KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


TỜ TRÌNH Về việc thông qua Đề án phát triển thể thao thành tích cao



tải về 2.3 Mb.
trang17/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31


TỜ TRÌNH

Về việc thông qua Đề án phát triển thể thao thành tích cao

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh.


Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên, trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người. Phát triển Thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của vận động viên để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao.

Căn cứ Nghị quyết số 6e/2008/NQ-HĐND, ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1355/QĐ-UBND, ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Tên Đề án

Đề án Phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.



2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Phát triển TTTTC tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền thể thao thành tích cao ổn định, vững chắc, đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên (HLV,VĐV) có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao. Phấn đấu đạt vị trí trong tốp 20 tại các kỳ Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, đóng góp nhiều VĐV cho các đội tuyển quốc gia và đạt thành tích cao tại các giải thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và quốc tế.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển TTTTC, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao thành tích thi đấu thể thao, tăng cường hội nhập với nền thể thao trong nước và quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn từ 2013 - 2015, đầu tư 05 môn thể thao trọng điểm (cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn) tham dự các giải quốc gia đạt 520 huy chương các loại (160 HCV trong đó từ 20 - 25 HCV quốc tế), 45 - 50 VĐV cấp kiện tướng, 100 VĐV cấp I quốc gia; có 40 - 50 VĐV trong thành phần đội tuyển quốc gia, VĐV đội tuyển trẻ quốc gia.



+ Năm 2014, tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII với lực lượng từ 130 - 150 vận động viên của 12 - 15 môn thể thao; phấn đấu đạt 4 - 6 HCV, xếp hạng 25 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020, đầu tư 07 môn thể thao trọng điểm (cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn, võ cổ truyền, teakwondo) tham dự các giải quốc gia đạt 1100 huy chương các loại, 130 - 150 VĐV cấp kiện tướng, 150 - 200 VĐV cấp I quốc gia; tham dự các giải quốc tế đạt khoảng 80 - 100 huy chương các loại, có 70 - 80 VĐV trong thành phần đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia.



+ Năm 2018, tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII với lực lượng từ 200 - 300 vận động viên của 15 - 18 môn thể thao; phấn đấu đạt 10 - 15 HCV, xếp hạng 20 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Củng cố sắp xếp lại tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp TDTT cấp tỉnh

- Xây dựng đề án thành lập Trung tâm đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu để thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thành tích cao gắn với nhiệm vụ tổ chức thi đấu.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù và chế độ ưu đãi, ưu đãi đặc biệt cho huấn luyện viên và vận động viên. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động đào tạo vận động viên.

b) Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao quần chúng

- Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng cả về số lượng và chất lượng, nhất là trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh.

- Triển khai và tổ chức tốt các giải thể thao theo hệ thống của tỉnh hằng năm, tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng các cấp, Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VII năm 2014, lần thứ VIII năm 2018.

c) Chú trọng xây dựng lực lượng vận động viên có hệ thống



- Giai đoạn 2013 - 2015

+ Triển khai chương trình đào tạo vận động viên thể thao giai đoạn 2013-2015, đồng thời chuyển tiếp kết quả đạt được từ chương trình đào tạo vận động viên thể thao giai đoạn 2008 - 2012, ổn định đào tạo lực lượng vận động viên các tuyến (năng khiếu, trẻ, đội tuyển) của 5 môn thể thao trọng điểm, nâng tổng số 500 vận động viên được đào tạo từ các huyện, thị xã, thành phố và mở rộng đến các trường học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế.

+ Đối với các Câu lạc bộ, Hội và Liên đoàn thể thao từng môn phải tăng cường tuyển chọn bổ sung lực lượng, nhất là tuyến năng khiếu, trẻ, đội tuyển để có kế thừa và làm nhiệm vụ thi đấu các giải quốc gia.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Tiếp tục đầu tư 7 môn thể thao trọng điểm, duy trì và phát triển các môn thể thao xã hội hóa từ 18 - 20 môn, đảm bảo lực lượng VĐV các tuyến đào tạo và huấn luyện tại tỉnh từ 1000 - 1200 VĐV: 400 - 500 học sinh năng khiếu; 300 - 400 VĐV tuyển trẻ và 200 - 250 VĐV tuyển tỉnh.

d) Phát triển và quy hoạch môn thể thao

- Nhóm 1: Nhóm môn thể thao đầu tư trọng điểm, gồm 5 môn: Cờ, karatedo, vật, điền kinh, bơi - lặn.

- Nhóm 2: Nhóm môn thể thao duy trì để phát triển, gồm 5 môn: Bóng đá, cầu lông, taekwondo, Judo, đá cầu.

- Nhóm 3: Nhóm môn thể thao xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí tập huấn và tham gia thi đấu: Vovinam, võ cổ truyền, cử tạ, bida, bóng bàn, quần vợt, thể hình, bóng đá Futsal, các môn thể thao trên biển (bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi biển, bóng ném bãi biển)...

đ) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao

- Đầu tư đặc biệt các môn thể thao trọng điểm, vận động viên nhóm 1, gửi đi tập huấn tại nước ngoài, các trung tâm đào tạo quốc gia để nâng cao thành tích. Duy trì và phát triển một số môn thể thao nhóm 2 và 3 và các môn thể thao trên biển như: Bóng đá bãi biển và bóng chuyền bãi biển… hướng đến việc đăng cai tổ chức các giải thể thao - du lịch biển toàn quốc và quốc tế.

- Có kế hoạch đào tạo hoặc gửi đi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý; huấn luyện viên từng môn thể thao đảm bảo yêu cầu về quản lý và huấn luyện thể thao nâng cao; xây dựng đội ngũ trọng tài trẻ, y bác sỹ TDTT chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của TTTTC.

e) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các câu lạc bộ, liên đoàn, Hội thể thao

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình hoạt động thể thao quốc lập và ngoài công lập; tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích nhằm phát huy lợi thế các hoạt động xã hội hoá thể dục, thể thao để mang lại hiệu quả thiết thực và bền vững.

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nghề, công tác kiểm tra, giám sát và chống tiêu cực trong hoạt động thể thao. Xúc tiến thành lập và ổn định từng bước các Câu lạc bộ TDTT, Hội và Liên đoàn thể thao từng môn nhằm từng bước đổi mới cơ chế tổ chức, điều hành các môn TTTTC theo mô hình chuyên nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

f) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ luyện tập và thi đấu

- Cấp tỉnh: Tập trung các nguồn lực để xây dựng Khu liên hợp thể thao của tỉnh có tầm cỡ quốc gia và khu vực. Tiến hành xây dựng một số cơ sở phục vụ quá trình huấn luyện và đào tạo. Rà soát hệ thống cơ sở thể thao để đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu và tổ chức các giải quốc gia, quốc tế.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục khai thác, tu bổ các công trình như: Sân bóng đá, nhà tập luyện… Đầu tư xây mới các công trình TDTT ở các huyện, thị xã, thành phố theo đúng Quy hoạch Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 9/6/2008.

g) Chính sách hỗ trợ vận động viên

Ngoài chế độ tiền ăn, tiền công, dinh dưỡng đã được quy định, vận động viên có thành tích cao được hỗ trợ thêm tiền hằng tháng, cụ thể như sau:

- Vận động viên đạt huy chương quốc tế, huy chương Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, huy chương giải vô địch quốc gia:

+ Vận động viên đạt huy chương Vàng: 04 lần mức lương tối thiểu/năm

+ Vận động viên đạt huy chương Bạc: 03 lần mức lương tối thiểu/năm

+ Vận động viên đạt huy chương Đồng: 02 lần mức lương tối thiểu/năm

- Vận động viên đạt đẳng cấp:

+ Vận động viên đạt kiện tướng: 03 lần mức lương tối thiểu/năm

+ Vận động viên đạt cấp I: 01 lần mức lương tối thiểu/năm

Thời gian được hưởng hỗ trợ là 12 tháng kể từ ngày vận động viên đạt được huy chương hoặc có quyết định công nhận.

h) Hỗ trợ bóng đá

Trong thời gian chưa tìm được nguồn tài trợ, thống nhất giao UBND tỉnh cân đối kinh phí hằng năm hỗ trợ Đoàn Bóng đá để thuê vận động viên ngoại tỉnh bổ sung lực lượng đảm bảo cho đội bóng của tỉnh thi đấu đạt chất lượng cao.

4. Kinh phí thực hiện Đề án

Ngoài nguồn kinh phí được cấp cho công tác đào tạo vận động viên hàng năm, nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện Đề án dự kiến là: 111.000.000.000 tỷ đồng (được bố trí từ ngân sách, nguồn xã hội hoá và từ các nguồn huy động hợp pháp khác), trong đó:



- Giai đoạn 1: Từ 2013 - 2015, tổng kinh phí: 26.400.000.000 tỷ đồng

- Giai đoạn2: từ 2016 - 2020, tổng kinh phí: 84.600.000.000 tỷ đồng

5. Tổ chức thực hiện

Sau khi Đề án được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp các cấp, các ngành, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

Uỷ ban nhân dân tỉnh kính trình và đề nghị HĐND tỉnh xem xét, ra Nghị quyết thông qua Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (có Đề án kèm theo).

(Tờ trình này thay thế Tờ trình số 3119/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương