KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế



tải về 2.3 Mb.
trang9/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   31

Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế



Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

6 THÁNG ĐẦU NĂM
Năm 2013, trước tình hình kinh tế tỉnh nhà tiếp tục gặp nhiều khó  khăn, thách thức, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Đồng thời, đôn đốc ngành tài chính và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi chung là các huyện) thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành tốt chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách nhà nước cả năm đã giao. Nhờ đó, toàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thực hiện dự toán thu chi ngân sách. Ủy ban Nhân dân tỉnh xin báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh tình hình thu chi ngân sách tỉnh 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

I. VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục diễn biến không thuận lợi, hàng hóa tồn kho lớn, tiêu thụ chậm…đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nên thu ngân sách 6 tháng đầu năm nhìn chung còn đạt tương đối thấp.

Tổng thu NSNN trên địa bàn HĐND tỉnh giao đầu năm là 4.760 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm ước đạt 2.203 tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán, giảm 7% so với cùng kỳ (do năm 2012 phát sinh khoản thu thuế thu nhập chuyển nhượng vốn công ty xổ số kiến thiết 411 tỷ đồng, nếu không tính khoản thu này thì tăng 13% so với năm trước).

1. Thu nội địa:

(Không bao gồm thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương)

Thu nội địa đạt ước đạt 1.798 tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,

- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế ước đạt 1.241 tỷ đồng, bằng 48,2% dự toán, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Cụ thể:

+ Thu từ DNNN trung ương đạt 78 tỷ đồng, bằng 46% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ. Thu từ DNNN địa phương đạt 118 tỷ đồng, bằng 36,9 % dự toán. Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định và duy trì sản xuất kinh doanh nhưng số thu nộp nhìn chung tăng yếu. Dự kiến khoản thu từ khu vực này có thể hụt so với dự toán năm 2013.

+ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 700 tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán, tăng 28% so với cùng kỳ. Số thu khu vực này chủ yếu vẫn tập trung vào Công ty Bia Huế, số nộp ngân sách của Công ty những tháng đầu năm tăng là do thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng và nguồn thu từ năm 2012 chuyển sang. Các doanh nghiệp cần mở rộng thì trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì thu từ khu vực này mới có thể hoàn thành dự toán đã giao.

+ Thu ngoài quốc doanh đạt 345 tỷ đồng, bằng 52,3% dự toán. Đây là khoản thu có tỷ lệ tăng khá do một số doanh nghiệp từ khu vực nhà nước chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, do dự toán được giao khá cao và đầu năm chưa dự kiến đến tác động của chính sách giảm, giãn thuế khi xây dựng dự toán nên nếu không có những giải pháp quyết liệt trong công tác thu và chống thất thu thì việc hoàn thành dự toán ở lĩnh vực này là khó khăn.

- Thu tiền sử dụng đất: Do thị trường bất động sản tiếp tục có xu hướng chững lại nên thu còn đạt thấp, 6 tháng ước chỉ đạt 250 tỷ đồng, bằng 35% dự toán. Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh đạt 130 tỷ đồng bằng 33,7% dự toán, chủ yếu là từ nguồn bán đất khu quy hoạch Thủy Thanh, Thủy Vân, Hương Sơ và nguồn thu bán Khu nhà đất 56 Nguyễn Huệ.

+ Ngân sách huyện, thị xã, thành phố Huế đạt 120 tỷ đồng, đạt 36,2% dự toán. Các huyện có số thu cao như Phú Vang, Phú Lộc; các huyện có số thu thấp như Thị xã Hương Trà, Thị Xã Hương Thủy...

- Một số khoản thu khác đạt cao như: thu thuế thu nhập cá nhân đạt 65,4% dự toán; thu tiền cho thuê đất đạt 68%, các khoản thu khác 81,9% (chủ yếu là nguồn thu hồi các khoản chi năm trước)....

- Các khoản thu còn lại đạt thấp như thu lệ phí trước bạ chỉ đạt 43%, thu phí bảo vệ môi trường 42,4%, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ đạt 39,5% dự toán, tiền thuê nhà, bán nhà 19,8%.



2. Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

Thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ước đạt 218 tỷ đồng, chỉ đạt 38,2% dự toán và bằng 94% so với cùng kỳ. Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh là do thực hiện Thông tư 41/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản nên một số mặt hàng bị hạn chế số lượng xuất khẩu; 2 dự án xi măng Đồng Lâm và Laguna do hầu hết đã nhập hàng trong năm 2012 nên số thu từ dự án này trong năm 2013 giảm mạnh.



3. Thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương:

Thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương ước đạt 187 tỷ đồng, bằng 61,6% dự toán. Trong đó, thu phí tham quan di tích đạt 57,1% dự toán, tăng 25% so với cùng kỳ do tăng giá vé và tăng lượng khách du lịch đến Huế; thu xổ số kiến thiết ước đạt 71,4% dự toán...

Kết quả thu ngân sách trên địa bàn như đã nêu trên sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn cân đối cho các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 6 tháng cuối năm. UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục kiên trì tăng cường chống thất thu, thu hồi nợ đọng trong thời gian tới, kết hợp với các biện pháp tài chính và huy động khác nhằm thực hiện mục tiêu thu NSNN trên địa bàn năm 2013. Đồng thời, UBND tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động phương án giảm chi ngân sách trong trường hợp thu ngân sách nhà nước không đạt dự toán.

II. VỀ CHI NGÂN SÁCH:

Tổng chi ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao đầu năm là 6.987 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm ước đạt gần 3.163 tỷ đồng, bằng 45,3% dự toán. Kết quả một số nhiệm vụ chi chủ yếu như sau:



1. Chi thường xuyên:

Chi thường xuyên ước đạt 1.991 tỷ đồng, bằng 47,9% dự toán; trong đó: chi sự nghiệp kinh tế đạt 170 tỷ đồng, bằng 41,5%; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 876 tỷ đồng, bằng 43,9%; chi sự nghiệp y tế 224,4 tỷ đồng, bằng 51,4%; chi quản lý hành chính 439 tỷ đồng, bằng 53,8%; chi an ninh - quốc phòng 29 tỷ đồng, bằng 46,8%…

Đến nay, trên cơ sở dự toán HĐND giao đầu năm, các ngành, các cấp đã phân bổ xong dự toán và thông báo kinh phí cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Những tháng đầu năm đã bổ sung ngoài dự toán gần 14 tỷ đồng từ nguồn dự phòng để hỗ trợ Tết cho các cơ quan, đơn vị; kinh phí thực hiện lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, kinh phí hỗ trợ huyện Phú Lộc thực hiện dự án hỗ trợ chuyển đổi làng nghề và chấm dứt hoạt động sản xuất vôi hàu tại Lăng Cô, hỗ trợ kinh phí diễn tập phòng thủ khu vực cho một số huyện, thành phố Huế và bổ sung kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất phát sinh cho các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn…Sáu tháng đầu năm chủ yếu chỉ bổ sung ngoài dự toán để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách và các chính sách, chế độ quy định.

Đã sử dụng kinh phí từ nguồn năm trước chuyển sang để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ như thanh toán công trình khắc phục sạt lỡ gia cố 2 tuyến đường ven biển cảnh dương (3 tỷ đồng), kinh phí xử lý các điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (2,2 tỷ đồng)…

Nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bổ sung cũng đã được phân bổ, đảm bảo vốn triển khai thực hiện kịp thời như kinh phí tiền điện cho hộ nghèo quý I và II (4,2 tỷ đồng), kinh phí đo đạc bản đồ địa chính (20 tỷ đồng), kinh phí khắc phục hạn hán và xâm ngập mặn (5,2 tỷ đồng), kinh phí miễn giảm thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ người nghèo vùng khó khăn…Mặt khác, căn cứ vào tiến độ thu ngân sách, tỉnh cũng đã thẩm định và phân bổ chi tiết nguồn tăng cường cơ sở vật chất trường học cho các huyện.

Nhìn chung, phần lớn ngân sách các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện khá tốt qui chế công khai việc sử dụng kinh phí NSNN từ phân bổ dự toán đến quyết toán NSNN. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thực hiện nghiêm việc tiết kiệm 20% chi thường xuyên để cải cách tiền lương, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước …; Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ khác chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực.

Thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và Nghị định 43/2006/NĐ-CP nên nhìn chung các cơ quan, đơn vị đều có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu... Tuy nhiên, các đơn vị thực hiện 2 Nghị định trên chủ yếu mới thực hiện khoán chi, tiết kiệm trong chi tiêu để tăng thu nhập mà ít chú ý thực hiện khoán để tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hoạt động.



2. Chi đầu tư phát triển:

Tổng chi thanh toán vốn đầu tư từ các nguồn đạt gần 925 tỷ đồng (bao gồm chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết), bằng 44,3% dự toán; trong đó:

- Chi đầu tư XDCB tập trung thực hiện 141 tỷ đồng, bằng 48,5% dự toán.

- Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất đạt 374 tỷ đồng, bằng 52,2% dự toán.

- Chi từ nguồn hỗ trợ mục tiêu của trung ương đạt 192 tỷ đồng, bằng 47,8% dự toán.

- Chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết đạt 218 tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán.

Việc thực hiện bố trí vốn đầu tư XDCB năm 2013 về cơ bản đảm bảo theo kế hoạch và mục tiêu của dự án được duyệt.

3. Chi Chương trình mục tiêu quốc gia:

Ước đạt gần 98 tỷ đồng, bằng 48,5% dự toán. Năm nay, nguồn này được Trung ương giao dự toán từ đầu năm nên việc triển khai thực hiện và giải ngân tương đối thuận lợi so với các năm trước.



4. Tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh:

Năm 2013, dự báo tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dự kiến hụt thu ngân sách nên trong quá trình xây dựng dự toán địa phương năm 2013, tỉnh đã bố trí dự phòng ngân sách tỉnh lên đến 194 tỷ đồng (cao hơn năm 2012 đến 113,4 tỷ đồng). Trường hợp cuối năm hụt thu ngân sách, UBND tỉnh sẽ điều chỉnh cắt giảm dự phòng ngân sách. Những tháng đầu năm đã sử dụng gần 14 tỷ đồng cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh ngoài dự toán như đã trình bày trên. Nguồn còn lại, căn cứ vào khả năng thu ngân sách, UBND tỉnh sẽ thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND tỉnh phân bổ cho một số nhiệm vụ cấp bách cuối năm.

Nhìn chung, chi ngân sách 6 tháng đầu năm cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

III. TÌNH HÌNH NỢ VAY VÀ TẠM ỨNG VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN:

Đầu năm, Trung ương phân bổ cho tỉnh 245 tỷ đồng vốn vay Chương trình Kiên cố hoá kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản. Dư nợ gốc vốn vay của Chương trình này là 392,6 tỷ đồng, đầu năm 2013, ngân sách trả nợ gốc theo dự toán là 44,4 tỷ đồng, dư nợ gốc còn lại đến nay là 348,2 tỷ đồng.

Tạm ứng ngân sách đến nay là 146 tỷ đồng, trong đó: tạm ứng xây dựng cơ bản gần 63 tỷ đồng, tạm ứng chi thường xuyên gần 83 tỷ đồng (chủ yếu là tạm ứng các chính sách, chế độ trong khi chờ TW bổ sung kinh phí).

Tóm lại, việc điều hành thực hiện thu chi NSNN tỉnh 6 tháng đầu năm 2013 về cơ bản đã đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN mà HĐND tỉnh giao đầu năm. Các cấp, các ngành cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2013.

Một số tồn tại cần khắc phục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành ngân sách 6 tháng đầu năm, đó là:

- Do tình hình kinh tế tỉnh nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên thu NSNN ở một số lĩnh vực thu còn đạt thấp. Chi đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào nguồn thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết... nên tính bền vững chưa thật cao. Mặt khác, những tháng đầu năm thu tiền sử dụng đất vẫn còn thấp nên ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thực hiện dự toán chi từ nguồn vốn này.

- Một số cơ quan, đơn vị, các huyện còn chưa thật sự chủ động sắp xếp, bố trí các nhiệm vụ chi phát sinh trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

- Năm 2013, thực hiện hướng dẫn của trung ương, trong quá trình giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, tỉnh đã thực hiện trừ tiết kiệm 20% kinh phí chi thường xuyên để cải cách tiền lương và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương