I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH



tải về 3.51 Mb.
trang23/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

3.2.1. Chính sách quản lý


- Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của khu kinh tế với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý Nhà nước trên cơ sở sử dụng 3 công cụ là quy hoạch, pháp luật, kế hoạch vĩ mô để đô thị được quản lý và phát triển có trật tự, có trọng tâm, trọng điểm theo các chưong trình dự án, đúng với qui hoạch phát triển chung. Phân cấp để quản lý các đối tượng trong quá trình đô thị hoá.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với các nội dung về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của khu kinh tế với nhân dân trong khu vực, đặc biệt là đồng bào thiểu số. Cần gắn nội dung công tác tuyên truyền với các chính sách, lợi ích thiết lực và quyền lợi, nghĩa vụ của người dân. Nhất là ý nghĩa của chương trình đầu tư của Nhà nước và nghĩa vụ đóng góp xây dựng của nhân dân, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạng thực hiện các chương trình nâng cao năng lực tổ chức quản lý của chính quyền cấp cơ sở như: Chương trình chuẩn hoá và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở giai đoạn 2006-2010 theo Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh KonTum; Chính sách đãi ngộ về mức phụ cấp tăng thêm cho các chức danh không chuyên trách ở cấp xã và thôn, làng, tổ dân phố; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Chính sách đối với cán bộ tăng cường, luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút cán bộ về công tác cơ sở. Chính sách đối với cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định 253/QĐ-TTg, ngày 05/3/2003 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010", trong đó tập trung vào các vấn đề: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg, ngày 07/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg, ngày 07/02/2006 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn; Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg, ngày 08/02/2006 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010.

- Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án có nội dung nâng cao năng lực như: Các hợp phần nâng cao năng lực của dự án giàm nghèo tỉnh; Các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực từ các dự án ODA, NGO; Các dự án nâng cao năng lực từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ như: Chương trình 135; Chương trình XĐGN và việc làm.

3.2.2. Chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng


3.2.2.1. Vốn thuộc sở hữu Nhà nước

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không có thu hồi vốn.

- Tranh thủ nguồn vốn XDCB bổ sung cho ngân sách khu kinh tế hàng năm, nguồn tăng thu của Chính phủ. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của kho bạc Nhà nước Trung ương; Huy động vốn từ các nguồn tài chính Ngân hàng hợp pháp (hệ thống chi nhánh các Ngân hàng, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển...vốn tín phiếu, trái phiếu chính phủ); Tranh thủ vốn từ nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn của các ngành như: GTVT, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, văn hoá …vv.

- Huy động vốn thông qua xây dựng và thực thi các chương trình mục tiêu của Chính phủ, chuẩn bị đầy đủ các dự án phù hợp đưa vào kế hoạch 5 năm của quốc gia, của khu vực Tây Nguyên và của tỉnh. Thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các chính sách đặc thù của địa phương để Chính phủ hình thành các chương trình đầu tư có mục tiêu.

- Đề xuất với Chính phủ điều chỉnh các chương trình mục tiêu đang thực hiện (chương trình 168, cơ sở hạ tầng du lịch, làng nghề, khu cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hỗ trợ đất ở đất sản xuất, chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư khu vực biên giới, mục tiêu hỗ trợ phát triển trong tam giác phát triển, danh mục dự án du lịch quốc gia.

- Huy động vốn từ nguồn ODA, NGO: Đây là nguồn được xác định là quan trọng; Khả năng huy động phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và vận động của ban quản lý khu kinh tế, Tỉnh và các cơ quan Trung ương. Ngoài ra còn tùy thuộc vào chính sách của các nhà tài trợ, khả năng phù hợp của từng loại dự án, từng lĩnh vực mà các nhà tài trợ quan tâm. Do vậy, cần xây dựng chiến lược, kế hoạch vận động vốn ODA, NGO cho từng giai đoạn, đặc biệt là chuẩn bị cho giai đoạn 2006-2010; Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, tài nguyên nước, kết hợp phát triển các ngành du lịch và dịch vụ khác.

- Huy động vốn từ các nguồn tài nguyên như: Sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng hạ tầng, bằng các biện pháp phát triển các dự án phát triển đất đô thị, đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán, góp vốn liên doanh hoặc cầm cố...vv.

3.2.2.2. Các nguồn vốn vốn thuộc sở hữu ngoài Nhà nước

- Việc thu hút đầu tư nước ngoài FDI để xây dựng công trình hạ tầng kinh tế lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đô thị, phát triển vùng và sử dụng vào các dự án xoá đói giảm nghèo, dự án vùng sâu, vùng xa, dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy cần phải xây dựng cơ chế ưu đãi riêng phù hợp để thu hút nguồn vốn này.

Nhà nước cần cho phép ban quản lý khu kinh tế đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài từ các Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ OPEC, quỹ KOWETS.

- Huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp và thành phần kinh tế trong nhân dân và các doanh nghiệp để phát triển; Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển SXKD của các nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay đầu tư phát triển, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ... Ngoài ra, Nhà nước nên hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông; Đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống, khu kinh tế cửa khẩu...). Để tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn này cần phải thực thi một số giải pháp chủ yếu như: Ban hành và thực thi nhất quán chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư. Khẩn trương đầu tư CSHT thiết yếu khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống theo quy hoạch được duyệt. Thay đổi thái độ và phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, như chuẩn bị địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư...Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thông tin: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh tế theo quy hoạch đã đề ra.



3.2.3. Chính sách về nhà và đất

- Thực hiện Luật đất đai, hạn chế tình trạng giảm Xút đất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là tình trạng giảm Xút tài nguyên rừng.

- Hoàn chỉnh Luật đất đai, nhà và đất đô thị để quản lý sử dụng đất đô thị theo đúng qui hoạch và pháp luật. Xây dựng chính sách về đất đai xây dựng nhà ở, quỹ phát triển nhà. Ngoài ra cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng các quy định, chính sách đặc thù trong lính vực đất đai nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa bàn.

- Đặc biệt quân tâm đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành trên trên lĩnh vực quản lý đất đai: Giao đất, cho thuê, chuyển quyền, cấp giấy chứng nhận.



3.2.3. Chính sách về quy hoạch và kiến trúc

- Đổi mới việc lập và xét duyệt các quy hoạch đô thị, thúc đẩy việc tham gia quy hoạch của cộng đồng. Ban hành các văn bản quản lý kiến trúc và quy hoạch đô thị và chính sách bảo tồn, tôn tạo di sản, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, phát triển kiến trúc mới trong từng lĩnh vực kiến trúc dân dụng, công nghiệp. Hoàn chỉnh bộ máy quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị theo phân cấp.



3.2.4. Chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng

- Thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm cân đối ngân sách, nhất là yêu cầu thực hiện các mục tiêu và cân đối các nguồn lực. Thực hiện một số biện pháp tích cực huy động vốn cho đầu tư phát triển, nhằm giảm dần áp lực về nhu cầu vốn đầu tư.

- Cố gắng không để tồn tại và vướng mắc trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, nhất là tình trạng nợ xấu; Tạo điều kiện cho các Ngân hàng tham gia vào một số dự án lớn của khu, nhất là dự án phát triển quỹ đất.

- Đẩy nhanh tiến độ thanh toán vốn xây dựng cơ bản hoàn thành để các doanh nghiệp thi công xây lắp có điều kiện trả nợ vay; Đồng thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường nguồn lực quỹ đầu tư phát triển của địa phương.

3.2.5. Chính sách phát triển thị trường

- Phát triển thị trường bất động sản: Tạo điều kiện phát triển thị trường đất đai và bất động sản, từng bước hình thành thị trường vốn: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà đất theo hướng công khai, đơn giản, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng sức giao thị trường bất động sản; Tạo các thể chế hỗ trợ thị trường như phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán bất động sản. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các trung tâm môi giới, dịch vụ cho vay, thanh toán phát mại theo hướng chuyên nghiệp.

- Phát triển thị trường Lào động: Tăng cường thu hút Lào động theo hướng củng cố, giữ vững tạo công ăn việc làm và đời sống cho người Lào động, đặc biệt là Lào động nhập cư. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp cho thị trường Lào động, gắn với các dự án sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản và việc hình thành, phát triển các cơ sở dịch vụ, nghề truyền thống ở các thôn, xã, cụm xã, các khu, cụm công nghiệp.

- Phát triển các thị trường hàng hoá sản phẩm, đặc biệt là các hàng hoá phục vụ XNK, hàng hoá tiêu dùng. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên thích đáng nhằm thúc đẩy thị trường này.



3.2.6. Chính sách khoa học công nghệ

- Tăng cường phối hợp giữa ngành, các địa phương và các tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực KH&CN trong và ngoài địa bàn. Tập trung xây dựng các phòng nghiên cứu cơ sở thực nghiệm mới đặc biêt là giai đoạn đầu.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống các trường có cơ sở NCKH & Chuyển giao công nghệ. Hình thành những tổ chức kết nối giữa các trường đào tạo, các trung tâm nghiên cứu với các hoạt động kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

- Xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết với chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế của địa bàn ắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các chương trình KH&CN. Xây dựng cơ chế, chính sách, nội dụng, chương trình chuyển giao các tiến bộ KH&CN.



3.2.7. Tạo môi trường thuận lợi phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi mới sắp xếp lại các nông trường quốc doanh:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu các nông trường quốc doanh trên địa bàn theo phương án được Chính phủ phê duyệt. Khuyến khích phát triển công ty cổ phần theo hình thức 4 nhà góp vốn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là hình thành các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất hàng háo vật chất phục vụ thương mại dịch vụ.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tinh thần Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/200 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường hỗ trợ đầu tư hình thành các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh ngiêp vừa và nhỏ có điều kiện sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.



3.2.8. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, có biện pháp khuyến khích, huy động tối đa sức lực và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân.

- Chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ công chức và lực lượng Lào động hiện đang làm việc để thích ứng với những yêu cầu mới về nhân lực. Ưu tiên đào tạo Lào động là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế nông thôn.

- Coi trọng phát triển quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, duy trì, củng cố thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và từng bước phổ cập THPT đúng độ tuổi.

- Xã hội hoá giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường ngoài công lập phát triển.

- Phát triển mạnh mạng lưới trường học và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học theo quy hoạch.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu. Tăng cường đào tạo để chuẩn hoá giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông các cấp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao thể trạng nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở thực hiện tốt công tác giáo dục phổ thông và đào tạo, hướng nghiệp nghề cho thanh niên. Thực hiện phân luồng, định hướng học nghề cho các em khi hết bậc trung học cơ sở; Đẩy mạnh việc phổ cập các tri thức khoa học kỹ thuật phổ thông cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông lâm sản; nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đủ khả năng tiếp cận những tiến bộ về khoa học quản lý, công nghệ, thị trường để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khuyến khích phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng ngũ cán bộ, công chức công tác quản lý Nhà nước và quản lý kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tố con người, tạo động lực kích thích con người phát huy sức lực, trí tuệ cho công việc.



3.2.9. Các chính xã hội khác

- Chuẩn bị tốt các điều kiện để đón nhận dân kinh tế mới và sắp xếp lại dân cư theo quy hoạch, lập dự án tiếp nhận dân cư ngoài địa bàn nhập cư. Thiết lập các chương trình định canh định cư, di dân tái định cư ...vv. Việc đón dân phải gắn với các dự án cụ thể; Tính toán kỹ các điều kiện về nguồn lực, địa bàn, đặc biệt là điều kiện sinh sống...

- Quản lý chặt chẽ và đảm bảo điều kiện sống cho các đối tượng di dân tự do. Trên cơ sở thực hiện có hiệu qủa các dự án ổn định dân di cư tự do ở những địa bàn đông dân còn gặp nhiều khó khăn về.

- Chú trọng năng cao năng lực cho các xã nghèo và người nghèo: Nâng cao năng lực cho các xã nghèo là nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo bằng cách hỗ trợ tiền vốn, phương tiện sản xuất và công nghệ sản xuất mới phù hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và mở rộng hợp tác; Đảm bảo ổn định thể chế, môi trường kinh doanh cho các thành phần kinh tế; Lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất đồng thời đảm bảo kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh cao. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Triển khai các biện pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tinh thần Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg, ngày 25-6-2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các đối tác khác thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của nước ta, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN, các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển, tiểu vùng Mekông. Xác lập mối quan hệ hợp tác phát triển vùng với các tỉnh và các khu vực trọng điểm thông qua các ký kết về hợp tác phát triển, chú trọng các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung, nhất là thành phố Đà Nẵng.

PHẦN VIII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được xây dựng mang lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia của các tỉnh Tây Nguyên và cả nước; Đưa khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ một khu vực còn cách biệt thành khu vực khởi đầu hội nhập, thành điểm trung chuyển giao lưu Quốc tế mới có tác động to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực và góp phần vào quá trình phát triển chung của cả nước và TGPT. Đây cũng là một cơ hội mới tạo điều kiện cho việc phát huy nội lực, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc. Phát triển kinh tế kết hợp với ANQP tại khu vực là điều kiện đảm bảo cho sự nâng cao khả năng, sức mạnh tổng hợp cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng thủ biên giới, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn.

- Góp phần tích cực để giải phóng tiềm năng và sức sản xuất của các Tỉnh trong khu vực, mở ra một thị trường rộng lớn; Đồng thời sẽ làm thay đổi chu chuyển hàng hóa, khách du lịch.

- Tạo ra một thị trường lớn về thương mại Quốc tế, du lịch và du lịch cho các nước trong tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia .

- Hỗ trợ sự phát triển của các khu công nghiệp trong cả nước, đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung (Dung Quất, Liên Chiểu…) sang thị trường Nam Lào, Đông bắc Thái Lan và đi các nước trong khu vực.

- Theo đó hỗ trợ đường ra biển đối với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan tăng cường xuất nhập khẩu và giao lưu kinh tế của các tỉnh này đối với Việt Nam.

- Thúc đẩy quá trình hợp tác giao lưu Quốc tế giữa các nước ASEAN. Phát huy tác dụng lan tỏa của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với quá trình hình thành và phát triển tam giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia.

- Khu Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được xây dựng sẽ trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, VHXH trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế, phát huy tác dụng lan tỏa của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia trong quá trình hội nhập, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội, dân tộc, trật tự ANQP trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là một dự án tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế và tiến hành trong nhiều năm, việc triển khai thực hiện thành công dự án là vấn đề khó khăn phức tạp.

Vậy kiến nghị với Thủ tướng Chính Phủ:

Cho phép Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tiến hành Lập dự án nghiên cứu tiền Khả thi dự án đầu tư xây dựng sân bay thương mại Quốc tế địa điểm xã Tân Cảnh – huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 700ha đối diện sân bay Phượng Hoàng qua đường Ql 14 về phía Bắc (Vị trí nghiên cứu xây dựng sân bay thương mại quốc tế nằm ngoài khu vực sân bay Phượng Hoàng).

Sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế của khẩu Quốc tế Bờ Y để làm cơ sở triển khai thực hiện quản lý xây dựng khu kinh tế, quản lý đất đai, tài nguyên theo ranh giới đã được xác định. Cho phép Ban quản lý khu kinh tế được lập dự án tổng thể xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu trong khu kinh tế trình Thủ tướng phê duyệt để chủ động về chiến lược đầu tư đến năm 2025.

Kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum:

Đồng ý cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y phối hợp cùng cơ quan tư vấn quy hoạch chung lập dự án Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sân bay Quốc tế tại địa điểm xã Tân Cảnh – huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 700ha đối diện sân bay Phượng Hoàng qua đường Ql 14 về phía Bắc (Vị trí nghiên cứu xây dựng sân bay thương mại quốc tế nằm ngoài khu vực sân bay Phượng Hoàng).

Sớm thực hiện các thủ tục giao đất cho khu kinh tế và phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế ban hành các quy định quản lý, hướng dẫn xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn, tránh tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên - môi trường; Ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên để khuyến khích và thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau.





CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRƯỞNG BAN


CƠ QUAN TƯ VẤN

CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM



GIÁM ĐỐC




1: C¸c ghi nh và cam kết ph¸t trin gia UBND tnh Kon Tum vi thành ph H Chí Minh và c¸c tnh Duyên Hi min Trung

2: Dù ¸n quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn biªn giíi 3 n­íc: ViÖt Nam-Lµo-C¨mpuchia (Tam gi¸c ph¸t triÓn ViÖt Nam-Lµo-C¨mpuchia)



tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương