KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang30/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




BIÊN BẢN

KỲ HỌP THỨ 6, HĐND TỈNH KHÓA VI

(Ngày 17, 18 và ngày 19/7/2013 )




Thứ Tư, ngày 17/7/2013:

Sáng:

* Từ 7 giờ 30 - 8 giờ 00: HĐND tỉnh họp phiên trù bị.

- Ông Đào Chuẩn - Thay mặt Thư ký kỳ họp kiểm diện đại biểu.

+ Số đại biểu HĐND tỉnh Khóa VI: 52 đại biểu.

+ Số đại biểu có mặt: 46 đại biểu.

+ Số đại biểu vắng mặt: 06 đại biểu (Đại biểu Trần Thanh Bình, đại biểu Lê Trường Lưu, đại biểu Lê Phùng, đại biểu Nguyễn Thị Sửu, đại biểu Nguyễn Mậu Chi và đại biểu Văn Trung Dũng đều có đơn xin phép).

- Bà Phạm Thị Bích Thủy - Ủy viên thường trực HĐND tỉnh thông báo nội dung, chương trình và thời gian tổ chức kỳ họp thứ 6 để xin ý kiến HĐND tỉnh.



* 8 giờ 00: Khai mạc kỳ họp

Nghi lễ chào cờ và tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.



  1. Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc kỳ họp.

  2. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao trình bày báo cáo tóm tắt về “Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013”.

  3. Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trần Phùng thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động của Mặt trận các cấp tham gia xây dựng Chính quyền 6 tháng đầu năm 2013.

  4. Chánh Thanh tra tỉnh Trần Ngọc Cư, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013.

  5. Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.

  6. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2013-2014.

  7. Trưởng ban Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Phạm Quốc Dũng trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các chương trình trọng điểm, dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013.

  8. Trưởng ban Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Phan Công Tuyên trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ văn hoá - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013.

  9. Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bùi Thanh Hà trình bày báo cáo thẩm tra về lĩnh vực pháp chế 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013.

  10. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phan Tiến Dũng, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về việc thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

  11. Phó Trưởng ban Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Trần Thị Minh Nguyệt trình bày báo cáo thẩm tra Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

  12. Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền Hồ Quang Minh, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

  13. Phó Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Trần Thị Minh Nguyệt trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình về đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

Chiều:

* Từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 00:

Đại biểu mời: Đ/c Tạ Thị Yên, Phó Vụ trưởng Vụ công tác đại biểu Quốc hội.



  1. HĐND tỉnh thảo luận tại Hội trường các báo cáo:

- Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện dự toán ngân sách, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm 6 tháng đầu năm và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2013.

+ Đại biểu Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Sở KH và ĐT tỉnh.

Thông báo thêm tình hình kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ để HĐND có cái nhìn bao quát rộng hơn. Đồng thời phân tích thêm những thuận lợi cơ bản và khó khăn của nền kinh tế tỉnh nhà. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục giảm bậc, trong đó có một số chỉ số thành phần giảm sâu như Chỉ số tiếp cận đất đai, công tác giải phóng mặt bằng; Công tác cải cách hành chính chậm được đổi mới, vai trò thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu, gây nhiều phiền hà cho dân… Mặc dù tỉnh đã tập trung nhiều biện pháp để khắc phục chỉ số này, nhưng kết quả không được như mong muốn (sẽ trả lời chất vấn sau).



+ Đại biểu Hồ Đăng Vang, Giám đốc Sở NN và PTNT.

Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, vụ Đông Xuân được mùa; vụ Hè Thu chúng ta đã chủ động nước để tưới tiêu, dự kiến vụ này sẽ đạt 55 tạ/ha, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu lương thực năm 2013. Tình hình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có 28/92 xã được chọn làm điểm giai đoạn 2011 - 2015, khả năng đến cuối năm 2013 sẽ có 2 xã Hương Giang và Hương Hòa thuộc huyện Nam Đông sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, năm 2014 sẽ có các xã Quảng Phú (Quảng Điền), Thủy Tân (Hương Thủy), Phú Hải (Phong Điền). Đề nghị cần quan tâm bố trí kinh phí để giúp cho các xã hoàn thành tiêu chí số 10 (Giao thông) để giúp cho các xã có điều kiện về đích sớm.



+ Đại biểu Nguyễn Đình Đấu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tình hình thu tiền đất trên địa bàn đang gặp khó khăn, cấp tỉnh mới đạt tỷ lệ 33,7%, chủ yếu là do đấu giá phân lô (khoảng 78%); cấp huyện đạt 36,2%, đạt cao có các huyện như huyện Phú Vang 83%, Phong Điền 52%, Phú Lộc 58%,… Dự kiến, năm nay hụt thu tiền đất khoảng 80 tỷ đồng.

Đề xuất ba giải pháp: Xem xét để bố trí vốn hợp lý, cân đối quỹ đất, nơi nào nên bán, nơi nào để dành cho năm sau, xử lý giá cả hợp lý, đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất; Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, để bàn giao quỹ đất cho tỉnh; Tăng cường hoạt động đấu giá các lô đất đã bàn giao cho Trung tâm bán đấu giá và đất xen ghép.

Cấp GCN QSDĐ trên toàn tỉnh mới đạt 65,9%, trong đó huyện Quảng Điền đạt 93%, Hương Trà 80%, Nam Đông 84%, hai huyện có tỷ lệ thấp nhất là Phú Lộc 47,7%, Hương Thủy 48%,… BCĐ cấp giấy của tỉnh đã họp 7 phiên, tỉnh hỗ trợ 3,2 tỷ cho các huyện nhưng tiến độ còn chậm so với yêu cầu. Tỉnh đã đề nghị Bộ TN & MT cho chủ trương ghi nợ tiền đất trên GCN, cho phép cấp GCN đất trong vùng qui hoạch nhưng chưa được trả lời. Giải pháp trong thời gian tới phải quyết liệt hơn nữa để phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt trên 90%.



+ Đại biểu Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính.

Về phần thu: Đây là lần đầu tiên không hoàn thành mục tiêu thu ngân sách do những khó khăn chung của cả nước, khu vực. Tuy vậy so với toàn quốc ta vẫn cao hơn (nếu loại trừ yếu tố XNK, thu tiền đất), loại trừ thu tiền chuyển nhượng vốn bia năm 2012 thi tăng được 13%, đây là dấu hiệu đáng phấn khởi. Tuy nhiên cũng cần quan tâm một số vần đề sau: Thị phần Bia Huế đang bị cạnh tranh gay gắt nhất là thị trường Quảng Trị. Thu ngoài quốc doanh có tăng ngoài yếu tố tăng do nội lực của khu vực, còn có do chuyển các khoản thu của các Công ty CP trước đây nằm trong tổng thu của DNNN chuyển sang. Thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ước đạt 218 tỷ đồng, chỉ đạt 38,2% dự toán và bằng 94% so với cùng kỳ. Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh là do thực hiện Thông tư 41/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản nên một số mặt hàng bị hạn chế số lượng xuất khẩu.

Về phần chi: Chi thường xuyên ước đạt 1.991 tỷ đồng, bằng 47,9% dự toán; trong đó: chi sự nghiệp kinh tế đạt 170 tỷ đồng, bằng 41,5%; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 876 tỷ đồng, bằng 43,9%; chi sự nghiệp y tế 224,4 tỷ đồng, bằng 51,4%; chi quản lý hành chính 439 tỷ đồng, bằng 53,8%; chi an ninh - quốc phòng 29 tỷ đồng, bằng 46,8%…

Năm 2013, dự báo tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dự kiến hụt thu ngân sách, khoảng 64 tỷ đồng.



+ Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL tỉnh.

Khó khăn do đóng cửa Sân bay Phú Bài nên khách du lịch đến Huế, các hội nghị, hội thảo tổ chức ít hơn, có khoảng 20% bỏ tour đến Huế để đi Hội An. Tuy vậy, khách quốc tế tăng khá, nhất là khách Thái Lan… Cuối năm, sau khi sân bay đi vào hoạt động lại, và cũng là mùa du lịch của khách quốc tế, khả năng sẽ có những thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, một số cơ sở hạ tầng du lịch xuống cấp như đường vào Cảng Chân Mây chỉ có 500m nhưng không ai sữa chữa, nạn đánh bắt trong khu vực Cảng làm cản trở giao thông cho các tàu lớn, một vài chuyến tàu du lịch phải bỏ Cảng Chân Mây vào cập bên Cảng Tiên Sa; môi trường vệ sinh đang dần hoàn thiện, nhưng môi trường văn hóa vẫn còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh như nạn chèo kéo, tranh giành khách, cò mồi… phát sinh gây mất thiện cảm với du khách. Cần quan tầm đầu tư hạ tầng cơ sở để phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

+ Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Doanh thu 6 tháng đạt khá do điều chỉnh lại tuyến tham quan, cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Để thực hiện chính sách kích cầu cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng hơn giữa các ban ngành (Ví dụ thời gian phục vụ của Bảo tàng cách mạng chưa phù hợp, không mở cửa vào thứ 7, chủ nhật trong lúc khách du lịch thì tranh thủ vào ngày nghỉ để đi du lịch).

Các ngành cũng phải chuẩn bị tốt cho việc mở cửa lại sân bay Phú Bài. Đề xuất có trạm dừng trên tuyến Đà Nẵng - Huế khi sân bay đang đóng cửa, kể cả sau này. Mức phân cấp phê duyệt các dự án sữa chữa trùng tu cho Trung tâm từ 100 triệu trở xuống là chưa phù hợp, đề nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh.

+ Đại biểu Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.

Sở đã có những cải tiến trong tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú (kết hợp thi tuyển và xét tuyển). Sở đã quan tâm đầu tư cho nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp.

Để có cơ sở cho cải cách, đổi mới trong ngành giáo dục cần thay đổi lớn về nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục; sĩ số học sinh trong lớp thấp nhất là cấp Tiểu học, THCS; cơ sở vật chất cho dạy 2 buổi/ngày chưa đạt. Giải pháp quan trọng là công tác quản lý (dự giờ, thăm lớp, đề chung, chấm chung…), thi tuyển sinh vào các cấp THCS, THPT; khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; giải pháp sĩ số học sinh trên lớp; chuyển giáo viên sang Trung tâm giáo dục cộng đồng, nhân viên thiết bị Hóa – Sinh, bố trí giáo viên liên trường. Đề nghị tỉnh thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Đại biểu Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tỉnh đã có những quyết tâm và nổ lực trong cấp GCN QSDĐ. Đang quyết tâm hoàn thành mục tiêu về đất lâm nghiệp với nhiều giải pháp như xúc tiến chuyển đổi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp; khi dân thực hiện nghĩa vụ đầy đủ mới cấp GCN,… Các cấp chính quyền phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2013.

Về giải quyết đơn thư KN, TC của công dân, đã có nhiều giải pháp, tuy có chậm (còn 02 vụ) nhưng đảm bảo đúng pháp luật, không để hậu quả trái chiều sau khi xử lý vụ việc.

Để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, tỉnh sẽ tổ chức các diễn đàn với các doanh nghiệp để tạo sự gần gũi, thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phát huy văn phòng “Một cửa, một dấu”.

Sau khi kết thúc các kỳ Festival, cần phải phát huy hiệu quả của nó để nó tạo ra những chuyển biến có tính bền vững, kế thừa và phát triển.


  1. HĐND tỉnh họp để thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

(Có hồ sơ lấy phiếu tín nhiệm kèm theo).

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện – Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tọa kỳ họp phát biểu nêu rõ mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm

- Đồng chí Nguyễn Văn An – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đọc Tờ trình về danh sách những người được lấy tín nhiệm lần này (có danh sách kèm theo).

- HĐND tỉnh biểu quyết thông qua danh sách của 15 vị đại biểu được lấy phiếu tín nhiệm: 100% đại biểu nhất trí

- Phân tổ thảo luận (Theo 09 tổ đại biểu).

- Các tổ họp thảo luận (có biên bản họp tổ kèm theo)

Thứ Năm, ngày 18/7/2013:

Sáng:

* Từ 8 giờ 00 đến 10 giờ 30:

+ Số đại biểu có mặt: 49 đại biểu.

+ Số đại biểu vắng mặt: 03 đại biểu (Đại biểu Trần Thanh Bình, đại biểu Nguyễn Thị Sửu và đại biểu Nguyễn Mậu Chi – đều có đơn xin phép).


  1. HĐND tỉnh họp lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

(Có hồ sơ lấy phiếu tín nhiệm kèm theo).

  1. HĐND tỉnh thảo luận và thông qua các nghị quyết về:

- Đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

+ Thư ký kỳ họp Trần Thị Minh Nguyệt trình bày dự thảo Nghị quyết về đặt tên đường tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (đợt 1).

+ Thảo luận:

Đại biểu Phan Công Tuyên, Trưởng ban Văn hóa và Xã hội.

Thống nhất với 24 tên đường do UBND đề xuất, tuy nhiên tên đường “25 tháng 3” gắn với sự kiện giải phóng quê hương Quảng Điền (3/1975) cũng trùng ngày giải phóng của một số huyện khác. Mặt khác, Trung ương cũng khuyến nghị không nên đặt tên đường gồm các số, dễ gây khó khăn trong các giao dịch dân sự sau này. Đề nghị thay tên khác cho tên “25 tháng 3” mà đề án đã nêu.



Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL

Nhất trí như đại biểu Phan Công Tuyên, việc đặt tên bằng chữ số thực tế đã có khó khăn trong các giao dịch, nên từ nay không nên đặt tên đường bằng chữ nữa. Đề nghị huyện Nam Đông, là đơn vị cuối cùng sẽ đặt tên đường lưu ý khi xây dựng đề án tên đường tại thị trấn Khe Tre.



Đại biểu Trần Quang Vinh, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền.

Việc đặt tên đường đã thực hiện theo đúng các qui định của pháp luật, căn cứ vào Lịch sử Đảng bộ huyện, các đồng chí lão thành cách mạng, các tầng lớp nhân dân. Đồng tình với đề xuất của Ban VH và XH, các đại biểu về việc không nên đặt tên đường bằng số, huyện đề xuất thay bằng tên đường “Hóa Châu”, đưa tên “Trần Hữu Khác” trong nguồn dự phòng thay vào vị trí đường “Hóa Châu” đã đề nghị trong đề án.



Đại biểu Phan Công Tuyên, Trưởng ban Văn hóa và xã hội.

Nhất trí với đề xuất của đại biểu Trần Quang Vinh, thay bằng tên “Hóa Châu” để xứng đáng với con đường to, đẹp của huyện Quảng Điền.



Đ/c Hoàng Đăng Khoa, PCT UBND huyện Quảng Điền.

UBND huyện đề xuất thay bằng tên đường “Hóa Châu”, đưa tên “Trần Hữu Khác” trong nguồn dự phòng thay vào vị trí đường “Hóa Châu” đã đề nghị trong đề án. (Tiến sĩ Trần Hữu Khác, người xã Thạch Bình. Trên Văn Miếu – Huế, tên ông được khắc ở vị trí bia số 21).



Đại biểu Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Về tên đường như đề xuất, không hòan toàn là số như nước ngoài (đường số 1, đường số 2,...), đây là đường “25 tháng 3”. Tuy nhiên, hiện nay đang có những điểm chưa thống nhất về ngày giải phóng Quảng Điền (ngày 23, 24 hay 25/3 ?).

Việc thay thế bằng tên “Trần Hữu Khác” cũng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đặt tên danh nhân lịch sử ngay trên địa giới của thôn, xã quê của danh nhân.

Biểu quyết: 100% nhất trí (Theo đề án 23 đường; điều chỉnh 02 đường theo đề xuất của Ban VH và XH, Lãnh đạo huyện Quảng Điền).

- Đề án Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

+ Thư ký kỳ họp Trần Thị Minh Nguyệt trình bày dự thảo Nghị quyết.

+ Các đại biểu thảo luận:

Đại biểu Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

Tham gia vào một số chỉ tiêu cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, chưa được nhắc đến cơ sở pháp lý qui định đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đạt chuẩn đến mức độ nào, có cấp bằng công nhận không? Theo qui định của pháp luật thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp muốn công nhận văn hóa thì phải có tổ chức công đoàn. Thực tế, tỉnh ta có trên 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa hoặc không đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn.

Chấm dứt tình trạng đeo bám, nhưng chưa nói rõ thêm vì bản thân “đeo bám” chưa chắc đã là xấu, nhất là trong cơ chế thị trường này. Chúng ta chỉ nên lên án việc đeo bám và ứng xử thiếu văn hóa.

Đại biểu Lê Phùng, Phó Chủ tịch Hội VH NT tỉnh.

Việc xây dựng “Thành phố không khói thuốc lá” có khả thi không hay chỉ dừng ở những nơi công cộng. Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí “Sáng” trong mục tiêu “Sáng, xanh, sạch, đẹp” để Huế sáng hơn, đẹp hơn.

Các điểm di tích, du lịch, nên cần thêm chỉ tiêu là 100% các điểm di tích, du lịch có ứng xử văn hóa.

Đại biểu Trần Phùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh.

Đề xuất bổ sung căn cứ, đối tượng điều chỉnh của nghị quyết. Cụ thể bổ sung Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL qui định tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Các chỉ tiêu này đã bao hàm yếu tố văn minh chưa vì văn minh có rất nhiều nội dung nên phải nghiên cứu thêm và sau này sẽ có tiêu chí cụ thể.

Về nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện, có nội dung giống nhau hoàn toàn nên cần xem lại và gắn thêm với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.



Đại biểu Phan Tiến Dũng giải trình:

Tỉnh ta làm đề án xây dựng nếp sống văn minh cả đô thị và nông thôn nên sau này sẽ xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng địa phương.



Đại biểu Đoàn Thị Thanh Huyền:

Đây là đề án quan trọng, nhất là đối với đô thị để xây dựng hành vi ứng xử văn hóa của người dân Huế. Cần sớm xây dựng bộ tiêu chí. Cần thêm nội dung ứng xử văn hóa và thân thiện với môi trường.



Đại biểu Trần Duy Tuyến:

Phải chú ý nội dung cán bộ nêu gương trong đề án vì ở thị xã Hương Trà đã có làng kiểu mẫu nên người dân rất bất bình với việc cán bộ để tang 8 - 9 ngày. Có một số chỉ tiêu khó khả thi như một số tuyến đường không rải vàng mã vì là tâm linh, phong tục đồng nghĩa với việc không được đưa tang trên các tuyến đường này. Vì vậy, vấn đề này nên xem lại, cân nhắc.



Đại biểu Thích Huệ Phước:

Về giải pháp đầu tiên của đề án là tuyên truyền, đây là nội dung quan trọng và làm thế nào để thực hiện được, người dân nhận thức được. Trước hết cán bộ phải nêu gương, giáo dục đối tượng nào, phải chú ý trong học đường, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, lực lượng vũ trang…. Phải cả hệ thống mới có thế thực hiện được. Cần phải đưa vào khuôn khổ là hợp lý.



Đại biểu Ngô Hòa:

Rất đồng tình với các ý kiến đã phát biểu. Thực hiện đề án là cả quá trình. Đề án rất rộng, trừu tượng và cả cụ thể. Hiện có rất nhiều văn bản qui định nhưng thực tế lại không có kết quả và bây giờ tỉnh phải tập trung lại để làm vì rất cấp thiết. Nghị quyết sẽ là cuộc vận động lớn, toàn diện để thực hiện có hiệu quả.



Chủ tọa kỳ họp:

Thay đổi tiêu chí doanh nghiệp là “các doanh nghiệp đủ điều kiện…”

+ Biểu quyết: 100%


  1. Trưởng Ban kiểm phiếu công bố Biên bản kiểm phiếu lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

  2. HĐND tỉnh thảo luận và thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

+ Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thư ký kỳ họp trình bày dự thảo Nghị quyết.

+ Biểu quyết: Nhất trí 100%.



  1. Công tác thi đua khen thưởng: Công bố các quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân (do Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh thực hiện).

Chiều:

  1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phan Tiến Dũng, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về việc thông qua đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

  2. Phó Trưởng ban Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Trần Thị Minh Nguyệt trình bày báo cáo thẩm tra đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

  3. Thư ký kỳ họp Trần Thị Minh Nguyệt trình bày dự thảo Nghị quyết về Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

+ Các đại biểu thảo luận:

Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL tỉnh.

Những môn thể thao trọng điểm là những môn có thế mạnh giành huy chương nhiều trong thời gian qua. Hiện các vận động viên đang gặp khó khăn, không có cơ chế ràng buộc và tiền lương thấp nên có 4 vận động viên đã xin nghỉ việc nhưng cũng có một số vận động viên tỉnh khác đến đầu quân cho Huế.

Về bóng đá, đội U21 và U23 mạnh nhưng lực lượng nòng cốt để thi đấu lại hạn chế. Đội bóng đang thi đấu giải hạng nhì và đứng đầu bảng ở vòng loại nên mong hội đồng xem xét.

Đại biểu Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm ngoài, HĐND đã thông qua chế độ dinh dưỡng cho VĐV tuy nhiên mức áp dụng còn thấp, chưa hết khung; riêng chế độ hỗ trợ phát triển thể thao thành tích cao để lại và xây dựng thành đề án riêng. Thừa Thiên Huế là cái nôi của nhiều môn thể thao thành tích cao nhưng việc đầu tư còn hạn chế. Hiện các thiết chế thể thao (như Khu liên hợp TDTT,...) chưa có, chế độ dinh dưỡng, chính sách còn khó khăn nên đã xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Trong điều kiện cụ thể, đề án đưa ra 5 môn thế mạnh để duy trì và phát triển là phù hợp với truyền thống và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Huế còn có di tích Võ Miếu – nơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc từ thời xưa đang bị hoang phế cần phải được phục dựng.

Về bóng đá, không có nguồn tài trợ nào nên rất cần HĐND tỉnh thông qua.



Đại biểu Trần Quang Vinh, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền.

Chúng ta đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 4 trung tâm của cả nước và khu vực, vì vậy việc HĐND bàn và ra nghị quyết về thể thao thành tích cao cũng là một việc cần thiết. Đề xuất nên nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ HLV đào tạo được các VĐV thành tích cao.



Đại biểu Trần Duy Tuyến, Bí thư Thị ủy Hương Trà.

Đề nghị có sự phân định giữa giải trong nước và ngoài nước; xác định rõ một VĐV vừa đạt huy chương vừa đạt danh hiệu thì hỗ trợ như thế nào ?



Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL tỉnh.

Giải thích làm rõ thêm các vấn đề mà đại biểu HĐND vừa tìm hiểu. Các VĐV chỉ được hưởng tiền công (Thừa Thiên Huế đang áp dụng mức bằng 75% mức qui định của Trung ương), không có tiền lương. Đối với HLV, họ là những viên chức và Bộ VHTTDL cũng chưa có qui định nào.



Đại biểu Trần Thị Minh Nguyệt, Phó Ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh.

Đối với các vận động viên đạt nhiều thành tích cùng một thời điểm thì theo qui định của ngành VHTTDL lâu nay đã thực hiện, đó là vận động viên sẽ được nhận mức tiền thưởng, chế độ ở mức thành tích cao nhất trong 12 tháng.



Đại biểu Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính.

Kinh nghiệm các tỉnh, đã xây dựng kế hoạch và có lộ trình tăng phù hợp cho từng giai đọan. Đối với chúng ta, đội bóng có là thể thao thành tích cao hay không cũng cần suy nghĩ, xem xét thêm. Chế độ thuê cầu thủ ngoài tỉnh, quy định của nhà nước không có, không thể sử dụng tiền ngân sách để thuê VĐV ngoại tỉnh. Theo trào lưu của cả nước, phải tính toán lại về đội bóng vì thời gian tới sẽ còn khó khăn hơn.



Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL tỉnh.

Như năm 2012, với thành tích của các VĐV, tỉnh chi khoảng 2 tỷ đồng. Các năm trước khi chưa có nghị quyết của HĐND, tỉnh vẫn lấy tiền ngân sách để chi hỗ trợ rồi.



Đại biểu Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh.

Các VĐV thành tích cao rời Huế ra đi đã ảnh hưởng đến vị thế của tỉnh. Thống nhất việc chi bồi dưỡng chỉ nên thực hiện mức cao nhất, ngoài ra có thể vận dụng các hình thức khen thưởng đột xuất để động viên thêm. Về đội bóng, theo qui định của Nhà nước thì UBND không thể qui định mức hỗ trợ được từ ngân sách nhà nước.

Thời gian qua, các đề án HĐND tỉnh đã phê duyệt đều tăng chi, tạo áp lực rất lớn cho ngân sách tỉnh, do đó cần cân nhắc rất kỹ. Trước đây, Bia Huđa hỗ trợ 3 tỷ/năm, nay không còn doanh nghiệp nào tài trợ nữa, tuy vậy nhân dân rất muốn bóng đá tỉnh nhà duy trì và phát triển hơn nữa. Đề nghị HĐND cho ý kiến rõ về kinh phí bóng đá chứ không thể nói theo dự thảo nghị quyết là có thể hoặc không và giao UBND tỉnh cần đối ngân sách hàng năm được. Nếu HĐND không thông qua thì UBND không vận dụng được về kinh phí bóng đá.

Đại biểu Nguyễn Kim Dũng, Bí thư Thành ủy Huế.

Nghị quyết của HĐND phải đầy đủ cơ sở pháp lý và mang tính khả thi, nếu việc thực thi còn “mơ hồ” thì không nên ban hành nghị quyết. Nghị quyết phải đảm bảo tính thực thi và bắt buộc thực hiện chứ Sở Tài chính không thể nói là không có tiền. HĐND phân bổ ngân sách hàng năm là quyền của HĐND tỉnh.

Chủ tọa kỳ họp đề nghị: Đề nghị đưa vào nghị quyết 02 nội dung: Thứ nhất, chỉ được hưởng mức cao nhất; thứ hai, nêu thêm nội dung hỗ trợ cơ sở vật chất (Khu liên hợp thể thao; Nhà đấu vật,...). Không đưa kinh phí hỗ trợ bóng đá vào nghị quyết vì HĐND cũng không có căn cứ pháp luật của Nhà nước để thông qua.

+ Biểu quyết: 90% nhất trí.



  1. Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, thay mặt UBND tỉnh trình bày tờ trình về việc điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh.

  2. Phó Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Sơn trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình về việc điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh.

  3. Thư ký kỳ họp Nguyễn Thanh Sơn trình bày dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh.

+ Thảo luận: không có đại biểu nào tham gia ý kiến

+ Biểu quyết: 100% nhất trí.



  1. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Phương, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình đề nghị quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần xử lý chuyển tiếp các dự án).

Có 11 dự án chuyển tiếp, trong đó có 09 dự án trong lĩnh vực giáo dục, 01 dự án trong lĩnh vực y tế, 01 dự án trong lĩnh vực văn hóa là Bảo tàng tư nhân, đã có 06 dự án hoàn thành, 05 dự án đang trong quá trình triển khai thi công hoặc đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Tất cả các dự án đều được áp dụng mức ưu đãi đã có, vẫn tiếp tục được giao đất miễn tiền sử dụng đất hoặc được giảm 40% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, riêng dự án Bệnh viện Kim Nguyễn áp dụng mức giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất như cũ. Tổng số tiền đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đã và đang thực hiện sau ngày Nghị định 69/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà tỉnh phải chi ra 5,916 tỷ đồng.

  1. Phó Trưởng ban Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Đào Chuẩn trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Thảo luận: không có đại biểu nào tham gia ý kiến

+ Biểu quyết: 100% nhất trí.



Thứ Sáu, ngày 19-7-2013:

Sáng: (Truyền hình trực tiếp)

  1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phan Tiến Dũng, thừa ủy quyền UBND tỉnh trình bày tờ trình về đề nghị thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030.

  2. Phó Trưởng ban Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Đào Chuẩn trình bày báo cáo thẩm tra đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030.

  3. Thư ký kỳ họp Đào Chuẩn trình bày dự thảo nghị quyết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030.

+ Thảo luận:

Đại biểu Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH TT DL.

- Chỉ tiêu tổng thu nhập xã hội của du lịch, Ban Kinh tế- Ngân sách đề nghị không đưa vào Nghị quyết thì thuận lợi cho ngành, nhưng theo yêu cầu của Tổng cục Du lịch hàng năm báo cáo thì phải đưa chỉ tiêu này vào.

- Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê tính toán so với số liệu của báo cáo qui hoạch chênh lệch trên dưới 100 tỷ đồng là do cánh tính của ngành du lịch hướng dẫn: lấy doanh thu lưu trú nhân thêm 2,5 lần.

- Về đóng góp GDP du lịch/GDP toàn tỉnh: trong qui hoạch chỉ tiêu này cao hơn của qui hoạch toàn quốc là hợp lý, vì du lịch trọng điểm toàn quốc chỉ có 5-7 địa phương có phát triển du lịch mạnh, trong đó có tỉnh ta, phát triển của các địa phương này cao nhưng tính bình quân cả nước nên chỉ tiêu của trung ương thấp.

- Về phân kỳ các mốc thời gian trong qui hoạch: 2015, 2020, 2025, 2030 thống nhất như đề nghị của Ban Kinh tế và Ngân sách

Đại biểu Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh

Đồng tình cao như phân tích của Ban Kinh tế và ngân sách. Tuy nhiên đề nghị giữ lại chỉ tiêu là “Khách du lịch đến Huế” thay vì “Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế” như báo cáo thẩm tra , đồng thời nên đưa chỉ tiêu tổng thu nhập xã hội về du lịch vào Nghị quyết.



Đại biểu Lê Phùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội VHNT

Đề nghị đề án cần nêu thêm cơ chế để người dân tham gia phát triển ngành du lịch như làm thế nào để thực hiện việc xã hội hóa lĩnh vực du lịch.

+ Biểu quyết: 100% nhất trí.


  1. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa trình bày báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5.

  2. Ủy viên thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Bích Thủy trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI.

  3. HĐND tỉnh họp phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Có 11 câu hỏi chất vấn do các đại biểu gửi đến Thường trực HĐND tỉnh. Tại hội trường thực hiện chất vấn – trả lời chất vấn 7 câu hỏi.

+ Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Ban Pháp chế về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn.

Trả lời: Ông Nguyễn Đình Đấu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Chất vấn của đại biểu Đào Chuẩn, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế và ngân sách về tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: Ông Nguyễn Đình Đấu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Ban Pháp chế về vấn đề cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Trả lời: Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Sở KH và ĐT.

+ Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế về sự chậm trễ của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Sở KH và ĐT.

+ Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế về kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, trách nhiệm của CBCC và viên chức.

Trả lời: Ông Cái Vĩnh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh.

+ Chất vấn của đại biểu Trần Thị Minh Nguyệt, Phó Trưởng ban Ban Văn hóa – xã hội về việc quản lý giá một số dịch vụ tại các điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.



Trả lời: Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

+ Chất vấn của đại biểu Bùi Thanh Hà, Trưởng ban Ban Pháp chế về tình hình và công tác phòng chống tội phạm, ma túy trên địa bàn.



Trả lời: Ông Phạm Văn Đức, Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh.

  1. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, thay mặt UBND phát biểu tiếp thu ý kiến và giải trình các nội dung HĐND tỉnh thảo luận.

  2. Thư ký kỳ họp Đào Chuẩn đọc dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2013

  3. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua: 100%

  4. Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu bế mạc kỳ họp.

  5. HĐND tỉnh làm lễ chào cờ bế mạc.

Kỳ họp lần thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 kết thúc vào lúc 12h20 ngày 19/ 7 /2013./.


T/M. THƯ KÝ KỲ HỌP

(Đã ký)

Đào Chuẩn

T/M. CHỦ TỌA KỲ HỌP

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Thiện

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương