I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


PHẦN III CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ



tải về 3.51 Mb.
trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23

PHẦN III

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ




I. CÁC MỐI QUAN HỆ VÙNG CỦA KHU KINH TẾ:


1.1. Quan hệ trong nước: Khu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước thông qua các hệ thống hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị quan trọng Bắc - Nam và Đông - Tây cụ thể như sau:

- Quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thuộc Đồng Bằng sông Hồng, các tỉnh bắc Trung bộ thông qua các hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị như: QL1A, QL14, QL12A,B; QL15, QL8, QL10...vv. Hệ thống đường sắt Bắc Nam hệ thống đường biển, đường hàng không rất thuận tiện.

- Quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà rịa Vũng Tầu, vùng ĐB sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung bộ thông qua các hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị như : QL1A, QL14, QL14-A- B-C-D-E; QL19, QL26, QL25; QL26; QL27, QL28, QL20, QL13, QL22...vv. Hệ thống đường sắt Bắc Nam, hệ thống đường biển và đường hàng không cũng rất thuận tiện.

- Quan hệ với các Tỉnh Tây Nguyên bộ thông qua các hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị như : QL14 A-A- B-C-D-E; QL19, QL26, QL25; QL26; QL27, QL28 QL20...vv và hệ thống đường tuần tra biên giới nối kết với các đường vành đai biên giới qua các đường ra biên giới; Các cột mốc và các khu vực phát triển kinh tế quốc phòng sẽ tạo ra sự gắn kết, liên hoàn trong hệ thống bảo vệ an ninh quốc phòng đối với khu vực và toàn bộ vùng biên giới phía Tây.

- Quan hệ với các tỉnh duyên hải miền Trung, mà ở đây có một loạt các đô thị lớn, các khu công nghiệp, các cảng biển và sân bay mang tầm cỡ quốc tế, các địa chỉ có cảnh quan đẹp và nổi tiếng, đáng chú ý là thành phố Vạn Tường gắn với khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chu Lai, Hội An..rất có tiềm năng về giao thương hàng hoá - KHKT và du lịch dịch vụ.....vv; Các tỉnh này có quan hệ với khu kinh tế thông qua các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị Đông Tây như: QL14, 14E, 14B, 24, 19, 25, 26, 27, 28, 49 và cũng thông qua những hành lang này và liên hệ với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng con đường ngắn nhất.

- Các tuyến du lịch nội vùng, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa-sinh thái như tuyến đường xanh Tây Nguyên Kon Tum - Đà Lạt, các tua du lịch: Huế - Đà Nẵng - Hội An; Huế - Phong Nha- Kẻ Bàng; Các tuyến du lịch rừng Quốc gia Chưmomray- Vụ Quang - Yokđon...vv. Các tuyến du lịch này cũng được nối kết với các tuyến du lịch sang các tỉnh Nam Lào và Bắc Campuchia ..vv.

1.2. Quan hệ quốc tê:

Khu kinh tế có quan hệ mật thiết với các tỉnh phía Nam Lào, Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan (dân số khoảng trên 100 triệu người, là vùng có chính sách mở cửa, được ưu đãi đặc biệt và đang phát triển nhanh, rất sôi động của khu vực) thông qua hệ thống các cửa khẩu, các hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị quan trọng:



- Hành lang kinh tế Duyên hải Trung bộ & Tây Nguyên Việt Nam - Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan. Trên hành lang này có các trung tâm kinh tế kỹ thuật và đô thị lớn như sau: Đà Nẵng - Bờ Y - Apatu - Ubonrat chathani - Phisanuloc - I ang gun-Madalay. Trong đó các khu vực có những tiềm năng như sau:

  • Miền duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam: Duyên hải Trung bộ có tiềm năng về giao thương quốc tế bằng đường biển, tiềm năng về công nghiệp dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá....vv. Tây Nguyên có tiềm năng về lâm nghiệp khai khoáng và du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử.

  • Các tỉnh Nam Lào: Các Tỉnh vùng Nam Lào có tiềm năng rất lớn về lâm nghiệp, hiện nay sản lượng khai thác gỗ của Lào rất lớn khoảng hàng triệu m3/năm trong đó có những loại lâm sản quý như gỗ lim, thông đỏ, gụ, sến...vv. Lào cũng là nước có nhu cầu cao về nhập khẩu hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị của Việt Nam và của các nước thứ 3 từ Bờ Y từ các cảng biển miền Trung Việt Nam. Hiện nay nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế của 4 tỉnh Nam Lào nói riêng và Lào nói chung đối với Việt Nam là rất cao và ngày càng tăng.

  • Vùng Đông Bắc Thái Lan là vùng có dân số và diện tích lớn nhất của Thái Lan song cũng là vùng chậm phát triển. Là vùng có nhiều khoáng sản quan trọng như: Apatit, đồng đỏ, mangan, quặng, vàng, chì và khí đốt thiên nhiên nên những năm gần đây Chính phủ Thái Lan cũng bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển vùng này. Là vùng có nhiều đặc điểm riêng hấp dẫn du khách như: Nghệ thuật kiến trúc độc đáo Ban Siêng, cố đô Chiềng Mai, các lâu đài Phi-mai và Fa-vi-hán đặc trưng cho sự phát triển của dân tộc Thái. Với sự phát triển hệ thống đô thị mới và các trung tâm du lịch tạo thành một quần thể du lịch của các nước trên bán đảo Đông Dương, khách du lịch khi đến du lịch tại Thái Lan có thể tiếp tục đi du lịch tại Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng các tuyến lữ hành quốc tế Việt Nam - Lào - Thái Lan như sau: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Kon Tum - Attapư- Pak sế - Ubon - Bangkok và ngược lại. Tuyến du lịch này chủ yếu là du lịch sinh thái và nhân văn. Hiện nay, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan đã làm việc với một số công ty du lịch trong khu vực để hình thành tuyến du lịch lữ hành quốc tế Ubon - Cham pa sak - Attapư- Kon Tum.

- Hành lang kinh tế Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam với miền Đông Campuchia và Đông Nam Thái Lan. Trên tuyến này có các Thành phố như: Đà Nẵng - Bờ Y - Stung Tren - Pnompeenh - Xihanucvin. Trong đó các khu vực có những tiềm năng như sau:

  • Miền Đông và Nam Campuchia dọc theo triền sông Mêkông là vùng có tiềm năng về khai khoáng: Sắt, mangan, quặng, vàng, chì., tiềm năng về khai thác lâm sản; Đồng thời là vùng có nhiều di tích lịch sử độc đáo như Angkovat, đền thờ, miếu mạo, di tích lịch sử đặc trưng cho sự phát triển của dân tộc Chăm. Khu vực này cũng có tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ văn hoá và sinh thái. Khách du lịch khi đến Thái Lan có thể tiếp tục đi du lịch tại Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng các tuyến lữ hành quốc tế Việt Nam - Campuchia qua tuyến đường xanh Tây Nguyên.

  • Miền Đông Nam Thái Lan với thủ đô Băngkoc là vùng phát triển nhất của Thái Lan, có tiềm năng về công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Miền Bắc Campuchia với thành phố Xiêm Riệp là 1 trong những cố đô của Campuchia cổ và cũng là vùng có nhiều danh lam thắng tích, văn hoá lịch sử lâu đời... vv. Miền Đông Nam Thái Lan và Bắc Campuchia là những vùng có quan hệ qua đường chim bay ngắn nhất đến khu kinh tế, điều này mang tính tiềm năng trong tương lai; Việc khai thác nó phụ thuộc vào chương trình phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và chương trình liên kết tiểu vùng sông Mêkông mà các nước trong khu vực đang nghiên cứu.

- Ngoài ra khu kinh tế còn có quan hệ gián tiếp bởi vòng cung kinh tế InDonexia - Việt Nam - Malaixia - Campuchia - Thai Lan - Lào - Mianma - Ấn độ và Trung Quốc qua đường hàng không, đường xuyên á, đường sắt và đường thuỷ. Đặc biệt sông Mêkông là tuyến đường thuỷ có nhiều tiềm năng khai thác để trở thành tuyến vận tải hàng hoá và hành khách cho cả Việt Nam và các nước trên tiểu vùng này.

- Như vậy, động lực phát triển kinh tế đối với khu kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, mối quan hệ liên vùng và sự hấp dẫn của các nguồn tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, cơ chế chính sách... Đặc biệt là các lợi thế của hệ thống cửa khẩu sẽ thúc đẩy mối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ thương mại, du lịch, văn hoá và khoa học - kỹ thuật khu vực vùng biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng, vùng miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam nói chung.



    - Khi Việt Nam sẽ tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Chính sách thương mại, hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN sẽ có nhiều thay đổi. Trong tầm nhìn chiến lược, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y sẽ là một trong những khu kinh tế thuận lợi có mức độ luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện lớn nhất so với các cửa khẩu chính còn lại trên tuyến biên giới Việt - Lào. Bởi vì mối quan hệ vùng rất rộng và tiện lợi, khai thác được tiềm năng lớn của các vùng miền trên đây. Trong thời gian tới, 3 nước trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ ưu tiên hợp tác trong một số lĩnh vực: Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thuộc tam giác phát triển; Thực hiện dự án thương mại nhằm phát triển quan hệ buôn bán và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới 3 nước; Thúc đẩy hợp tác du lịch, thực hiện ý tưởng “ ba Quốc gia - một điểm đến”. Vì vậy trước mắt tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các lĩnh vực: GTVT, điện lực, thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc y tế cho nhân dân vùng tam giác kinh tế.

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐÃ VÀ ĐANG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI:

2.1. Các dự án trong tam giác phát triển 3 nước (TGPT):

- Dự án xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh (QL14) & QL40 nối với đường Hồ Chí Minh tới cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và từ đó tới đường 18B (tỉnh Attapư Lào).

- Dự án xây dựng đường 19 qua cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) và nối với đường 78 (thuộc tỉnh Ratarakiri - Campuchia ). Trong năm 2005, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng trạm hải quan tại cửa khẩu Lệ Thanh và tiếp tục đầu tư đoạn từ cửa khẩu Đắk Po tới đường 14 (tỉnh Đắk Nông) nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại và góp phần thông thương với tỉnh Ratakiri (CPC).

- Dự án nâng cấp các tuyến đường 49, 14B, 14E, 25 nối các tỉnh trong khu vực TGPT - CLV với các cảng biển Việt Nam.

- Với khoản vay ưu đãi 48,5 triệu USD của Việt Nam, Lào đã tiến hành xây dựng đường 18B nối với cầu Pắk Sế (Thái Lan), khu vực PhuCua (tỉnh Attapư- Lào), khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Việt Nam ) và kết nối với các trục giao thông tới cảng biển Tiên Sa (Đà Nẵng - Việt Nam) và cảng biển Quy Nhơn (Bình Định). Cho tới thời điểm hiện tại, giai đoạn 1 của dự án đường 18B (dài 37km và qua 2 cầu trên sông Sê kông và Serama) đã được hoàn thành. Giai đoại 2 của dự án sẽ được hoàn tất vào quý IV năm 2007. Đường 18 hoàn thành sẽ rút ngắn 30% khoảng cách từ khu vực Nam Lào sang Việt Nam. Lào đã khảo sát và thiết kế đường IJ từ Lào tới tỉnh Rattanakiri (Campuchia ) và hiện đang tìm nguồn vốn để tiến hành thi công.

- Việt Nam và Campuchia đã thống nhất nghiên cứu dự án xây dựng đường 78 từ Ban Lung (tỉnh Rattanakiri) tới O Yadav (huyện Andong Pich-CPC). Hai quốc gia thống nhất về thoả thuận tín dụng, trong đó Việt Nam cung cấp khoản vay ưu đãi 26 triệu USD giúp Campuchia xây dựng đường 78 (như giúp Lào xây dựng đường 18B). Dự án xây dựng đường 78 hoàn thành với sự tập chung cố gắng cao của các bên hữu quan cho thấy tính hiệu quả đầu tư của dự án này.

- Chương trình phát triển nguồn cung cấp năng lượng, cũng như mạng lưới truyền dẫn kết nối trong khu vực TGPT - CLV đến năm 2010. Việt Nam hiện đang vận hành các nhà máy thuỷ điện cung cấp khoảng 720 MW và đang chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Dray H’ling (công suất 120 MW), Buon Kuop (công suất 280 MW) trên sông Srepok.

- Dự án hợp tác VN-L xây dựng nhà máy thuỷ điện Xê Ca Mán 3 với công suất thiết kế 230 MW tại tỉnh Sekong - Lào và các dự án tiếp tục hợp tác nghiên cứu như: Nhà máy thuỷ điện Xê Ca Mán 1, Xê Ca Mán 4, Sekong 4, Sekong 5, Sepien-Senaunoi, nhằm tạo hiệu quả tối đa cho việc khai thác và sử dụng điện năng tại khu vực.

- Chương trình cung cấp đường dây 22 KV từ khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đến khu vực biên giới của tỉnh Attapư (Lào) và từ cửa khẩu La Lay tới huyện Kaleum (tỉnh Sekong ).

- Chương trình cung cấp điện cho Campuchia từ cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) tới huyện O Yadav và huyện Bả kaev (tỉnh Rattanakiri - Campuchia ).

- Dự án viện trợ giúp Campuchia xây dựng chợ biên giới O Yadav tại thị trấn Ban Lung (tỉnh Rattanikiri, CPC ), sẽ hoàn thành vào năm 2006.

- Dự án phát triển vùng trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu với 9.990ha của công ty TNHH 30/4 Gia Lai tại huyện Oyadaov (tỉnh Ratanakiri- CPC).

- Dự án trồng 10.000 ha cao su & nhà máy chế biến cao su 18.000 tấn/năm - 21 triệu USD của Tổng công ty cao su Việt Nam tại tỉnh Cham Pa Sak và Attapưphía Nam của Lào. Ngoài ra còn có các dự án 3000ha cà phê, 2000ha đào lộn hột tại tỉnh Saravan...vv.

- Dự án xây dựng Đại học Tây Nguyên nhằm phát triển nguồn nhân lực khu vực tam giác phát triển. Dự án Việt Nam viện trợ Lào xây dựng các trường Trung học nội trú tại Tỉnh SeKong và dự án viện trợ Campuchia xây dựng một trường nội trú tại tỉnh Pattanakiri, sẽ hoành thành vào năm 2006.

- Dự án xây dựng cửa khẩu biên giới Phu Cua (Attapư,Lào) trên đường 18B (đối diện cửa khẩu quốc tế BờY) của Lào trong giai đoạn 2006-2007.

- Các dự án xây dựng khu công nghiệp Tam Thắng (tại tỉnh Đắk Lak), khu công nghiệp Tra Da (tỉnh Gia Lai), khu công nghiệp Hoà Bình (tỉnh Kon Tum), khu kinh tế cửa khẩu BờY (tỉnh Kon Tum).

- Chương trình hợp tác phát triển du lịch 3 nước tại tam giác phát triển với mục tiêu: “3 quốc gia - điểm đến”.

2.2. Các chương trình và dự án đang nghiên cứu triển khai trong khu kinh tế.

- Dự án xây dựng QL40, QL14C và cải tạo nâng cấp đoạn quốc lộ 14 qua khu KT.

- Các dự án hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chung được lập và phê duyệt năm 2001 bao gồm: Điện, đường, nước, trạm...nay đã thực hiện được khoảng 30%.

- Dự án quy hoạch thị trấn Plây Kần tới năm 2020 lập & duyệt năm 2004 nay đã bắt đầu thực hiện 1 số dự án nhỏ như: Xây dựng 1số điểm dân cư, xây dựng 1 số tuyến đường ngắn trong nội bộ thị trấn.

- Các chương trình 134,135, xây dựng đường tuần tra biên giới, nước sạch nông thôn..vv của Chính phủ đang tiếp tục thực hiện trong khu vực nói riêng và tỉnh Kontum nói chung .



Bảng 13: Bảng kê các dự án đã và đang thực hiện xây dựng trong khu vực

STT

Tên dự án

TMĐT/TDT

(Đ)

Thời gian

KC-HT

Đã cấp phát đến 31/12/2005

1

Quy hoạch chung

200,36

2000-2001

194,85

2

Quy hoạch chi tiết

1.177,84

2001-2002

929,181

3

San ủi mặt bằng




2005-2006

630,18

4

Cấp nước

39.932,00

2005-2007

200,00

5

Rà phá bom mìn

15.386,00

2003-2006

3.830,52

6

Quy hoạh chia lô

554,00

2001-2004

455,799

7

Trạm kiểm soát liên hợp

9.953,00

2002-2004

8.122,324

8

Kho và bãi đỗ

12.000,00

2005-2006

200,00

9

Trụ sở làm việc BQL







1.245,748

10

Đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính

5.836,00

2002-2007

2.149,183

11

Khu cửa hàng miễn thuế

22.230,00

2006-2010

100,00

12

Chợ khu kinh tế

13.543,00

2006-2010

200,00

13

Lưới điện khu trung tâm

14.476,00

2004-2006

2.704,034

14

Đường nội bộ trạm KSLH

12.867,00

2003-2004

11.446,00

15

Đường nội bộ khu trung tâm

234,507,00

2003-2007

56.839,904

16

Xe tưới nước và các thiết bị tưới nước







244,037




Cộng

148.155,20





89.482,499


tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương