I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN



tải về 3.51 Mb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23


III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN:

3.1.Quan điểm nghiên cứu:


- Phát triển kinh tế-xã hội khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y một cách toàn diện trong mối quan hệ mật thiết với khu vực Miền Trung- Tây Nguyên, Cả nước và vùng tam giác phát triển (TGPT) 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia trên cơ sở phân công hợp tác cùng có lợi.

- Phát triển bền vững thành khu kinh tế trọng điểm, là động lực phát triển kinh tế quan trong cho vùng Tây Nguyên nói riêng và hành lang kinh tế Đông Tây nói chung.

- Khai thác hiệu quả các thế mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch văn hoá và cảnh quan.

- Tận dụng tối đa những cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có.

- Khai thác hiệu quả các thế mạnh của các khu vực tiềm năng về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, điều kiện phát triển du lịch.

- Phát triển kinh tế-xã hội trên cơ sở xây dựng bền vững hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn gắn với các vùng sản xuất kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư một cách tập trung có trọng điểm trên toàn vùng nghiên cứu. Trong đó Đô thị sẽ là điểm tựa, là cơ sở hỗ trợ cho các vùng nông thôn phát triển.

3.2. Mục tiêu đồ án:


3.2.1.Mục tiêu chung: Góp phần cụ thể hóa Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là khu kinh tế):

- Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia .

- Xây dựng khu trung tâm, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập.

- Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá - xã hội, dân tộc, trật tự an ninh quốc phòng trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

- Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới Quốc gia, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các Quốc gia trong khu vực.

- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của Huyện và Tỉnh trong vùng;

- Làm công cụ điều phối, kiểm soát phát triển kinh tế xã hội trong khu kinh tế.

3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng, các nguồn lực phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật & xã hội trên địa bàn vùng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ liên vùng với khu vực, cả nước và Quốc tế.

- Dự báo phát triển kinh tế - xã hội; Nghiên cứu các cơ sở hình thành và phát triển đô thị, dân cư nông thôn, cơ sở kinh tế - kỹ thuật; Sử dụng đất đai và lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phát triển phù hợp với vùng nghiên cứu.

- Rà soát các quy hoạch, dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong khu vực để nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch mới. Nghiên cứu, phát hiện, làm rõ thêm những tiềm năng của khu vực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định tiền đề và động lực phát triển vùng, dự báo dân số Lào động, kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của Khu kinh tế Bờ Y.

- Xây dựng định hướng phát triển không gian chung, định hướng phát triển không gian cho các cơ sở kinh tế, các đô thị và dân cư nông thôn, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kế hoạch sử dụng đất cho khu kinh tế đến 2025.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Kiến nghị các chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng toàn khu kinh tế.





PHẦN II.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG

PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ.


******

I. VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÙNG QUY HOẠCH

1.1.Vị trí:


- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thuộc địa giới hành chính của huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum; Đây là Huyện giáp với biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ; Có phương vị: 14˚ 30´ đến 15˚ 00´ vĩ độ Bắc, 107˚ 30´ đến 107˚ 45´ kinh độ Đông.

- Lân cận với các đơn vị hành chính như sau:



  • Bắc giáp : Huyện Đắk Glei

  • Nam giáp : Huyện Sa Thầy.

  • Đông giáp : Đắk Pô Kô.

  • Tây giáp : CHDCND Lào và Vương Quốc Campuchia.

1.2. Phạm vi nghiên cứu:


- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Bao gồm 6 xã: Đắk Nông, Đắk Dục, Đắk Xú, Saloong, Bờ Y, Đắk Kan và thị trấn Plây Kần . Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch: 70.440 ha (Theo thống kê của Trường đại học Nông nghiệp I về việc đánh giá sử dụng đất) .

- Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Các tỉnh thuộc vùng Bắc Tây Nguyên và các Huyện lân cận của Tỉnh Kon Tum. Các trọng điểm kinh tế trong khu vực Miền trung –Tây Nguyên và cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm trong TGPT 3 nước Việt nam- Lào-Campuchia và Các hành lang kinh tế, vòng cung kinh tế trong khu vực Quốc gia và Quốc tế.



II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

2.1. Địa hình:


- Khu vực nghiên cứu quy hoạch là Huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Kon Tum, nằm ở chân sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn. Dãy núi có các đỉnh Ngok Cem Put, Ngok Bia, Ngok Kơ Neng như mái nhà phân chia hai vùng Đông và Tây rõ nét. Phía Tây có địa hình núi cao, chạy dài đến sát biên giới, chia cắt hiểm trở, độ dốc 10˚- 20˚, địa hình nghiêng về phía Đông Nam; Phía Đông trải rộng đến sông PôKô có địa hình bằng phẳng tập trung ở xã Đắk Xú, Đắk Nông, Đắk Dục, thị trấn Plây Kần, chia cắt nhẹ, tầng đất dày hơn 50cm. Có thể nói địa hình vùng này là pha trộn giữa địa hình đuôi sườn phía Đông của dãy Trường Sơn với địa hình đầu vùng cao nguyên. Vì vậy địa hình đa dạng bao gồm: Đồi núi, cao nguyên và thung lũng, xen kẽ nhau rất phức tạp. Các đỉnh núi thường tập trung thành từng dãy từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam hay quần tụ theo dạng bát úp, điển hình dạng núi bát úp là khu phía Bắc Vườn Quốc gia Chưmomray. Đặc điểm chung các đỉnh nối thành dải có độ dốc lớn dần từ sườn xuống chân, còn từ sườn lên đỉnh bằng, càng lên cao càng thoải. Phân cách giữa các dãy núi là các khe suối, thung lũng.

Dựa vào các đặc trưng địa hình, kết hợp với độ cao, độ dốc, chiều dài, cách phân bố tự nhiên các đỉnh núi có thể phân ra 10 dãy đỉnh, một số các triền núi và hai khu vực đặc thù: Vườn Quốc gia Chưmomray, khu vực bình nguyên dọc sông PôKô như sau:

- Dãy các đỉnh thứ nhất (Núi Ngọk Long):

Dãy này có dạng núi cánh cung, chạy dọc biên phía Bắc giáp huyện Đắk Glei đến đường biên giới Việt Lào. Từ Đông sang Tây có 09 đỉnh, theo thứ tự cao dần vào trung tâm: 664m, 683m, 933m, 1132m (trung tâm) và thấp dần về phía biên giới Việt - Lào: 806m (Ngọc Lang) 852m, 722m, 724m và 561m.

Chiều dài núi cánh cung khoảng 18km, khoảng cách giữa các đỉnh núi từ 2,5km đến 3,0km, Chênh lệch độ cao trung bình ở sườn Đông 210m, ở sườn Tây khoảng 80m đến 180m, độ dốc trung bình giữa các đỉnh trên cùng dải: 6˚đến 8˚.

- Dãy các đỉnh thứ hai (Ngọk Cem Put-Ngọk Bia-Ngọk Kơ Neng):

Là hệ thống các đỉnh nối liền nhau, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài khoảng 11km, gồm 09 đỉnh, các đỉnh cách nhau khoảng 1,2km đến 2,0km. Dãy núi như mái nhà, phân cách tự nhiên giữa thung lũng sông PôKô và vùng núi phía Tây. Xuất phát từ đỉnh 776m, 1023m, 1265m, Ngọk Cem Put cao1209, đỉnh Ngọk Bia cao 1283m, 1228m, 1015m, 1057m và đỉnh Ngọk Kơ Neng cao 1085m (phía Nam). Giữa các đỉnh là các triền đồi thấp có độ cao từ 900m đến 1000m, Chênh cao trung bình 250m, độ dốc nối các đỉnh 8-10˚.

- Dãy các đỉnh thứ ba (Ngọk Cem Put- Núi Sut):

Dãy này chạy dọc theo triền suối Đắk Lào, dài 12km, có 07 đỉnh, điểm xuất phát là đỉnh Ngọk Cem Put cao 1209m tiếp đến đỉnh 908m, 810m, 822m, 806m, 810m (Núi Sut), 710m và đỉnh 574m. Khoảng cách giữa các đỉnh từ 1,5km đến 2,5km, Chênh cao trung bình 250m, độ dốc trung bình 7,5˚- 8,5˚.

Nằm giữa dãy thứ nhất và dãy thứ ba là lưu vực suối Đắk Lào và suối Đắk Vai. Suối Đắk Lào chảy về phía Tây (biên giới), suối Đắk Vai chảy ra sông Pôkô. Hai bên suối Đắk Vai là hệ thống các đồi thấp khá bằng phẳng, có diện tích 4000 ha, trải dài 8000 m từ Tây sang Đông, chiều rộng 500 m, cao độ đỉnh phía Tây 752 m, đỉnh phía Đông (giáp sông Pôkô) 684 m, Chênh cao 68 m, độ dốc 1,5˚.

Đầu suối Đắk Lao có thung lũng nhỏ, gọi là thung lũng Kơ The, diện tích khoảng 500 ha, gồm 5 ngọn đồi độc lập: 793 m (Núi Kơ The) 864 m – 1071 m – 861 m – 811 m. Thung lũng này có thể tạo thành hồ nước tự nhiên đẹp, điều hoà môi trường và khai thác kinh tế. Hai Bên hạ lưu suối Đắk Lào, dòng chảy hẹp, càng gần lòng suối độ dốc càng lớn, càng lên cao bằng phẳng hơn.

- Dãy các đỉnh thứ tư (Ngọk Kơ Neng- Ngọk Lah):

Dãy này bao gồm các đỉnh núi phía Bắc suối Đắk Xú, dài 15km, có 10 đỉnh: Ngok Kơ Neng cao 1085 m, 1057 m, 1015 m, 778 m, 724 m, 794 m, 782 m, 725 m, 574 m và 461 m. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, khoảng cách giữa các đỉnh từ 2,0 km đến 2,5 km, Chênh cao trung bình 70 m- 100 m, độ dốc trên đỉnh khoảng 7˚. Chân của các đỉnh núi là suối Đắk Xú, địa hình rất dốc, các đỉnh nhọn, không bằng như các dãy trước. Địa hình bị chia cắt nhiều, nên các đỉnh không thành giải, chia cắt bởi các suối Đắk Lào, Đắk Sat, Đắk Sut và Đắk Lào; phần còn lại gồm các ngọn núi nối với nhau liền giải. Dưới chân ngọn núi Cem Put (1209 m), ngọn Ngok Bia (1233 m) và núi Kơ The, là thung lũng rộng khoảng 300ha, đầu nguồn của suối Đắk Lào. Dòng Đắk Lào hẹp, việc đắp đập chắn nước có thể tạo ra các hồ nước nhân tạo.

- Dãy các đỉnh thứ năm (phía Nam suối Đắk Xú):

Tập hợp gồm 11 đỉnh, nằm phía Nam suối Đắk Xú, dài khoảng 14 km. Xếp theo thứ tự từ Đông sang Tây: Cao độ các đỉnh 654 m, 682 m, 632 m, 693 m, 628 m 561 m, 461 m, 561 m, 481 m và 471 m và 463 m. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, Chênh cao đầu và cuối 200 m, độ dốc 6˚, độ dốc nội bộ của núi 15˚- 20˚, khoảng cách giữa đỉnh tương đối đều 2,0km - 2,5km. Càng về phía Tây địa hình bằng hơn, dạng gợn sóng, cao độ ở mức 450m, các đỉnh nối liền nhau, không bị phân cắt. Với địa hình ở khu vực này thuận lợi cho việc trồng rừng. Cuối dãy là hợp lưu của 4 con suối: Đắk Xú, Đắk Lào, Đắk Sat và suối chạy dọc biên giới. Cuối suối Đắk Xú (giáp biên giới) đắp đập ngăn nước 4 suối trên có thể tạo ra 4 kênh (hồ có bề rộng hẹp, bề dài theo hình suối tự nhiên), độ sâu trung bình 30m- 40m, chiều rộng 100m-150m. Với địa hình tự nhiên như đã mô tả, các dòng suối uốn lượn dưới những cánh rừng tự nhiên, rừng trồng có thể làm thay đổi diện mạo Tây Bắc khu kinh tế. Vùng kẹp giữa suối Đắk Xú và suối chạy dọc biên giới diện tích khoảng 1200 ha, có thể trồng cây ăn quả hay các loài cây có giá trị kinh tế cao.

- Dãy các đỉnh thứ sáu (Đắk Xú - Ngọk PhaKang Trat):

Dãy các đỉnh nằm phía Bắc đường 40, từ Đông sang Tây gồm 12 đỉnh, cao độ như sau:715m, 688m, 714m, 841m, 824m, 918m, 1015m, 1048m, 1034m, (Ngọk PhaKang Trat), 883m, 884m và 529m. Dãy kéo dài 15km, khoảng cách giữa các đỉnh từ 1,5km - 2,5km. Địa hình cao dần vào giữa và từ giữa thấp về phía biên giới. Chênh cao từ phía Đông đến đỉnh trung tâm 330m, độ dốc 8˚, từ trung tâm về phía Tây 200m, độ dốc 5˚. Độ dốc nội bộ từng núi trung bình 18˚, cao nhất 30˚. Chia cắt dãy bởi 02 suối: Đắk La, Đắk Nil.

Vùng kẹp giữa dãy đỉnh thứ năm và dãy đỉnh thứ sáu diện tích khoảng 2000ha, địa hình dạng gợn sóng, khởi đầu từ đỉnh Ngok Pha Kang Tiat cao độ 1034m, thoải dần về phía thị trấn Plây Kần, có độ cao 650m, khá bằng phẳng rất thuận tiện cho công tác xây dựng các khu công nghiệp vì xung quanh có các dãy núi cao che chắn, hạn chế tác động xấu đến môi trường sống các khu vực lân cận.

Địa hình kẹp giữa dãy đỉnh thứ sáu và đường QL40, bằng phẳng nằm trên cao trình 760m đến 820m, bề rộng trung bình 1000m, bề dài dọc theo đường QL40, từ biên giới đến thị trấn Plây Kần.

- Dãy các đỉnh thứ bảy (suối Đắk La - Đắk H’Niêng):

Dãy nằm phía Nam đường QL 40, dọc theo suối Đắk La từ thị trấn Plây Kần đến cửa khẩu Bờ Y, dạng hình cánh cung, gồm 10 đỉnh, dài khoảng 20km, khoảng cách giữa các đỉnh từ 2,0km - 2,5km, cao độ sắp xếp như sau: 701m, 710m, 836m, 768m, 897m là cụm đỉnh độc lập, độ dốc nội bộ từng đỉnh 3,5˚- 5,5˚; Còn các đỉnh: 848m, 950m, 942m, 900m và 900m nối liền nhau, kéo dài 4000m, không bị chia cắt, độ dốc toàn dãy 2˚45´, so với suối khoảng 2˚- 3˚ với cao trình 800m; còn từ 800m trở lên độ dốc 1˚- 1,5˚. Như vậy địa hình ở đây bằng phằng thuận tiện cho công tác quy hoạch giao thông và các quy hoạch xây dựng khác.

Nằm giữa dãy đỉnh thứ sáu và đỉnh thứ bảy là suối Đắk La, suối Đắk H’Niêng, lòng suối dạng chữ “U”, chảy về phía Đông hợp với sông Đắk Pôkô, độ dốc không lớn, vùng thượng lưu dân cư thưa thớt, rất thuận lợi cho công tác đắp đập tạo thành các hồ nhân tạo. Hiện tại khu vực làng Lêk, Taka thuộc xã Bờ Y đã đắp đập ngăn suối Đắk H’Niêng tạo ra hồ Đắk H’Niêng có diện tích 18,7ha phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt.

- Khu vực địa hình vườn Quốc gia Chưmomray:

Tiếp giáp với dãy đỉnh thứ bảy là Vườn Quốc gia Chưmomray, có thể chia địa hình ra 2 khu: Khu phía Bắc và khu phía Nam.

* Khu phía Bắc có diện tích khoảng 2500 ha địa hình bằng, dạng gợn sóng theo hướng Đông - Tây, độ cao đồng đều, thấp nhất 870m, cao nhất 900m, núi có dạng hình mâm xôi, các đỉnh nối liền nhau, không bị phân cắt. Phần lớn các đỉnh núi tạo thành các tứ giác, cao ở đỉnh, thấp ở chân tạo thành các thung lũng tụ nước, sình lầy, mùa mưa nước ngập, mùa khô còn lại lớp nước nông, hoà với đất bồi từ các đồi trôi xuống tạo thành lớp bùn dày, ướt, dân thường gọi là khu sình lầy, đi lại khó khăn, nhưng độ ẩm lớn nên hệ sinh thái động thực vật phát triển. Về mùa khô các khu đầm lầy là những nơi trú ngụ của các loài động vật như Heo rừng, Hươu, Nai, Kỳ đà…

* Khu phía Nam diện tích khoảng 5000 ha, địa hình dạng gợn sóng theo hướng Bắc Nam, nghĩa là các đỉnh liên kết nhau theo hướng Bắc Nam thành các lớp như sau:



  • Lớp địa hình chạy bên trái suối Đắk RơKoy (chạy dọc biên giới Campuchia ): đây là dãy đỉnh, dài khoảng 9 km, gồm 5 đỉnh, thấp dần từ Bắc (708m) xuống Nam (625m). Phân cách giữa các đỉnh là vùng trũng có bề rộng khoảng 200m-300m, dài 500m- 700m, cửa mở về phía suối Đắk RơKoy. Địa hình bằng, mùa mưa ngập nước, mùa khô vẫn có lớp nước nông, tạo nên vùng sình lầy, giữ độ ẩm nên động, thực vật ở đây phong phú.

  • Lớp địa hình chạy bên phải suối Đắk RơKoy, kéo dài 9,0km, rộng 3,0km, gồm 5 đỉnh, thấp dần từ Bắc (844m) xuống Nam (677m). Dãy này như cánh cung ôm lấy lưu vực suối Đắk RơKoy. Địa hình dạng gợn sóng, nối thành giải chạy dài không bị phân cắt, nằm trên triền địa hình có cao độ trung bình 750m. Từ giữa dãy trở về cuối có thung lũng lớn tạo bởi 6 đỉnh ở vòng cung phía ngoài: 844m - 839m - 882m - 743m - 677m -561m và 4 đỉnh: 659m - 672m - 653m - 844m ở vòng cung phía trong, thông với suối Đắk RơKoy bằng 2 cửa. Thung lũng có diện tích 400 ha, mùa mưa các dòng chảy tụ lại thành những hồ nước lớn, là dạ dày của Vườn Quốc gia. Suối Đắk RơKoy chạy giữa 2 lớp địa hình trên, đầu nguồn dốc, lòng hẹp, phần giáp với huyện Sa Thầy suối bằng hơn, lòng rộng, dòng chảy không rõ, nước tràn ra hai bên tạo ra hồ chứa nước vào mùa mưa, sình lầy vào mùa khô.

Có thể nói Vườn Quốc gia Chưmomray khu phía Bắc địa hình có dạng mâm xôi xen lẫn thung lũng vừa và nhỏ; ở khu phía Nam địa hình có dạng gợn sóng, nối với nhau thành từng dải theo hướng Bắc Nam, xen kẽ là các thung lũng vừa và lớn. Các thung lũng này là hồ tích nước mùa mưa, giữ nước vào mùa khô, là nguồn sống cho các loài đông vật. Đây là đặc điểm chính làm nên Vườn Quốc gia Tây Nguyên với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, còn tồn tại nhiều loài động thực vật quý hiếm có trong sách đá Việt Nam và thế giới.

- Dãy các đỉnh thứ tám (dọc suối Đắk Long):

Là lớp các đỉnh nằm bên phải suối Đắk Long: Dãy đồi có hình gợn sóng, thuộc xã Sa Loong, kéo dài khoảng 12km, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, bề rộng 2,0km, là tập hợp 9 đỉnh đồi có cao độ lần lượt: 782m, 788m, 784m, 820m, 825m, 851m, 820m, 746m và 757m. Dãy đồi này cao ở giữa thấp dần về hai đầu Chênh cao không lớn, về phía Bắc 38m, độ dốc < 2˚, về phía Nam 63m, độ dốc < 2,5˚. Các quả đồi nối liền nhau thành một dải trên nền địa hình có cao độ chung khoảng 750m. Trên cơ sở bản đồ địa hình đã thể hiện, kết hợp với thực tế khảo sát, chúng ta thấy khu vực này rất thuận lợi bố trí công tác quy hoạch sân bay hay khu đô thị trên cao.

Lớp địa hình bên phải suối Đắk Long là dải bình nguyên trải dài 15km từ biên giới huyện Sa Thầy đến thôn Hoà Bình xã Đắk Kan, kết hợp với dải bình nguyên rộng lớn thuộc hạ lưu suối Đắk H’Niêng phía Nam thị trấn Plây Kần tạo thành vùng đồng bằng rộng. Ven tuyến đường xuyên dọc dải bình nguyên suối Đắk Long có nhiều làng bản thuộc cộng đồng các dân tộc sinh sống.

- Dãy các đỉnh thứ chín (suối Đắk Hơ D’Rai) :

Dãy địa hình này nằm giữa dãy địa hình thứ tám và suối Đắk Hơ D’Rai, gồm 3 đỉnh, phía Bắc đỉnh có cao độ 807m, đỉnh ở giữa cao 874 và đỉnh ở phía Nam cao 1035m. Địa hình có dạng hình xương quạt, phân cắt lớn bởi hệ thống nhiều khe, suối, độ dốc lớn > 20˚nhất là từ sườn lên tới đỉnh, càng về gần suối Đắk Hơ D’Rai địa hình bằng, tạo nên dải bình nguyên hẹp.

- Dãy địa hình thứ mười (Ngọk Long Rôua- Ngọk Ring Pong- Ngọk BơrBoang):

Khu địa hình kẹp giữa đường Quốc lộ 14 và 14C, có dạng hình sống trâu, cao ở giữa, thoải về hai phía: Đông và Tây. Các đỉnh liên kết thành một dải gồm 7 đỉnh, cao dần về phía Nam và sắp xếp như sau: 846m (Ngọk Long Rôua), 828m, 827m, 945m, 1001m và 1154m (NgọkBoang). SườnTây thoải về suối Đắk Long, tạo nên bình nguyên hẹp dọc suối Đắk Sir. Sườn Đông thoải về phía sông PôKô tạo nên những dãy đồi lượn sóng, có diện tích khoảng 700ha. Phân cắt dẫy đồi này bởi suối Đắk J’yang. Với địa hình ở đây có thể quy hoạch khu quần thể vui chơi giải trí, thuận lợi nhất là quy hoạch sân gôn.

- Khu địa hình dọc sông Đắk PôKô:

Đây là dải bình nguyên (đồng bằng) chạy dọc dòng sông PôKô từ phía Bắc, nơi hợp lưu giữa sông Đắk RơLong với sông PôKô xuống phía Nam, có chiều dài khoảng 23 km, bệ rộng chỗ hẹp nhất 500 m (khu vực thôn Chả Nội), nơi rộng nhất 4000m (khu vực Dục Nội), trung bình 2500m, có diện tích tương đương 5500ha. Đồi núi ở đây kết thành một dải trùng điệp, theo dạng lượn sóng, có độ cao gần như bằng nhau, phân cắt bởi 13 con khe nhỏ, cách đều nhau (1,8km-2,0km), lòng khe bằng phẳng, hình chữ “U”, mùa mưa chứa đầy nước, mùa khô là khu vực sình lầy, đa số là ruộng lúa nước của cộng đồng dân cư. Các dòng chảy tự nhiên này nếu được đắp chắn lại tạo thành những hồ nhân tạo. Dải bình nguyên này chính là kết quả của sự lan toả qua quá trình tạo sơn của dẫy Ngọk CemPat - NgọkBia - Ngọk KơNang chắn ở phía Tây.

- Tóm lại địa hình khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 4 dạng chính:


  • Các đỉnh nối liền với nhau thành dải, không bị phân cắt, có khả năng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ và xây dựng.

  • Các đỉnh độc lập bị phân cắt nhiều, chia cắt các đỉnh này là các khe suối hay các thung lũng dưới nhiều dạng: nhỏ, vừa, lớn....có thể ngăn đập thành các hồ chứa nước nhân tạo trữ lượng lớn.

  • Các triền núi chạy dài theo các khe, suối, hầu hết có độ dốc trung bình, khá bằng phẳng, có thể khai thác đất cho xây dựng.

  • Khu đất bằng phẳng dạng gợn sóng, tập trung ở lưu vực suối Đắk Vai thuộc xã Đắk Dục, dọc sông Đắk Pô Kô, khu hạ lưu suối Đắk H’Niêng và lưu vực suối Đắk Long, Đắk Kal là khá thuận lợi cho việc khai thác đất xây dựng.

  • Các đỉnh núi độc lập kết hợp với các dải núi chạy song song với các khe suối, hình thành các thung lũng có dạng lòng chảo hay dạng hồ, đặc trưng địa hình Vườn Quốc gia Chưmomray. Những khu vực này rất đẹp có thể khai thác du lịch.

2.2. Địa mạo: Bề mặt của khu nghiên cứu quy hoạch có thể phân chia theo nguồn gốc và tuổi tác khác nhau như sau:

2.2.1. Các bề mặt cùng nguồn gốc:

- Địa hình kiến tạo và kiến trúc bào mòn: Sườn bóc mòn thạch học tuổi Neoge(N). Sườn này phát triển trên dãy núi Ngọk Kon Kring, Ngọk Kring, Ngọk Plok. Chúng đặc trưng cho cấu trúc bóc mòn dương dạng tuyến trên các đá có độ bền cơ học cao. Sườn có 2 cấp độ dốc: a-dốc 20-30˚, b- dốc 10-20˚.

- Địa hình bóc mòn: Sườn bóc mòn tổng hợp tuổi Neogen (N): Sườn này phát triển trên các dãy và khối núi: Ngọk Kơ Bang, Ngọk Loat, Ngọk Bia. Chúng đặc trưng cho quá trình nâng bóc mòn mạnh. Sườn có 3 cấp độ dốc: a- dốc > 30˚, b- dốc 20˚-30˚, c- dốc 10˚-20˚.

- Bề mặt san bằng được chia thành 5 bề mặt:



  • Bề mặt Paleogen cao 1500 1900m, bảo tồn dạng đỉnh sót dài hẹp không liên tục, chúng bị biến dạng vòm nghiêng 8-10˚.

  • Bề mặt Miocen sớm, cao 1000- 1500m, bảo tồn dạng dải hẹp, chúng bị biến dạng vòm nghiêng 8-10˚.

  • Bề mặt Miocen giữa, cao 700-1000m, bảo tồn dạng tập hợp đồi, bề mặt nghiêng thoải 5-8˚.

  • Bề mặt Miocen muộn, cao 500m- 700m, bảo tồn dạng đồng bằng, nghiêng 3-5˚.

  • Bề mặt Pliocen, cao 300- 450m, phát triển kiểu Pedimen, nghiêng 1-3˚.

- Sườn xâm thưc bóc mòn tuổi Neogen - Đệ Tứ: Sườn này phân bố ở rìa các khối nâng, cắt lộ đá gốc. Sườn có 2 cấp độ dốc: a- dốc 20-30˚, b- dốc 10-20˚.

- Sườn đổ lở tuổi Neogen: Sườn này phân bố ở núi Ngohk Wil trên đá gốc nứt nẻ mạng. Sườn dốc >30˚.

- Sườn xâm thực tuổi Đệ Tứ: Sườn phân bố dọc các thung lũng cấp I-III. Chúng đặc trưng cho quá trính xâm thực của sông, suối, cắt lộ đá gốc và tạo thác ghềnh. Sườn có 3 cấp độ dốc: a- dốc 20-30˚, b- dốc 10-20˚, c- dốc 5-10˚.

2.2.2. Địa hình bóc mòn tích tụ:

- Bề mặt trũng tích tụ Aluvi - Proluvi, hồ tuổi Plâystocen giữa: Bề mặt này phân bố khá rộng rãi, cao 630-689m, nghiêng1-3˚.

- Bề mặt thềm xâm thực tích tụ bậc II tuổi đầu Plâystocen muộn: Bề mặt này phát triển không liên tục ở rìa các thung lũng cấp II-III, cao tương đối 30- 40m và 10-15m.

- Bề mặt thềm tích tụ bậc I tuổi cuối Plâystocen muộn: Bề mặt phát triển không liên tục dọc theo các thung lũng, Chênh cao tương đối 8-10m.

- Bề mặt bãi bồi cao, tuổi Holocen giữa. Bề mặt phát triển dạng dài không liên tục dọc theo các thung lũng, chênh cao 2- 4m.

- Bề mặt tích tụ bãi bồi thấp, tuổi Holocen muộn: Bề mặt phát triển từng đoạn ở phần thấp của các thung lũng, chênh cao 1-2m.



2.3.3.Bề mặt thềm tích tụ hỗn hợp sông - đầm lầy tuổi Holocen: Bề mặt phát triển trên lũng hẹp, kín hoặc nửa kín.

- Kết luận: Với cấu trúc bề mặt như trên; Kết cấu nền của khu nghiên cứu quy hoạch rất bền vững, khả năng trượt trôi bề mặt hầu như không có, khả năng hình thành lũ ống lũ quét là cực kỳ hiếm nếu như không có những biến động lớn của thiên nhiên sinh ra như động đất, sóng thần....vv.

2.3. Đặc điểm địa chất:

2.3.1. Địa tầng - Kiến tạo:

- Vùng quy hoạch nằm ở phần tiếp giáp 2 đơn vị kiến tạo lớn: Khu vực phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam thuộc đới uốn nếp Neoproterozoi - mesozoi sớm; Ngọc Hồi- MaD’rak - Đắk Lin với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Tây Bắc - Đông Nam và khu vực Bắc - Đông Bắc thuộc đới uốn nếp Paleo- Mesoproterozoi Sơn Hà - Đắk Tô với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Đông Bắc - Tây Nam tương ứng.

Khu vực cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có bề mặt moho dạng nghiêng phẳng, cắm về Tây với độ sâu nhất đạt 38km ở khu vực ngã 3 biên giới Việt - Lào - Campuchia và nông dần về phía Đông bề mặt konrat cũng có dạng nghiêng phẳng cắm về phía Tây - Tây Nam với độ sâu nhất 18km ở khu vực Tây Nam núi NgọkTơba và nông dần về phía Đông Bắc với độ sâu khoảng 15km ở khu vực Đắk Hà.

Cấu tạo nền vùng gồm các đá thuộc 5 giới và 4 phức hệ thạch anh - kiến tạo khác nhau, phản ảnh 4 giai đoạn phát triển kiến tạo của khu quy hoạch nói riêng và phía Tây khối nhô của Kon Tum nói chung. Mỗi phức hệ thạch - kiến tạo bao gồm nhiều tổ hợp thạch - kiến tạo, mỗi tổ hợp thạch - kiến tạo gồm các thành hệ đá khác nhau. Qua đánh giá sơ bộ, khu vực nghiên cứu quy hoạch có cột địa tầng tổng thể như sau:

1. Giới Paleoproteozoi- mesoprotzoi (phức hệ Ngọc Linh - Hệ tầng TắcPô (PP-MPtp): Là đá biến chất phân hệ tầng trên, thành phần chính là greis 2 mecia, greis biotit hạt nhỏ, plagiogneis biotit, đá phiến thạch anh- felspat- mica, đá phiến thạch anh - biotit: Lớp máng quarzit, thêu kính amphibolit. Chiều dày 1900m-2150m.

2. Giới NEOPROTEROI - Phụ giới PLEOZOI Hạ: Giới có phức hệ khâm đức, bao gồm 2 hệ tầng:



  • Hệ tầng Đắk Tolir: Là đá biến chất lộ ra thành 2 dải hẹp chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; Cấu trúc tầng có 2 lớp bị nén ép biến vị mạnh. Thành phần thạch học amphibolit xen kẽ đá thạch anh - actinolit-mica-plagigneis).

  • Hệ tầng Đắk H’Niêng: Là đá biến chất phân làm 2 hệ tầng trên và dưới, thành phần chủ yếu là đá pagiogneis xen kẽ một số đá khác như thạch anh, mi ca.

3. Giới panleozoi - phụ giới paleozoi hạ (Hệ tầng Pô Kô(PZ1pc): Là đá thuộc hệ Pô Kô lộ thành 2 dải chính có phương kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Mặt cắt điển hình cho hệ tầng được mô tả ở thượng nguồn Đắk H’Niêng, Ngọk Kon Kring, Tây Nam Ngọk Hơi, Tây Nam xã Bờ Y, chiều dày hệ tầng khoảng 700m - 1050m. Thành phần chủ yếu là Quarzit có sericit hạt thô, quarzit sạch hạt nhỏ, quarzit sericit xen những lớp máng đá phiến thạch anh- sericit.

4.Giới Mesodoi - Hệ Triat: Giới này chủ yếu là hệ tầng Mang yang lộ ở thượng nguồn sông Đắk Long. Thành phần chủ yếu là đá cát kết, sỏi sạn kết và 1 ít đá gốc tuf ryolit-dacit pholit.

5. Giới Kazonoi: Gồm hệ tầng Neogien, hệ tầng Kontum, hệ Đệ tứ - Thống Pliestocen, hệ tầng Đắk Tô (ap,lQ1đt). Chạy liên tục theo các trũng dọc, theo các sông suối và dọc theo QL14, thung lũng, triền sông suối. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, sạn sỏi cuội kết, đá kết...vv. bề dày biến đổi từ 15-20m. Ngoài ra còn có những vùng trầm tích khác như: Aluvi thềm bậc I, II (aQ1²-³) và trầm tích bãi bồi thấp (aQ1²-³) dày từ 3-5m cũng tập trung ở những triền sông, dòng chảy; Thành phần chủ yếu là cuội sạn đa khoáng, cát sét màu vàng bị latenrit kết vón loang lổ.

- Các đặc điểm kiến tạo:



  • Đặc điểm uốn nếp: Trong khu cửa khẩu Quốc tế Bờ Y các đá trầm tích biến chất Paleo- Mesproterozoi bị uốn nếp mạnh mẽ và phức tạp nhất ở phương trục nếp uốn theo phương Đông Bắc - Tây Nam, các đá trầm tích Neoproterozoi- Paleozoi hạ bị uốn nếp với mức độ phức tạp kém hơn với phương trục uốn nếp theo phương Tây Bắc- Đông Nam, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam. Các trầm tích Meso - Kainozoi hầu như không bị uốn nếp biến dạng.

  • Đặc điểm đứt gãy: Trong khu cửa khẩu Quốc tế Bờ Y phát triển 4 hệ thống đứt gãy chính sau:

  • Hệ đứt gãy phương Tây Bắc- Đông Nam: Nhóm đứt gãy phương 310 gồm các đứt gãy F6, F7, F8, trong đó đứt gãy F8 có vai trò quan trọng trong việc phân đới cấu trúc nghiên cứu khu vực, được mang tấn đứt gãy Đắk Kon - Đắk Tô- Đắk Uy, phát triển trong giai đoạn Miocen.

  • Hệ đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam: Bao gồm các đứt gãy F9, F10, F11, F12, trong đó các đứt gãy theo phương 115-130 xuyên cắt trong các đá biến chất vào thời kỳ Triat. Các đứt gãy còn lại xuyên cắt vào trong trầm tích Đệ Tứ, phát sinh vào Kainozoi.

  • Hệ đứt gãy phương kinh tuyến: Bao gồm các đứt gãy F1, F2, F3, F4 xuyên cắt hầu hết các thành tạo địa chất có mặt trong vùng quy hoạch và xuyên cắt vào hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, phát sinh trong thời kỳ Kainozoi.

  • Hệ đứt gãy phương vĩ tuyến: Hệ đứt gãy theo phương vĩ tuyến phát triển kém hơn so với các đứt gãy khác trong vùng quy hoạch, điển hình có đứt gãy F5 kéo dài từ Ngọk Long đến Ngọk Piah, đứt gãy phương vĩ tuyến có tuổi trẻ nhất, phát sinh trong Pliocen- Đệ Tứ.

- Kết luận: Với cấu trúc địa chất & kiến tạo ở trên, hệ địa chất của khu vực không có hang động Caxter, trượt trôi...rất bền vững thuận lợi cho xây dựng công trình.

2.4. Các yếu tố khí hậu:



2.4.1. Nhiệt độ:

Khu vực nằm trong vùng khí hậu Tây Trường Sơn; Chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa Tây Nam, mùa hè - mùa thu mưa nhiều và đều đặn; Mùa Đông Xuân hầu như không có mưa, khô hạn. Nhiệt độ bình quân 22˚C đến 23˚C, có xu thế tăng dần từ Nam ra Bắc và từ cao xuống thấp chỉ từ 4-5˚C, nhưng biên độ nhiệt trong ngày cao, có thời kỳ đạt tới 15˚.



2.4.2. Lượng mưa: Mưa có xu hướng tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao. Do ảnh hưởng của địa hình, sự phân bố mùa theo không gian rất phức tạp: Các sườn núi có hướng đón gió luợng mưa tăng lên rõ rệt từ 2600 - 2800mm. Ngược lại thung lũng khuất gió, lượng mưa năm giảm đáng kể chỉ còn 1100- 1200mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% đến 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Số giờ nắng trong năm 2508,5 giờ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Theo trạm thuỷ văn Đắk Tô có tài liệu 24 năm (từ năm 1981- 2004):

  • Lượng mưa bình quân: H = 1900mm.

  • Số ngày mưa trung bình năm: 140 ngày.

  • Lượng mưa năm lớn nhất: Hmax = 2428,6mm.

  • Luợng mưa năm nhỏ nhất: Hmin = 1161,7mm.

  • Lượng mưa ngày lớn nhất bình quân năm là: 141mm.

  • Số ngày mưa trung bình: 140 ngày.

2.4.3.Độ ẩm: Độ ẩm của Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng biến động theo mùa, thời kỳ hình thành gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 10) là thời kỳ có độ ẩm cao (từ 87% - 90%) và thời kỳ hình thành gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là thời kỳ khô hạn, độ ẩm thấp (74- 81%). Độ ẩm trung bình năm 79,5% trong đó các vùng núi cao như vùng ngã ba biên giới, vùng vườn Quốc gia Chưmomray có độ ẩm cao 85%. Các vùng bình nguyên, vùng trũng thấp độ ẩm 75- 80% vào mùa mưa đủ thừa độ ẩm nhưng mùa khô thiếu ẩm.

2.4.4. Lượng bốc hơi: Cũng mang đặc thù của vùng Tây Nguyên, khu vực huyện Ngọc Hồi có lượng bốc hơi khá lớn, trung bình trên 1232,9mm.

2.4.5. Hướng gió: Mùa mưa hướng gió Tây Nam, mùa khô hướng gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 5,2m/s. Khu vực Ngọc Hồi hầu như không có bão lớn.

2.5. Thuỷ văn:



2.5.1. Nước mặt:

Hệ thống sông suối trong khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y có nguồn nước mưa khá dồi dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên khu vực 1921mm. Như vậy tổng lượng nước mưa trong năm khoảng 6,67tỷm³. Lượng nước mưa này ngoài phần tổn thất do bốc hơi sẽ là nguồn cung cấp nước ngầm và hình thành dòng chảy mặt ở các sông suối. Toàn vùng có 5 hệ thống:



  1. Sông: Có sông Đắk Pô Kô.

  2. Hệ thống suối: 07 suối lớn có tấn: Đắk Lào, Đắk Xú, Đắk Vai, Đắk La (Đắk H’Niêng), Đắk Kal và Đắk Long.

  3. Hệ thống khe: Phụ lưu sông Pô Kô: 13 khe. Phụ lưu suối Đắk Lào: 08 khe. Phụ lưu suối Đắk Xú: 20 khe. Phụ lưu suối Đắk La: Hơn 15 khe. Phụ lưu suối Đắk Kal: 04 suối. Phụ lưu suối Đắk Rơ Koy: 05 suối.

  4. Hệ thống ao, hồ: Có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ.

  5. Hệ thống thung lũng tụ nước, hệ thống các dòng chảy nhỏ xen kẽ giữa các dãy núi, đồi.

- Sông Pô Kô: Sông Pô Kô nguyên phát từ vùng núi Tây Bắc Ngọk Haye, ở địa đầu ranh giới Quảng Nam - Kon Tum, chảy qua huyện Ngọc Hồi là ranh giới phía Đông của khu cửa khẩu. Đặc trưng hình thái lưu vực, thông số về sông PôKô như sau:

Bảng 1: Đặc trưng hình thái lưu vực, thông số về sông Đắk PôKô

Sông Đắk PôKô

Độ cao

nguồn(m)



Độ dài

Sông(km)



Độ dài

Lưu vực(km)




Diện tích lưu vục

(km²)



Độ cao TB lưu vực(m)


Độ rông TB lưu vực(km)


Độ dốc TB lưu vực(%)


1

2

3

4

5

6

7




1402

66,5

71,4

2430

725

39

12,4




Lưu lượng Qmax(m³/s)

Lưu lượng Qmin(m³/s)




Độ sâu

Hmax(m)


Độ sâu

Hmin(m)


Diện tích mặt cắt(m²)

F(max)

F(min)

8

9

10

11

12

13

956

11,9

7,7

0,73

392

42,1

Lưu lượng và mức nước lịch sử năm 2000: Qmax = 1640m³/s; Hmax = 7,7m; Diện tích mặt cắt F (ướt) = 455m²; Chiều rộng: b = 77,6m

- Hệ thống suối:



  • Suối Lào: Phát nguồn từ núi Ngọk Lang, chạy song song với biên giới Việt - Lào, hợp lưu với suối Đắk Xú cách biên giới 3km, dài khoảng 14km, diện tích lưu vực khoảng 4500ha, đầu nguồn chảy qua thung lũng lớn (500ha) ở chân núi Ngọk Lang, đoạn giữa lòng suối hẹp, rộng trung bình 35m, độ dốc 15%; Nhận nguồn nước từ 15 khe con với tổng chiều dài khoảng 10km, phần lớn từ dãy núi dọc biên giới.

  • Suối Xú: Phát nguồn từ phía Nam núi Ngọk Mơrang, dài khoảng 28km, lưu vực 29.000ha, nước chảy xiết khoảng 25-30m/s, các suối nhỏ khoảng 5-7m/s, mùa khô lưu lượng 1-3m/s. Đầu nguồn chảy theo hướng Đông Bắc, dài khoảng 10km, sau chuyển hướng Nam Bắc, dài khoảng 2,5km, phần còn lại chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và từ hợp lưu với suối Lào chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam sang địa phận Nam Lào sau đó đổ vào sông Mê Kông. Suối chảy qua triền núi phía Bắc đường 40, qua chân của dãy Ngọk Cem Put- Ngọk Bia- Ngọk Kơ Neng và hai dãy phía Bắc và phía Nam Đắk Xú. Vì suối chảy qua nhiều vùng có địa hình phức tạp nên dòng chảy cũng uốn lượn theo. Nhìn chung lòng suối rất khúc khuỷu. Vì vậy độ dốc thay đổi: Đầu suối 15%, đoạn chảy lên phía Bắc 12%, đoạn giữa 10% và cuối nguồn 6%. Suối Đắk Xú hợp lưu với 4 suối và 9 khe. Đoạn từ chân đỉnh Ngọk Kơ Neng đến ngã 3 suối Đắk Sut dòng chảy đi qua nhiều thung lũng và nhiều chỗ lòng hẹp, việc đắp đập chắn tạo thành hồ chứa nước rất thuận tiện.

  • Suối Đắk Vai: Bắt nguồn từ thung lũng Ngọk Lang, dài khoảng 9km, diện tích lưu vực khoảng 30km², đổ vào sông Pô Kô, chảy qua địa hình bằng phẳng, từ hướng Tây về hướng Đông và hầu như không thay đổi; Cao độ đầu nguồn 700m, cuối nguồn 620m, độ dốc trung bình 8%, lòng suối hình chữ “U”, nhiều chỗ có dạng bậc thang, là ruộng lúa nước về mùa khô. Có thể ngăn suối nhiều bậc tạo ra các hồ chứa nước phục vụ cho cuộc sống và điều hoà môi trường.

  • Suối Đắk La (Đắk H’Niêng): Phát nguồn từ núi Ngọk Kang Tiat chảy từ Tây sang Đông, dọc theo đường 40 dài khoảng 22 km, diện tích lưu vực 1000 ha, chảy vao sông Pô Kô cạnh cầu Đắk Mốt. Đoạn từ thượng lưu đến thôn Tà Ka xã Bờ Y, chảy qua 2 triền núi phía Bắc và phía Nam đường 40, có địa hình phức tạp nên lòng suối uốn lượn nhiều. Đoạn từ thôn Tà Ka đến đường QL14 chảy qua khu vực có địa hình bằng phẳng, dòng chảy không rõ nét, chân đồi là bờ và cũng là lòng suối, vì vậy lòng suối ở những khu vực này thường rộng, nhiều chỗ là ruộng lúa; Đoạn từ đường QL14 đến sông Pô Kô suối chảy qua khu đồi có dạng gợn sóng nên suối chảy quanh co, khúc khuỷu. Vì suối chảy giữa hai triền núi cao nên có hơn 20 khe, suối con đổ vào, cung cấp một lượng nước đáng kể, hiện tại trên dòng suối này đã có hồ chứa nước Đắk H’Niêng.

  • Tóm lại do đặc điểm địa hình, địa mạo, có nhiều phụ lưu nên trên dòng suối Đắk La có thể tạo một số hồ chứa nước lớn bằng cách đắp đập ngăn dòng chảy.

  • Suối Đắk Kal: Phát nguồn từ trung tâm vườn Quốc gia Chưmomray, dài khoảng 15km, diện tích lưu vực khoảng 4500ha, hợp lưu với suối Đắk Long tại thôn Hoà Bình xã Đắk Kal (QL14). Căn cứ dòng chảy có thể phân ra 2 đoạn chính: Đoạn từ đầu nguồn đến thôn Bun Ngai xã Sa Loong, chảy qua khu vực có núi, đồi nhiều, địa hình phức tạp, nên dòng suối uốn lượn nhiều; Đoạn còn lại suối chảy qua khu bình nguyên nên dòng chảy hầu như không đổi hướng, độ dốc khoảng 5% mùa khô hình thành lạch nươc nhỏ ở giữa, còn lại là vùng sinh lầy, nhiều đoạn là ruộng lúa. Có 4 phụ lưu: Đắk Koi, Đắk Há No, Đắk Dol và Đắk Hlala. Hiện tại ở thôn Bun Ngai đã có hồ chứa nước Sa Loong.

  • Suối Đắk Long: Phát nguồn từ vùng núi thuộc Vườn Quốc gia Chưmomray, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, dài khoảng 18km, diện tích lưu vực khoảng 9000 ha, hợp lưu với suối Đắk H’Niêng ở phía Nam thị trấn Plây Kần . Phần lớn suối chảy qua vùng đồng bằng hẹp tạo bởi 2 triền núi vườn Quốc gia Chưmomray và triền núi phía Nam xã Sa Loong, nên dòng chảy ít uốn lượn, càng về phía hạ lưu suối rộng dần. Có 18 phụ lưu, là nguồn bổ sung nước cho suối. Trên dòng chính của suối hay trên các phụ lưu có thể ngăn dòng tạo thành hồ chứa nước rất thuận tiện.

  • Suối Đắk Rơ Koy: Phát nguồn từ vùng núi Vườn Quốc gia Chưmomray, chảy theo hướng Bắc Nam về phía huyện Sa Thầy, dài khoảng 10km (thuộc huyện Ngọc Hồi), diện tích lưu vực khoảng 6500ha. Hơn một nửa nguồn nước mưa của vùng núi Vườn Quốc gia Chưmomray đều chảy vào suối này.



Bảng 2: Các suối chính thuộc khu cửa khẩu Bờ Y

TT

Tên suối

Chiều dài(km)

Diện tích lưu vực (ha)

1

Đắk Lào chảy vào suối Đắk Xú

14

500

2

Đắk Xú chảy sang Lào

28

14000

3

Đắk Vai vào sông Đắk Pô Kô

9

3000

4

Đắk H’Niêng Đắk Pô Kô

22

5000

5

Đắk Kal Đắk Pô Kô

15

4500

5

Đắk Long Đắk Pô Kô

18

9000

6

Đắk Rơ Koy chảy qua huyện Sa Thầy

10

6500

- Hệ thống các hồ chứa nước: Đây là các hồ lấy nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực. Theo thống kê của phòng thuỷ nông huyện Ngọc Hồi hiện nay có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ. Phần lớn các hồ này được tạo ra do đắp đập ngăn dòng chảy trên các suối; Trong đó có 5 hồ diện tích tương đối lớn: Hồ Đắk Kal: 2,0ha, hồ Đắk Giang: 3,5ha, hồ Đắk Trui:11,5ha, hồ Đắk H’Niu: 19,44ha và hồ Sa Loong: 36,5ha.

- Tóm lại: Hệ thống khe, suối, ao, hồ khu vực nghiên cứu quy hoạch rất đa dạng, diện tích lưu vực từ 4.500 ha đến 14.000 ha phân bố tương đối đều, chảy về bốn hướng, hình dạng quanh co chữ U, len lái qua nhiều dạng địa hình, tạo ra nhiều thung lũng, là những nơi tích tụ và giữ trữ nước mưa tự nhiên. Các khu vực này là tiền đề để tạo ra các hồ chứa nước nhân tạo để trữ nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

2.5.2. Nước ngầm:

- Theo tài liệu đánh giá của Liên đoàn địa chất thuỷ văn. Cấu trúc địa chất thuỷ văn của khu vực gồm các đơn vị chứa nước sau đây:

- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (QIv): Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (QIv) gồm những thành phần tạo bởi nguồn gốc sông suối. Nước thuộc loại không áp. Mức nước Tỉnh nằm ở độ sâu thường gặp 1,5-3,0m. Nước dưới đất thường trong, không mùi, giá tri PH từ 6,5-7,5, thuộc loại nước trung tính. Nước ở hệ chứa nước này có bề dày không lớn, phân bổ hẹp khoảng 5,5km².

- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen (Q II-III): Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen (Q II-III) phân bổ dọc thung lũng sông Đắk Pô Kô và tạo thành dải kéo dài từ Bắc xuống trung tâm thị trấn Plây Kần và phía Tây Nam vùng nghiên cứu. Diện tích tổng cộng khoảng 34,5km². Thành phần chủ yếu là cát, bột sét, phần dưới là sạn, cuội đá khoáng. Bề dày thay đổi từ 3 đến 19m, thường gặp 10-15m. Nước dưới đất thuộc dạng không áp, mực nước thay đổi từ 4,0 đến 15,5m, thường gặp từ 8,0 đến 10m, lưu lượng các giếng đào từ 0,1 đến 0,2 l/s, đủ cung cấp nước sinh hoạt gia đình. Độ khoáng hoá thay đổi từ 0,026 đến 0,148g/l, thường gặp từ 0,03 đến 0,05 g/l, thuộc loại siêu nhạt. Nguồn cung cấp cho phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen là nước mưa rơi trực tiếp.

- Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Neogen (N2kt): Trầm tích hệ Neogen hệ tầng Kon Tum phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Nam vùng nghiên cứu, với diện tích khoảng 5km². Bề dày trầm tích thay đổi từ 5m đến 21,5m( Lỗ khoan I). Nước trong trầm tích Neogen thuộc loại có áp, đôi nơi có áp lực cục bộ, độ mực nước thay đổi từ 0,4 đến 11,0m, thường gặp từ 4,0m đến 7,0m. Lưu lượng giếng thay đổi từ 0,1 đến 0,3 l/s, một số giếng bị cạn vào mùa khô. Hệ số thêm từ 0,27 đến 1,5m/ng, thường gặp 0,5 đến 0,8m/ng.

Mực nước biến đổi theo mùa, giao động giữa mùa mưa và mùa khô khoảng 0,5 đến 1,0m. Nhìn chung nước có chất lượng tốt, độ khoáng hoá thay đổi từ 0,026 đến 0,052 g/l, thuộc loại nước siêu nhạt.

- Nước trầm tích trong biến chất Paleozoi(PZ): Các đá trầm tích biến chất Paleozoi phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc, Đông và Nam khu nghiên cứu với diện tích 350km². Bề dày lớn khoảng 600m- 850m. Đá cấu tạo khối, ít nứt nẻ, khả năng chứa nước kém. Tuy nhiên, do hoạt động kiến tạo đá một số nơi bị nứt nẻ phá huỷ có khả năng chứa nước tốt, tạo nên các khu vực có triển vọng chứa nước. Có 2 lỗ khoan trong đứt gãy kiến tạo thuộc khu vực này có lưu lượng từ 0,1 đến 4,5l/s.

Nước trong thành tạo này thường trong, không mùi, vị nhạt, có chất lượng tốt, tổng độ khoáng hoá từ 0,04 đến 0,042g/l, thuộc siêu nhạt. Giá tri PH từ 6,6 đến 7 thuộc nước trung tính.

- Đới chứa nước trong và phong hoá Granit: Các khối đá magma xâm nhập phân bố dọc bờ trái sông Đắk Pô Kô và rải rác trong toàn vùng nghiên cứu, với diện tích 25km². Chúng tạo nên những khối và dãy núi, ít nứt nẻ, khả năng chứa nước kém, hoặc không chứa nước.

- Nước trong hệ thống khe nứt kiến tạo: Địa bàn huyện Ngọc Hồi nói chung và khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y nói riêng, khi có hệ thống đứt gãy kiến tạo thì đây là một đối tượng chứa nước khá phong phú, rất đáng quan tâm điều tra.

- Sơ bộ về trữ lượng nước dưới đất: Theo báo cáo của đề tài điều tra nước trên khu vực huyện Ngọc Hồi, thì trữ lượng nước dưới đất thuộc lưu vực sông Đắk Pô Kô đã được đánh giá sơ bộ như sau:


  • Trữ lượng động tự nhiên: 114. 653 m³/ ngày.

  • Trữ lượng tĩnh: 480.10m³/ ngày.

  • Trữ lượng khai thác tiềm năng: 150.268 m³/ ngày

2.6. Địa chất vật lý:

Theo tài liệu của viện vật lý địa cầu: Khu vực khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 với tần suất lặp lại B­1 > 0,002 (chu kì T < 500 năm (xác suất xuất hiện chấn động P > 0,1 trong khoảng thời gian 50 năm) .Vì vậy khi thiết kế và xây dựng các công trình cần phải đảm bảo an toàn cho các công trình nằm trong vùng dự báo có cấp động đất nêu trên.

2.7. Địa chất khoáng sản: Theo tài liệu đã được điều tra nghiên cứu, khoáng sản vùng kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có thể sơ bộ được đánh giá theo các nhóm khoáng sản như sau:

2.7.1. Nhóm khoáng sản kim loại :

2.7.1.1. Phụ nhóm khoáng sản kim loại màu:

- Điểm quặng Asen Đắk H’Niêng: Phân bố ở thượng nguồn Đắk H’Niêng thuộc địa phận xã Pơ Y. Điểm quặng phân bố trên diện lô các đá thuộc hệ tầng Đắk H’Niêng. Thân quặng là đới quặng hoá có bề dầy khoảng 0,5-1m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam đến trên 700m, hàm lượng As khoảng 0,7%, trữ lượng không đáng kể.

- Điểm quặng Asen Đông Nam đinh 1042: Điểm quặng nằm về phía Nam - Đông nam đỉnh 1042 khoảng 600m gần sát đường biên giới Việt Nam - Lào, thuộc xã Pờ Y. Thân quặng phân bố trên diện lộ các đá thuộc về hệ tầng Đắk H’Niêng. Thân quặng rộng khoảng 7-10m, kéo dài dự đoán trên 1000m theo phương Tây Bắc - Đông Nam, hàm lượng As khoảng 2,16%. Trữ lượng không đáng kể.

- Điểm quặng Asen Đông Nam đinh 1042: Thuộc xã Pơ Y, đá vây quanh thân quặng là đá phiến thạch anh - felspat - mica. Thân quặng rộng khoảng 0,5-2,5m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dự đoán khoảng 500m, hàm lượng As khoảng 0,52%. Trữ lượng không đáng kể.

2.7.1.2. Phụ nhóm khoáng sản nhóm kim loại quý: Trong vùng nghiên cứu chưa phát hiện có mỏ vàng sa khoáng hầu hết đã được dân địa phương khai thác bằng kĩ thuật thủ công. Vàng sa khoáng trong vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu dọc theo một số sông suối lớn và phụ lưu của Đắk Pô Kô, Đắk Hơdrai và rải rác dọc theo các suối nhỏ Đắk H’Niêng, Đắk Ruil, vv…Về vị trí địa chất các biểu hiện quặng hoá vàng sa khoáng nằm trong hai thành tạo chủ yếu: Deluvi và thành tạo aluvi.

Các thân quặng vàng sa khoáng phần lớn đều nằm trong lớp lót đáy mặt cắt trầm tích thềm bậc I và II, hoặc trầm tích lòng hiện đại, dầy 0,2-2m, dài 200-500-1.200-1.500m, rộng 10-40-70-100-200 và 500m.

Hàm lượng vàng trong các sa khoáng không cao, phần lớn chỉ vài ba hạt/10dm3 đến 25 hạt/10dm3. Trữ lượng loại khoáng này không đáng kể.

2.7.1.3. Phụ nhóm khoáng sản nhóm kim loại phóng xạ - đất hiếm:

- Điểm quặng đất hiếm Đắk Kal: Điểm quặng nằm cạnh đường ô tô Ngọc Hồi đi Sa Thầy, thuộc thị trấn Plây Kần . Quặng hoá đất hiếm phân bố trong vá phong hoá granit biotit phức hệ Diên Bình, có dạng thêu kính máng, dầy 0,5-1m kéo dài không liên tục theo phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng 200m. Cường độ phóng xạ trong thân quặng dao động từ 80-260µR/h. Trữ lượng không đáng kể.

- Điểm quặng đất hiếm - thori Plây Long Lô (Hào Nưa): Điểm quặng nằm phía Nam thị trấn Plây Kần khoảng 6-7km, thuộc xã Sa Long. Thân quặng phân bố trong vá phong hoá thành phần cát bột, có dạng thêu kính rộng 202,5m, dày 3-4m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng 40-50m. Cường độ phóng xạ trong thân quặng dao động lớn từ 50-300µR/h, phổ biến là 180-200µR/h, cá biệt đến 540µR/h. Trữ lượng không đáng kể.

2.7.2. Nhóm khoáng sản nhóm không kim loại

- Điểm quặng serpentinit Norking: Phân bố ở khu vực giáp biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia , thuộc xã Pờ Y. Serpentinit có nguồn gốc biến chất từ các đá siêu mafic phức hệ Hiệp Đức. Thân quặng có diện lộ hẹp, chiều dầy trung bình 3m, kéo dài không liên tục, dự đoán khoảng 100m. Đá có màu xanh cẩm thạch, xám xanh, lốm đốm da rắn, đá dễ gọt đẽo, vân hoá khá đẹp, có thể sử dụng tạc tượng, trang lát và có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón (MgO:33,2-34,3%, P2O5:0,1%). Nhưng trữ lượng nhỏ không đáng khai thác.



2.7.3. Nhóm khoảng sản nguyên liệu vật liệu xây dựng

- Má đá gabro Ngọc Hồi: Má nằm cạnh đường ô tô từ Ngọc Hồi đi biên giới, thuộc xã Pơ Y. Đá gabro là các thể có dạng thêu kính nằm rải rác từ phương Tây Bắc - Đông Nam, gồm 3 thân quặng.

- Má sét gạch ngói Đắk Kal: Nằm cạnh đường ô tô từ Ngọc Hồi đi xã Sa Loong, thuộc xã Sa Loong. Quặng sét phân bố trong thành tạo trầm tích bởi rêi thuộc hệ tầng Đắk Tô, có bề mặt khá bằng phẳng. Thân quặng lộ ngay trên mặt là lớp sét màu nâu vàng loang lổ, có chiều rộng khoảng 300 - 700m, trung bình khoảng 500m: Kéo dài khoảng 2000m; Bề dày thân quặng 0,5-2m. Trữ lượng nhỏ không đáng khai thác.

- Quargrit ngã ba biên giới, thuộc địa phận xã Pơ Y. Thân quặng có hình “trái trám”, kéo dài 1000m theo phương Tây Bắc - Đông Nam, chỗ rộng nhất 200m, trung bình khoảng 100m. Quarzit có màu trắng sạch, hàm lượng SiO2: 97-98,19%; Al2O3: 0,53-1,1%; Fe2O3<1%, trong thân quặng có xen các lớp máng quarzit sericit. Trữ lượng không đáng kể.

- Quargrit Plây Kyong Kuan Khon, thuộc địa phận xã Pờ Y. Thận quặng sạch, phân bố trong tập quarzit có chiều dày trung bình 100m, kéo dài theo phương Tây bắc - Đông Nam khoảng 1300m dạng “ô van” thót nhỏ hai đầu. Quarzit có màu trắng xám, xám, phân lớp dày. Hàm lượng SiO2: 96,12-98,06%; Al2O3: 0,53-1,04%; Fe2O3 : 1,24-1,72%. Trữ lượng không đáng kể.

- Cát sỏi: Có trữ lượng rất lớn chủ yếu nằm ở phụ lưu sông Pô Kô, cát chất lượng tốt và rất sạch.

Nhìn chung: Ngoài cát ở phụ lưu sông Pô Kô có trữ lượng lớn có thể dùng để khai thác xây dựng; Các khoáng khác rất đa dạng nhưng hàm lượng rất thấp không đủ khai thác.



tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương