sự phát triển phong trào. Triển khai và tổ chức tốt các giải thể thao theo hệ thống của tỉnh hằng năm, tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng các cấp, Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VII năm 2014, lần thứ VIII năm 2018.



b) Xây dựng lực lượng vận động viên có hệ thống

- Giai đoạn 2013 - 2015:

+ Triển khai Chương trình đào tạo vận động viên thể thao giai đoạn 2013-2015, đồng thời chuyển tiếp kết quả đạt được từ chương trình đào tạo vận động viên thể thao giai đoạn 2008 - 2012, ổn định đào tạo lực lượng vận động viên các tuyến (năng khiếu, trẻ, đội tuyển) của 5 môn thể thao trọng điểm, nâng tổng số 500 vận động viên được đào tạo từ các huyện, thị xã, thành phố và mở rộng đến các trường học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế.

• Trường Trung cấp Thể dục Thể thao tỉnh ổn định các môn thể thao trọng điểm và tiếp tục mở rộng bổ sung đào tạo 2 - 3 môn mới, tăng cường kiểm tra, phát hiện và tuyển chọn nâng tổng số lực lượng vận động viên đào tạo từ 100 - 150 tuyển tỉnh, 300 - 350 tuyển trẻ và năng khiếu.

• Trung tâm Thể thao Dưới nước tỉnh tập trung bổ sung vận động viên cho tuyến trẻ và tuyển từ các nguồn theo hệ thống đào tạo của tỉnh và thông qua các giải thể thao của tỉnh, đảm bảo tập trung đào tạo và huấn luyện từ 15 - 20 VĐV tuyển tỉnh và 50 - 70 VĐV tuyển trẻ và năng khiếu.

• Đoàn Bóng đá tỉnh tập trung tuyển chọn vận động viên cho tuyến trẻ và tuyển các nguồn theo hệ thống đào tạo của tỉnh thông qua các giải bóng đá của tỉnh, đảm bảo tập trung đào tạo và huấn luyện từ 25 - 30 VĐV tuyển tỉnh và 100 - 150 VĐV tuyển trẻ và năng khiếu.



+ Đối với các Câu lạc bộ, Hội và Liên đoàn thể thao từng môn phải tăng cường tuyển chọn bổ sung lực lượng nhất là tuyến năng khiếu, trẻ, đội tuyển để có kế thừa và làm nhiệm vụ thi đấu các giải quốc gia.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư 7 môn thể thao trọng điểm, duy trì và phát triển các môn thể thao xã hội hóa từ 18 - 20 môn, đảm bảo lực lượng VĐV các tuyến đào tạo và huấn luyện tại tỉnh từ 1000 - 1200 VĐV: 400 - 500 học sinh năng khiếu; 300 - 400 VĐV tuyển trẻ và 200 - 250 VĐV tuyển tỉnh.

c) Phát triển và quy hoạch môn thể thao

- Nhóm 1: Nhóm môn thể thao đầu tư trọng điểm bao gồm 5 môn: Cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn.

- Nhóm 2: Nhóm môn thể thao duy trì để phát triển 5 môn: Bóng đá, cầu lông, taekwondo, judo, đá cầu.

- Nhóm 3: Nhóm môn thể thao xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí tập huấn và tham gia thi đấu: Vovinam, võ cổ truyền, cử tạ, bida, bóng bàn, quần vợt, thể hình, bóng đá Futsal, các môn thể thao trên biển (bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi biển, bóng ném bãi biển)...



d) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thể dục thể thao

Đầu tư đặc biệt nhóm môn thể thao, vận động viên trọng điểm ở nhóm 1 gửi đi tập huấn tại nước ngoài, các trung tâm đào tạo quốc gia để nâng cao thành tích. Duy trì và phát triển một số môn thể thao nhóm 2 và 3 và các môn thể thao trên biển như: Bóng đá bãi biển và bóng chuyền bãi biển… hướng đến việc đăng cai tổ chức các giải thể thao - du lịch biển toàn quốc và quốc tế.

Có kế hoạch đào tạo hoặc gửi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý; huấn luyện viên từng môn thể thao đảm bảo yêu cầu về quản lý và huấn luyện thể thao nâng cao; xây dựng đội ngũ trọng tài trẻ, y bác sỹ TDTT chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của TTTTC.

đ) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các Câu lạc bộ, Liên đoàn, Hội thể thao

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình hoạt động thể thao quốc lập và ngoài công lập; tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích nhằm phát huy lợi thế các hoạt động xã hội hoá thể dục, thể thao để mang lại hiệu quả thiết thực và bền vững.

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nghề, công tác kiểm tra, giám sát và chống tiêu cực trong hoạt động thể thao. Xúc tiến thành lập và ổn định từng bước các Câu lạc bộ TDTT, Hội và Liên đoàn thể thao từng môn nhằm từng bước đổi mới cơ chế tổ chức, điều hành các môn TTTTC theo mô hình chuyên nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương