I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ ƯU THẾ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ



tải về 3.51 Mb.
trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23


IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ ƯU THẾ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ.

4.1.Vị thế và mối quan hệ liên vùng :


- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Cụ thể như sau:

Là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Lộ trình từ các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong khu vực Duyên hải miền Trung khoảng 1.300km.

Lộ trình đến biên giới phía Bắc Thái Lan là 340 km (Chăm Pa sắc UBôn) qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong khu vực Duyên hải miền Trung khoảng 1000 km.

Lộ trình từ thành phố Hồ Chí Minh - Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ y (tuyến lộ 14) ngắn hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong khu vực duyên hải miền Trung (theo tuyến lộ 1A) khoảng 842 km. Cách Cảng Đà Nẵng khoảng 100km.

Nằm trên 2 tuyến đường bộ của Asian là Asian 11 (Hội An, Kon Tum Buôn Ma Thuật Hồ Chí Minh Mộc Bài) và Asian 6B (Dung Quất, quốc lộ 18B Lào).

Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Quốc lộ 16A từ Pak sế đến thị xã Attapư(Lào); Cầu Pak sế qua sông MêKông (Lào - Thái Lan); đường 18B từ thị xã Attapư(Lào) đến cửa khẩu Phu cưa nối với đường QL 40 của Việt Nam.

- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, là một trong ba trung tâm phát triển của Tam giác kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của Việt Nam; Là trung tâm phát triển của tam giác kinh tế phát triển đã được Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại Tuyên bố Viêng Chăn ngày 28/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia ; Là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum và cả nước. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mêkông, là giao điểm quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung, Đông nam bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Mianma .

- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y sẽ trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập.

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội, dân tộc, trật tự ANQP trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới Quốc gia, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.


4.2. Vai trò của các cơ sở SXKD và dịch vụ hiện tại đối với việc phát triển khu kinh tế.


4.2.1. Các điểm kinh tế trong khu:

- Thị trấn Plây Kần là đô thị trung tâm Huyện lỵ với chức năng tổng hợp là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của Huyện đang và sẽ là 1 trung tâm kinh tế của khu kinh tế. Trung tâm thị trấn Plây Kần là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc - Nam và Đông - Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) và đường xuyên Đông Dương (Quốc Lộ 40). Thông qua cửa khẩu Bờ Y, đây chính là tuyến hành lang thương mại Đông - Tây ngắn nhất.

Thị trấn Plây Kần đã được quy hoạch lại với quy mô dân số là 3 vạn người, quy mô đất đai là 1500 ha, với động lực chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái rừng kết hợp kinh tế cửa khẩu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khu kinh tế.

- Các điểm đô thị giáp với trục QL40 đi ngã 3 biên giới đã và đang được xây dựng đang là những yếu tố tạo thị tốt cho vùng.

- Các nông trường, trang trại sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế nuôi trồng, chế biến nông sản, thực phẩm kết hợp du lịch sinh thái cũng góp phần phát triển vùng.

4.2.2. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Tuyến QL14 (đường Hồ Chí Minh) giao thông Quốc gia nối kết các miền Bắc Trung Nam với các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia Trung ở phía Tây và tăng cường sự giao lưu của vùng với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của các Tỉnh về phía này.

- Quốc lộ 14C: Là tuyến nối từ Ngọc Hồi đi Sa Thầy và các huyện khác trong khu vực, đây là đường chạy sát biên giới nối các Tỉnh Gia lai, Đắk Lak, Đắk Nông và các tỉnh khác vùng Cao nguyên, liên hệ với ccs của khẩu với Campuchia , Đây cùng là 1 trong những hệ thống đường tuần tra biên giới của khu vực.

QL 40 nối đường QL14 với khu kinh tế Atabu và của khẩu biên giới Lào - Campuchia chạy về thị trấn Plây Kần nối với QL14C. QL này nối với QL18 của Lào . Đây vừa là đường vận chuyển chính từ cửa khẩu về nội địa, đồng thời là đường nằm trong hệ thống liên vận Quốc tế trên hành lang kinh tế Đông Tây.

Hệ thống quốc lộ trên tạo thành hai trục giao thông chủ yếu của khu vực theo hướng Bắc – Nam và trục Đông – Tây, có nhiều khả năng liên hệ với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, và xuyên các quốc gia trong khu vực Đông Dương. Có nhiều triển vọng trong việc phát triển thượng mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và Đông Nam Bộ.

4.2.3. Quỹ đất phát triển:

- Vùng nghiên cứu có quỹ đất rộng lớn (70.440 ha), trong đó đất nông nghiệp và chưa sử dụng còn tới 68% tổng đất tự nhiên (khoảng 48.287ha), ngoài ra là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong số trên đất bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng có khoảng 15000-18000 ha khá thuận lợi cho việc xây phát triển XD đô thị và các KCN tập trung.

Dự kiến sẽ sử dụng quỹ bằng phẳng trên vào mục đích xây dựng, đất phi nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; Còn lại sẽ được cân đối để phát triển nông nghiệp.

- Khu vực có chất lượng đất nhìn chung còn khá tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sinh trưởng phát triển tốt, có năng suất cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su...vv.

4.3. Các ưu thế và nguồn lực chủ yếu phát triển khu kinh tế :

4.3.1. Những cơ hội và thuận lợi cơ bản :

4.3.1.1. Tác động của kinh tế thế giới và khu vực:

Đặc trưng nổi bật của bối cảnh kinh tế thế giới hiện là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà trọng tâm là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.... Đặc biệt, sự giao thoa nhanh của tri thức và công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới. Cùng với nó, những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, tư vấn, thương mại điện tử, ... phát triển vượt trội làm cho khu vực dịch vụ tăng rất nhanh, hình thành nên các ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn mới làm thay đổi cơ cấu kinh tế truyền thống.

- Xu thế toàn cầu hoá đang lan rộng và diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia đúng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, hình thành nên sự phân công Lào động mới. Sự liên kết, liên doanh, hợp tác giữa các nước trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong thay đổi công nghệ, kỹ thuật và mở rộng mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng. Các tổ chức quốc tế có uy tín như WTO, WB, IMF ... ngày càng tác động lớn tới các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển thông qua các hoạt động cạnh tranh thương mại, đầu tư, cho vay vốn ...

- Khu vực Châu á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư được cải thiện, xuất khẩu tăng nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực này, có nhiều cơ hội hợp tác phát triển, thu hút các nguồn tài chính và mở rộng thị trường.

Việt Nam đã tạo được mối quan hệ kinh tế với các nước công nghiệp như Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và các nước EU, với các nước trong khu vực Châu á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN; Đã ký Hiệp định thương mại với Mỹ và đang chuẩn bị gia nhập WTO. Từ các mối quan hệ đó, cần cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các dòng vốn, tài chính, tận dụng như WB, IMF, ODA, NGO, FDI, v.v. để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ đưa đến cho Việt Nam cũng như các địa phương trong cả nước, trong đó có khu vực đang nghiên cứu quy hoạch những cơ hội thuận lợi mới, đòi hỏi địa phương nắm bắt thời cơ, hội nhập và phát triển để theo kịp trào lưu phát triển kinh tế - xã hội chung.

4.3.1.2. Tác động bởi xu hướng đầu tư nước ngoài.


- Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với nước ta nói chung là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn FDI.

Về ODA trong giai đoạn 2001- 2010, Việt Nam vẫn nằm trong diện ưu tiên của các nhà tài trợ. Việc cung cấp nguồn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước công nghiệp phát triển là nhằm tạo ra những thị trường tiêu thụ mới, có sức mua cao hơn trước. Từ đó, tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao do họ sản xuất ra mà nhu cầu nội địa của họ đã bão hoà. Nguồn tài trợ chính cho Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á và một số nước Châu âu, (Pháp, Áo, Anh, Đức...).

Dự báo tổng mức ODA cam kết trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 13 tỷ USD, trong đó tỷ lệ được hợp thức hoá bằng các Hiệp định khoảng 60%; Lượng ODA chuyển tiếp từ thời kỳ 2001-2005 sang thời kỳ 2006-2010 khoảng 7,8 tỷ USD. Như vậy, lượng ODA được ký kết trong 5 năm tới ước đạt khoảng 15,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 3,1 tỷ USD.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó có khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y đang dành được sự chú ý của các nước trong khu vực. Các dự án hỗ trợ nông nghiệp – nông thôn, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo đó góp phần tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

Đối với Khu kinh tế Bờ Y với những tiềm năng và thế mạnh về địa lý, tài nguyên và nhiều lĩnh vực khác... sẽ có thể thu hút vốn đầu tư từ FDI và ODA. Trong đó nguồn vốn ODA là cơ sở để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và kinh doanh phát triển một số ngành, lĩnh vực mà khu kinh tế có thể kêu gọi và thu hút nguồn vốn này.

- FDI đó tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, như là cú hích trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người. Thông qua số liệu thống kê của 69 nước, thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: Nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ 1% của tỷ lệ FDI so GDP tương ứng 0,3 - 0,4% tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ mà nhà đầu tư có thể đem lại hiệu quả cao. Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ. Giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, các nước trong khu vực đó bắt đầu thực hiện đầy đủ cam kết về khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là 2013). Các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác cùng khu vực.

4.3.1.3. Tác động của chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2001-2010 với mục tiêu xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 7,72% (trong đó thời kỳ 2006-2010 đạt 7,5- 8,0%. Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010 công nghiệp chiếm 42,12%, dịch vụ chiếm 43,38%, nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 14,5%. Tỉ lệ Lào động nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 50%. Lào động qua đào tạo kỹ thuật, ngành nghề khoảng 40%, quỹ sử dụng thời gian Lào động đạt 80-85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20% v.v.

Với những chiến lược và mục tiêu chung của cả nước nêu trên, khu vực quy hoạch cũng cần đề ra những định hướng phát triển trong 15-20 năm tới cho phù hợp với xu thế chung và rút ngắn sự chênh lệch trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.



4.3.1.4. Tác động bởi định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

Theo dự báo, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2006-2010 đạt 7,4%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,6 triệu đồng và năm 2020 khoảng 22 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế vùng đến năm 2010 với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng 26,6%, nông, lâm, ngư nghiệp 44,7%, dịch vụ 28,7%.

Định hướng phát triển các ngành sẽ tập trung vào: Phát triển các mặt hàng có lợi thế như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ,... phát triển công nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch, nâng cấp các quốc lộ 14, 19, 24, 25, 27 và 28. Đầu tư cải tạo 4 sân bay hiện có; Chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đến một số tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng một số trung tâm thương mại ở các đô thị Tỉnh và Huyện trọng điểm; Xây dựng các cửa khẩu, chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu nhằm tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ và trao đổi hàng hóa với Lào và Campuchia .

Những định hướng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong xây dựng quy hoạch của khu kinh tế gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác liên tỉnh.










Tăng trưởng GDP (%)

Cơ cấu GDP (%)

2003-2005

2006-2010

2011-2020

2005

2010

2020

I

Cả nước

7,51

7,5

7,0

100,0

100,0

100,0

1

Công nghiệp -xây dựng

11,14

8,75

8,53

47,64

47,06

53,82

2

Nông, lâm, thủy sản

6,04

4,38

2,54

14,75

17,98

11,61

3

Dịch vụ

4,86

7,79

6,93

37,61

34,96

34,56

II

Vùng Tây Nguyên

7,72

7,40

7,30

100,0

100,0

100,0

1

Công nghiệp -xây dựng

12,73

12,11

10,01

21,4

26,6

33,4

2

Nông, lâm, thủy sản

6,50

6,92

3,91

47

44,7

31,7

3

Dịch vụ

6,88

4,84

6,82

31,6

28,7

34,9
Bảng 12: Dự báo tăng trưởng và cơ cấu kinh tế cả nước và vùng Tây Nguyên

4.3.1.5. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển của tỉnh Kon Tum với các vùng, miền trong nước. ( 1 )


Trên cơ sở đánh giá vị trí và tiềm năng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), các địa phương mong muốn thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau thông qua việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm tạo sự chuyển biến về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực. Các nguyên tắc và nội dung hợp tác chủ yếu trong thời gian tới như sau:

- Về lĩnh vực kinh tế: Hợp tác cung cấp giống con, giống cây và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Hợp tác kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, xây dựng thủy điện, đầu tư- xây dựng hạ tầng khu cụm công nghiệp. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và quản lý trong các lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ và khai thác các tour du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái Kon Tum - Thành phố Hồ Chí Minh-Duyên hải miền Trung - Các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Các địa phương đẩy mạnh việc trao đổi, thu mua, hỗ trợ xuất khẩu hàng húa và tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm. Hợp tác nghiên cứu khoa học- kỹ thuật, chuyển giao kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực. Trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu lập, quản lý quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng; Kinh nghiệm trong việc kêu gọi, vận động thu hút đầu tư, cải tiến các thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư..

- Hợp tác phát triển văn hoá - Y tế - Giáo dục: Hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục-đào tạo. Thành phố Hồ Chí Minh giúp tỉnh Kon Tum đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực này, giúp thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

4.3.1.6. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển giữa Kon Tum tỉnh Nam Lào và Campuchia ( 2 )

- Để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, lãnh đạo 3 tỉnh Kon Tum (Việt Nam) - Attapư(Lào) - Ratanakiri (Căm Pu Chia) đã có những bước chuẩn bị các điều kiện về thủ tục pháp lý trình Chính phủ 3 nước cho phép nghiên cứu, triển khai xây dựng cặp cửa khẩu Kon Tum-Ratanakiri, thu hút đầu tư vào cửa khẩu quốc tế Bờ Y theo định hướng, mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Nhân dịp cuộc họp lần thứ 2 về hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng giữa đoàn đại biểu cấp cao 3 tỉnh Kon Tum-Attapư- Ratanakiri tổ chức vào ngày 11/5/2003 tại tỉnh Attapư(Lào), UBND tỉnh Kon Tum đã làm việc song phương với đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Ratanakiri nhằm thống nhất triển khai các vấn đề trên và định hướng hợp tác giao lưu kinh tế giữa 2 Tỉnh qua cặp cửa khẩu này trong thời gian tới.

- Hợp tác về lĩnh vực kinh tế: Phối hợp với các Xã của Tỉnh Bạn mở chợ biên giới quy mô nhỏ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy vùng kinh tế cửa khẩu phát triển. Đồng thời, cùng với các tỉnh Bạn (địa bàn xã) tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là tìm ra các giải pháp cụ thể để chống các tội phạm ma tuý. Tiếp tục ủng hộ, khuyến khích các thành phần kinh tế tỉnh Kon Tum trong việc sản xuất kinh doanh, quan hệ trao đổi hàng hoá mậu dịch, hợp tác kinh tế với các tỉnh Bạn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của 2 nước, góp phần vào việc tăng cường củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào nói chung, và tỉnh Kon Tum với các tỉnh Nam Lào nói riêng, theo hướng hợp tác ngày càng phát triển và có hiệu quả cao hơn; trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các xã biên giới trao đổi hàng hoá, hợp tác kinh tế, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật ....Mở rộng mối quan hệ về phát triển du lịch trong khu vực cũng như các Tỉnh lân cận của nước Bạn; Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc đưa đón khách du lịch tại các xã giáp biên của tỉnh Kon Tum với các xã thuộc tỉnh Bạn hoặc thông qua các cửa khẩu. Tiếp tục cùng với các tỉnh Bạn quan tâm thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng tuyến Quốc lộ 18B (Lào), nhằm hình thành đầu mối giao lưu quan trọng nối các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung (Việt Nam) với các tỉnh Nam Lào thông qua cửa khẩu Bờ Y-Phu Cưa. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa khẩu chính Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) - Kon Tui Neak (Ratanakiri) và nâng cấp, mở rộng 2 cặp cửa khẩu phụ, đó là cặp cửa khẩu Đắk Long (xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, Kon Tum) - Văn Tách (bản Văn Tách, huyện Xản Xay, Attapư) và cặp cửa khẩu Đắk Blô (xã Đắk Blô, huyện Đắk Glei, Kon Tum) - Đắk Ba (bản Đắk Ba, huyện Đắk Chưng, Sê Kông). Trong những năm tới tỉnh Kontum sẽ tiếp tục hợp tác với các tỉnh Bạn xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến. Cử chuyên gia hướng dẫn trong công tác quy hoạch, khảo sát tài nguyên đất đai..., hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.

- Hợp tác về lĩnh vực Đào tạo-Y tế-Văn hoá xã hội: Hợp tác đào tạo giáo viên Anh văn; Giúp bạn đào tạo các kỹ thuật viên về lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi... Hợp tác với nhau kiểm soát, khống chế các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết, HIV/AIDS; giúp đỡ nhau có biện pháp phòng ngừa và dập tắt dịch bệnh; Chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân 2 nước bạn có nhu cầu; nhận đào tạo cán bộ y tế bạn với trình độ trung học, sơ học ...Giúp cố vấn để hoạt động VHTT; Hợp tác trong việc xuất bản, báo chí, in ấn, văn học, nghệ thuật. Hợp tác đưa Lào động sang làm việc tại Lào theo các Hợp đồng của các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước bạn); Hợp tác đào tạo nghề cho Lào động. Trao đổi chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong công tác đào tạo vận động viên thể dục thể thao.

- Hợp tác về các lĩnh vực khác liên quan đến khu vực biên giới: Cùng với các tỉnh Bạn xem xét, bàn bạc việc di dân tự do giữa các tỉnh biên giới (hai nước Việt-Lào thuộc địa bàn tỉnh KonTum), đề trình Chính phủ 2 nước quyết định; Đồng thời giải quyết tốt việc xâm canh, xâm cư của nhân dân Campuchia trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cùng nhau thường xuyên kiểm tra, giữ gìn khu vực biên giới, phát hiện và bắt giữ kịp thời các phần tử xâm nhập khu vực biên giới trái phép. Tăng cường cử các đoàn cấp cao sang thăm và làm việc, trao đổi với các tỉnh Bạn về những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng giữa tỉnh KonTum - các tỉnh Nam Lào, giữa Kon Tum và Ratanakiri, đặc biệt là tình hình khu vực biên giới.

4.3.1.7. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

- Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung với Lào, có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc. Đông Bắc Thái Lan là vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá lớn của Vương Quốc Thái Lan; Là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách của nhiều nước đến tham quan, du lịch.

Hiện tại nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Đông Bắc Thái Lan khá lớn, nếu cửa khẩu quốc tế Bờ Y khai trương, đường 18b (Lào) nối với quốc lộ 40 (Kon Tum) hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu của vùng Đông Bắc Thái Lan, trao đổi, nhập khẩu các nông sản từ các tỉnh Việt Nam như cà phê, cao su (Tây Nguyên), sản phẩm chế tạo khác.

Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon Tum dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát, xây dựng các tour du lịch Kon Tum-Thái Lan; Kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Kon Tum vào một số lĩnh vực: Chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản.



4.3.1.8. Các chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp:

- Nghị quyết số 10/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên.

- Quyết định số 06/Q-Đ-TTg ngày 5/1/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt dự án phát triển kinh tế- xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum với định hướng xây dựng và phát triển cửa khẩu Bờ Y từng bước phát triển các hoạt động chủ yếu về dịch vụ, thương mại và du lịch qua khu vực cửa khẩu. Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu Bờ Y thành một cửa khẩu quốc tế và đô thị biên giới, hình thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trước hết là Tây Nguyên, đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Mở rộng hợp tác với Lào, Campuchia , Đông Bắc Thái Lan và Mianmar thông qua tăng cường xuất nhập khẩu hổ trợ đường ra biển Đông đối với các nước này.

- Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 Thủ tướng chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Trong đó có những ưu đãi đặc biệt về áp dụng các loại hình kinh doanh: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch…và các ưu đãi khác về vốn.

- Quyết định 217/2005/QĐ-TTg ngày 5/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của khu kinh tế của khẩu quốc tế Bờ y. Trong đó có những ưu đãi đặc biệt về kinh doanh, thu hút đầu tư và các ưu đãi khác phục vụ mục tiêu phát triển nhanh khu kinh tế này.

- Hiệp định hợp tác phát triển toàn diện tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, giữa Campuchia - Lào - Việt Nam và Nhật Bản về các lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính - viễn thông; Phát triển các nhà máy và hệ thống truyền dẫn năng lượng, thương mại - dịch vụ - du lịch; Đầu tư công nghiệp, nông nghiệp - thuỷ lợi; Phát triển giáo dục - đào tạo. Hợp tác trên cơ sở hội nghị các Thủ tướng 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam; Hội nghị giữa 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam và Nhật Bản tại Viên Chăn - Lào (tháng 11/2004) và Kuala lumpur - Malaixia (tháng 12/2005 ), tại Hà Nội tháng (8/2005 và tháng 2/2006)

- Các chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về giao đất, giao rừng gắn với hưởng lợi sản phẩm từ rừng; Quyết định số: 231/2005/QĐ-TTg, ngày 22/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp Nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ sử dụng Lào động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Các chính sách như 134/2004 chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình 135/1998 phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.....vv.


4.3.2.Các tiềm năng nổi trội của khu kinh tế:


4.3.3.1. Địa hình và nguồn nước mặt:

Địa hình khu vực tuy phức tạp có sự chia cắt lớn, một số chỗ có cấu trúc địa hình lòng máng. Nhưng cũng chính yếu tố này lại tạo cho khu KT 1 tiềm năng rất lớn đó là xuất hiện những sự tích tụ của nguồn nước mặt ở những khu vực trũng, những khe hẹp mà tại đây có thể xây dựng những hồ chứa nước có trữ lượng rất lớn. Những hồ nước này ngoài việc cung cấp 1 lượng nước mặt rất lớn cho phát triển KTXH, còn cải thiện môi trường, làm phong phú thêm hệ sinh thái và còn tạo cho khu KT những khu đất có cảnh trí đẹp góp phần tăng trưởng & phát triển kinh tế du lịch dịch vụ.



4.3.3.2. Khí hậu:

Do sự chênh cao của địa hình đã tạo cho khu vực 2 loại khí hậu bán ôn đới và nhiệt đới, về mùa hè khá mát mẻ, mùa đông khá ấm áp; Cứ tăng độ cao 100m thì giảm được 10C. Vấn đề này tạo nên sự đa dạng, phong phú các chủng loại sinh vật. Nguồn tiềm năng này cho phép phát triển vùng sinh vật đa dạng, mái nhà xanh bảo vệ chống ngập úng cho khu vực; Phát triển các ngành trồng hoa, hương liệu, ngành y dược hiện đại, nguồn vật liệu cho CN giấy, CN chế biến gỗ, sản xuất hàng tiêu dùng từ sản phẩm gỗ và một môi trường tốt để hình thành trung tâm đào tạo về lâm nghiệp như ngành kỹ thuật nghiên cứu sinh vật, công nghệ sinh học, trung tâm chữa bệnh ....



4.3.3.3. Cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá lịch sử:

- Khu vực thiên tạo có núi sông, hồ, rừng nguyên sinh và thảm thực vật rất phong phú, cấu trúc nên những hình khe thế núi, sắc nước mầu trời rất ngoạn mục dễ đưa con người đến những cảm nhận tinh tế và sâu sắc về 1 vùng cảnh quan đẹp.

- Khu vực là nơi có 17 dân tộc sinh sống nên còn số lượng lớn về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như: Tượng nhà mồ Tây Nguyên, Cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội, sử thi, văn hoá truyền thống.....rất phong phú.

- Khu vực là nơi lưu giữ rất nhiều di tích chiến tranh, trong đó có 1 di tích nổi tiếng là khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi.

Những vấn đề trên đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y..

4.3.3.3. Các nguồn tài nguyên khác:

- Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của khu vực gồm 7 nhóm đất: Đất phù sa ngoài suối dầy 0,3- 0,5m; Đất thung lũng dốc tụ; Đất vàng nhạt pha trên phù sa cổ; Đất xám trên đá Granít; Đất đỏ vàng Bazan phong hoá dầy 5,0 - 10,0m; Sét mùn núi cao và đất trơ sỏi đá. Tuy nhiều nhóm như vậy nhưng có thể làm 2 nhóm chủ yếu như sau: Nhóm đất xám (Acrisols) đá Mac ma A xít: Phân bố tập trung ở Saloong, Đắk Kan, Đắk Xú và Pờ Yvà Nhóm đất đỏ (Ferasols) Phân bố tập trung ở Đắk Kan, Đắk Nông và Đắk Dục ngoài ra còn 1 số ít phù sa sông suối tập trung ở triền và hạ lưu sông Pô Kô, suối Đắk loong....vv. Những loại đất này rất thích nghi cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu với năng suất cao và chất lượng tốt.

- Tài nguyên rừng: Khu vực nghiên cứu có khoảng 46.098ha đất rừng (chiếm 65% diện tích khu kinh tế). Rừng được phân bố chủ yếu là ở phía Tây, Tây Nam và Tây Bắc khu kinh tế. Trong đó có rừng tự nhiên như vườn Quốc gia Chưmomray, rừng đặc dụng phòng hộ và rừng tái sinh. Rừng ở đây phong phú và đa dạng sinh học, thường có kết cấu ba tầng, có tác dụng phòng hộ cao, đồng thời có nhiều giá trị về kinh tế và khoa học. Rừng phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn và có vai trò quan trọng trong phòng chống sói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai).. Trong rừng tự nhiên phổ biến là cây họ dầu (rừng Khộp), ngoài ra có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Vàng đắng, Pơmu, cây gió Bầu (Trầm hương)v.v… Động vật rừng ở Kon Tum nói chung, Ngọc Hồi nói riêng rất phong phú, đa dạng có nhiều loài quý hiếm như: Bò Tót, bò Xám, Hổ, Voi, Trâu rừng, Voọc, Nai, Vượn, Khỉ, các loại chim Hồng Hoàng, Vẹt mỏ vằn...vv

Rừng trong khu vực đang có chiều hướng suy giảm trong những năm gần đây.

Sự suy giảm tài nguyên rừng chủ yếu do khai thác quá mức, do nhu cầu đất canh tác ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải khai hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nạn cháy rừng và lâm tặc... cũng là các nguyên nhân đáng lưu ý làm suy giảm tài nguyên rừng. Rừng suy giảm làm cho chức năng phòng hộ, bảo vệ đất, điều hoà khí hậu - thuỷ văn bị suy giảm, đồng thời cũng làm cho tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái cũng bị suy giảm.

- Khoáng sản: Trong khu vực khoáng sản nhiều nhất là cát và sỏi ở hạ lưu sông Pô Kô dùng cho xây dựng và sản xuất VLXD, ngoài ra còn một số khoáng sản khác như: Đá Granít, sét, dolomit.... chưa đánh giá được do trữ lượng thấp.

- Tài nguyên Nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người trong khu vực gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Các dân tộc trong khu kinh tế có 17 tộc người riêng biệt, trong đó mỗi dân tộc có 1 phong tục tập quán riêng, cộng đồng các dân tộc ở đây đã hình thành nên một nền văn hoá cổ truyền rất đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, đóng góp đáng kể vào trong kho tàng văn hoá dân gian đất nước với các tác phẩm có sức sáng tạo lớn và được bảo tồn, lưu truyền cho đến ngày nay... Bên cạnh đó những truyền thuyết về các vị anh hùng, các danh nhân văn hoá, các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh được nhân dân trong khu vực gìn giữ và phát triển.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng nhưng qua quá trình giao lưu và phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các dân tộc đã hình thành nên ở khu vực nhiều ngành nghề mang tính nghệ thuật cao như: Nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm, nghệ thuật khắc gỗ, vẽ tranh thờ...

Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, nhân dân trong khu vực luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời rất năng động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong Lào động sản xuất, đấu tranh cải tạo tự nhiên để phát triển và làm giàu cho vùng đất biên cương này.

4.3.3.4 Nguồn nhân lực: Khu vực có khoảng 1,5 vạn Lào đông, tỷ trọng Lào động so với dân số cao, chiếm 49,9%. Tốc độ tăng số người trong độ tuổi Lào động bình quân hàng năm cao (8% năm, thời kỳ2000-2005), cao hơn tốc độ tăng dân số. Các lý do chủ yếu có liên quan đến nguồn Lào động như vậy là tốc độ tăng dân số chung của Tỉnh và dân số tăng cơ học cao (chủ yếu là người trong độ tuổi Lào động). Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Trong các năm gần đây đã được cải thiện nhiều, nhưng chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

4.3.2. Những khó khăn hạn chế và thách thức:


- Những khó khăn và hạn chế:

Địa hình: Tuy có những thuận lợi đã nêu ở trên nhưng nhìn chung vẫn là vùng cao, chia cắt mạnh; Phần lớn lãnh thổ là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao từ 1.100m-1.250m. Xen kẽ giữa các dãy núi là sông, suối, thung lũng hẹp, làm cho đất đai bị chia cắt, Tỷ lệ đất đất bằng phẳng và liền nhau chỉ chiếm khoảng 20-25%, gây trở ngại trong bố trí sản xuất tập trung, hình thành các vùng tập trung hàng hoá lớn và phát triển đô thị có quy mô lớn.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tốn kém, giao lưu kinh tế khó khăn.

Khí hậu và thiên tai: Gió khô nóng vào mùa hè; Sạt lở, sụt đá gây ra nhưng hậu quả xấu cho sản xuất và giao thông, giao lưu hàng hoá.

Điểm xuất phát của nền kinh tế: Thấp và đứng trước nhiều khó khăn. Tổng GDP năm 2005 khu vực đạt 7,91% so với tỉnh Kon Tum; GDP/người chỉ đạt 3,78 tr.đ, bằng 74% so với mức trung bình của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp vẫn còn lớn, công nghiệp nhỏ. Các cửa khẩu chưa phát huy hết thế mạnh, số hộ đói nghèo còn khá cao.

Trình độ dân trí: Thấp và không đồng đều giữa các dân tộc và giữa các tiểu vùng. Số người trong độ tuổi Lào động bị mù chữ chiếm 50%. Số người có trình độ văn hoá cấp I và II chiếm 70-80% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức cao 3,1% năm.

Toàn khu có khoảng 1,5 vạn Lào động, tuy nhiên số Lào động được đào tạo nghề nghiệp còn quá ít chiếm khoảng 1,7% so với dân số, do vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ và xây dựng những cơ sở đào tạo giáo dục và hướng nghiệp trong vùng.

Kết cấu hạ tầng: Khá yếu kém, công trình công cộng quy mô vùng chưa có.



- Những thách thức:

Sự canh tranh gay gắt về phát triển kinh tế và mức thu nhập của khu với các vùng trong cả nước và với các tỉnh Nam Lào, Đông bắc Campuchia và đông bắc Thái Lan.

Giữa nhu cầu về phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng của vùng Biên cương phía Tây của Đất nước.



tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương