KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định



tải về 2.3 Mb.
trang24/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   31

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.





TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 69/BC-UBND





Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁO

Về việc giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh khóa VI


Thực hiện Báo cáo số 50/BC-TT.HĐND ngày 06/12/2012 của HĐND tỉnh về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá VI; ngoài các vấn đề đã được UBND tỉnh giải quyết và báo cáo trực tiếp tại kỳ họp thứ 5 của HĐND tỉnh VI, các vấn đề khác, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu giải quyết, xử lý. UBND tỉnh xin báo cáo 50 nhóm ý kiến trên 4 lĩnh vực mà cử tri quan tâm như sau:



I. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ:

1. Cử tri thành phố Huế kiến nghị:

- Về nâng cấp tuyến đường Nguyễn Khoa Chiêm, Tam Thai; dự án đường Đào Tấn, Phan Bội Châu: Do ngân sách Tỉnh còn hạn chế, phải ưu tiên bố trí các công trình trọng điểm khác; trong năm 2013, UBND tỉnh chưa có kế hoạch nâng cấp, mở rộng các tuyến đường này mà chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa nhỏ theo hiện trạng.

- Đầu tư sửa chữa các tuyến đường: Trần Thanh Mại, Tôn Quang Phiệt, Đặng Văn Ngữ, Mang Cá, Trần Nhân Tông, đường dân sinh từ Ngự Bình đến Trần Phú, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Siêu, Phạm Văn Đồng. Đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn còn lại của đường Nguyễn Hoàng, đường từ cầu Tuần đến cầu vượt Thủy Dương. Đường Tôn Quang Phiệt sẽ được nâng cấp mở rộng trong năm 2013 bằng nguồn vốn sự nghiệp giao thông, các tuyến đường : Trần Thanh Mại, Đặng Văn Ngữ, Mang Cá, Trần Nhân Tông, đường dân sinh từ Ngự Bình đến Trần Phú (Duy Tân), đường Nguyễn Hoàng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Siêu, Phạm Văn Đồng, đường từ cầu Tuần đến cầu vượt Thuỷ Dương hiện nay vẫn lưu thông bình thường, trong năm 2013 phải ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm khác, chưa có kế hoạch nâng cấp các tuyến đường này.

- Việc sửa chữa cầu Phú Lưu là không hợp lý, đề nghị cho xây dựng mới: Do kinh phí xây dựng mới quá lớn, ngân sách Tỉnh chưa thể bố trí ngay được, vì vậy trước mắt phải chấp nhận phương án sửa chữa để phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.

- Về nội dung cử tri các phường An Tây, An Đông và Xuân Phú phản ánh việc áp giá đền bù quá thấp so với thực tế gây thiệt hại cho người dân:

- Giá bồi thường, hỗ trợ về đất được tính căn cứ khoản 1, Điều 14 của Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh thì: “1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng”. Như vậy giá đất để áp giá bồi thường được thực hiện theo Quyết định số 40/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất hiện nay được áp dụng theo Quyết định 369/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh về ban hành đơn giá cây trồng, vật nuôi; đơn giá nhà ở, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định gía trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định 448/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung đơn giá nhà ở, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Do vậy, việc cử tri đề nghị được áp giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất như giá thực tế là không có cơ sở để giải quyết.

- Về kiến nghị đầu tư, sửa chữa hệ thống thoát nước các đường : Tôn Thất Thiệp, Lương Ngọc Quyến, Trần Nhật Duật, Xuân 68, La Sơn Phu Tử, Ngô Thế Lân, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tô Hiến Thành, Mạc Đĩnh Chi, ngã ba cửa hàng xăng dầu Ngô Đồng - phường An Hòa - TP Huế:

Trong các năm qua, với nguồn hỗ trợ của Tỉnh và cân đối ngân sách của thành phố Huế, đã đầu tư chỉnh trang hệ thống thoát nước một số tuyến đường của khu vực 4 phường Kinh thành Huế. Cụ thể như sau:



- Tuyến Đường Tôn Thất Thiệp, Lương Ngọc Quyến, Ngô Thế Lân, Trần Văn Kỷ, ngã ba cửa hàng xăng dầu Ngô Đồng - phường An Hòa - TP Huế, đường Xuân 68 (Đoạn từ cống Lương Y đến Lê Trung Đình), đường Nguyễn Bỉnh Khiêm: Hiện các tuyến đường này chưa có hệ thống thoát nước và thường xảy ra tình trạng ngập úng. Hiện Công ty TNHHNN Môi trường & CTĐT Huế đang khảo sát lập phương án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước các tuyến đường này. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn về ngân sách, sẽ xem xét thực hiện đầu tư khi cân đối được nguồn ngân sách.

- Đường Trần Nhật Duật, Tô Hiến Thành, Mạc Đĩnh Chi: Các tuyến đường này đã có hệ thống thoát nước. Hiện hệ thống vẫn đang hoạt động tốt và không còn tình trạng ngập úng.

- Đường Xuân 68 (Đoạn từ Ông Ích Khiêm đến cống Lương Y), đường La Sơn Phu Tử: Đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh vào năm 2012.

- Về kiến nghị tiến độ dự án nạo vét sông Ngự Hà: Dự án này đã thi công hoàn thành đến 99% công việc vào tháng 12/2012. Hiện còn 2 hộ gia đình ở đường Lê Văn Hưu đang trong quá trình thẩm tra, làm rõ nguồn gốc và ranh giới đất ở tại thời điểm trước ngày 19/5/1976 để giải quyết bồi thường theo quy định. Do đó, phạm vi nạo vét sông Ngự Hà ở đoạn này sẽ thực hiện sau di dời hộ gia đình nêu trên. UBND Thành phố đã chỉ đạo Công ty TNHHNN Môi trường & CTĐT Huế tiếp nhận công trình nạo vét sông Ngự Hà để thực hiện công tác quản lý, vận hành.

- Về tiến độ thực hiện dự án chỉnh trang tôn tạo hộ Thành Hào, đoạn từ kiệt Ngân hàng đến cống Thanh Long: Dự án này được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3096/QĐ-UB ngày 08/9/2004 với tổng mức đầu tư 97.000 triệu đồng; Trong đó: Kinh phí đền bù giải tỏa 36.220 triệu đồng; Chi phí xây dựng chỉnh trang và xây dựng chung cư 290 (căn hộ) 49.740 triệu đồng; Chi phí khác 11.040 triệu đồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa cân đối được nguồn vốn nên chưa thực hiện được. Hiện đang tích cực xin các nguồn vốn có mục tiêu từ Trung ương để thực hiện việc giải tỏa các hộ dân khu vực Hộ Thành Hào trong thời gian sớm nhất.

2. Cử tri thị xã Hương Thủy:

- Cải tạo, nâng cấp tuyến đê dọc sông Đại Giang, sông Lợi Nông, hiện nay đã bị sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đê sông Đại Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 tại Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 15/10/2009 với chiều dài 11,0km kinh phí 40 tỷ đồng giao cho Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư (gồm các đoạn như sau: đoạn qua xã Thủy Châu 2,4 km; xã Thủy Tân - Thủy Lương 1,2 km, xã Phú Lương 2,9 km, xã Phú Đa 1,3 km, xã Vinh Thái 0,6 km, xã Thủy Phù 1,5 km và xã Lộc Bổn 1,1km) đến nay dự án đã thực hiện thi công hoàn thành 4,3 km/11 km (đoạn xã Phú Lương 1,3 km, đoạn Thủy Châu 2,4 km). Trong năm 2008 - 2009 Dự án Quản lý rủi ro thiên tai hợp phần 3 đã đầu tư nâng cấp với chiều dài 4,413 km (gồm đoạn qua xã Thủy Tân 0,827 km; đoạn qua xã Vinh Thái 3,586 km)

Riêng các đoạn còn lại trên hệ thống sông Đại Giang giai đoạn 2, UBND tỉnh đã giao Dự án Nông thôn Tổng hợp các tỉnh miền Trung lập dự án với chiều dài 12,8 km. Năm 2012, UBND tỉnh và các ngành chuyên môn đang tích cực làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để thống nhất danh mục dự án vốn vay ODA ưu đãi giai đoạn 2013-2017. Ngày 04/6/2013, Bộ Kế hoạch Đầu tư có Công văn số 3674/BKHĐT-KTĐN về việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt danh mục dự án do ADB tài trợ, trong đó có các dự án thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế.



- Đầu tư bê tông hóa giao thông nông thôn trên địa bàn thị xã Hương Thủy: UBND tỉnh đã có Quyết định số 749/UBND ngày 26/02/2013 bố trí vốn cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2013 – 2015 cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới trong đó, đầu tư bê tông hóa giao thông nông thôn tại thị xã Hương Thủy (2 xã điểm xây dựng nông thôn mới).

3. Cử tri thị xã Hương Trà: Đề nghị bổ sung kinh phí sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường: đường tránh phố cổ Bao Vinh, Tỉnh lộ 4 đoạn qua xã Hương Vinh, Tỉnh lộ 8B đoạn từ Quốc lộ 1A đến giáp Tỉnh lộ 4, đường từ cầu Tuần vào điện thờ Thánh Mẫu.

Tuyến tránh phố cổ Bao Vinh, Tỉnh lộ 04 đoạn qua xã Hương Vinh, Tỉnh lộ 8B đoạn từ QL1 đến giáp Tỉnh lộ 4, đường từ cầu Tuần vào điện thờ Thánh Mẫu trong năm 2013 chưa có nguồn để được bố trí kinh phí để đầu tư nâng cấp, vì vậy chỉ thực hiện duy tu, sửa chữa nhỏ đảm bảo giao thông trên các tuyến đường này.



4. Cử tri huyện Quảng Điền: Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng thêm các âu thuyền, bến thuyền nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất và neo đậu tàu thuyền khi có bão, lụt xảy ra. Trong các năm qua, bằng nguồn vốn tu bổ đê điều thường xuyên, UBND tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng Âu thuyền tránh bão Cồn Gai, xã Quảng Công năm 2007; Âu thuyền tránh bão thôn Hà Công, xã Quảng Lợi năm 2010; Âu thuyền tránh bão thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi năm 2009, hiện nay các âu thuyền này phát huy hiệu quả rất tốt. Trong năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo KTKT Công trình tu bổ đê điều thường xuyên năm 2013, trong đó có Âu thuyền tránh bão thôn Trung Làng, xã Quảng Thái sẽ bố trí vốn triển khai trong năm 2014. Các âu thuyền còn lại sẽ xem xét bố trí đầu tư trong các năm đến.

5. Cử tri huyện Phong Điền:

- Đề nghị Tỉnh nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 9 đoạn từ nhà máy xi măng Đồng Lâm đến khu tái định cư xã Phong Xuân. Đã được Tỉnh cho chủ trương chuẩn bị đầu tư lập dự án đoạn tuyến này tại Thông báo số 134/TB-KL ngày 08/5/2013, hiện đang giao UBND huyện Phong Điền thống nhất với Sở Giao thông Vận tải đề xuất phương án đầu tư nâng cấp phần còn lại của tuyến đường Tỉnh lộ 9, trong đó ưu tiên đoạn từ điểm cuối đã đầu tư nâng cấp đến giao lộ giữa Tỉnh lộ 9 và tuyến đường vào cổng nhập nguyên liệu của Nhà máy (khoảng 700m), đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu bố trí nguồn vốn, sớm triển khai thực hiện dự án. Trong thời gian chưa nâng cấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm, đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến.

6. Cử tri huyện Phú Lộc:

- Đề nghị tỉnh cho biết thời gian thực hiện mở rộng tuyến quốc lộ 49B đoạn từ xã Vinh Hưng đến xã Lộc Bình: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49B thuộc nguồn vốn Trung ương, hiện đang triển khai công tác đấu thầu và sẽ bắt đầu tiến hành thi công trong năm nay và sẽ khởi công từ Vinh Thanh.

- Sớm đưa dự án cảng cá Vinh Hiền đi vào sử dụng; đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu, thuyền tại xã Vinh Hiền; nạo vét cửa Tư Hiền, Tư Dung.

Về cảng cá Tư Hiền: Đây là công trình do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm chủ đầu tư, đã nghiệm thu hoàn công. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai các thủ tục để tổ chức bàn giao, hiện nay đang thành lập Đoàn đánh giá lại tài sản trước khi bàn giao.

Về đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu, thuyền tại xã Vinh Hiền: Trong năm 2010 trên địa bàn xã Vinh Hiền, địa phương đã đề nghị xây dựng âu thuyền tại 03 vị trí là: thôn Hiền An 1, thôn Hiền Hòa 2 và tại Vụng Ông Đinh. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó khăn nên năm 2011 bằng nguồn vốn tu bổ đê điều thường xuyên chỉ ưu tiên đầu tư xây dựng được âu thuyền tại thôn Hiền Hòa 2. Còn lại âu thuyền tại thôn Hiền An 1 và Vụng Ông Đinh sẽ tiếp tục nghiên cứu để đầu tư trong các năm tiếp theo.

Về nạo vét cửa Tư Hiền - Tư Dung: Dự án ổn định cửa biển Tư Hiền đã được lập và phê duyệt quy hoạch; trong đó, có việc nạo vét thông luồng cửa biển Tư Hiền nhằm phục vụ nhu cầu lưu thông vận tải hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, cải tạo môi trường để phát triển nuôi trồng thủy sản trong khu vực đầm phá và bảo đảm vấn đề thoát lũ. UBND tỉnh cũng đã cho phép Công ty Cổ phần Khai thác Sản xuất Khoáng sản 55 tiến hành nghiên cứu nạo vét cửa biển Tư Hiền - Tư Dung (theo Thông báo số 76/TB-UBND ngày 16/3/2013 của UBND tỉnh về dự án nạo vét khu vực cửa biển Tư Hiền và luồng cảng Thuận An kết hợp sử dụng sản phẩm cát nhiễm mặn để xuất khẩu). Đến nay, đã hoàn thành thủ tục dự kiến tháng 7 thi công, hoàn thành vào quí 1/2014.

- Có giải pháp xử lý đối với các dự án được tỉnh cấp phép đầu tư nhưng chậm triển khai tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế đã làm việc với các nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ, ký cam kết tiến độ và đặt cọc bảo đảm thực hiện dự án theo quy định. Kết quả, có 04 nhà đầu tư đã ký cam kết tiến độ và nộp tiền đặt cọc đảm bảo đầu tư, có 07 nhà đầu tư không đủ khả năng tiếp tục thực hiện dự án và tiến hành các thủ tục để chấm dứt đầu tư. Đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã thu hồi 05 dự án chậm tiến độ và đang thực hiện các thủ tục để tiếp tục thu hồi 05 dự án chậm tiến độ còn lại.

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thường xuyên giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện của các dự án trên địa bàn để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; đồng thời tập trung xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ.

- Hệ thống đường giao thông trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô xây quá cao, hệ thống thoát nước nhỏ, gây ngập nhiều vùng dân cư và đất sản xuất của nhân dân. Đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Vấn đề này đã được UBND tỉnh trả lời tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa 6.



- Đầu tư dự án kè sông Truồi để chống sạt lở: Trong những năm qua, bằng nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương đã đầu tư xây dựng kè chống xói lở trên sông Truồi với chiều dài hơn 1,1 km (gồm kè cửa sông Truồi thôn Đồng Xuân xã Lộc Điền dài 300m; kè Miêu Nha, xã Lộc Điền dài 300m, kè Xuân Lai, xã Lộc An dài 250m; kè thôn Đông, xã Lộc An dài 250m ). Tuy nhiên, hiện nay trên sông Truồi vẫn đang còn nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng. Trước mắt, để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Phú Lộc cho di dời, tái định cư một số hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm. Về lâu dài, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục theo dõi diễn biến của các đoạn sạt lở nặng và cho khảo sát lập dự án các đoạn sạt lở nguy hiểm.

7. Cử tri huyện Nam Đông:

- Đề nghị tỉnh đầu tư và sửa chữa đường La Sơn - Nam Đông, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng: Đường La Sơn - Nam Đông đã được đầu tư nâng cấp với tổng mức 188 tỷ bằng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các cầu yếu và các đoạn cua, dốc nguy hiểm, hiện nay đã bắt đầu triển khai thi công các đoạn còn lại.

- Đầu tư, nâng cấp một số cầu, cống tại các xã Hương Phú, Hương Lộc và Thượng Quảng để đảm bảo an toàn cho việc đi lại của nhân dân trong mùa mưa, lũ: UBND tỉnh đã chỉ đạo đầu tư, bổ sung thêm một số cống thoát nước tại các xã Hương Phú, Hương Lộc và Thượng Quảng đã được đưa vào danh mục thực hiện trong năm 2013 bằng nguồn vốn sự nghiệp giao thông.

8. Cử tri huyện Phú Vang:

- Đề nghị tỉnh cho tháo dỡ cầu Thuận An cũ để tạo thuận lợi cho tàu thuyền qua lại. Đầu tư cầu bắc qua phá Tam Giang, nối xã Phú Diên - Phú Xuân.

Việc tháo dỡ cầu Thuận An, UBND tỉnh đang nghiên cứu, bố trí kinh phí dự kiến kinh phí khoảng 6 tỷ và đã yêu cầu ngành giao thông có phương án tận dụng lại các đoạn dầm để thi công cầu nhỏ khác vùng nông thôn; trước mắt để đảm bảo lưu thông tàu thuyền khu vực này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành cắm bản, phân luồng các phương tiện và sẽ bố trí vốn tháo dỡ trong thời gian tới.

Vấn đề đầu tư cầu qua phá Tam Giang nối xã Phú Diên với Phú Xuân chưa thể thực hiện trong vài năm tới, trước mắt cầu Trường Hà vẫn đảm đương được nhiệm vụ này.

- Khơi thông, nạo vét hệ thống luồng lạch vào khu neo đậu tàu thuyền xã Phú Hải. Công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Hải sau khi được xây dựng hoàn thành và bàn giao cho Cảng cá Thuận An quản lý sử dụng trong năm 2011. Quá trình thi công đã tiến hành nạo vét luồng lạch rộng 50m, cao độ nạo vét -2.60 (hệ cao độ nhà nước) dọc tuyến luồng có lắp đặt hệ thống biển báo và phao báo hiệu dẫn luồng để hướng dẫn tàu ra vào khu neo đậu trong mùa mưa bão cũng như ngày thường. Tuy nhiên, do dòng chảy luồng lạch ở một vài nơi hiện bị bồi lấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu giải pháp khắc phục để phục vụ tàu thuyền vào tránh trú ẩn trong mùa mưa bão tốt hơn trong những năm đến. Ngoài ra, trong thời gian qua có hiện tượng bà con ngư dân sử dụng ngư cụ đánh bắt trái phép (thả lưới, đăng cắm nò sáo) trong phạm vi luồng giao thông cũng là một nguyên nhân làm các tàu thuyền ra vào khó khăn và bị mắc cạn do phải tránh để khỏi vướng các ngư cụ trên. UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Phú Vang tăng cường kiểm tra, đảm bảo lưu thông luồng lạch khu vực này.

II. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:

1. Cử tri các huyện Nam Đông:

- Đề nghị Tỉnh quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã và kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của nhân dân gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Về vấn đề này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 về bố trí vốn cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2013 - 2015 cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới; trong đó, vốn đầu tư xây dựng các tuyến giao thông liên thôn, giao thông nội đồng, kiên cố kênh mương, một số cơ sở hạ tầng của huyện Nam Đông thuộc vốn tỉnh là 46,414 tỷ đồng.



- Đề nghị Tỉnh rà soát lại rừng 661, sau khi khai thác bàn giao lại cho địa phương quản lý; các tiểu khu gần dân cư, rừng nghèo, rừng bìm, rừng lau lách giao lại cho dân sản xuất. Ngày 23/3/2013, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về tăng cường quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, tiến hành chỉ đạo các BQL rừng phòng hộ tiến hành rà soát lại diện tích trong qui hoạch, ngoài qui hoạch và các dự án đã đầu tư trước đây như 661, 327…

Đối với quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đông đã tiến hành bàn giao cho huyện Nam Đông 427,50 ha đất rừng trồng và rừng tự nhiên thuộc hai xã Thượng Long và Thượng Quảng từ nguồn vốn 661 để giao cho nhân dân sản xuất.



- Hỗ trợ giống lúa mới có chất lượng cao, có sức đề kháng sâu bệnh, chịu hạn hán phù hợp với khí hậu, thời tiết vùng núi; cho triển khai thí điểm mô hình trồng cây Bơ và một số loại cây có hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, công tác thu thập, khảo nghiệm, sản xuất thử giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu để chọn lọc được giống tốt bổ sung dần vào cơ cấu giống lúa đã được UBND tỉnh, các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong các năm qua, nhờ làm tốt công tác này nên đã xác định được các giống lúa mới có triển vọng tốt bổ sung vào cơ cấu như: X27 ,QR1, BT7, PC6.... Để có cơ sở mở rộng các giống lúa mới trong sản xuất theo đặc thù từng vùng, Sở NNPTNT đã chỉ đạo Trung tâm khuyến nông lâm ngư bố trí mô hình sản xuất thử tại các địa phương, đề nghị huyện cùng phối hợp các đơn vị theo dõi đánh giá, xác định giống phù hợp với địa phương và trước mắt, thông qua việc lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn để có chính sách hỗ trợ phát triển và nhân rộng. Còn về lâu dài, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng mới khi đưa vào cơ cấu sản xuất trên địa bàn tỉnh .



Về việc triển khai thí điểm mô hình trồng cây Bơ và môt số cây có hiệu quả kinh tế cao: Việc xây dựng mô hình thí điểm cần phải tính đến khả năng nhân rộng của mô hình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở phân tích về đặc điểm sinh học cơ bản của cây bơ và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, nhận thấy không nên khuyến cáo thực hiện mô hình trồng cây bơ tại huyện Nam Đông với các lý do sau:

Cây bơ có thể trồng được tại nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên để cây trồng cho năng suất cao và chất lượng ngon, vùng trồng thích hợp hơn cả là trên đất Bazan tầng canh tác dày, thoát nước tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đặc tính giao phấn chéo nên để nâng cao tỷ lệ đậu quả thì trong một vườn hoặc các vườn lân cận nhau phải có nhiều giống và diện tích phải tương đối lớn (khoảng 50m2/cây)

Bình thường cần lượng mưa 1.200-1.600 mm/năm, yêu cầu quan trọng là cần có vài tháng khô hạn để kích thích ra hoa. Trên địa bàn đã có một số nông dân trồng một vài cây trong vườn nhà nhưng tính ổn định về khả năng ra hoa kết quả chưa cao. Về mặt giá trị, sản phẩm quả bơ thiếu tính cạnh tranh kể cả số lượng và chất lượng do thời điểm thu hoạch quả trùng với thời điểm thu hoạch của các giống bơ từ trong miền Nam ra, năng suất, chất lượng quả thấp so với các giống ở các vùng khác đưa đến, người dân trồng chủ yếu để ăn chứ chưa có đủ số lượng lớn để bán ra thị trường.

UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện nghiên cứu, rà soát quĩ đất, đánh giá lại những cây trồng chủ lực có tính ổn định và đem lại hiệu quả cao trong kinh tế vườn, (cam, chuối...) từ đó làm cơ sở để có định hướng phát triển bền vững.



- Đầu tư công trình dẫn nước (khoảng 4 km) từ Khe La Vay, xã Hương Giang đến xã Hương Hữu để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Công trình đập dâng Khe La Vay thuộc địa bàn xã Hương Giang, huyện Nam Đông hiện nay chủ yếu phục vụ tưới cho khoảng 7ha lúa và màu của xã Hương Giang, do công trình có dung tích và lưu lượng nhỏ nên chỉ bảo đảm được diện tích tưới cho xã Hương Giang; việc dẫn nước từ Khe La Vay, xã Hương Giang đến xã Hương Hữu để phục vụ sản xuất nông nghiệp cần có thời gian để nghiên cứu giải pháp phù hợp.



Vì vậy, trước mắt để bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho xã Hương Hữu, UBND tỉnh sẽ cho nghiên cứu đầu tư nâng cấp công trình đập Thôn và 02 tuyến kênh C9 và Khe Vôn để chủ động nguồn nước tưới cho xã Hương Hữu.

2. Cử tri huyện Phong Điền:

- Đề nghị Tỉnh chỉ đạo các ngành kiểm tra, sớm có kết luận và đền bù những thiệt hại cho các hộ dân có diện tích cây cao su và rừng trồng ở trong lòng hồ thủy điện Hương Điền đang bị ngập úng do tích nước. UBND tỉnh đã có Công văn số 1289/UBND-NN ngày 28/03/2013 về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án thủy điện Hương Điền; trước mắt, Tỉnh tạm ứng 3 tỷ để giải quyết hỗ trợ đền bù những thiệt hại cho các hộ dân có diện tích cây cao su và rừng trồng ở lòng hồ thủy điện Hương Điền đang bị ngập úng do tích nước.

- Đầu tư cống điều tiết nước từ sông Ô Lâu qua quốc lộ 49B đoạn thuộc địa phận xã Phong Hòa và nâng cao trình của đê ven sông Ô Lâu (phá Tam Giang) từ xã Điền Hòa đến xã Điền Hải.

- Đối với các cống điều tiết nước trên sông Ô Lâu qua xã Phong Hòa: Năm 2012 Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão đã đầu tư xây dựng Cống Trạch Phổ, xã Phong Hòa nhằm ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho xã Phong Hòa. Hiện nay, trên Quốc Lộ 49B đoạn qua địa phận xã Phong Hòa còn có các cống điều tiết nước như sau: Cống kết hợp cầu giao thông tại hói Mỹ Xuyên dài 24m, cống tại hói Cầu Eo thuộc thôn Cầu Nhi khẩu độ cống 2,5 x 2,5m, cống tại hói thôn Trung Cọ, xã Phong Hòa khẩu độ cống 2,5 x 2,5m các cống này đã được Ban Đầu tư và Xây dựng huyện Phong Điền khảo sát lập dự án. UBND tỉnh sẽ xem xét, nghiên cứu bố trí vốn để dự án sớm được triển khai thực hiện nhằm đảm bảo ổn định sản xuất của nhân dân xã Phong Hòa.

- Đối với tuyến đê ven phá Tam Giang đoạn từ Điền Hòa đến Điền Hải. Theo Quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam trong các năm qua đã đầu tư Nâng cấp mở rộng tuyến đê Đông, Tây Ô Lâu dài 22,7 km trong đó đoạn đê Đông Ô Lâu qua các xã từ Điền Hương đến xã Điền Hòa với chiều dài 11,3 km hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2010 phát huy hiệu quả rất tốt. Hiện nay, còn lại tuyến đê ven phá đoạn từ Điền Hòa đến Điền Hải với chiều dài 7,5 km đã bị xuống cấp thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường, lũ sớm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đoạn đê nay đã được khảo sát, lập dự án trong chương trình nâng cấp đê biển và sẽ có kế hoạch đầu tư trong các năm đến.

3. Cử tri huyện Phú Lộc:

- Đề nghị Tỉnh sớm đầu tư kênh hồ Truồi dẫn nước về Lộc An: Sau khi nhận được phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra và cho lập dự án đầu tư, gồm các kênh N8, N10, N12... Hiện nay đang bố trí vốn để triển khai từ quí II/2013 ngay khi bố trí được vốn.

- Chỉ đạo các Ban Quản lý, Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp quản lý chặt chẽ đất trồng rừng, tránh tình trạng lấn chiếm, gây mâu thuẫn trong nhân dân. Về vấn đề này, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các Ban Quản lý dự án và các Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp kiểm tra, rà soát quỹ đất đang quản lý; đồng thời đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường rà soát và qui hoạch lại diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý theo qui hoạch trước đây, để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ.

Đối với huyện Phú Lộc, trong năm 2011, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân đã cấp được 3.000 ha, trong năm 2013 tiếp tục cấp tiếp 7.000 ha. Công ty lâm nghiệp Phú Lộc đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Hạt kiểm lâm huyện để rà soát diện tích trong qui hoạch, ngoài qui hoạch, đất đang tranh chấp, lấn chiếm làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013.



- Công bố bảng giá giống lúa xác nhận của vụ Đông – Xuân 2012-2013 để bà con nông dân yên tâm sản xuất. Theo qui định, việc công bố bảng giá giống lúa xác nhận do các đơn vị cung ứng công bố; Qua kiểm tra cho thấy các đơn vị cung ứng giống lúa xác nhận nói riêng và các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh đều đã thực hiện việc công bố giá bán giống, vật tư nông nghiệp theo quy định của nhà nước.

4. Cử tri huyện Quảng Điền: Đề nghị Tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang phối hợp thực hiện tốt các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản hủy diệt trên phá Tam Giang.

Việc ngăn chặn và nghiêm cấm các nghề khai thác thủy sản hủy diệt trên vùng đầm phá đã được UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-UBND ngày 03/8/1999 về việc cấm một số nghề khai thác thủy sản trên đầm phá; Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 về việc thực hiện Quy chế quản lý khai thác thủy sản trên đầm phá… Hằng năm lực lượng Thanh tra - Kiểm ngư của Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản thường xuyên tổ chức tuần tra và phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tuần tra xử lý, ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt trên đầm phá, tuy nhiên do lực lượng hạn chế nên việc giải quyết tình trạng trên vẫn chưa triệt để.



Việc cấp “quyền khai thác thủy sản” trên đầm phá cho các Chi hội nghề cá quản lý và khai thác lâu dài được xem là giải pháp cơ bản và có hiệu quả trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng đánh bắt hủy diệt thủy sản bằng các nghề cấm. Vùng đầm phá Tam Giang thường xảy ra tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nhiều hơn các vùng khác một phần là do các Chi hội nghề cá các xã Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước, Hương Phong,… chưa được cấp quyền khai thác thủy sản trên đầm phá nên các đối tượng khai thác hủy diệt dễ hoạt động bởi người dân và cộng đồng ở đây chưa đủ năng lực và quyền hạn nhất định để tham gia ngăn chặn. Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc tăng cường công tác tuần tra xử lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với UBND huyện Quảng Điền và UBND thị xã Hương Trà để triển khai việc cấp quyền khai thác thủy sản trên thủy vực đầm phá cho các Chi hội nghề cá cơ sở ở đây trực tiếp tham gia quản lý và khai thác.

5. Cử tri huyện Hương Trà:

- Đề nghị Tỉnh có kế hoạch bảo tồn, nhân giống và phát triển diện tích trồng cây quýt Hương Cần. Cây Quýt Hương Cần từ lâu đã khẳng định được những đặc điểm nổi trội về tính phù hợp sinh trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao trên một số vùng đất của xã Hương Toàn. Hiện nay có khoảng 9 ha cây quýt trên địa bàn xã Hương Toàn đang được bà con nông dân đầu tư chăm sóc để duy trì. Việc bảo tồn, nhân giống và phát triển cây quýt này cần được quan tâm hỗ trợ; trước mắt, địa phương cần có kế hoạch rà soát lại quỹ đất có khả năng trồng được, tiến hành xây dựng dự án “Bảo tồn, nhân giống và phát triển diện tích trồng cây quýt Hương Cần” để đăng ký vào danh mục đề tài, dự án khoa học công nghệ trình Sở Khoa học công nghệ thẩm định phê duyệt.

- Hỗ trợ kinh phí sửa chữa trạm bơm nước mặn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản tại khu nuôi tôm cao triều tại xã Hải Dương và xã Quảng Công. Trạm bơm nước mặn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tại 2 xã Quảng Công và Hải Dương trước đây ngân sách đã đầu tư cho doanh nghiệp nuôi thuỷ sản, đến năm 2006 trạm bơm này chuyển giao cho địa phương quản lý sử dụng, do HTX quản lý dịch vụ cung cấp nước cho hộ nuôi trồng thuỷ sản và tự trang trải chi phí hoạt động, tu sửa thường xuyên. Để cơ sở đề xuất phương án sữa chửa nâng cấp trạm bơm này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp địa phương khảo sát, đánh giá để lập kế hoạch cụ thể.

6. Cử tri huyện A Lưới:

Đề nghị tỉnh sớm thu hồi diện tích đất đã giao cho Công ty cổ phần giống cây trồng Thừa Thiên Huế để bố trí đất cho nhân dân sản xuất. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1199/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 về việc thu hồi diện tích 1.195.013 m2 đất, toạ lạc xã Đông Sơn, huyện A Lưới do Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Vật nuôi Thừa Thiên Huế đang sử dụng và giao toàn bộ diện tích đất thu hồi nêu trên cho Ủy ban nhân dân huyện A Lưới để quản lý và giao lại đất cho người dân sản xuất.

7. Cử tri huyện Phú Vang:

- Đề nghị nâng cấp kênh Sư Lỗ - Đồng Hàn tại xã Phú Xuân, trạm tiêu thoát nước tại xã Phú An, hệ thống trạm bơm và kênh mương thôn Lương Viện và Viễn Trình, thị trấn Phú Đa để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

- Hệ thống trạm bơm và kênh mương Sư Lỗ đã được Dự án nông thôn tổng hợp miền Trung đầu tư hoàn thành vào cuối năm 2012 với tổng mức đầu tư 18,9 tỷ đồng, nhưng do nguồn vốn đầu tư có hạn nên còn một phần hệ thống kênh chính và hệ thống kênh nhánh chưa được đầu tư nâng cấp. Để có kế hoạch tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống công trình, UBND tỉnh đã có chủ trương lập dự án đầu tư vào tháng 6/2013.

- Đầu tư trạm bơm Bàu Sen, xã Phú Dương: Hiện nay, công trình đã được phê duyệt dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, UBND tỉnh đang cân đối nguồn kinh phí để bố trí triển khai.

- Xây dựng kè chống sạt lở tại thôn Phương Diên, xã Phú Diên: Tình trạng xâm thực bờ biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra rất mạnh với chiều dài hơn 30 km trong đó có đoạn qua xã Phú Diên, xã Phú Hải và xã Phú Thuận. Hiện đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa vào quy hoạch chương trình nâng cấp đê biển để có kế hoạch đầu tư xây dựng lâu dài. UBND tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục quan trắc theo dõi diễn biến xâm thực bờ biển. Đối với thôn Phương Diên, xã Phú Diên có một số vị trí các xóm dân cư trong mùa mưa nước mặt tập trung lớn tràn ra phía biển gây xói lở cục bộ tại vị trí cuối xóm. Trước mắt, đề nghị địa phương quan tâm có biện pháp gia cố để chống xói nước mặt hạn chế những hư hỏng tiếp theo. Về lâu dài tiếp tục theo dõi và có kế hoạch đầu tư.

Về tái định cư cho các hộ dân sống trong vùng sạt lở: Hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở bờ biển nghiêm trọng đã được di dời khẩn cấp và tái định cư đến nơi an toàn; trong năm 2010 và 2011, xã Phú Diên di dời 09 hộ. Hiện nay, đang tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình sạt lở để có kế hoạch di dời tiếp theo.

III. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG:

1. Cử tri thành phố Huế: Đề nghị Tỉnh kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại các lò mổ, chợ cá, chợ đầu mối trên địa bàn phường Phú Hậu.

- Điểm đỗ xe thuyền cá Bãi Dâu: Cơ sở bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2003. Lúc đầu do còn nền đất nên nước thải không thoát được, thấm xuống đất gây ô nhiễm. Năm 2006, cơ sở đã xây dựng hệ thống thoát nước thải và bê tông hóa toàn bộ sân, sau đó tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Aeroten của Thái Lan và đã đưa vào hoạt động từ năm 2010 nên đã góp phần làm hạn chế ô nhiễm.

Hiện tại hai yếu tố gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là mùi hôi và tiếng ồn: Một là thời gian hoạt động hàng ngày của bến là từ 2h30 đến 7h30 với số lượng 31-35 lượt xe vận chuyển thủy hải sản ra vào nên đã tiếng ồn ảnh hưởng khu dân cư. Hai là địa điểm hoạt động của cơ sở quá gần với khu dân cư; lượng rác thải bình quân 2,5 m3/ngày còn tập kết ở ngoài đường chưa được Công ty vệ sinh môi trường thu gom kịp thời cũng là nguyên nhân phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực là nguyên nhân cơ bản gây ra những khiếu nại về môi trường. Để giải quyết mùi hôi cơ sở đã sử dụng chế phẩm EM nhằm giảm thiểu mùi hôi nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để. UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý vấn đề ô nhiễm khu vực này.



- Chợ đầu mối: Hoạt động từ năm 2006, là chợ tạm thuộc sự quản lý của UBND phường Phú Hậu, chợ cách khu chung cư gần nhất khoảng 4m. Hằng ngày, chợ hoạt động từ 1h30 đến 7h sáng, lượng xe ra vào khoảng 4 chiếc, mỗi chiếc 10 tấn. Lượng rác phát sinh 10-12 m3/ngày, hiện có 6 người chuyên trách dọn vệ sinh chợ. Do là chợ tạm nên không có hệ thống thoát và xử lý nước thải, nước thải chảy tràn và tập trung về 2 hồ trong khuôn viên chợ (hồ tự nhiên); mặt bằng chợ chưa được bê tông hóa và chợ hoạt động về đêm nên gây mùi hôi và tiếng ồn, làm mất mỹ quan chung của khu vực. Hiện nay, Tỉnh đang kêu gọi đầu tư xây dựng chợ theo hình thức xã hội hóa. Trong thời gian tìm kiếm nhà đầu tư, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo thành phố Huế, các đơn vị quản lý triển khai các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khu vực này.

- Lò mổ gia súc của Công ty CP Phát triển Thủy sản Thừa Thiên Huế: Công suất của lò mổ 350 - 400 con mỗi ngày, hoạt động từ 2h đêm đến 7h sáng. Chất thải rắn được thu gom và bán cho người thu mua hằng ngày, trong khuôn viên lò mổ thường xuyên lưu giữ khoảng 200 con lợn. Lò mổ có hệ thống xử lý nước thải gồm bể lắng lọc, sau đó qua 3 hồ sinh học trước khi thải ra sông. Cũng do lò mổ nằm sát với khu dân cư nên gây ra ảnh hưởng về mùi hôi và tiếng ồn cho cộng đồng dân cư.

Qua kiểm tra, đã yêu cầu chủ các cơ sở tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ môi trường, vận hành thường xuyên các hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; đồng thời cần chủ động tiếp xúc với chính quyền và dân cư tại địa bàn để giải thích, giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp như hiện nay.

Về lâu dài, UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án di dời điểm đỗ xe thuyền cá, lò mổ đến các địa điểm phù hợp để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường.

2. Cử tri thị xã Hương Trà:

- Đề nghị tỉnh đầu tư nạo vét, khơi thông dòng chảy tuyến hói Mỹ Lại – La Khê giữa phường Hương Sơ và xã Hương Vinh để đảm bảo tiêu úng và vệ sinh môi trường cho nhân dân. Việc nạo vét, khơi thông dòng chảy tuyến hói này là hết sức cần thiết, vì vậy: Trước mắt, trong năm 2013, địa phương chủ động tổ chức vớt bèo, rác, thảm thực vật và khơi thông dòng chảy các vị trí cục bộ để bảo đảm vệ sinh môi trường và thoát lũ. Về lâu dài, UBND tỉnh sẽ cho nghiên cứu, lập dự án đầu tư nạo vét, khơi thông dòng chảy tuyến hói Mỹ Lại - Lai Khê phường Hương Sơ và xã Hương Vinh để đảm bảo tiêu úng và vệ sinh môi trường, cũng như chỉnh trang đô thị.

- Kiểm tra, xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường của trại gà giống tại xã Hương Thọ. Hiện nay trang trại chuyển sang nuôi lợn thịt với quy mô khoảng 500 con. Trại gà giống Hương Thọ do Công ty CP giống cây trồng vật nuôi quản lý hoạt động từ năm 2002, cách nhà dân gần nhất 700m. Thời gian đầu nuôi gà giống và đến năm 2004 thì chuyển đổi qua nuôi heo. Hiện tổng đàn của trại là 600 con heo.

Qua kiểm tra, hiện đơn vị sử dụng nước giếng khoan, có 8 hầm biogas mỗi hầm 4m3 bằng vật liệu composite và 2 hầm bằng gạch mỗi hầm 18m3 để xử lý phân, có hệ thống mương dẫn và xử lý nước thải trong đó có hồ sinh học.

Trước đây đơn vị có sử dụng chế phẩm EM để xử lý mùi hôi, do không hiệu quả nên đã chuyển qua dùng hóa chất tiêu độc do Chi cục Thú y cung cấp. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy mùi hôi còn phát tán khá nhiều ra xung quanh. Lực lượng chức năng đã yêu cầu đơn vị có các giải pháp xử lý triệt để, vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Cử tri huyện A Lưới: Đề nghị tỉnh tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng ngăn chặn dứt điểm việc khai thác vàng trái phép ở các xã Hồng Vân, Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Tình hình khai thác vàng trái phép tại một số xã của huyện A Lưới diễn ra dai dẵng từ nhiều năm nay, có những lúc khá rầm rộ, phức tạp. Trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8/2012 tình hình khai thác vàng trái phép đã xảy ra tại một số khu vực như: tại Thôn 4, A Pây B, suối Li leng xã Hồng Thủy; Khe Ra Ka, Khe Hu, xã Hồng Vân; thôn Pa Ring xã Hồng Hạ; Khe Bầy Hây xã Hương Nguyên... ngoài một số dân địa phương khai thác thủ công còn có một số tổ chức, cá nhân đưa thiết bị cơ giới vào khai thác trái phép. Mặc dù các khu vực khai thác có địa hình hiểm trở, xa xôi, hẻo lánh nhưng chính quyền địa phương đã kịp thời phát hiện, phối hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnh để tổ chức đẩy đuổi ra khỏi địa bàn, các đối tượng khai thác bằng cơ giới, vi phạm quả tang đã được các cơ quan chức năng bắt, xử lý theo quy định của pháp luật cụ thể: Tại địa bàn huyện A Lưới đã xử phạt 5 vụ: tạm giữ 7 xe xúc, số tiền xử phạt 390 triệu đồng; chính quyền huyện qua các đợt truy quét đã thu giữ, tiêu hủy 15 lán trại, 20 máy nổ, 4 máy phát điện, 2 dàn đãi, 14 cối xay đá và một số thiết bị chuyên dùng khác.

Song song với việc kiểm tra, xử lý vi phạm, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương đã ban hành; UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước về khoáng sản, cụ thể như: Quyết định số 2651/2008/QĐ-UBND ngày 22/11/2008 quy định việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Chỉ thị số 12/2010/CT-UBND ngày 14/4/2010 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 30/3/2012 về tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý dứt điểm vi phạm về hoạt động khoáng sản. Vì vậy, tình hình khai thác khoáng sản trái phép nói chung và khoáng sản vàng nói riêng trên địa bàn huyện A Lưới trong thời gian này đã được hạn chế, việc khai thác khoáng sản trái phép bằng cơ giới không còn xảy ra.

4. Cử tri thị xã Hương Thủy:

- Đề nghị Tỉnh kiểm tra, xử lý việc nhà máy gạch Men HUCERA đã đóng cửa, ngưng sản xuất hơn một tháng, nhưng hiện nay nhà máy vẫn khai thác cao lanh ở huyện A Lưới chở vào Đà Nẵng để bán.

Nhà máy sản xuất gạch men tại thị trấn Phú Bài thuộc Công ty Cổ phần Khoáng sản Gạch men Thừa Thiên Huế từ 15/10 đến hết tháng 11/2012 dừng sản xuất để bảo dưỡng định kỳ thiết bị, máy móc. Từ tháng 12/2012 – 30/5/2013 nhà máy vẫn hoạt động bình thường và dừng hoạt động từ 01/6/20313 đến nay. Công ty cũng là một trong những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy tuyển lọc cao lanh tại A Lưới, kho chứa sản phẩm cao lanh tại nhà máy do Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản HUCERA thuê để làm kho trung chuyển.

Công ty TNHH Khai thác và Chế biến Khoáng sản HUCERA có nhà máy chế biến cao lanh tại thôn 1 xã Hồng Kim, huyện A Lưới, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1154/GP-BTNMT ngày 01/6/2005; hiện tại Công ty đã hoàn chỉnh các thủ tục và đang khai thác cao lanh tại khu mỏ La Dứt, xã Hồng Trung huyện A Lưới; Năm 2012, do cao lanh thô khai thác về nhà máy còn tồn kho nhiều, không tiêu thụ được nên Công ty tạm dừng khai thác tại mỏ, chỉ tập trung chế biến và tiêu thụ số cao lanh còn tồn đọng. Năm 2013, Công ty tiếp tục triển khai thác cao lanh tại mỏ, kế hoạch khai thác 15.000 tấn cao lanh thô; Quý 1/2013 đã bóc phủ được khoảng 13.000 m3 đất phong hóa, đến tháng 5/2013 bắt đầu khai thác cao lanh thô để đưa vào nhà máy chế biến trước khi tiêu thụ.

Việc khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cao lanh đã qua tuyển lọc tại nhà máy là phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 330054990 thay đổi lần 3 ngày 01/10/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp và các quy định của pháp luật.



- Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài nhiều lần xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Phú Bài, xã Thủy Phù, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, đề nghị tỉnh kiểm tra, xử lý.

Công suất Nhà máy xử lý nước thải hoạt động hiện tại 4000m3/ngày đêm, đạt 50% công suất thiết kế, trước đây có hiện tượng xả thải chưa qua xử lý nay đã khắc phục. Tại thời điểm kiểm tra cho thấy nhà máy xử lý nước thải KCN Phú Bài vận hành đúng quy trình, toàn bộ hệ thống xử lý bình thường, không phát hiện tình trạng đấu nối thêm đường ống thải nước chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài. Qua kiểm tra cho thấy nhà máy đã hoàn chỉnh mọi hồ sơ thủ tục về môi trường theo quy định, có sổ theo dõi các thông số nước thải và thời gian hoạt động các thiết bị. Kiểm tra sổ vận hành cho thấy hệ thống xử lý được vận hành liên tục, theo dõi sát sao, không có biểu hiện vi phạm.



IV. VỀ CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ:

1. Cử tri huyện Quảng Điền: Đề nghị Tỉnh chỉ đạo thực hiện việc bán hàng bình ổn giá đối với vật tư nông nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhân dân.

Tuy chưa có Quỹ bình ổn thị trường, nguồn vốn hỗ trợ bình ổn chủ yếu từ ngân sách tỉnh; nhưng thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã triển khai thực hiện các hoạt động nhằm góp phần ổn định thị trường, giá cả hàng hóa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho các ngành liên quan nghiên cứu tình hình thị trường về hàng vật tư nông nghiệp để tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp bình ổn thị trường đối với hàng vật tư nông nghiệp trong phương án bình ổn thị trường chung của năm 2013 và những năm tiếp theo.



2. Cử tri thị xã Hương Trà: Đề nghị tỉnh chỉ đạo ngành điện kiểm tra việc thay mới đồng hồ điện nhưng không thông báo trước cho dân biết dẫn đến việc thu tiền điện tăng đột biến tại các phường Hương Vân, Hương Hồ và xã Hương Thọ.

Căn cứ vào số lượng công tơ đến hạn kiểm định trên hệ thống CMIS2 (hệ thống quản lý), Điện lực Hương Trà đã làm các phương án thay định kỳ công tơ cho khách hàng đúng theo quy trình kinh doanh điện năng trong năm 2012. Tại Phường Hương Vân, trong quá trình thay định kỳ có 02 khách hàng là bà Trần Thị Thúy Nga và ông Trần Công Điền do thường xuyên vắng nhà để đi làm, nên khi nhân viên đến thay định kỳ, khách hàng chưa ký biên bản treo tháo công tơ và khách hàng chỉ phản ánh trong kỳ họp tổ dân phố và không viết đơn kiện. Tại xã Hương Thọ: Không có khách hàng nào khiếu nại, kiến nghị gì về việc thay định kỳ công tơ trong năm 2012. Tại Phường Hương Hồ thì Điện lực Hương Trà không thay định kỳ trong thời gian qua, chỉ có khách hàng Bùi Văn Tuấn khiếu nại là công tơ chạy nhanh, Điện lực Hương Trà đã kiểm tra và khách hàng không khiếu nại nữa.

Để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện đối với thiết bị đo đếm điện năng; UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện một số nội dung sau:

Khi thay đổi công tơ điện (đột xuất hay định kỳ), bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện và cùng ký biên bản xác nhận chỉ số công tơ điện tại thời điểm thay thế. Việc kiểm định thiết bị đo đếm bên bán điện phải thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ Khoa học & Công nghệ về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo đếm thuộc Danh mục phương tiện phải kiểm định. Đối với công tơ 1 pha kiểm định định kỳ 05 năm 01 lần; công tơ 3 pha kiểm định định kỳ 02 năm 01 lần. Công tơ điện phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lượng kiểm chuẩn và niêm phong.

Theo Luật Điện lực (Điều 24&25), thì bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị Sở Công Thương tổ chức kiểm định độc lập. Trong trường hợp có kết luận công tơ điện chạy sai, Công ty Điện lực có trách nhiệm phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cần tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về các quy định của ngành và pháp luật đối với thiết bị đo đếm điện năng (công tơ điện) thuộc tài sản của bên bán điện đối với khách hàng sử dụng điện.



3. Cử tri huyện Nam Đông:

- Đề nghị tiếp tục đầu tư hệ thống đường điện tại các xã Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng:

Từ năm 2004, UBND huyện Nam Đông đã bàn giao toàn bộ lưới điện hạ áp nông thôn, miền núi từ Đội quản lý điện địa phương cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế quản lý trực tiếp bán điện đến tận hộ sử dụng điện, việc đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế để đảm bảo an toàn cấp điện là trách nhiệm của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế khi cam kết tiếp nhận không hoàn trả vốn đầu tư.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngành Điện trong công tác đầu tư có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác lập Quy hoạch phát triển điện lực cấp huyện giai đoạn 2012-2015 có xét đến 2020 phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh cùng giai đoạn.

Liên quan đến việc đầu tư hệ thống điện tại các xã trên: Trong các năm từ 2010-2012, ngành điện đã triển khai dự án RD trên địa bàn các xã Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng và đã đóng điện nghiệm thu với quy mô:

- Xã Hương Hữu: Xây dựng đường dây trung thế 22kV dài 0,589 km và TBA Hương Hữu 2: 50 kVA-22/0.4kV; TBA Hương Hữu 3: 50 kVA -22/0.4KV.

- Xã Thượng Quảng: Xây dựng đường dây trung thế 22kV dài 0,79kV và TBA Thượng Quảng 8: 25kVA-22/0.4kV.

Trong các năm từ 2013-2014, ngành điện sẽ triển khai thực hiện dự án ADB trên địa bàn các xã Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng với quy mô:

- Xã Hương Hữu: Xây dựng mới 0,915 km đường dây 0.4 kV.

- Xã Thượng Quảng: Xây dựng mới 0,89 km đường dây 0.4kV.

- Xã Thượng Long: Xây dựng mới 0,49 km đường dây 0.4kV.

Trong năm từ 2014-2015, ngành điện sẽ triển khai thực hiện dự án KFW2 trên địa bàn xã Hương Hữu với quy mô: Cải tạo và xây dựng mới đường dây hạ thế 0.4kV dài 1,49km.

- Đầu tư nhà máy nước sạch cho 5 xã Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Nhật, Thượng Quảng và Thượng Long, huyện Nam Đông.

Hiện nay, Công ty TNHHNNMTV XD&CN đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Thượng Long có công suất 1.500 m3/ngày đêm và hệ thống ống truyền tải, phân phối nước sạch trên địa bàn 5 xã (dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ đồng), đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư, triển khai trong năm 2014.



4. Cử tri thành phố Huế:

- Đề nghị Tỉnh đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 14 hộ dân trên địa bàn phường An Hòa (ở khu vực đường sắt).

Việc đấu nối để cấp nước cho 14 hộ dân trên địa bàn phường An Hoà (ở khu vực đường sắt) rất khó khăn do bị chia cắt bởi đường Quốc lộ 1A và đường sắt. Hiện nay, Công ty TNHHNN MTV XD&CN và chủ đầu tư khu dân cư Hương An (thị xã Hương Trà) đang làm thủ tục để lắp đặt tuyến ống băng đường sắt cấp nước cho khu dân cư Hương An. Sau khi có tuyến ống này, Công ty sẽ tiến hành lập dự án đầu tư để nối mạng cấp nước cho khu vực dân cư nói trên cũng như một số khu vực dân cư lân cận của phường Hương An, thị xã Hương Trà để triển khai trong năm 2014.



5. Cử tri huyện Phong Điền: Đề nghị tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước sạch cho nhân dân 2 xã Điền Hòa và Phong Hải.

Dự án cấp nước xã Điền Hoà đã hoàn thành đưa vào sử dụng cấp nước cho nhân dân từ tháng 5/2013. Dự án cấp nước xã Phong Hải đã được khởi công từ đầu tháng 3/2013; đến nay đã hoàn thành toàn bộ tuyến ống chính dài 6,4km, 3,46km ống phân phối D50 và đã tiến hành cấp nước cho nhân dân vào tháng 6/2013.



6. Cử tri huyện A Lưới: Đề nghị Tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sửa chữa công trình nước sạch tại các thôn 4, 5, 6 và 7 xã Hồng Thuỷ.

Công trình cấp nước sạch tại các thôn nói trên đã được hoàn thành và nghiệm thu vào cuối tháng 12/2012. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện A Lưới tiến hành bàn giao công trình cho Công ty TNHHNN MTV XD&CN quản lý, vận hành (Công văn số 725/UBND-XD ngày 22/02/2013 về việc bàn giao các công trình cấp nước tập trung thuộc chương trình 134). UBND huyện A Lưới đã hoàn thành các thủ tục bàn giao công trình để Công ty XD&CN vận hành cấp nước cho nhân dân.



V. LĨNH VỰC VĂN HOÁ - XÃ HỘI, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH:

1. Cử tri các huyện, thị xã, thành phố kiến nghị Tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện các chế độ, chính sách được quy định tại Pháp lệnh Công an xã và Luật Dân quân tự vệ.

Việc bố trí kinh phí chi trả các chế độ theo Pháp lệnh dân quân tự vệ và Luật Dân quân tự vệ được HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm thực hiện ngay từ khi các chính sách trên có hiệu lực thi hành. Từ đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, Tỉnh đã quy định định mức chi sự nghiệp quốc phòng, an ninh tăng khá nhiều so với những năm trước đây (Định mức: đối với các xã biên giới: 49 triệu đồng/xã/năm; các xã không phải xã biên giới thuộc huyện Nam Đông, A Lưới: 43 triệu đồng/xã/năm; các xã còn lại: 40 triệu đồng/xã/năm). Với định mức này thì tổng kinh phí bố trí trong thời kỳ ổn định là 6,5 tỷ đồng. Ngoài kinh phí nêu trên, UBND tỉnh đã bố trí thêm kinh phí năm 2012 là 10 tỷ đồng; năm 2013: 13 tỷ đồng để thực hiện.

Với khả năng bố trí ngân sách như trên là khá cao đối với khả năng ngân sách còn khó khăn như hiện nay. Trong khi đó nhu cầu kinh phí để thực hiện các chính sách đối với Luật Dân quân tự vệ là tương đối lớn, nhất là đối với các chế độ liên quan đến công tác tập huấn, huấn luyện hàng năm. Vì vậy, căn cứ vào nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh, nguồn thu từ quỹ ANQP và nguồn của ngân sách địa phương, UBND cấp huyện, xã cần xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện cho hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách hiện có.

Đối với các chế độ, chính sách phát sinh mới theo Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, bổ sung kinh phí bảo đảm thực hiện.



2. Về kiến nghị của cử tri huyện A Lưới về đề nghị cấp kinh phí chi trả chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận thôn:

Chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh được quy định tại Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012. Theo đó, năm 2012, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh bổ sung đủ kinh phí thực hiện; Năm 2013, kinh phí này được UBND tỉnh bố trí đủ trong Quyết định dự toán giao đầu năm 2013.

Như vậy, đối với kiến nghị của cử tri huyện A Lưới, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện A Lưới xem xét công tác bổ sung kinh phí thực hiện đối với các xã chưa có nguồn chi trả cho Trưởng ban công tác Mặt trận thôn.

3. Về kiến nghị của cử tri huyện Phong Điền về cơ chế hỗ trợ kinh phí từ ngân sách đối với việc thực hiện xử lý rác thải theo hướng xã hội hóa:

Những năm qua, công tác xã hội hóa thu gom và xử lý rác thải đã được UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện từ khâu quy hoạch các bãi tập kết, chôn lấp; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xử lý rác cho đến việc ban hành đề án thu gom xử lý rác thải trên toàn tỉnh và bố trí kinh phí khá lớn để thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện trong năm 2013 hơn 90 tỷ đồng (đã bố trí đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 hơn 70 tỷ đồng; năm 2013 bố trí thêm 20 tỷ đồng).

Về xây dựng cơ chế theo hướng xã hội hóa: Dựa trên tổng số kinh phí tỉnh bổ sung và nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường; căn cứ vào lượng rác thải, khoảng cách địa lý, khả năng ngân sách… của từng xã, phường, thị trấn, UBND huyện xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí phù hợp đối từng địa phương trong việc thu gom, xử lý rác thải; huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa.

Ngoài ra, UBND các huyện cần tổ chức đấu thầu dịch vụ thông qua các tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực cung cấp dịch vụ theo quy định nhằm cạnh tranh về đơn giá, chất lượng cung cấp dịch vụ để tiết kiệm được ngân sách.



4. Cử tri thị xã Hương Thủy: Đề nghị Tỉnh kiểm tra, xử lý tình trạng các quầy thuốc Tây trên địa bàn không thực hiện việc niêm yết giá công khai.

Qua kiểm tra các cơ sở hành nghề Dược trên địa bàn huyện Hương Thủy cho thấy: Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đều có niêm yết giá thuốc, nhưng niêm yết giá chưa đầy đủ, còn một số mặt hàng vẫn chưa niêm yết giá và niêm yết chưa đúng theo quy định. Việc cử tri phản ánh các đơn vị kinh doanh thuốc trên địa bàn không tiến hành niêm yết giá là đúng. Tuy nhiên, việc niêm yết giá có thể có nhiều hình thức, do đó, một số người dân chưa tiếp cận được, dẫn đến việc hiểu sai về vấn đề niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh thuốc.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và yêu cầu các đơn vị kinh doanh thuốc trên địa bàn phải niêm yết giá thuốc theo đúng quy định, rõ ràng, dễ thấy, dễ kiểm tra, tránh để người dân hiểu nhầm; đồng thời, yêu cầu TTYT thị xã Hương Thủy tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở hành nghề Dược trên địa bàn, xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Cử tri thành phố Huế kiến nghị:

- Mở rộng hình thức khám chữa bệnh BHYT tại thành phố Huế:

UBND tỉnh đã phê duyệt lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, trên cơ sở đó, các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thực hiện các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh công tác Khám chữa bệnh BHYT tại tuyến cơ sở, tạo điều kiện thuận tiện tối đa cho đối tượng BHYT tại các địa phương, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.



Kết quả: Độ bao phủ thẻ BHYT: số thẻ BHYT trong toàn tỉnh là 845.940/1.115.525 (số liệu tính đến ngày 31/12/2012) - tăng 2,4% so với cùng kỳ- tương đương 75,8% dân số toàn tỉnh. Trong đó, thẻ BHYT ở tuyến huyện/thị xã/thành phố là 269.513 tương đương 31,9%; tuyến xã phường là 60,2%.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện lộ trình đã được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tăng cường chuyển đổi thẻ đăng ký Khám chữa bệnh ban đầu BHYT từ các tuyến Trung ương về tuyến cơ sở và tiếp tục nâng cao chất lượng KCB tại tuyến cơ sở nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.



- Về mức trích kinh phí để lại phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu BHYT tại các Trạm Y tế thuộc TTYT thành phố Huế:

Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ đã thống nhất trong phiên họp Hội nghị cán bộ viên chức TTYT thành phố Huế ngày 04/4/2013, tổng kinh phí thu được từ dịch vụ Khám chữa bệnh BHYT của Trạm Y tế sẽ trích 35% bổ sung qũy lương, trích 10% lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, còn lại 55% trích lại cho Trạm Y tế để phục vụ công tác Khám chữa bệnh BHYT.

Trên đây là báo cáo giải trình kiến nghị cử tri tại kỳ họp 5, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, UBND tỉnh kính báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương