KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013



tải về 2.3 Mb.
trang11/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   31


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Số:22/BC-KTNS



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013



BÁO CÁO THẨM TRA

Các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách của UBND tỉnh

trình kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa VI



Chuẩn bị kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức làm việc với các Sở, ngành và một số địa phương trong tỉnh để thẩm tra các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp này.

Qua thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản nhất trí với đánh giá của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2013; kết quả thực hiện các chương trình trọng điểm cũng như báo cáo tình hình thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm. Nhằm cung cấp thêm thông tin, luận cứ để HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định những giải pháp thiết thực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo HĐND tỉnh một số vấn đề sau:

I. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013:

1. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Năm 2013, kinh tế tỉnh nhà tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm cũng đạt được một số kết quả tích cực, quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, xem xét kết quả thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ so với Nghị quyết của Tỉnh ủy và của HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng thực hiện chưa đạt; kinh tế - xã hội của tỉnh đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn cùng với những nhược điểm, hạn chế cần được khắc phục.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước đạt 7,45%, tuy cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước (4,9%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của 6 tháng đầu năm 2012 (9,42%), trong đó khu vực nông nghiệp tăng 1,33%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,25%; dịch vụ tăng 9,27%. Thu ngân sách ước đạt 2.203 tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán và giảm 7% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 239,5 triệu USD, mặc dù tăng 11,58% so với cùng kỳ nhưng chỉ bằng 44% so kế hoạch. Huy động vốn đầu tư 6.520 tỷ đồng, bằng 45% kế hoạch và tăng ở mức thấp 4,3% so cùng kỳ.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt thấp là do sản xuất công nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn; cơ sở sản xuất đầu tư mới không nhiều; nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tăng trưởng âm kéo dài chưa có biện pháp tháo gỡ. Thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng chậm lại.

2. Về sản xuất công nghiệp:

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm 2013 ước tăng 8,25% so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp dần phục hồi và duy trì tăng trưởng góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt mức sản xuất và tiêu thụ khá như: sản xuất quặng kim loại tăng 5,82%, sản xuất bia lon tăng 54,6%, chế biến thủy sản tăng 7,08%, sản xuất sợi tăng 13,06%, may mặc tăng 26,5%,...

Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, như: ngành sản xuất dược phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng... là những ngành trong năm 2012 đều đạt tốc độ tăng trưởng âm, bước sang năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Thời tiết những tháng đầu năm 2013 ít mưa đã làm cho sản lượng điện từ thủy điện giảm nhiều so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2013 có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, sản xuất còn cầm chừng. Mặc dù lãi suất ngân hàng giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn hạn chế tiếp cận nguồn vốn do đa số doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản thế chấp; một số doanh nghiệp đang phục hồi nhưng vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh cần thảo luận, đề xuất giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định lại sản xuất; tổ chức gặp mặt, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe những đề xuất, kiến nghị và bàn biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; trước mắt cần tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.

3. Về sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tuy có tăng 1,33%, nhưng giảm so với cùng kỳ (3,27%) mặc dù năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân đạt 57,8 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước.

Do cuối năm 2012 trên địa bàn tỉnh không có lụt, tổng lượng mưa trên toàn tỉnh năm 2012 chỉ bằng khoảng 60-70% so với mức bình thường, nên hiện nay đang xảy ra tình trạng chuột và sâu bệnh gây hại trên diện rộng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mặc dù các địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng diện tích các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân như đã triển khai thực nghiệm 12 ha lúa chất lượng cao (giống Hương cốm 4), có năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, nhưng nhìn chung tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao vẫn còn thấp chỉ chiếm 14,5% diện tích.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh cần có sự tổng kết, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, nhằm tạo cơ sở để nhân rộng mô hình, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, tạo bước đột phá về mô hình tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cần quan tâm hơn nữa trong việc phân bổ kinh phí trong những năm tới cho công tác thử nghiệm và sản xuất đại trà giống lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống nhằm đảm bảo cung ứng đủ giống lúa chất lượng cao cho nông dân.

Trong chăn nuôi: Sáu tháng đầu năm 2013, nhờ tăng cường công tác kiểm dịch nên các loại bệnh ở gia súc, gia cầm không xảy ra thành dịch trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, tổng đàn gia súc giảm: đàn trâu đạt 22.128 con, giảm 8,7%; đàn bò 19.835 con, giảm 4%; đàn lợn đạt 221.986 con, giảm 7,1% so thời điểm 01/04/2012. Chăn nuôi lợn thịt giảm mạnh là do giá thịt lợn giảm nhiều so cùng kỳ năm trước, trong lúc đó giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, hiệu quả sản xuất thấp, thua lỗ nên người chăn nuôi hạn chế trong việc phát triển tổng đàn.

Nguyên nhân giảm tổng đàn gia súc là do nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, diện tích đồng cỏ bị thu hẹp, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nên nhu cầu sức kéo giảm hẳn. Tuy vậy, vẫn có những mô hình nuôi nhốt gia súc có hiệu quả cao (như ở huyện Phong Điền) có thể xem xét để nhân rộng, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi gia súc.

Việc triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông - lâm - ngư quy mô nhỏ và trùng lắp. Nguồn vốn bố trí cho lĩnh vực này trong năm 2013 gần 2,2 tỷ đồng nhưng ngân sách tỉnh chỉ có 0,5 tỷ còn lại thuộc ngân sách Trung ương. Vốn đã ít, việc triển khai lại chậm; đến tháng 5/2013 các mô hình thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh vẫn chưa được duyệt dự toán, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện mô hình. Đã đến lúc công tác khuyến nông, lâm, ngư cần có đổi mới trong cách làm, tập trung đầu tư nhiều hơn cho việc nhân rộng mô hình; muốn vậy đề nghị ngành nông nghiệp nên soát xét các mô hình điểm đã có hiệu quả từ các ngành, các cấp, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu trên địa bàn; từ đó lập ngân hàng các mô hình đã thành công trên thực tế để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí cho các hộ nông dân áp dụng.

Tiến độ sản xuất lâm nghiệp những tháng đầu năm còn chậm. Việc trồng rừng trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng khó thực hiện do suất hỗ trợ đầu tư thấp chỉ 15 triệu đồng/ha trong khi thực tế cần đến 24,6 tiệu đồng/ha cho diện tích thuần keo và 34 triệu đồng/ha cho cây bản địa xen keo. Việc khai thác rừng trồng của các Ban Quản lý rừng phòng hộ cũng gặp vướng mắc do việc thẩm định phê duyệt dự toán khai thác rừng trồng chưa được thực hiện kịp thời. Công tác quản lý rừng còn nhiều bất cập; việc lấn chiếm rừng, đất rừng chưa được ngăn chặn ở nhiều địa phương.

Về giao đất trồng rừng cho người dân, qua giám sát chương trình tái định canh, định cư các hộ dân ảnh hưởng bởi công trình hồ Tả Trạch, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy, việc thu hồi đất của các công ty kinh doanh lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ để giao cho người dân, nhiều nơi chưa thực hiện tốt; đất đã giao nhưng thực tế các địa phương chưa bố trí đầy đủ cho người dân tái định cư; có nơi chỉ giao trên giấy tờ còn trên thực địa không giao được do bị người khác xâm canh. Mặt khác, công tác tái định canh, định cư cho các hộ di dân bị ảnh hưởng của công trình Hổ Tả Trạch đã 10 năm nhưng đến nay vẫn còn nợ của dân hơn 1.012 ha chưa được đền bù đất do chính sách “đất đổi đất” không thực hiện được, gây nhiều bức xúc cho người dân ở các khu tái định cư.

4. Về quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường:

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả chưa cao, nhất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức và đất cho các cơ sở tôn giáo. Việc sử dụng đất chưa hiệu quả, đặc biệt là nhiều dự án đã được giao đất, cho thuê đất với diện tích lớn nhưng vẫn chưa được triển khai, một số khu vực “đất vàng” tại trung tâm thành phố Huế vẫn còn bỏ trống nhiều năm; hầu hết các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô không triển khai thực hiện, thậm chí có nơi dùng để khai thác đất làm vật liệu san lấp.

Công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản diễn ra nhiều nơi, nhất là khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng và đất làm vật liệu san lấp. Qua 9 cuộc thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường trong 6 tháng đầu năm 2013, đã xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân với tổng số tiển trên 36 triệu đồng, chủ yếu tại địa bàn thị xã Hương Thủy và Hương Trà. Vấn đề này, qua giám sát, Ban Kinh tế và Ngân sách đã kiến nghị và đã được UBND tỉnh tiếp nhận, chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên tiến độ vẫn còn chậm; qui trình cấp phép, phân công trách nhiệm quản lý vẫn chưa phân định cụ thể giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Đề án thu gom và xử lý rác thải đang được triển khai thuận lợi, được các địa phương quan tâm, đã hình thành được các tổ chức thu gom gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khó khăn và vẫn là một thách thức lớn cho chính quyền các địa phương do mức thu phí vệ sinh thấp, kinh phí bố trí từ ngân sách không đảm bảo. Việc đóng cửa các bãi rác tại Nam Đông, Phú Hải vẫn chưa hoàn thành; xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa dứt điểm.



5. Về lĩnh vực xây dựng và đầu tư phát triển:

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 6.520 tỷ đồng, đạt 45% so với kế hoạch và chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản chưa phục hồi, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn do làm ăn không có hiệu quả. Các hạn chế chủ quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa được khắc phục như công tác chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều nhà thầu địa phương không đủ năng lực tài chính nên không đảm bảo tiến độ thi công các gói thầu lớn, không bố trí đủ nhân lực thi công; một số chủ đầu tư chưa tích cực kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thi công. Công tác đền bù giải tỏa mặt bằng vẫn là một vấn đề nan giải do thiếu nơi tái định cư, giá trị đền bù tài sản, đất đai chưa hợp lý, giá trị đất tái định cư cao hơn nhiều so với giá trị bồi thường, nhưng chính sách đền bù chưa được thay đổi... làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của nhiều dự án, nhất là các dự án trọng điểm đang triển khai ở thành phố Huế như chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ, đường Đống Đa, đường ra sông Phát Lát...

Một số công trình, chủ đầu tư, nhà thầu chưa thực hiện đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, tổ chức thực hiện khối lượng vượt quá tổng mức kế hoạch vốn được giao dẫn đến nợ xây dựng cơ bản với khối lượng lớn; gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thi công xây dựng; doanh nghiệp không có vốn để tiếp tục sản xuất, không vay được vốn tại các ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

Công tác qui hoạch còn nhiều bất cập, các ngành, các cấp, các địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức; vốn bố trí cho công tác này khá lớn nhưng tiến độ giải ngân quá chậm. Tổng số vốn phân bổ trong 2 năm 2012-2013 lên đến 34,7 tỷ đồng nhưng mới chỉ bố trí được 9,3 tỷ đồng. Năm 2012, trong 16 đề án qui hoạch được bố trí vốn chỉ có 6 đề án giải ngân, còn lại 10 đề án phải chuyển vốn sang năm 2013; trong năm 2013 có 25 đề án qui hoạch được bổ sung vốn nhưng việc triển khai lập qui hoạch vẫn còn chậm.

Công tác bố trí vốn vay ưu đãi (245 tỷ đồng) để thực hiện kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn triển khai quá chậm. Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài Chính phân bổ 40 tỷ đồng, Quyết định 399/QĐ-BTC ngày 01/3/2013 phân bổ 75 tỷ đồng, Quyết định 1058/QĐ-BTC ngày 08/5/2013 phân bổ 130 tỷ đồng nhưng đến ngày 07/6/2013 UBND tỉnh mới xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh bố trí vốn cho các công trình, dự án. Mặt khác, công tác bố trí vốn chủ yếu là các dự án hạ tầng giao thông, kênh mương, chưa quan tâm đến các hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp khả thi để khắc phục những việc hạn chế, bất cập nêu trên.



6. Về thu, chi ngân sách:

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm của tỉnh 2.203 tỷ đồng chưa đạt kế hoạch đề ra. Ngoài khoản thu ngoài quốc doanh 345 tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán, hầu hết các khoản thu đều chưa đạt được 50% chỉ tiêu dự toán của HĐND tỉnh giao; có khoản thu đạt thấp như thu tiền sử dụng đất 250 tỷ đồng, bằng 35% dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu chỉ đạt 38,2% dự toán và bằng 94% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 3.163 tỷ đồng, bằng 45,3% dự toán; trong đó chi thường xuyên ước đạt 1.991 tỷ, bằng 47,9% dự toán; chi đầu tư phát triển ước đạt 925 tỷ, bằng 44,3 % dự toán, chi cho các Chương trình mục tiêu quốc gia ước đạt 98 tỷ đồng, bằng 48,5% dự toán.

Nhìn chung tình hình thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo, quốc phòng an ninh, đặc biệt là thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, qua kết quả thu ngân sách cho thấy công tác quản lý điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn; nếu không có các biện pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đi đôi với việc chống thất thu, thu hồi nợ đọng kết hợp với các biện pháp tài chính khác thì rất khó hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách năm 2013.



7. Về thực hiện các chương trình trọng điểm:

Các chương trình trọng điểm đã được UBND tỉnh lập kế hoạch và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; đã phân công trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo cụ thể đối với từng chương trình. Với chủ đề tiếp tục năm 2013 là “năm đô thị”, chương trình trọng điểm nâng cấp và phát triển đô thị tiếp tục được tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tạo nên diện mạo mới cho đô thị trung tâm thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị vệ tinh; chương trình xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành quy hoạch ở 92/92 xã, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới đạt 69/92 đề án.

Nhìn chung các chương trình trọng điểm đã được tổ chức triển khai thực hiện khá đồng bộ. Tuy vậy, việc bố trí nguồn lực để thực hiện chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị để đạt các tiêu chí cho thành phố trực thuộc trung ương còn nhiều thách thức, nhiều chỉ tiêu chưa đạt chuẩn theo qui định do thiếu nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được bố trí từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn quá ít; việc lồng ghép các nguồn vốn khác được quan tâm nhưng còn thiếu và không đồng bộ; việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng hầu hết các địa phương khó tiếp cận được do cơ chế, chính sách. Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu mới trong giai đoạn lập các qui hoạch và tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ môi trường.

II. Về nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013:

Từ thực trạng tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh cùng với dự báo kinh tế cả nước chuyển biến chậm, tốc độ tăng trưởng cả nước 6 tháng đầu năm và cả năm 2013 đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước đã làm cho nhiệm vụ phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh ta trong 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề với những khó khăn, thách thức phải đối mặt.



Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013 mà báo cáo của UBND tỉnh đã đề ra. Từ việc phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay và các dự báo trong thời gian tới. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND và UBND tỉnh cần quan tâm một số giải pháp sau:

1. Tập trung huy động vốn đầu tư, trong đó chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương; thực hiện cải cách hành chính trong giải quyết thủ tục đầu tư; hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương nhất là các nguồn ODA, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW, vốn vay tín dụng ưu đãi nhà nước, vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.... để tăng nguồn vốn đầu tư phát triển.

2. Tiếp tục rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ để đẩy nhanh tiến độ cho các dự án lớn sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Tổ chức kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm các chủ đầu tư không thực hiện đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn Ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ, đã tổ chức thực hiện khối lượng quá mức, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng thời, có biện pháp đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, nhất là các dự án trọng điểm chỉnh trang đô thị tại thành phố Huế, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng như: bố trí quỹ đất tái định cư, bổ sung, điều chỉnh chính sách đền bù giải tỏa cho phù hợp, tạo điều kiện cho các dự án sớm hoàn thành đưa vào sử dụng...

3. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Có giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất. Đề nghị UBND tỉnh, UBND các cấp, nhất là thành phố Huế xem xét, rà soát, điều chỉnh và bố trí vốn hợp lý để thanh toán dứt điểm các khoản nợ xây dựng cơ bản theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay để phục hồi, phát triển sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các dự án quan trọng của Trung ương và các doanh nghiệp đang triển khai trên địa bàn như mở rộng Quốc lộ 1A, sân bay Phú Bài, hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng và Phú Gia ...

4. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp để đẩy nhanh công tác đấu giá đất, bán tài sản trên đất và chuyển quyền sử dụng đất để tăng thu cho ngân sách, phấn đấu đạt được chỉ tiêu thu ngân sách từ tiền sử dụng đất; chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách có liên quan nhằm tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác đền bù giải toả mặt bằng như: bố trí quỹ đất tái định cư, sớm bổ sung, điều chỉnh chính sách đền bù giải tỏa cho phù hợp, để tạo điều kiện cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

5. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, không để xảy ra tình trạng lợi dụng cơ hội để tăng giá hàng hoá tiêu dùng, tăng giá vật tư, nguyên liệu dùng cho sản xuất. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần nhằm bảo đảm tính thanh khoản và lành mạnh trong kinh doanh tiền tệ.

6. Chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục giải quyết đất sản xuất cho người dân tái định cư bị ảnh hưởng bởi công trình hồ Tả Trạch; tổ chức rà soát các diện tích đất sản xuất của các ban quản lý rừng phòng hộ, các lâm trường để có cơ sở thu hồi giao đất cho người dân ở các khu tái định cư. Đồng thời rà soát diện tích đất đã cho các tổ chức thuê để sản xuất nhưng đang sử dụng sai mục đích, có biện pháp thu hồi giao lại cho các địa phương quản lý và giao đất cho người dân tổ chức sản xuất.

III. Về dự thảo nghị quyết:

Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản nhất trí dự thảo nghị quyết mà UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh tại kỳ họp.

Trên đây là báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013. Ban Kinh tế và Ngân sách kính báo cáo HĐND tỉnh xem xét quyết định./.





TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương