KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang26/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh để có thêm cơ sở xem xét, thảo luận và quyết định. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng xem xét, trả lời theo quy định của pháp luật./.






TM. THƯỜNG TRỰC HĐND

KT. CHỦ TỊCH


ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC

(Đã ký)

Phạm Thị Bích Thủy



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Số: 02/NQ-HĐND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2013



NGHỊ QUYẾT

Xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người

giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 6, NHIỆM KỲ 2011-2016

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;

Căn cứ Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;

Căn cứ Biên bản kiểm phiếu lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ngày 18 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT NGHỊ:



Điều 1.

Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI nhiệm kỳ 2011-2016 đã tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 15 người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu một cách thận trọng, nghiêm túc, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ


Quốc hội.

Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành một cách dân chủ, công khai, minh bạch để cán bộ, nhân dân và cử tri của tỉnh theo dõi, giám sát. Các vị được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị báo cáo về kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phẩm chất, đạo đức, lối sống để gửi đến từng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Với trách nhiệm của mình, các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác mức độ tín nhiệm của các vị được Hội đồng nhân dân tỉnh lấy phiếu tín nhiệm.
Điều 2.

Xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm như sau:



1. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 44 phiếu (chiếm 84,62 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 04 phiếu (chiếm 7,69 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



2. Ông Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 37 phiếu (chiếm 71,15% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 11 phiếu (chiếm 21,15 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



3. Bà Phạm Thị Bích Thủy, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 28 phiếu (chiếm 53,85 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 20 phiếu (chiếm 38,46 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



4. Ông Phạm Quốc Dũng, Trưởng ban Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 38 phiếu (chiếm 73,07 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 10 phiếu (chiếm 19,23% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



5. Ông Bùi Thanh Hà, Trưởng ban Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 38 phiếu (chiếm 73,07% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 10 phiếu (chiếm 19,23% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



6. Ông Phan Công Tuyên, Trưởng ban Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 36 phiếu (chiếm 69,23% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 13 phiếu (chiếm 25,00% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 0 phiếu (chiếm 0 % tổng số đại biểu HĐND).

7. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 39 phiếu (chiếm 75,00% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 07 phiếu (chiếm 13,46% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 03 phiếu (chiếm 5,77 % tổng số đại biểu HĐND).



8. Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 46 phiếu (chiếm 88,46% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 03 phiếu (chiếm 5,77% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 0 phiếu (chiếm 0 % tổng số đại biểu HĐND).



9. Ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 44 phiếu (chiếm 84,62% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 03 phiếu (chiếm 5,77 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 02 phiếu (chiếm 3,85 % tổng số đại biểu HĐND).



10. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 38 phiếu (chiếm 73,07% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 10 phiếu (chiếm 19,23% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).


11. Ông Mai Văn Hà, Ủy viên UBND, Giám đốc Công an tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 37 phiếu (chiếm 71,15% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 11 phiếu (chiếm 21,15% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



12. Ông Hoàng Ngọc Khanh, Ủy viên UBND, Chánh Văn phòng UBND tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 24 phiếu (chiếm 46,15% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 19 phiếu (chiếm 36,54% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 06 phiếu (chiếm 11,54 % tổng số đại biểu HĐND).



13. Ông Trần Đình Phòng, Ủy viên UBND, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 35 phiếu (chiếm 67,31% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 13 phiếu (chiếm 25,00% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).



14. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên UBND, Giám đốc Sở Tài chính

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 25 phiếu (chiếm 48,08% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 18 phiếu (chiếm 34,62% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 06 phiếu (chiếm 11,54 % tổng số đại biểu HĐND).



15. Ông Cái Vĩnh Tuấn, Ủy viên UBND, Giám đốc Sở Nội vụ

+ Số phiếu tín nhiệm cao : 35 phiếu (chiếm 67,31% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm : 13 phiếu (chiếm 25,00% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp : 01 phiếu (chiếm 1,92 % tổng số đại biểu HĐND).


Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VI, nhiệm kỳ 2011-2016 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2013.





CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Số: 03/NQ-HĐND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013


NGHỊ QUYẾT

Về đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt I




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐCP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐCP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3126/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt I, năm 2013; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,


QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền đợt I, gồm 25 tên đường (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Nghị quyết này.

- Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiến hành phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khóa VI, kỳ họp thứ 6 thông qua./.







CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Ngọc Thiện


DANH SÁCH ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

TẠI THỊ TRẤN SỊA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN ĐỢT I
(Kèm theo Nghị quyết số: 03/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh)





Số

TT


Đường

hiện tại


Điểm

đầu


Điểm

cuối

Chiều

dài (m)

Rộng (m)

Loại mặt đường

Tên đường

Hiện

tại


Quy

hoạch

01

Tỉnh lộ 19


Giáp xã Quảng Vinh

Giao Tỉnh lộ 4


4.700

26- 32

32- 48

Bê tông nhựa

Nguyễn Vịnh


02

Tỉnh lộ 11A

Cầu Đan Điền

Xí nghiệp gỗ Hoài Ân


2.100

26

32

Bê tông nhựa

Nguyễn Kim Thành


03

Đường tránh lũ Sịa

Hạt Kiểm Lâm


Giáp xã Quảng Vinh


2.800

26

26

Bê tông nhựa

Hóa Châu

04

Tỉnh lộ 4

Múi cầu Đan Điền


Giao đường ven phá Tam Giang

2.500

5,5

16,5


Bê tông nhựa

Tam Giang

05

Đường liên thôn Tráng Lực - Thạch Bình - An Gia

Đầu thôn Khuông Phò Đông


Giao Tỉnh lộ 4


2.800

7,5

16,5

Bê tông xi măng

Lê Tư Thành


06

Đường từ Cầu Bộ Phi đến đình Văn Căn

Cầu Bộ Phi


Giao Tỉnh lộ 11A

(Đình Văn Căn)



2.000

7,5

16,5

Bê tông nhựa

Trần Trùng Quang


07

Đường từ trường MN Bình Minh đến thôn Uất Mậu

Trường Mầm non Bình Minh


Giao đường tránh lũ


1.400

5,5

16,5

Bê tông nhựa

Đặng Hữu Phổ

08

Đường nội thị qua UBND thị trấn Sịa

Cuối xóm 3

Thạch Bình



Cuối Trung tâm Thương mại huyện

950

5,5- 9,5

16,5

Bê tông nhựa

Trần Hữu Khác

09

Đường thôn

Giang Đông



Giao Tỉnh lộ 4


Cuối thôn

Giang Đông



1.450

7,5

16,5

Bê tông xi măng

Trần Bá Song

10

Đường Tỉnh lộ 4 nối dài về sông Diên Hồng

Khu vực tổ chức lễ hội Sóng nước Tam giang

Giáp sông Diên Hồng


1.300

5,5

32

Bê tông nhựa

Đan Điền

11

Đường Cầu Vĩnh Hòa- Đan Điền

Cầu Vĩnh Hòa


Cầu Đan Điền


400

6,0

16,5

Bê tông nhựa

Nam Dương

12


Đường thôn Uất Mậu - Khuông Phò

Doanh nghiệp tư nhân Tri thức trẻ


Giao đường Đặng Hữu Phổ


900

7,5

16,5

Bê tông xi măng

Nguyễn Dĩnh

13


Đường nội thị

Cửa hàng xăng dầu HTX Đông Phước

Giao đường nội thị thị trấn Sịa - xã Quảng Phước

530

5,5

16,5

Bê tông nhựa

Nguyễn Minh Đạt

14

Đường thôn Văn Căn đến thôn Lương Cổ

Từ đình thôn Lương Cổ

Cuối thôn Văn Căn (giáp sông Nang)

1.800

7,5

16,5

Bê tông xi măng

Đặng Huy Cát

15

Đường từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đi Sơn Tùng

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT


Trường Cấp 2-3 Quảng Điền cũ


800

5,5

16,5

Bê tông nhựa

Trần Đạo Tiềm

16

Đường vào thôn

Uất Mậu


Cổng thôn

Uất Mậu


Giao đường thôn Uất Mậu- Khuông Phò

780

5,5

16,5

Bê tông xi măng

Nguyễn Hữu Đà

17

Đường trước cơ quan Huyện ủy

Giao Tỉnh lộ 11A


Giao đường Trung tâm Y tế – Văn Căn

830

26

26

Bê tông nhựa

Trần Quang Nợ

18

Đường nối từ Tỉnh lộ 4 đi Phước Lập

Giao Tỉnh lộ 4


Giáp xã Quảng Phước


1.100

7,5

19,5

Bê tông nhựa

Trương Thị Dương

19

Đường Hương Quảng

Giao Tỉnh lộ 4


Giáp xã Quảng Phước

850

5,5

16,5

Bê tông xi măng

Nguyễn Súy

20

Đường thôn Uất Mậu - Khuông Phò

Huyện đội (bên trái)


Đền Tưởng niệm

Liệt sĩ huyện




400

7,5

16,5

Bê tông xi măng

Nguyễn Đình Anh

21

Đường Thủ Lễ Nam

Giao Tỉnh lộ 11A


Giao đường Trần Trùng Quang

530

6,0

16,5

Bê tông xi măng

Nguyễn Cảnh Dị

22

Đường Giang Đông nối Tỉnh lộ 4

Giao đường thôn Giang Đông

Giao Tỉnh lộ 4


800

7,0

16,5

Bê tông nhựa

Phạm Quang Ái

23

Đường Tỉnh lộ 4 nối dài qua nhà thờ Thạch Bình

Giáp ranh giới trường Trung cấp Nghề

Xóm cụt Thạch Bình


300

5,5

16,5

Bê tông nhựa

Lê Thành Hinh

24

Đường vào khu dân cư Cồn Kiêu

Giao Tỉnh lộ 19


Khu dân cư

Cồn Kiêu



270

5,5

16,5

Bê tông xi măng

Trương Bá Kìm

25

Đường phía Bắc Trung tâm thương mại huyện

Giao Tỉnh lộ 19


Cuối Trung tâm Thương mại huyện

250

5,5

7,5

Bê tông xi măng

Lê Xuân



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Số: 06/2013/NQ-HĐND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013


NGHỊ QUYẾT

Về việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế văn hóa Công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”;

Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3287/TTr-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế; hình thành những nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.



2. Một số chỉ tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2013 - 2015:

- 100% hộ gia đình được tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên 80% hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn;

- 92% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa;

- 95 - 100% hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường, không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai qui định, gây mất mỹ quan đô thị và nông thôn;

- 95% làng, thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu làng (thôn, bản, tổ dân phố) văn hóa; giảm mạnh tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, nạn tảo hôn, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội phát sinh;

- 95% cơ quan, đơn vị và 80% doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa;

- 100% các điểm di tích, các điểm sinh hoạt công cộng có khu vệ sinh, chấm dứt tình trạng đeo bám khách du lịch.

* Riêng đối với nông thôn:

- 100% hộ gia đình tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.



b) Giai đoạn 2016 - 2020: Giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2013 – 2015, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể sau:

- 100% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn;

- 100% hộ gia đình không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;

- 95% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa; 97% làng (thôn, bản, tổ dân phố) được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa;

- 100% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

- 100% cơ quan, đơn vị và 90% doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa.



3. Một số nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn:

- Tích cực vận động nhân dân: tang lễ để không quá 3 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang; các gia đình sử dụng thùng để đốt vàng mã; không mê tín dị đoan, bói toán, đồng bóng...

- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; nghiêm cấm việc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đặt biển quảng cáo.

- Không đổ chất phế thải, rác ra đường, sông, ao, hồ; các gia đình thu gom và đặt rác thải đúng quy định.

- Ngăn chặn và xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình.

- Không sử dụng trang phục thiếu lịch sự đến những nơi tôn nghiêm, các di tích lịch sử, văn hóa; nghiêm cấm tình trạng nâng giá, ép giá, tranh giành, đeo bám khách du lịch.

- Xây dựng mô hình “tổ dân phố không rác”, “thôn, làng, bản không rác”.

- Ban hành các bộ tiêu chí và tổ chức xử phạt các hành vi vi phạm trong việc xây dựng nếp sống văn minh theo quy định của pháp luật hiện hành; thiết lập các đường dây nóng, thành lập các đội kiểm tra liên ngành để kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nếp sống văn minh đô thị.

* Riêng đối với đô thị:

- Xây dựng thành phố Huế trở thành “Thành phố không khói thuốc”, “Thành phố không có ăn xin, đeo bám”, “Thành phố xanh, sạch, đẹp”.

- Không treo, dán quảng cáo, rao vặt trên xây xanh, cột điện, công trình công cộng...; trong khu dân cư không có các điểm thu gom, buôn bán phế liệu.

- Ban hành quy định một số tuyến đường, đặc biệt là những tuyến đường du lịch không được rải vàng mã khi đưa tang.



4. Một số giải pháp:

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục: Tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục nếp sống văn minh đô thị và nông thôn sâu rộng và đồng bộ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong xây dựng và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.

b) Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng không gian, cảnh quan văn minh, hiện đại:

- Tập trung chỉnh trang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn đồng bộ, chú trọng đến những địa điểm công cộng, các khu du lịch, các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các khu danh lam thắng cảnh...

- Lồng ghép việc chỉnh trang kết cấu hạ tầng nông thôn với các dự án xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện nếp sống văn minh.

c) Phát huy vai trò của quy ước, hương ước xây dựng văn hóa:

- Hoàn thiện, bổ sung hệ thống quy ước, hương ước làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giáo dục ý thức chấp hành quy ước, hương ước; tạo dư luận xã hội nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người.

d) Tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.

5. Nguồn kinh phí thực hiện:

Hàng năm, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Đề án.



Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VI kỳ họp thứ 6 thông qua./.







CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 07/2013/NQ-HĐND



Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013


NGHỊ QUYẾT

Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 6e/2008/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua "Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";

Sau khi xem xét Tờ trình số 3291/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền thể thao thành tích cao ổn định, vững chắc; xây dựng đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao. Phấn đấu đạt vị trí trong top 20 tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018, đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển quốc gia và đạt thành tích cao tại các giải thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và quốc tế.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao thành tích thi đấu thể thao, tăng cường hội nhập với nền thể thao trong nước và quốc tế, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với các đơn vị mạnh trong toàn quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ 2013 - 2015:

- Đầu tư 05 môn thể thao trọng điểm: Cờ, Karatedo, Vật, Điền kinh, Bơi - lặn trở thành những môn thể thao có thế mạnh tham dự các giải quốc gia và quốc tế đạt thành tích cao.

- Tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII - năm 2014, phấn đấu đạt từ 04 - 06 huy chương vàng và xếp vị trí 25 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

- Phấn đấu đạt từ 500 - 520 huy chương các loại tại các giải thể thao quốc gia và 45 - 60 huy chương các loại tại các giải thể thao quốc tế.

- Phấn đấu có 40 - 50 vận động viên tham gia thi đấu trong các đội tuyển quốc gia; có 45 - 50 vận động viên đạt cấp kiện tướng và 100 vận động viên cấp I.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tập trung đầu tư 07 môn thể thao trọng điểm: Cờ, Karatedo, Vật, Điền kinh, Bơi - lặn, Võ cổ truyền, Taekwondo trở thành những môn thể thao có thế mạnh tham dự các giải quốc gia và quốc tế đạt thành tích cao.

- Tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018, phấn đấu đạt từ 10 - 15 huy chương vàng và xếp vị trí 20 so với các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc.

- Phấn đấu đạt từ 1.050 - 1.100 huy chương các loại tại các giải thể thao quốc gia và 80 - 100 huy chương các loại tại các giải thể thao quốc tế.

- Phấn đấu có 70 - 80 vận động viên tham gia thi đấu trong các đội tuyển quốc gia; có 130 - 150 vận động viên đạt cấp kiện tướng và 150 - 200 vận động viên cấp I.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Tiếp tục củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; nghiên cứu hình thành Trung tâm đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu để thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thành tích cao gắn với nhiệm vụ tổ chức thi đấu.

b) Đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung tuyển chọn và đào tạo vận động viên. Tập trung tuyển chọn, đào tạo vận động viên ở 05 môn trọng điểm giai đoạn 2013 - 2015 và 07 môn trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020. Hỗ trợ phát triển các môn xã hội hóa để có đủ lực lượng vận động viên tham gia Đại hội thể thao toàn quốc và các giải thể thao khu vực, quốc tế đạt mục tiêu đề ra.

c) Có kế hoạch đào tạo hoặc gửi đi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý; huấn luyện viên từng môn thể thao đảm bảo yêu cầu về quản lý và huấn luyện thể thao thành tích cao; xây dựng đội ngũ trọng tài trẻ, y bác sỹ thể dục thể thao chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển thể thao thành tích cao.

d) Nhanh chóng tiến hành rà soát hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để tập trung đầu tư xây dựng một số hạng mục trọng điểm như nhà tập luyện các môn Võ thuật, Khu liên hợp thể thao của tỉnh để phục vụ phát triển thể thao thành tích cao.

đ) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút nguồn đầu tư phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Có chính sách khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp; tiến hành thành lập câu lạc bộ và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp đối với các môn: bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, Golf…

e) Chính sách hỗ trợ các vận động viên:

- Vận động viên đạt huy chương quốc tế, huy chương Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, huy chương giải vô địch quốc gia:



+ Huy chương Vàng: 04 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

+ Huy chương Bạc: 03 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

+ Huy chương Đồng: 02 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

- Vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng và cấp I:



+ Kiện tướng: 03 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

+ Cấp I: 01 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

Mỗi vận động viên chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ ở một mức cao nhất theo thành tích hoặc danh hiệu đạt được.

Thời gian được hưởng là 12 tháng kể từ ngày vận động viên đạt được huy chương hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2013. Chính sách hỗ trợ các vận động viên được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đề cao trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VI kỳ họp thứ 6 thông qua./.







CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 08/2013/NQ-HĐND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013

NGHỊ QUYẾT


Về điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 tháng 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3107/TTr-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,


QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung sau:

1. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, hộ gia đình được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

2. Mức thu phí:

2.1. Rác thải thông thường:

2.1.1. Rác thải từ hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh:

a) Địa bàn thành phố Huế:

- Hộ mặt tiền: 20.000 đồng/hộ/tháng;

- Hộ trong kiệt, hẻm: 16.000 đồng/hộ/tháng.

b) Địa bàn các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã:

- Hộ mặt tiền: 15.000 đồng/hộ/tháng;

- Hộ trong kiệt, hẻm: 12.000 đồng/hộ/tháng.

c) Địa bàn các xã: 12.000 đồng/hộ/tháng.

2.1.2. Rác thải từ hộ gia đình có sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ:

a) Rác thải dưới 0,5 m3/tháng:

a.1) Hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến các loại thực phẩm, gia công hàng thủ công:

- Địa bàn thành phố Huế:

+ Hộ mặt tiền: 70.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ trong kiệt, hẻm: 50.000 đồng/hộ/tháng.

- Địa bàn các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã:

+ Hộ mặt tiền: 50.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ trong kiệt, hẻm: 40.000 đồng/hộ/tháng.

- Địa bàn các xã: 30.000 đồng/hộ/tháng.

a.2) Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác:

- Địa bàn thành phố Huế:

+ Hộ mặt tiền: 50.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ trong kiệt, hẻm: 40.000 đồng/hộ/tháng.

- Địa bàn các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã:

+ Hộ mặt tiền: 40.000 đồng/hộ/tháng;

+ Hộ trong kiệt, hẻm: 30.000 đồng/hộ/tháng.

- Địa bàn các xã: 20.000 đồng/hộ/tháng.

b) Rác thải từ 0,5 m3/tháng trở lên:

- Địa bàn các phường, thị trấn: 100.000 đồng/hộ/tháng;

- Địa bàn các xã: 60.000 đồng/hộ/tháng.

2.1.3. Rác thải từ các đối tượng khác:

- Hộ có thuyền du lịch trên sông: 80.000 đồng /thuyền/ tháng;

- Hộ có phòng cho thuê trọ: 4.000 đồng/phòng/tháng (ngoài mức thu phải nộp theo quy định đối với hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh).

2.1.4. Rác thải từ các tổ chức:

a) Cửa hàng, khách sạn, dịch vụ nhà trọ (nhà nghỉ), nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà ga, bến xe, bến thuyền, chợ:

- Rác thải dưới 1 m3/tháng: 160.000 đồng/đơn vị/tháng;

- Rác thải từ 1 m3/tháng trở lên: 160.000 đồng/m3.

b) Bệnh viện, trạm y tế và các tổ chức, cơ sở khác:

- Rác thải dưới 1 m3/tháng: 140.000 đồng/đơn vị/tháng;

- Rác thải từ 1 m3/tháng trở lên: 140.000 đồng/m3.

c) Trường học, nhà trẻ, cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở làm việc của doanh nghiệp: 100.000 đồng/đơn vị/tháng.

2.2. Rác thải xây dựng, công nghiệp không nguy hại:

a) Rác thải từ hoạt động xây dựng: 70.000 đồng/m3.

b) Rác thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất: 160.000 đồng/m3.

2.3. Rác thải nguy hại (rác thải y tế, công nghiệp nguy hại; chế biến nông thủy sản; giết mổ gia súc; rác thải nguy hại khác):

a) Rác thải y tế, công nghiệp nguy hại:

- Rác thải có khối lượng dưới 5 kg/tháng: 170.000 đồng/đơn vị/tháng;

- Rác thải có khối lượng từ 5 kg/tháng trở lên: 35.000 đồng/kg.

b) Rác thải từ chế biến nông thủy sản, giết mổ gia súc, rác thải nguy hại khác: 200.000 đồng/m3.

3. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:

3.1. Đơn vị thu phí:

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phù hợp, bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 6 Pháp lệnh phí và lệ phí và Điều 4 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.



3.2. Tỷ lệ phí được để lại đơn vị thu:

a) Đối với rác thải không nguy hại (rác thải thông thường; rác thải công nghiệp, xây dựng không nguy hại):

Địa bàn các phường, thị trấn được để lại 20%, địa bàn các xã được để lại 25% trên tổng số phí thu được để chi trả cho hoạt động tổ chức thu phí theo quy định.

Số phí còn lại nộp vào ngân sách cấp huyện, xã theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và được sử dụng theo quy định cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác.

b) Đối với rác thải nguy hại:

Đơn vị tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác được để lại 100% số phí thu được nhằm chi trả chi phí cho hoạt động tổ chức thu phí, thu gom, vận chuyển, xử lý rác và các khoản chi khác theo quy định.



3.3. Nội dung chi đối với khoản phí được để lại đơn vị thu thực hiện theo điểm 8 Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các quy định của pháp luật.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.

2. Các nội dung quy định tại Nghị quyết này được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.

3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 15n/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh.



Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI kỳ họp thứ 6 thông qua./.







CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 09/2013/NQ-HĐND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,

môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VI - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3167/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,


QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với một số nội dung cụ thể như sau:

1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

a) Phạm vi điều chỉnh: Lĩnh vực xã hội hóa được điều chỉnh tại nghị quyết này bao gồm: giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.



b) Đối tượng áp dụng:

- Các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa, bao gồm:

+ Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục - đào tạo, dạy nghề), hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa.

+ Các cơ sở ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Sau đây gọi tắt là cơ sở thực hiện xã hội hóa).

c) Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa: Việc áp dụng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.



2. Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa

a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thuộc danh mục loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn đã được quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Dự án xã hội hóa phải nằm trong danh mục dự án xã hội hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố cho từng giai đoạn.

3. Nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa

- Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập, cấp phép hoạt động phải đảm bảo theo quy hoạch và đáp ứng các điều kiện về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường.

- Cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.

- Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có chính sách hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

- Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa như cơ sở công lập. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở thực hiện xã hội hóa được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Tài sản của cơ sở thực hiện xã hội hóa bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể, tài sản của các cơ sở sự nghiệp công lập tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hóa không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.

- Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa ngừng hoạt động, phải giải thể thì thực hiện trình tự, thủ tục giải thể, xử lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.



4. Nội dung một số chính sách

4.1. Chính sách cho thuê nhà, xây dựng cơ sở vật chất

a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu tiên thuê dài hạn nhà thuộc sở hữu nhà nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương với mức giá ưu đãi để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực xã hội hóa.

Mức giá cho thuê ưu đãi tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án xã hội hóa được duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh qui định cụ thể đối với từng dự án như sau:

- Đối với nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định hiện hành về quản lý tài sản.

- Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng mới (bao gồm cả thuế của đơn vị xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng.

b) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa xây dựng nhà, cơ sở vật chất nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách và phải hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng trong tổng số chi phí đầu tư hạ tầng phải hoàn trả cho ngân sách.



4.2. Chính sách giao đất, cho thuê đất:

4.2.1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình thức:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

b) Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất;

c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất.



4.2.2. Đối với đất đô thị, đất ở, việc miễn, giảm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được quy định cụ thể như sau:

Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế:

a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng: Cơ sở bảo trợ xã hội được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư xây dựng vào địa bàn toàn tỉnh.

b) Các cơ sở xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế còn lại:

b.1) Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư vào địa bàn xã thuộc các huyện, thị xã và Khu kinh tế Chân mây - Lăng cô.

b.2) Được giảm 70% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án khi đầu tư vào địa bàn thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà.

b.3) Được giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư vào địa bàn thành phố Huế và khu đô thị An Vân Dương.

Riêng đối với các dự án thuộc loại hình phòng khám đa khoa không được hưởng các ưu đãi nêu trên khi đầu tư vào địa bàn thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế.

Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao

a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng: bảo tàng, bể bơi, cơ sở đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao năng khiếu và thành tích cao được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư vào địa bàn toàn tỉnh.

b) Các cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực Văn hóa, thể thao còn lại:

b.1) Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư vào địa bàn xã thuộc các huyện, thị xã và Khu kinh tế Chân mây- Lăng cô.

b.2) Được giảm 70% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án khi đầu tư vào địa bàn thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà.

b.3) Được giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư vào địa bàn thành phố Huế và khu đô thị An Vân Dương.



Đối với lĩnh vực môi trường

- Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư vào địa bàn toàn tỉnh.



4.3. Các chính sách khác thực hiện theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ, Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.

5. Hiệu lực thi hành:

a) Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.

b) Xử lý chuyển tiếp:

Các dự án xã hội hóa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được xử lý chuyển tiếp về chính sách ưu đãi như sau:

- Trường hợp chính sách ưu đãi đã được cấp chứng nhận đầu tư cao hơn chính sách ưu đãi tại Nghị quyết này thì dự án tiếp tục được hưởng theo các chính sách đó cho thời gian còn lại.

- Trường hợp chính sách ưu đãi đã được cấp chứng nhận đầu tư thấp hơn chính sách ưu đãi tại Nghị quyết này thì được điều chỉnh theo Nghị quyết này cho thời gian còn lại.

- Đối với các trường hợp thực hiện theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì không điều chỉnh theo Nghị quyết này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, kỳ họp lần thứ 6 thông qua./.







CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 10/2013/NQ-HĐND Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 7 năm 2013


NGHỊ QUYẾT

Về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 và Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3181/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030; ý kiến tham gia của Tổng cục Du lịch; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,


QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.



II. Mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu cụ thể

1. Mục tiêu chung

Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.



2. Mục tiêu cụ thể

a) Từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trọng điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.

b) Dự báo về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030:

- Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế:

+ Năm 2015 thu hút hơn 03 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt 1,2 triệu lượt.

+ Năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt 2 triệu lượt.

+ Năm 2025 thu hút 8,8 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt.

+ Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt.

- Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ:

+ Năm 2015 thu hút hơn 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế


986 nghìn lượt, tăng trưởng khách du lịch 10%/năm.

+ Năm 2020 thu hút hơn 3,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế


1,6 triệu lượt, tăng trưởng khách du lịch 11%/năm.

+ Năm 2025 thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế


2,9 triệu lượt, tăng trưởng khách du lịch 12%/năm.

+ Năm 2030 thu hút hơn 10,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế


4,3 triệu lượt, tăng trưởng khách du lịch 8%/năm.

- Số lượng cơ sở lưu trú (phòng khách sạn): Năm 2015 có 12.800 phòng; năm 2020 có 22.600 phòng; năm 2025 có 38.100 phòng; năm 2030 có
61.400 phòng.

- Chỉ tiêu việc làm trực tiếp: Năm 2015 tạo việc làm cho khoảng 13.000 lao động ; năm 2020 khoảng 22.000 lao động; năm 2025 khoảng 37.000 lao động; năm 2030 khoảng 62.400 lao động.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2030 là 11%.



- Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch

Mức chi tiêu bình quân trong cơ sở lưu trú

+ Năm 2015 ước đạt hơn 1,1 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


0,51 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2020 ước đạt hơn 1,2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


0,66 triệu đồng đối với khách nội địa.

+ Năm 2025 ước đạt hơn 1,4 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


0,83 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2030 ước đạt hơn 1,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


1,05 triệu đồng đối với khách nội địa.

Mức chi tiêu bình quân ngoài xã hội

+ Năm 2015 ước đạt hơn 2,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


1,3 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2020 ước đạt hơn 3,1 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


1,6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2025 ước đạt hơn 3,6 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


2,1 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2030 ước đạt hơn 4,2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế;


2,6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

- Chỉ tiêu GDP du lịch và tỷ trọng trong GDP tỉnh.

+ Năm 2015 là 3.080 tỷ đồng, chiếm 11,7% so với GDP toàn tỉnh.

+ Năm 2020: là 6.182 tỷ đồng, chiếm 13,1% so với GDP toàn tỉnh.

+ Năm 2030: là 25.025 tỷ đồng, chiếm 17,2% so với GDP toàn tỉnh.



III. Các định hướng phát triển

1. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa

a) Khách du lịch nội địa: Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước, chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển….

b) Khách du lịch quốc tế: Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của các nước Đông Bắc Á và ASEAN.

2. Phát triển sản phẩm du lịch

a) Phát triển các loại hình du lịch truyền thống


- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà… Các sản phẩm chính bao gồm:


+ Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới.

+ Du lịch lễ hội



Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương