KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013


Thực hiện các Chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm



tải về 2.3 Mb.
trang5/31
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.3 Mb.
#29340
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

BÁO CÁO


Thực hiện các Chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm

và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013




I. Tình hình thực hiện các Chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm năm 2013

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2496/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013; đồng thời, ban hành Kế hoạch triển khai từng Chương trình kinh tế xã hội trọng điểm; trong đó, đã phân công trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo cụ thể đối với từng Chương trình. Các đơn vị được phân công chủ trì thực hiện Chương trình đã xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ; kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 đạt được như sau:



1. Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị

Năm 2013 được xác định là “Năm đô thị”. Sáu tháng đầu năm 2013, các nguồn lực được huy động tập trung cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến diện mạo đô thị, phấn đấu cho mục tiêu đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I.

Công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, các đô thị Thuận An, Sịa và cửa ngõ phía Bắc (thị trấn Phong Điền) tiếp tục được chú trọng để phục vụ mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tiếp tục được đẩy mạnh, hướng tới xây dựng thành phố di sản, văn hóa và cảnh quan.



a) Công tác chỉnh trang đô thị

- Về lập đề án:

+ Đã phê duyệt Đề cương Đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên Huế là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, hiện nay đang tổ chức lập đề án.

+ Đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Đã hoàn chỉnh đề cương đề án bước 2. Đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn.

+ Đề án phân loại đô thị Thuận An đạt chuẩn đô thị loại IV: Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-BXD ngày 03 tháng 5 năm 2013 công nhận Thuận An đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị

+ Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế: Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung tại Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2013.

+ Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Lộc: UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt. Dự kiến hoàn thành Quý III/2013.

+ Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Sịa: Đang hoàn chỉnh hồ sơ. Dự kiến hoàn thành Quý IV/2013.

+ Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phong Điền, thị trấn Khe Tre: Đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. Dự kiến hoàn thành Quý IV/2013.

+ Đề án Quy hoạch xây dựng đô thị A Lưới mở rộng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030: Đã thẩm định đồ án, hoàn thành vào tháng 7 năm 2013.

+ Quy hoạch chung đô thị mới Vinh Thanh: Đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và báo cáo phương án quy hoạch (lần 1);

+ Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn: UBND tỉnh đang xem xét, quyết định phê duyệt trong tháng 7/2013.

+ Quy hoạch chung đô thị mới Vinh Hiền: Tạm ngừng vì đã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

b) Xây dựng nếp sống văn minh đô thị: Cơ bản hoàn thành.

c) Chỉnh trang xây dựng thành phố Huế

- Đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Chỉnh trang mở rộng cửa ngõ phía Bắc, phía Nam; kiểm kê đền bù và lập các thủ tục đấu thầu hệ thống thoát nước dự án chỉnh trang đường Điện Biên Phủ, thi công hạng mục đường giao thông dự án chỉnh trang đường Đống Đa, cầu Đông Ba; hoàn thành hồ sơ khảo sát, thiết kế dự án chỉnh trang đường Chương Dương.

- Đã hoàn thành các dự án nâng cấp cầu Ga; chỉnh trang nạo vét sông An Cựu, Kẻ Vạn, hói Phát Lát; cơ bản hoàn thành chỉnh trang nạo vét sông Ngự Hà, An Hòa, kè sông Đông Ba. Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế; Dự án mở rộng nghĩa trang phía Nam thành phố Huế, giải tỏa mồ mả khu vực Ngự Bình đang triển khai thực hiện.

d) Chỉnh trang xây dựng đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Phong Điền, Sịa: Đã tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường nội thị, các tuyến đường kết nối, hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, công viên, xây xanh... nâng cấp diện mạo đô thị.

e) Các dự án trọng điểm: Tiếp tục hoàn thành dự án đường La Sơn-Nam Đông (giai đoạn 1); dự án Quốc lộ 49B (đoạn Vinh Thanh – Tư Hiền) đang đấu thầu gói thầu thi công mặt đường.

+ Đã khởi công dự án đầu tư mở rộng quốc lộ 1A, xây dựng hai hầm đường bộ Phú Gia và Phước Tượng. Dự án nâng cấp đường băng cảng hàng không quốc tế Phú Bài đã khởi công vào tháng 3/2013, đang triển khai phần nền, khối lượng triển khai đạt 30%. Tuyến đường 74 đã thông tuyến 15km đầu tiên, tiến độ dự án đạt 15%. Đã hoàn thành nâng cấp Tỉnh lộ 12B (Huế – Hương Trà). Dự án chỉnh trang Quốc lộ 49A (đoạn Chợ Mai – Thị trấn Thuận An) đã thực hiện được 80% khối lượng. Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 18 (Thủy Phù – Vinh Thanh) khối lượng hoàn thành đạt 30%. Dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc, Phú Bài – Vinh Phú khối lượng triển khai đạt 20%.

+ Dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Thủy Vân: Đã khởi công trong tháng 4/2013, khối lượng triển khai đạt 10%; cầu Phú Lưu đang chuẩn bị thi công.

+ Dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Đống Đa: Đang điều chỉnh tiêu chí quy hoạch. Dự án Khu hành chính tập trung Tỉnh đang hoàn thiện yêu cầu thiết kế và định hướng tổ chức thi tuyển thiết kế.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội

a) Về xây dựng nông thôn mới

- Đã hoàn thành lập quy hoạch ở 92/92 xã; công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới của các xã28, đã phê duyệt 69/92 đề án.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013 có kế hoạch 18,26 tỷ đồng. Đã hỗ trợ công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho Ban chỉ đạo các cấp: 2,4 tỷ đồng; nguồn vốn còn lại được đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới. Ngoài nguồn vốn của Chương trình, đã huy động và lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn khác để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn khoảng 266 tỷ đồng.

- Các địa phương đang tập trung thực hiện các dự án, kế hoạch được giao; phấn đấu năm 2013 có 03 xã (Hương Giang và Hương Hoà- huyện Nam Đông và Quảng Phú-huyện Quảng Điền) đạt chuẩn nông thôn mới.



b) Về an sinh xã hội

- Đã thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ.

- Triển khai thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông dân năm 2013 với kinh phí 57,9 tỷ đồng theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ.

- Thực hiện Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, từ đầu năm đến nay đã hướng dẫn thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 41.427 lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng.

- Đã giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cho 1.177 người/1.361 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền 9 tỷ đồng, tăng gần 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.

- Đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.270 lao động nông thôn gồm các nghề: may công nghiệp, điện dân dụng, sửa chữa máy kéo công suất nhỏ, phục vụ bàn, kỹ thuật chế biến món ăn, sinh vật cảnh… đạt 40,3% so kế hoạch.



c) Sản xuất nông lâm nghiệp

Về nông nghiệp: Đã thu hoạch 27.611 ha lúa vụ sản xuất Đông Xuân 2012-2013, năng suất ước 57,8 tạ/ha, cao hơn 0,9tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Tỷ lệ giống lúa xác nhận đạt trên 90%. Đã chỉ đạo gieo cấy một số giống lúa có chất lượng và năng suất cao; thực hiện gieo cấy 100 ha cánh đồng mẫu lớn tại 4 hợp tác xã.

Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu theo kế hoạch sẽ gieo cấy 26.200 ha.



Về chăn nuôi: Tiếp tục triển khai đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, đề án tăng cường hệ thống thú y. Chỉ đạo duy trì tổng đàn, nâng cao chất lượng đàn lợn, đàn bò.

Công tác thú y đã triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng; khống chế không để lây lan ra diện rộng dịch bệnh tai xanh ở trang trại thuộc huyện Nam Đông,



Về thủy sản: Diện tích thả nuôi ước đạt 6.038 ha. Sản lượng nuôi đã thu hoạch trên 1.650 tấn. Đã xuất hiện dịch bệnh trên tôm với diện tích bị nhiễm bệnh 59,13 ha. Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 13.955 tấn.

Đã triển khai khảo sát thực trạng nghề đáy, nghề lừ để xây dựng kế hoạch sắp xếp và quản lý.



Về lâm nghiệp: Tiếp tục trồng mới 670 ha rừng trong kế hoạch năm 2013, tổ chức chăm sóc 10.297 ha rừng trồng, khoán quản lý bảo vệ 9.882 ha và khoanh nuôi tái sinh 2.415 ha rừng tự nhiên. Đến nay, sản lượng gỗ rừng trồng đã khai thác gần 90.000 m3.

Đã tổ chức tuyên truyền, thực hiện quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng tại huyện Phong Điền.

Tiếp tục thực hiện công tác bàn giao đất rừng cho các địa phương để quản lý sử dụng, bố trí cho các khu tái định cư.

d) Xây dựng các công trình trọng điểm

Đã hoàn thành công trình thủy lợi Tây Nam Hương Trà và đưa vào phục vụ sản xuất Đông Xuân 2012 – 2013.

Tiếp tục phối hợp với Ban Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 5 đẩy nhanh tiến độ thi công công trình hồ Tả Trạch.

Đôn đốc, kiểm tra tiến độ thi công công trình hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam.



3. Chương trình Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

a) Về huy động số lượng học sinh ra lớp ở các cấp, bậc học: Đến thời điểm 30/4/2013, toàn Tỉnh huy động ra lớp 9.022 học sinh nhà trẻ, đạt tỷ lệ 21,9 %; 42.205 học sinh mẫu giáo, đạt tỷ lệ 79,3 %, trong đó học sinh mẫu giáo 5 tuổi: 17.207 học sinh, đạt tỷ lệ 96,7%; 93.981 học sinh tiểu học, đạt tỷ lệ 99,98 %; 74.390 học sinh THCS, đạt tỷ lệ: 80,0%; 44.418 học sinh THPT, đạt tỷ lệ: 62,1%

b) Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở các cấp, bậc học: Năm học 2012-2013, bậc tiểu học có: 78.101 học sinh học 2 buổi/ngày, đạt tỷ lệ: 81,5%; cấp THCS: 15.383 học sinh, đạt tỷ lệ : 19,9%; cấp THPT: 1.582 học sinh, đạt tỷ lệ: 3,6%.

c) Số trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp, bậc học

- Đến thời điểm cuối tháng 4/2013, toàn Tỉnh có 191 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 32,2%. Một số trường đã được kiểm tra kỹ thuật, chờ Hội đồng thẩm định cấp tỉnh kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.



- Công tác xã hội hóa đã được quan tâm, đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên về các chính sách cho các cá nhân, tổ chức (trong đó, có các tổ chức tôn giáo) đầu tư mở trường học.

- Đã khuyến khích, kêu gọi các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện công tác khuyến học, tranh thủ các nhà tài trợ hỗ trợ học tập cho học sinh thông qua các chương trình học bổng, góp phần tạo điều kiện cho học sinh đến trường.

- Đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia việc làm năm 2013 là 35,4 tỷ đồng,

- Tình hình tuyển sinh: Các đơn vị đào tạo nghề vẫn gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là hệ trung cấp nghề. Cho đến nay, các đơn vị dạy nghề tuyển sinh 6.822 học viên, đạt 34,9% (972 học viên hệ trung cấp nghề và 5.850 học viên hệ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng). Ước thực hiện trong 6 tháng tuyển sinh khoảng 8.120 học viên, đạt 41,2% kế hoạch năm.



4. Chương trình Phát triển du lịch

a) Công tác quy hoạch, kế hoạch: Đã hoàn thành đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch do Tập đoàn Akitek Tenggara làm tư vấn; đang triển khai kêu gọi đầu tư một số dự án du lịch trọng điểm được Tập đoàn Akitek Tenggara thiết kế.

b) Xúc tiến quảng bá du lịch

Về triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 8/3/2013 về kích cầu du lịch gắn với thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ năm 2013. Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, vận chuyển khách du lịch, các siêu thị trên địa bàn triển khai theo Kế hoạch; trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai 03 đợt hoạt động kích cầu khách du lịch với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Đã tổ chức Hội thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm - Huế 2013.

Đã tập trung tuyên truyền quảng bá du lịch; các ngành, các địa phương đã phối hợp tổ chức tốt lễ hội truyền thống Vật làng Sình, Vật làng Thủ Lễ, Đền Huyền Trân…Tổ chức các đoàn farmtrip khảo sát các tour, tuyến điểm du lịch và các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đã tham gia và tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch như Hội nghị xúc tiến tại Hà Nội quảng bá chương trình Festival nghề truyền thống 2013 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”; tham gia hội chợ du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013; hội chợ Du lịch Biển Quốc tế Nha Trang 2013; Festival di sản Quảng Nam lần thứ V-2013... triển khai các gói kích cầu cho doanh nghiệp du lịch.

Tổ chức xuất bản các ấn phẩm hướng dẫn du lịch Huế, khách sạn - lữ hành, Pa no bản đồ chỉ dẫn tuyến điểm du lịch cho Quảng Điền, Phong Điền. Thực hiện chương trình liên kết 3 địa phương: Đã xuất bản ấn phẩm giới thiệu điểm đến 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, phối hợp xây dựng chương trình lễ hội, sự kiện; hoàn thành bản đồ du lịch 3 địa phương.

c) Nâng cấp và phát triển sản phẩm du lịch

Tiếp tục khai thác tour du lịch làng gốm truyền thống ở Phước Tích, du lịch vùng đầm phá; chỉ đạo hoàn thiện sản phẩm du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toàn, xúc tiến du lịch tiểu vùng sông Mê Kông tại A Lưới.

Đã chỉ đạo xây dựng đề án phố đi bộ, mua sắm tại đường Phạm Ngũ Lão. Duy trì hoạt động phố đi bộ, mua sắm, kết hợp ẩm thực tại các đường Nguyễn Đình Chiểu, Mai Thúc Loan, Võ Thị Sáu, Chu Văn An…

Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô đã đưa vào hoạt động góp phần phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển và loại hình du lịch thể thao mạo hiểm trên biển. Dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển của cộng đồng phát triển tốt.



5. Chương trình Bảo vệ môi trường, phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Công tác quy hoạch: Đã triển khai lập dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; hoàn thành đề cương chi tiết xây dựng Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường; lập đề cương đề án xây dựng cơ sở dữ liệu các thành phần môi trường, theo dõi biến đổi khí hậu.

b) Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ môi trường

Đã tổ chức mạng lưới tuyên truyền, giáo dục môi trường từ cấp tỉnh đến cơ sở và trong cộng đồng. Duy trì và phát triển chuyên mục: “Tài nguyên, môi trường và phát triển”, “Môi trường và Cuộc sống” trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện các Luật, văn bản hướng dẫn thi hành luật về tài nguyên và môi trường; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tài nguyên và môi trường cấp huyện, xã; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của công đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, nhất là thực hiện tốt các nhiệm vụ theo bản cam kết môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường.

Đã tổ chức sự kiện quốc gia “Ngày Môi trường thế giới 5/6 năm 2013” tại Thừa Thiên Huế với nhiều hoạt động như triển lãm tranh, ảnh về môi trường, triển khai cuộc thi sáng tác ca khúc về Môi trường, biểu diễn ca múa nhạc, hòa nhạc ngoài trời, hội thi29… Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo (01-08/6/2013) và Ngày Đại dương thế giới (08/6/2013).



c) Quản lý môi trường

Thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn xây dựng các đề án xử lý ô nhiễm tại 3 làng nghề còn lại; trong đó, Dự án xử lý nguồn ô nhiễm vôi hàu Lăng Cô dự kiến hoàn thành trong Qúy III/2013; đôn đốc lập đề án xử lý ô nhiễm ở làng nghề gạch ngói đất sét nung Hương Vinh - Hương Toàn, đúc đồng Phường Đúc - Thủy Xuân để đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trong năm 2015.

Thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến 2020, đã đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác Hương Phú 1,32ha với diện tích bãi chôn lấp 9.000 m2 tại huyện Nam Đông; song do gặp hiện tượng thẩm thấu nước vào bãi chôn lấp, nên đang tạm ngừng chôn lấp rác để tìm nguyên nhân và hướng xử lý.

Đã tiến hành quan trắc môi trường nước trên các con sông, quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm; quan trắc, lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải theo định kỳ tại các điểm quy định. Đã đưa vào hoạt động Trạm quan trắc môi trường không khí, chuẩn bị đưa vào vận hành Trạm quan trắc nước tự động.



d) Về ứng phó với biến đổi khí hậu

- Đã triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về biến đổi khí hậu” và “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

- Triển khai xây dựng đề cương dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp tài nguyên, môi trường biển; các dự án thuộc kế hoạch đẩy mạnh công tác truyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá tỉnh giai đoạn 2011-2015.

- Chuẩn bị xúc tiến đầu tư dự án xây dựng “Khu bảo tồn đất ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khu vực Rú Chá – Cồn Tè’’; dự án “Bảo tồn rùa biển khu vực Chân Mây - Lăng Cô”; dự án “Bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lâu”.

- Triển khai dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2”. Xúc tiến lập các dự án “Thích ứng với khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm”, dự án “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước Việt Nam”, dự án “Khu bảo tồn sinh cảnh liên kết Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế“.

II. Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013

Căn cứ kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm, để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của từng Chương trình trọng điểm trong năm 2013, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:



1. Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị

a) Công tác quy hoạch và lập đề án đô thị:

Tiếp tục hoàn chỉnh Đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên Huế là đô thị loại I trình UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung chỉ đạo hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế; Quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới Thanh Hà, Vinh Thanh, La Sơn. Đôn đốc tiến độ các Dự án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phong Điền, Sịa, Khe Tre, Phú Lộc, A Lưới. Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải toàn tỉnh (có cập nhật quy hoạch giao thông tĩnh thành phố và vùng phụ cận).

Hoàn thành xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc đô thị các thị trấn thuộc huyện; trước hết là Quy chế quản lý kiến trúc ở các đô thị Huế, Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Chân Mây – Lăng Cô.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng và quy hoạch được duyệt; xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, hỗ trợ và đôn đốc, giám sát các nhà đầu tư thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị, xây dựng nhà ở.



b) Xây dựng nếp sống văn minh đô thị: Tiếp tục thực hiện chỉ thị 24-CT/TU ngày 08/8/2012 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy mạnh công tác đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn.

c. Chỉnh trang xây dựng đô thị:

Triển khai thực hiện quyết liệt, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị. Kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh về tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình có sử dụng vốn Nhà nước năm 2012.

Chỉ đạo giải quyết kịp thời vướng mắc trong thực hiện các Dự án chỉnh trang xây dựng thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, đô thị Thuận An, thị trấn Phong Điền, Sịa. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm theo phân công.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội

a) Xây dựng nông thôn mới

Hoàn thành phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới 23 xã còn lại.

Kiểm tra, đôn đốc xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và tiến độ thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất và ngành nghề nông thôn; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh để theo dõi, triển khai cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức đánh giá các xã điểm đạt tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014.



b) An sinh xã hội

- Chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu phấn đấu đạt diện tích lúa toàn tỉnh đạt 100% kế hoạch năm 2013. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 85%.

- Tiếp tục lên phương án phòng trừ sâu bệnh trên lúa, bệnh thuỷ sản, và các loại bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm.

- Tiếp tục thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân.

- Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ.

- Thực hiện các giải pháp để hạn chế dịch bệnh trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó chú trọng xử lý các loại ngư cụ và phương tiện đánh bắt hủy diệt.

- Tiếp tục hướng dẫn thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; miễn giảm và cấp bù học phí cho các đối tượng quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các chính sách khác có liên quan.

- Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về an sinh xã hội.

c) Công trình trọng điểm: Phối hợp với chủ đầu tư đôn đốc tiến độ xây dựng công trình hồ Tả Trạch và hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam.

3. Chương trình Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

a) Nâng cao chất lượng giáo dục

- Chỉ đạo triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới theo Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng và Kế hoạch số 82/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Mở rộng hệ thống giáo dục mầm non trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Tập trung ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non các vùng nông thôn, miền núi để phát triển trường, lớp công lập, đào tạo giáo viên, cung cấp trang thiết bị, hoàn thành công tác phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào đầu năm 2014.

- Huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học những nơi có điều kiện. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển trường ngoài công lập.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn tích hợp, dạy học phân hóa, dạy chương trình ngoại ngữ mới từ lớp 3, mở rộng dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông.



b) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển dụng giáo viên. Triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, tham quan học tập kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.



c) Về xây dựng cơ sở vật chất trường học

- Tiếp tục thực hiện hoàn thành đề án kiên cố hóa phòng học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành giáo dục; từng bước xây dựng cơ sở vật chất trường học theo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.

d) Về phát triển đa dạng hệ thống đào tạo nghề, đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế xã hội

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hoàn chỉnh cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện mới thành lập. Tiếp tục đầu tư, hoàn chỉnh, đồng bộ các trang thiết bị dạy nghề và cơ sở vật chất cho các nghề trọng điểm quốc gia đã được phê duyệt.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên phục vụ công tác dạy nghề của các đơn vị dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Ưu tiên tập trung đối với các trường lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm Quốc gia.

- Đẩy mạnh việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.



e) Về xã hội hóa giáo dục và đào tạo

- Triển khai thực hiện chính sách xã hội hóa trong giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển trường ngoài công lập.

- Khuyến khích phát triển các hoạt động khuyến học, bảo trợ giáo dục; khuyến khích các tổ chức và cá nhân đóng góp phát triển giáo dục và đào tạo bằng nhiều hình thức. Xây dựng và cải thiện chất lượng hoạt động của các trung tâm giáo dục cộng đồng.

4. Chương trình phát triển du lịch

a) Công tác quy hoạch, kế hoạch: Lập kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế đến 2025 và định hướng đến 2030 sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua. Tiếp tục xúc tiến một số dự án trọng điểm theo Quy hoạch. Triển khai các Đề án khai thác phát triển các sản phẩm du lịch.

b) Xúc tiến quảng bá du lịch

- Tuyên truyền, triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết du lịch. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tham dự hội chợ JATA Travel Show 2013 tại Nhật Bản; Hội chợ Du lịch quốc tế biển Nha Trang 2013; triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam” tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013.

- Công bố Chương trình lễ hội Festival 2014 trong tháng 9/2013. Phối hợp phát hành một số ấn phẩm chung giới thiệu du lịch.



c) Nâng cấp và phát triển sản phẩm du lịch và tăng cường chất lượng dịch vụ

- Nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, chú trọng tuyến giao thông đến các khu, điểm du lịch, giao thông tĩnh của các điểm tham quan.

- Đào tạo, đào tạo lại tay nghề, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên làm việc trong các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Xây dựng đề án quầy thông tin du lịch phục vụ du khách, đề cương xuất bản các ấn phẩm mới.

- Xây dựng Trung tâm thông tin du lịch. Tiếp tục nâng cấp và xây mới hệ thống nhà vệ sinh trên địa bàn tỉnh.

d) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch

- Triển khai công tác thẩm định, tái thẩm định cơ sở lưu trú trên địa bàn; triển khai Nghị định số 16/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời tình trạng lấn chiếm, vi phạm di tích, tình trạng tiêu cực trong hoạt động dịch vụ văn hóa, vũ trường, karaoke, quảng cáo, rao vặt, dịch vụ du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng nâng giá, ép giá, nạn đeo bám, chèo kéo khách du lịch; thu gom các đối tượng ăn xin

5. Chương trình bảo vệ môi trường, phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ môi trường

b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công ngày môi trường thế giới tại thành phố Huế.

c) Phối hợp chỉ đạo việc giải quyết 03 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp thực hiện đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong thành phố và các trung tâm huyện lỵ, các cụm dân cư tập trung.

- Kiểm tra quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước... Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, các báo cáo đánh giá môi trường.



d) Tiếp tục thúc đẩy đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Thực hiện việc đóng cửa bãi rác tại huyện Nam Đông; xử lý triệt để ô nhiễm rác thải trên địa bàn huyện Phú Vang; triển khai việc xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện Đa khoa thành phố Huế.



e) Chỉ đạo triển khai thực hiện ‘‘Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020’’; phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp...

- Đầu tư trang thiết bị Trạm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh, lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế, các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

- Triển khai các kế hoạch hành động ưu tiên bảo vệ môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu giai đoạn từ 2011 – 2020 theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh.

- Tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin, truyền thông, tư liệu; lập và thực hiện dự án phim tài liệu tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững vùng ven biển, đảo và đầm phá của tỉnh.

Triển khai dự án “Thích ứng với khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm”. Xúc tiến dự án xây dựng Trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường, khí tượng thuỷ văn biển và trạm Rada biển tại xã Vinh Thanh huyện Phú Vang. Kêu gọi đầu tư dự án “Xây dựng khu bảo tồn rừng ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho khu vực Rú Chá - Cồn Tè”.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình điểm sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên đây là báo cáo tổng hợp thực hiện các Chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013, UBND tỉnh kính báo cáo HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 71/BC-UBND





Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 7 năm 2013


BÁO CÁO

Công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

6 tháng đầu năm 2013


Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tập trung triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2013 và giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, tồn đọng, kéo dài của năm 2012, những vụ việc phát sinh trong năm 2013. Qua công tác thanh tra đã giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh; chấn chỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.


PHẦN I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN VÀ

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA

Sáu tháng đầu năm 2013, đã tiến hành 852 cuộc thanh tra, kiểm tra (gồm thanh tra hành chính 59 cuộc và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành 793 cuộc) - trong đó, theo kế hoạch 847 cuộc, đột xuất 05 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm với số tiền 27.753,8 triệu đồng và 7.900,16m2 đất (trong đó đất ở 2.309,56m2, đất rừng 5.590,6m2). Đã quyết định xử lý, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 25.926,1 triệu đồng (trong đó đơn vị bị kiến nghị thu hồi đang khiếu nại, kiến nghị việc thu hồi số tiền 20.483,4 triệu đồng) và 7.900,16m2 đất; đã thu hồi 3.993 triệu đồng, chuyển cơ quan điều tra 03 vụ.

Riêng Thanh tra tỉnh triển khai 03 cuộc thanh tra và đã kết thúc 02 cuộc theo Kế hoạch năm 2013; ban hành 05 kết luận của các cuộc thanh tra năm trước chuyển sang. Qua thanh tra phát hiện sai phạm với số tiền 22.815 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 22.815 triệu đồng (trong đó đơn vị bị kiến nghị thu hồi đang khiếu nại, kiến nghị việc thu hồi số tiền 20.483,4 triệu đồng), đã thu hồi 1.928,2 triệu đồng (năm 2013 thu 1.270,5 triệu đồng, các năm trước thu 657,7 triệu đồng) và chuyển cơ quan điều tra 02 vụ. Kết quả cụ thể như sau:

1. Về thanh tra hành chính

Tiến hành 59 cuộc thanh tra tại 163 đơn vị (trong đó, theo kế hoạch 54 cuộc, đột xuất 05 cuộc), đã ban hành kết luận thanh tra 38 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện có 140 đơn vị sai phạm về kinh tế với tổng số tiền là 26.168 triệu đồng và 7.900,16m2 đất - gồm đất ở 2.309,56m2, đất rừng 5.590,6m2; kiến nghị xử lý thu hồi 24.353 triệu đồng (trong đó đơn vị bị kiến nghị thu hồi đang khiếu nại, kiến nghị việc thu hồi số tiền 20.483,4 triệu đồng) và 7.900,16m2 đất; chuyển cơ quan điều tra 03 vụ. Kết quả xử lý, đã thu hồi 2.606 triệu đồng.

Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực nổi lên như sau:

1.1. Thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai

Thanh tra thị xã Hương Thủy, Thanh tra các huyện Phong Điền, A Lưới, Phú Vang, Thanh tra thành phố Huế và Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 09 cuộc, kết thúc 07 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm số tiền 144,4 triệu đồng và 7.900,16m2 đất, kiến nghị xử lý thu hồi 131,6 triệu đồng và 7.900,16m2 đất, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ (do thanh tra huyện A Lưới thực hiện). Nội dung sai phạm do nhiều cá nhân, đơn vị tiến hành khai thác đất khi chưa có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chưa chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp thuế tài nguyên và phí môi trường theo quy định của pháp luật, việc cấp Giấy CNQSD đất không đúng quy định pháp luật, ...



1.2. Kết quả thanh tra về quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Thanh tra thị xã Hương Thủy, Thanh tra các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Sở Xây dựng đã triển khai 06 cuộc (03 cuộc lồng ghép), đã kết thúc 05 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm số tiền 546,3 triệu đồng, kiến nghị xử lý thu hồi số tiền 207,5 triệu đồng và giảm trừ số tiền 338,8 triệu đồng do nghiệm thu thừa khối lượng, sai đơn giá của một số hạng mục trong quá trình quyết toán,...



1.3. Thanh tra về quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách

Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố Huế, Thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra tỉnh đã tiến hành 31 cuộc thanh tra, kết thúc 26 cuộc, ban hành kết luận 19 cuộc. Đã phát hiện sai phạm số tiền 25.477,3 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 24.013,9 triệu đồng, đã thu 2.587 triệu đồng. Kết quả thanh tra cho thấy, về cơ bản các đơn vị chấp hành khá tốt chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị sai phạm trong việc kê khai diện tích để hưởng chế độ miễn, giảm thủy lợi phí không đúng chế độ, chính sách; sai phạm về thuế GTGT, TNDN và phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên; thu và sử dụng các loại quỹ không được phép thu, thu tiền học hai buổi trên ngày vượt quá quy định tại một số trường học; chi không đúng quy chế chi tiêu nội bộ, chi không có hóa đơn tài chính theo quy định, chi vượt chế độ,...Thanh tra tỉnh đã chuyển 02 vụ sang cơ quan điều tra.

Riêng Thanh tra tỉnh triển khai 02 cuộc thanh tra về lĩnh vực quản lý tài chính và ban hành kết luận 05 cuộc thanh tra của năm trước chuyển sang. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc 04 Kết luận thanh tra và đang xem xét, giải quyết khiếu nại 01 Kết luận thanh tra. Cụ thể:

- Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường và Công trình đô thị Huế (gọi tắt là Công ty), Chánh Thanh tra tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền 99,414 triệu đồng của Công ty, các tập thể và cá nhân do vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng; kinh tế, tài chính; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định của pháp luật.



- Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc, qua kết quả thanh tra, đã chấn chỉnh các thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công thương tại Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc Sở. Đã ban hành các Quyết định xử lý thu hồi nộp ngân sách số tiền 47,6 triệu đồng đối với các đơn vị do vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và nghiệm thu, thanh quyết toán vượt so với thực tế thi công.

- Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế (Công ty), Chánh Thanh tra tỉnh quyết định xử lý thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền 20.483,4 triệu đồng (thuế GTGT không được khấu trừ 17 tỷ; phí bảo vệ môi truờng 2,7 tỷ,...) và kiến nghị chỉ đạo việc kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan chức năng có liên quan. Đối với Kết luận thanh tra này, Công ty đã có đơn khiếu nại và đang được Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

- Kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Phú Vang. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, UBND huyện Phú Vang còn thiếu sót trong việc xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của UBND huyện; để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng ngân sách, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, áp giá thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Chánh Thanh tra tỉnh đã ban hành các Quyết định thu hồi số tiền 537,6 triệu đồng để nộp vào Ngân sách nhà nước và kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và cá nhân vi phạm qua các thời kỳ. Ngày 20/3/2013, UBND tỉnh đã có Công văn số 1117/UBND-TTTN chỉ đạo UBND huyện Phú Vang và các cơ quan, đơn vị có liên quan thục hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra nói trên; ngày 15/5/2013, UBND huyện Phú Vang đã ban hành Quyết định số 1766/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý các nội dung theo kết luận của Thanh tra tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Phú Vang.

- Kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ tại Sở Xây dựng và các đơn vị trực thuộc. Căn cứ các quy định của pháp luật, Chánh Thanh tra tỉnh đã ban hành quyết định xử lý thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền 67,8 triệu đồng do các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về tài chính, đầu tư xây dựng và nghiệm thu, thanh quyết toán,...Chánh Thanh tra tỉnh quyết định chuyển 02 hồ sơ trong việc bán khu nhà số 135 Huỳnh Thúc Kháng và số 46 Hồ Xuân Hương, thành phố Huế sang Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đối với cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng: Việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai theo Kế hoạch năm 2013 đến nay đang đi vào giai đoạn kết thúc. Kết quả thanh tra tại 90 doanh nghiệp bước đầu đã ban hành quyết định thu hồi 1.578 triệu đồng do các đơn vị kê khai sai phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên.

- Cuộc thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn tại Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản triển khai theo Kế hoạch năm 2013 đã kết thúc thanh tra tại đơn vị và đang dự thảo Báo cáo.

2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành

Đã triển khai 793 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 7.736 đơn vị, cá nhân; phát hiện 1.561 đơn vị, cá nhân có vi phạm với số tiền 1.585,8 triệu đồng, đã ban hành 830 quyết định xử lý với tổng số tiền 1.573,1 triệu đồng, đã thu được 1.386,7 triệu đồng.

Thanh tra các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin & Truyền thông, Y tế, Nội vụ, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh & Xã hội, Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Giáo dục & Đào tạo, Tư pháp... đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực như hoạt động kinh doanh lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, hoạt động kinh doanh băng, đĩa nhạc; thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, việc cấp phát, quản lý và sử dụng văn bằng chứng chỉ, quản lý dạy thêm, học thêm, thanh tra các kỳ thi, việc thực hiện quy định các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục,...; lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề Y, Dược tư nhân; chất lượng vật tư nông, lâm, thủy sản; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; việc chấp hành các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, kê khai đăng ký và niêm yết giá cước; công tác nội vụ; việc thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và vệ sinh lao động; quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản,…

Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm và thực hiện tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy 850 kg chân trâu bò, 1.420 kg phủ tạng động vật, 1.000 kg thịt lợn sữa và thịt lợn mảnh,...; kinh doanh thuốc khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã bị cơ quan quản lý thu hồi, thực phẩm chức năng để chung với thuốc; không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tịch thu tiêu hủy 540 VCD, DVD không có tem nhãn và hàng trăm bandron; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 119 trường hợp,...



3. Việc kiểm tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra

Thanh tra tỉnh đã thành lập Bộ phận Xử lý sau thanh tra thuộc Văn phòng Thanh tra tỉnh để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra.

Đã ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Huế, phúc tra kết quả thực hiện Kết luận 568/KL-TTr, ngày 04/9/2008 của Chánh Thanh tra tỉnh. Các cuộc còn lại đang triển khai trong thời gian đến.

Qua kết quả công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế nhất là việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, việc quản lý và sử dụng đất,… Kết quả công tác thanh tra đã góp phần chấn chỉnh những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, đất đai, khắc phục những sai phạm về kinh tế, xác định rõ trách nhiệm, kiến nghị xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân và tập thể có sai phạm góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả.



II. CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Về công tác tiếp công dân

Theo số liệu báo cáo của các cấp, các sở, ngành, kết quả tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong 6 tháng đầu năm 2013; UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tiếp 877 người, giảm 52 % so với cùng kỳ năm trước (trong đó, UBND tỉnh tiếp 68 người; cấp huyện tiếp 744 người; sở, ngành tiếp 62 người); trong đó, có 06 đoàn đông người.

Nội dung công dân đề cập tại các buổi tiếp dân tập trung chủ yếu vào các vấn đề việc bồi thường, hỗ trợ, đền bù giải toả, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông, thủy điện; Chế độ, chính sách đối với người có công, lấn chiếm đất công, đòi lại nhà, đất cũ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng, trái quy định của pháp luật, khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước,...

Qua công tác tiếp công dân, lãnh đạo các cấp, các ngành đã ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của công dân, đã trả lời và giải thích những đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn đương sự đến đúng cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; tăng cường đối thoại, giải thích, trả lời những bức xúc, vướng mắc của nhân dân. Đối với các kiến nghị, phản ánh mà lãnh đạo các cấp, các ngành chưa giải quyết được tại các buổi tiếp dân thì ghi nhận và chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ và báo cáo kết quả đến cấp có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết kịp thời những yêu cầu của công dân.

Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, từ khi thành lập đến nay đã làm tốt nhiệm vụ tiếp dân thường xuyên, chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất để phục vụ lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại các vụ việc khiếu nại do UBND tỉnh chủ trì; đồng thời, đã phục vụ Hội đồng Tư vấn họp giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của để tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền.

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tiếp nhận 683 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tổng số đơn tồn năm 2012 chuyển sang 21 đơn.

- Đơn thư không đủ điều kiện xử lý 195 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Đơn thư đủ điều kiện xử lý 488 đơn thư, trong đó: 112 đơn khiếu nại, 15 đơn tố cáo và 361 đơn kiến nghị, phản ánh.

Nội dung đơn khiếu nại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai như khiếu nại xin lại nhà do Nhà nước quản lý, giải quyết chế độ khi cho thôi việc đối với cán bộ, viên chức vi phạm hợp đồng lao động; khiếu nại các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật...

Nội dung đơn tố cáo tập trung chủ yếu như tố cáo một số cán bộ cấp huyện, xã, phường, thị trấn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm trong công tác điều hành, quản lý đất đai, hợp thức hóa chứng từ để tư lợi, cán bộ xã lập hồ sơ khống công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương để rút tiền ngân sách Nhà nước, tố cáo bao che cho người phạm tội,...

Kết quả phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết là 144 đơn. Các cấp, các ngành tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn đương sự 96 đơn và ban hành 48 văn bản chuyển đơn đến cấp có thẩm quyền giải quyết.

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

a) Công tác gặp gỡ, đối thoại

- Việc tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đã được lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo cấp huyện quan tâm nhằm trao đổi thông tin giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để làm rõ những nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, giúp các bên có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình; tính đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại theo quy định của pháp luật. Qua đó, đưa ra hướng giải quyết để người khiếu nại tự nguyện rút khiếu nại, chấm dứt khiếu nại hoặc người bị khiếu nại điều chỉnh, sửa đổi quyết định hành chính. Đồng thời, thông qua gặp gỡ, đối thoại nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; giảm tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND tỉnh đã tổ chức 19 cuộc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại - trong đó có nhiều vụ việc đối thoại 2 - 3 lần (như: vụ bà Ngô Thị Cam và các đồng thừa kế đối thoại 3 lần; vụ 9 hộ thôn Hà An, xã Hương Phú, Nam Đông đối thoại 2 lần; vụ Nguyễn Thanh Tịnh - phường Phú Hậu đối thoại 2 lần..); có 01 trường hợp qua đối thoại đã tự nguyện rút khiếu nại (trường hợp bà Trần Thị Viện kiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tại định cư dự án chỉnh trang, tôn tạo sông Ngự Hà giai đoạn 2 tại phường Thuận Thành và Thuận Lộc, thành phố Huế.

- Qua đối thoại và giải quyết khiếu nại; Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện xử lý, giải quyết các chính sách hỗ trợ theo hướng có lợi cho người khiếu nại một số trường hợp điển hành như sau: chỉ đạo giao đất lâm nghiệp cho 07 trường hợp với diện tích 6,3 ha; giao đất ở và đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho 06 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3.176m2 (đất ở: 1.800 m2 ; nông nghiệp trồng cây lâu năm 1.3760m2); công nhận quyền sử dụng đất cho 05 hộ với diện tích 3.100m2 (đất ở: 1.500m2 ; đất nông nghiệp 1.600m2); chỉ đạo giải quyết hỗ trợ 50% tiền sử dụng đất 01 trường hợp với số tiền là 172.320.000đồng...



b) Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền

Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã giải quyết 70/112 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 62,50 %. Trong đó:

- UBND tỉnh đã giải quyết: 34/51 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 66,66 %;

Số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền hiện đang giao các sở, ngành tham mưu là 17 vụ (Sở TNMT: 8; Sở Xây dựng: 02; Sở Tài chính: 01; HĐTV: 03; VP UBND tỉnh: 03 - trong đó đã tổ chức đối thoại 02 vụ và đang chuẩn bị ban hành văn bản giải quyết, 01 vụ còn lại đang bố trí để tổ chức đối thoại trước khi ban hành văn bản giải quyết khiếu nại theo qui định).

- Cấp sở, ngành đã giải quyết: 06/06 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 100%;

- UBND cấp huyện đã giải quyết: 30/55 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 55%. Cụ thể:

+ UBND thành phố Huế đã giải quyết 8/8 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 100%.

+ UBND huyện Quảng Điền đã giải quyết 05/06 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 83%.

+ UBND huyện Phú Lộc đã giải quyết 06/15 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 40%.

+ UBND thị xã Hương Trà đã giải quyết 01/08 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 13%.

+ UBND thị xã Hương Thủy đã giải quyết 05/13 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 38 %.

+ UBND huyện: Phong Điền (3/3 đơn), A Lưới (1/1 đơn), Phú Vang (1/1 đơn) đã giải quyết, đạt tỷ lệ 100 %.



c) Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền

Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết 13/16 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 81,25%. Trong đó:

- UBND tỉnh đã giải quyết 03/06 đơn tố cáo, đạt tỷ lệ 50%;

Số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền hiện đang giao các sở, ngành tham mưu là 3 vụ (Sở TNMT: 01; VP UBND tỉnh: 02 - trong đó chuẩn bị tổ chức gặp gỡ, đối thoại 01 vụ và đang chuẩn bị ban hành văn bản xử lý, giải quyết 01 vụ)].

- Cấp sở, ngành đã giải quyết 02/02 đơn tố cáo, đạt tỷ lệ 100%;

- UBND cấp huyện đã giải quyết 08/08 đơn tố cáo, đạt tỷ lệ 100%.

Kết quả giải quyết đơn tố cáo của các cấp: Số đơn tố cáo sai toàn bộ 03 đơn; tố cáo đúng 01 đơn; tố cáo có đúng, có sai 05 đơn.

3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 59/KH-UBND của UBND tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 và Chỉ thị số 21/2012/CT-UBND ngày 20/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 30/7/2012, Quyết định số 1750/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 thành lập 3 Tổ công tác Liên ngành và Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 26/9/2012 để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:



a) Kết quả rà soát Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ:

Kết quả rà soát 10/10 vụ việc (trong đó có 02 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ) tại địa bàn tỉnh nằm trong tổng số 528 vụ việc rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ:

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản giải quyết 8/8 vụ việc thuộc thẩm quyền - trong đó có 1 vụ việc khiếu nại đông người (9 hộ dân thôn Hà An, xã Hương Phú, huyện Nam Đông); đồng thời, đang tiếp tục chỉ đạo UBND các cấp, các ngành liên quan thực hiện dứt điểm các nội dung đã được Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, giải quyết.

Đối với 02 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ: vụ bà Lê Thị Bích Hồng: UBND thành phố Huế đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành xử lý việc xây dựng nhà trái phép của ông Lê Minh Kiệm; vụ ông Nguyễn Sinh - bà Lê Thị Hoài Phương khiếu nại đòi lại khu nhà đất số 62 (số cũ 26 - 28) đường Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế: UBND tỉnh đang thống nhất với Thanh tra Chính phủ về phương thức ban hành thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khẳng định việc khiếu nại ông Nguyễn Sinh đòi lại khu nhà đất nói trên là không có cơ sở; chính quyền địa phương sẽ tổ chức xử lý cưỡng chế hành vi chiếm dụng nhà đất trái phép của hộ ông Nguyễn Sinh theo qui định của pháp luật.



b) Kết quả rà soát Kế hoạch 59/KH-UBND của UBND tỉnh:

Số vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp phức tạp, tồn đọng, kéo dài đến năm 2012 thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh cần rà soát, giải quyết theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 30/7/2012 của UBND tỉnh gồm 34 vụ việc (trong đó có 10 vụ việc rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP đã nói tại mục II/3.3/a Báo cáo này). Kết quả đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản giải quyết 33/34 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp (năm 2012 giải quyết 18 vụ; 6 tháng đầu năm 2013 giải quyết 15 vụ). Hiện còn 01 vụ tồn đọng, phức tạp liên quan việc tranh chấp QSD đất giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức tôn giáo (UBND tỉnh, Ban Tôn giáo và các ngành liên quan đã nhiều lần tổ chức gặp gỡ, đối thoại, làm việc và đang tích cực giải quyết dứt điểm).



4. Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo.

Trong 6 tháng năm 2013, Thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành 12 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng tại 15 cơ quan, đơn vị.

Qua thanh tra nhận thấy: việc chấp hành pháp Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo khá tốt; công tác tiếp nhận và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo đã được lãnh đạo các cấp, các ngành chú trọng giải quyết kịp thời. Đặc biệt, trong công tác hòa giải ở cơ sở, công tác tổ chức gặp gỡ, đối thoại, lãnh đạo các địa phương đã nêu cao trách nhiệm của mình, xem xét vụ việc có lý, có tình nên đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc góp phần hạn chế phát sinh đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu vi phạm, chỉ ra những thiếu sót (chủ yếu về trình tự, thủ tục, hình chức văn bản...) cần khắc phục, chấn chỉnh nhằm đưa công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân ngày càng đi vào nề nếp, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội trên địa bàn.

5. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Trong 6 tháng đầu năm 2013, các cấp đã ban hành 57 văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và tổ chức triển khai 11 lớp về tập huấn, truyên truyền pháp luật về thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và một số văn bản pháp luật với 893 người tham gia.

Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo kịp thời; UBND các cấp, các ngành đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cấp trên. Đối với các vụ việc phức tạp, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo UBND các cấp đều tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến của người khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhằm có kết luận giải quyết vụ việc đúng pháp luật, thể hiện tính dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh đã thường xuyên tổ chức nhiều cuộc họp để rà soát, chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những thiếu sót, hạn chế nhất định: công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chuyên môn ở các cấp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tình trạng người có thẩm quyền giải quyết vi phạm thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tranh chấp hoặc giải quyết đơn không đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại (nội dung vi phạm chủ yếu là không gặp gỡ, đối thoại; ban hành văn bản giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định...) làm phát sinh những vụ khiếu kiện hành chính trong quá trình giải quyết các vụ khiếu nại hành chính. Mặt khác, việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật ở một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc; thiếu kiểm tra, đôn đốc dẫn đến việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo còn chậm.


PHẦN II

NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013
I. VỀ CÔNG TÁC THANH TRA

1. Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ban, ngành, Thanh tra thành phố Huế, thị xã, các huyện tiếp tục thực hiện Chương trình, Kế hoạch thanh tra năm 2013 đã được Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các ngành phê duyệt; trong đó, tập trung kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý qua thanh tra.

2. Tiếp tục quán triệt, triển khai Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư 01/2013/TT-TTCP, ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

II. VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân thường xuyên theo Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 09/09/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, đơn tố cáo; khắc phục việc chuyển đơn lòng vòng, hướng dẫn không đúng quy định. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, theo đúng nội dung, tiến độ yêu cầu của Đề án đổi mới công tác tiếp dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 13/6/2011 của UBND tỉnh. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 28/3/2009 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW, ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ.

3. Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cấp, các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Tiếp tục triển khai phổ biến, tuyên truyền Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đến tận cán bộ và nhân dân; đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

5. Thực hiện việc giao ban hàng quý, 6 tháng, năm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nai, tố cáo.

6. Ban hành quyết định thay thế Quyết định số 2033/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh và quyết định thay thể Quyết định số 1490/2007/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh.

7. Tiếp tục hoàn thiện; quản lý vận hành, khai thác thống nhất, đồng bộ cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các sở, ban, ngành tập trung giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố cáo không để tồn đọng, kéo dài phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, không để xảy ra “điểm nóng”. Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013 trên địa bàn tỉnh./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phan Ngọc Thọ



ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BAN THƯỜNG TRỰC

Số: 35/TB-UBMT



Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 7 năm 2013




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương