KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM



tải về 2.3 Mb.
trang7/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   31


BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

CỦA NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(Tại Kỳ họp thứ Sáu, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI)


Sáu tháng đầu năm 2013 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, nhiều biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực; trên địa bàn tỉnh nhà bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn, thách thức… Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương, 6 tháng đầu năm 2013, ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết 01-NQ/BCS ngày 03/01/2013 của Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Toà án nhân dân.

Mặc dù số lượng các vụ án tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng do chủ động dự báo tình hình, Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn trở ngại, tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiều giải pháp; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công vụ, nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ và rút kinh nghiệm xét xử, tăng cường kiểm tra và thường xuyên phát động phong trào thi đua nên chất lượng công tác xét xử 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực; góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; ổn định tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.

Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, tập trung vào những mặt công tác sau:



I. CÔNG TÁC XÉT XỬ, GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN:

1. Về xét xử, giải quyết các loại án:

Tổng số các loại án thụ lý 1.592 vụ án các loại, đã giải quyết 994 vụ, đạt tỷ lệ 62,4%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 291 vụ trong tất cả các loại án ( %). Trong đó:



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 219 vụ, giải quyết 153 vụ, đạt tỷ lệ 69,8%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 11 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 1.371 vụ và giải quyết 841 vụ, đạt tỷ lệ 61,2%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 278 vụ.

a. Án hình sự: Tổng số thụ lý 454 vụ với 717 bị cáo, đã giải quyết 317 vụ với 487 bị cáo, đạt tỷ lệ 69,8%. Trong đó, xét xử lưu động 62 vụ; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung 6 vụ. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 33 vụ, 13 bị cáo.

- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 116 vụ với 163 bị cáo, giải quyết 82 vụ với 106 bị cáo, đạt tỷ lệ 70,7%. Thụ lý giảm 14 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 338 vụ với 554 bị cáo, giải quyết 235 vụ với 381 bị cáo, đạt tỷ lệ 69,5%. Thụ lý tăng 47 vụ.

Chất lượng xét xử án hình sự được đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của từng vụ án, xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khi quyết định hình phạt chính xác. Không có trường hợp nào xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Việc cho bị cáo hưởng án treo được cân nhắc thận trọng, đúng pháp luật, bảo đảm tính giáo dục phòng ngừa và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Sáu tháng đầu năm Toà án nhân dân tỉnh không có án bị hủy, bị sửa 1 vụ do khách quan; Toà án nhân dân cấp huyện không có án bị hủy, bị sửa 2 vụ.

Các Tòa án nhân dân hai cấp đã tăng cường công tác xét xử lưu động các vụ án trọng điểm, điển hình tại các địa phương nơi tội phạm xảy ra để tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân. Thực hiện tốt việc tổ chức, điều hành phiên tòa và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.

b. Án dân sự:

Tổng số thụ lý 409 vụ, đã giải quyết 206 vụ, đạt tỷ lệ 50,4%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 118 vụ.



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 40 vụ, giải quyết 28 vụ, đạt tỷ lệ 70%. Thụ lý tăng 4 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 369 vụ, giải quyết 178 vụ, đạt tỷ lệ 48,2%. Thụ lý tăng 114 vụ.

Trong đó: Hòa giải thành 39 vụ, đạt tỷ lệ 18,9%. Số bản án, quyết định bị hủy do sai 6,5 vụ (TAND tỉnh 01 vụ, TAND cấp huyện 5,5 vụ), số án bị sửa do sai 1 vụ (TAND tỉnh). Án để quá hạn luật định còn 16 vụ (Tòa án nhân dân thành phố Huế 14, Toà án nhân dân thị xã Hương Trà 2).



c. Án Hôn nhân và gia đình:

Tổng số thụ lý 585 vụ, đã giải quyết 396 vụ, đạt tỷ lệ 67,7%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 58 vụ.



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 39 vụ, đã giải quyết 27 vụ, đạt tỷ lệ 69,2%. Thụ lý tăng 15 vụ.

- Các TAND cấp huyện: Thụ lý 546 vụ, giải quyết 369 vụ, đạt tỷ lệ 67,6%. Thụ lý tăng 43 vụ.

Trong đó: Hòa giải đoàn tụ thành 60 vụ, đạt tỷ lệ 15,2%. Án bị sửa do sai 1 vụ, không có án bị hủy; không có án quá hạn luật định.

Chất lượng giải quyết xét xử các loại án tranh chấp dân sự, án hôn nhân và gia đình cơ bản tốt, đảm bảo đúng chính sách, pháp luật; một số loại tranh chấp rất phức tạp nhưng các Tòa án nhân dân hai cấp đã kiên trì hoà giải, đạt tỷ lệ hòa giải thành khá cao, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân. Trong giải quyết án hôn nhân và gia đình đã chú trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, chú trọng quyền lợi phụ nữ và trẻ em khi giải quyết cho ly hôn.

d. Án kinh doanh thương mại, lao động và hành chính:

- Án kinh doanh thương mại:

Thụ lý 96 vụ, đã giải quyết 63 vụ, đạt tỷ lệ 65,6%. So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 50 vụ, gồm: Toà án nhân dân tỉnh thụ lý 11 vụ, đã giải quyết 8 vụ, đạt tỷ lệ 72,7%. Các Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 85 vụ, đã giải quyết 55 vụ, đạt tỷ lệ 64,7%.

- Án lao động: Thụ lý 10 vụ, giải quyết 01 vụ, đạt tỷ lệ 10% (Tòa án nhân dân thành phố Huế). So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 5 vụ.

- Án hành chính: Thụ lý 38 vụ, giải quyết 11 vụ, đạt tỉ lệ 28,9%. (Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết 8/13 vụ, TAND cấp huyện giải quyết 3/25 vụ). So với cùng kỳ năm 2012, thụ lý tăng 27 vụ.

Các loại án kinh doanh thương mại, lao động, hành chính thụ lý tăng, đây là những loại tranh chấp rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan và các lĩnh vực khác nhau. Toà án nhân dân hai cấp đã đầu tư nhiều thời gian để thu thập chứng cứ, phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành hữu quan; phân tích hoà giải, đối thoại đạt chất lượng tốt, đã chú ý bảo vệ lợi ích của Nhà nước và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các chủ thể khác; đảm bảo chính sách, pháp luật. Không có án quá hạn luật định; án bị huỷ 02 vụ (Toà án nhân dân cấp huyện).



2. Về giải quyết án theo thẩm quyền mới của TAND cấp huyện:

Tổng số vụ án thụ lý theo thẩm quyền mới: 426 vụ (án hình sự 140 vụ, án dân sự 85 vụ, án hôn nhân và gia đình 141 vụ, án kinh doanh thương mại và lao động 60 vụ), đã giải quyết 103 vụ, đạt tỷ lệ 73,6%.

Chất lượng giải quyết các vụ án theo thẩm quyền xét xử mới của các Tòa án nhân dân cấp huyện đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Án bị kháng cáo cơ bản được cấp phúc thẩm giữ nguyên, án bị huỷ 01 vụ, án bị sửa 02 vụ.

II. CÁC CÔNG TÁC KHÁC:

1. Công tác thi hành án hình sự- Giám đốc kiểm tra:

- Thi hành án hình sự: Tổng số người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật là 536 bị án; đã ra quyết định thi hành án: 500 bị án; ủy thác thi hành án 44 bị án. Trong đó: Toà án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thi hành 38 bị án; Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định thi hành án 462 bị án, ủy thác thi hành án 44 bị án. Xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 540 phạm nhân.

- Đã giám đốc, kiểm tra: 778 bản án, quyết định; 333 hồ sơ thi hành án của Toà án nhân dân cấp huyện.

- Đã kiểm tra định kỳ 3/9 đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện.

Công tác thi hành án hình sự được các Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nề nếp, đảm bảo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự. Việc ra quyết định thi hành án kịp thời, đúng hạn luật định. Việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và giảm thời hạn chấp hành án được thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật.

2. Công tác giải quyết đơn thư:

Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo đối với quyết định và hành vi tố tụng của Tòa án nhân dân hai cấp: Tiếp nhận 42 đơn, đã giải quyết 42 đơn, đạt tỉ lệ 100%.

Trong đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết 12/12 đơn thuộc thẩm quyền, đã chuyển 18/18 đơn không thuộc thẩm quyền; Các Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết 11/11 đơn thuộc thẩm quyền, đã chuyển 01/01 đơn không thuộc thẩm quyền.

Các Tòa án nhân dân hai cấp đã xử lý kịp thời các đơn thư, đảm bảo đúng pháp luật, không để tình trạng khiếu nại kéo dài; không có trường hợp nào phức tạp, đông người.



3. Công tác Cải cách hành chính tư pháp:

Với phương châm “ Phục vụ nhân dân và tiếp cận công lý”, Lãnh đạo ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xác định công tác cải cách hành chính tư pháp là khâu đột phá trong tiến trình Cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở thành tựu của Tòa án thí điểm, sáu tháng đầu năm 2013, Toà án nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện các nội dung cải cách hành chính tư pháp, duy trì hoạt động điều phối, tiếp tục điều chỉnh những vướng mắc, hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động của Tổ Hành chính tư pháp Toà án nhân dân hai cấp cho phù hợp với các mục tiêu của cải cách tư pháp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động xét xử như: mạng LAN,mạng ghi âm phiên tòa, Scals bản án lưu trữ điện tử...

Trang thông tin điện tử Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì hoạt động, là diễn đàn trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật, tuyên truyền các hoạt động ngành Tòa án nhân dân; nơi hiện thực hóa nguyên tắc hành chính công của ngành Tòa án phục vụ nhân dân; đã trở thành nhịp cầu nối liền giữa cơ quan Tòa án với nhân dân. Tính đến ngày 31/3/2013 đã có gần 80.000 lượt truy cập Trang thông tin điện tử với 118 tin, bài của cộng tác viên được đăng tải. Lịch xét xử, lịch tiếp dân, các thông báo, biểu mẫu, giải đáp pháp luật… được đăng tải thường xuyên trên Trang thông tin điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc với Toà án.

5. Công tác Hội thẩm nhân dân:

Toà án nhân dân tỉnh luôn quan tâm việc nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ pháp luật cho các Hội thẩm nhân dân. Trang bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét xử, rút kinh nghiệm công tác xét xử cho Hội thẩm Toà án nhân dân hai cấp. Đã tổ chức tổng kết và rút kinh nghiệm công tác xét xử năm 2012, tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử đợt I cho Hội thẩm Tòa án nhân dân hai cấp chu đáo, đạt chất lượng tốt, được Hội thẩm nhân dân Tòa án hai cấp đánh giá cao.



III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013:

- Tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân hai cấp, nâng cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu của người cán bộ Tòa án; thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác của Tòa án nhân dân, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao tiến độ và chất lượng giải quyết các loại án, nâng cao chất lượng tranh tụng tai phiên tòa, quyết tâm phấn đấu vượt các chỉ tiêu thi đua do ngành Toà án đề ra; phấn đấu đạt tỷ lệ án huỷ dưới 1%, án sửa dưới 3%; tăng cường xét xử lưu động để phát huy tác dụng của phiên toà và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân; chú trọng công tác hòa giải và đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân cấp huyện; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt việc phát hành bản án và công tác thi hành án hình sự.

- Tiến hành tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân hai cấp; nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, phẩm chất và năng lực của Thẩm phán và cán bộ Tòa án. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật cho cán bộ Tòa án và Hội thẩm nhân dân. Tiếp tục tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tổ chức thi “Thư ký Tòa án giỏi”, tạo điều kiện cho đội ngũ thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên và cán bộ công chức phát huy năng lực, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban thẩm phán và cán bộ lãnh đạo các cấp; thường xuyên đẩy mạnh các phong trào thi đua, khích lệ đổi mới và sáng tạo trong công tác; nhân rộng các điển hình tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành Toà án.



IV. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

1. Những khó khăn, tồn tại, vướng mắc:

Tình hình chung của địa phương bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình tội phạm trong đó có tội phạm tham nhũng, tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Tranh chấp trong nội bộ nhân dân và khiếu kiện hành chính gia tăng. Ngành Tòa án nhân dân được giao thêm nhiều nhiệm vụ nhưng biên chế không tăng. Tình hình trên đang trở thành áp lực lớn đối với ngành Tòa án các cấp.

Tính chất các vụ án ngày càng phức tạp, nhất là các vụ án tranh chấp đất đai, tranh chấp trong kinh doanh thương mại, mua bán cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, sở hữu trí tuệ... Quá trình giải quyết vụ án các đương sự gây khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ, cố tình vắng mặt... Toà án mất nhiều thời gian để thẩm tra, xác minh thu thập chứng cứ, nhất là việc thu thập các chứng cứ tranh chấp đất đai, về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.

Về việc định giá tài sản trong tố tụng dân sự: Theo Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự thì kết quả định giá tài sản là nguồn chứng cứ để giải quyết các vụ án có tranh chấp về tài sản mà không thống nhất được giá trị tài sản cần phải định giá. Tuy nhiên, một số cơ quan không gửi hoặc chậm gửi văn bản cử thành viên tham gia Hội đồng định giá khi Tòa án có văn bản đề nghị; Hội đồng định giá thực hiện việc định giá không theo giá thị trường tại thời điểm tranh chấp dẫn đến đương sự có khiếu nại, yêu cầu định giá lại đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án và chất lượng xét xử. Mặt khác, chi phí định giá thực hiện không thống nhất. Vì vậy tiến độ giải quyết một số vụ án còn chậm, một số vụ án còn kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Sự am hiểm pháp luật của nhân dân còn hạn chế, dẫn đến gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án; một số xã, phường, thị trấn chưa thực sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng đối với các vụ án xảy ra trên địa bàn, nhất là thủ tục tống đạt các văn bản tố tụng cho các bên đương sự.

Công tác phối hợp tuyên truyền đối với các vụ án xét xử lưu động, công tác hòa giải ở một số địa phương còn thiếu chu đáo, một số xã chưa nắm chắc các thủ tục, yêu cầu trong công tác nhận đơn, hòa giải đối với một số vụ án dân sự, thậm chí khi hòa giải cơ sở giữa các đương sự mà một bên vắng mặt ở một số xã vẫn tiến hành hòa giải.



2. Kiến nghị, đề xuất:

Qua thực tiễn xét xử, giải quyết các loại án và các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành, Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị, đề xuất Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành hữu quan một số vấn đề sau:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp với Tòa án nhân dân hai cấp trong các hoạt động tố tụng, giải quyết, xét xử các loại án, nhất là án tranh chấp dân sự, tranh chấp tài sản trong án hôn nhân và gia đình, tranh chấp tài sản thừa kế, tranh chấp có liên quan đất đai... Phối hợp tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các loại án, nhất là ác vụ án trọng điểm, án phức tạp, điển hình, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.

- Những năm gần đây, do số lượng vụ án tăng và có nhiều vụ phức tạp, nghiêm trọng, cần tổ chức nhiều phiên tòa lưu động hơn để phát huy tác dụng tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố Huế tăng thêm mức hỗ trợ kinh phí để tổ chức các phiên toà lưu động.

-Việc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án, đa số Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện chưa đầy đủ, tống đạt không hợp lệ và không hoàn trả biên bản sau khi tống đạt theo quy định của pháp luật tố tụng nên khi giải quyết các loại án còn gặp phải khó khăn trở ngại. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện sớm có các văn bản trả lời khi có yêu cầu của Tòa án; hạn chế việc do chậm trả lời của Ủy ban nhân dân mà Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, gây dư luận không tốt của đương sự đối với Tòa án. Tiếp tục phát huy kết quả của Hội thảo “Sự phối hợp của Chính quyền các cấp với Tòa án trong hoạt động tố tụng”.

- Trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho người dân, đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp chú trọng các vấn đề sau để tránh xảy ra sai sót, dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính: Trường hợp xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chung cho nhiều người thừa kế di sản cần kiểm tra chặt chẽ, khi có cơ sở pháp lý xác định đủ những người trong diện thừa kế mới tiến hành cấp; trước khi cấp cần phải kiểm tra, đo đạc, xác định mốc giới, ranh giới thửa đất, tránh tình trạng diện tích đất thực tế bị thiếu hoặc thừa so với diện tích ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

- Cần thực hiện đúng quy định tại điều 82, 92 Bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản. Ủy ban nhân dân huyện có văn bản cử thành viên tham gia Hội đồng định giá trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Tòa án; việc định giá phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn chi phí định giá theo quy định của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong pháp luật tố tụng.





CHÁNH ÁN

(Đã ký)


Đặng Quang


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương